Chuyên đề Kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia- Hiện trạng và giải pháp

Lời nói đầu 1

Chương I : Tổng quan về kế hoạch hóa dự trữ quốc gia. 2

1.1 Đặc trưng của kế hoạch hóa dự trữ quốc gia 2

1.1.1 Sự cần thiết của kế hoạch hóa quốc gia. 2

1.1.2 Khái niệm kế hoạch hóa dự trữ quốc gia. 3

1.1.3 Đặc trưng của kế hoạch hóa dự trữ quốc gia 4

1.1.3.1 Kế hoạch hóa việc hình thành, bảo quản và sử dụng một tiềm lực vật chất dự phòng chiến lược thuộc sở hửu Nhà nướcmang tính tập trung, phân bổ trực tiếp, khống chế củ thể. 5

1.1.3.2 Chỉ tiêu hiện vật mang tính pháp lệnh cao. 5

1.1.3.3 Kêt hợp hài hòagiữa hai công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp ( bằng kế hoạch và thông qua thị trường) 5

1.2 Nội dung kế hoạch hóa dự trữ quốc gia. 6

1.2.1 Kế hoạch tăng giảm các mặt hàng và khối lượng từng mặt hàng dự trữ quốc gia. 6

1.2.2 Kế hoạch luân phiên đổi mới hàng hóa dự trữ quốc gia. 6

1.2.3 Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. 10

1.2.4 Kế hoạch nghiên cứu , ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. 10

1.2.5 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức 11

1.2.6 Kế hoạch tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia. 11

1.2.7 Nội dung kế hoạch nhập hàng dự trữ quốc gia. 11

1.2.8 Nội dung kế hoạch xuất hàng dự trữ quốc gia 12

1.3 Xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia 13

1.3.1 Căn cứ để xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia. 14

1.3.2 Quy trình xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia. 16

1.3.3 Yêu cầu của kế hoạch dự trữ quốc gia. 18

Chương II : Thực trạng kế hoạch hóa của Cục dự trữ 20

quốc gia 20

2.1 Tổng quan về Cục dự trữ quốc gia 20

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục dự trữ quốc gia. 20

2.1.2 Đặc điểm về lao động, cơ sở vật chất của Cục dự trữ quốc gia. 28

2.2 Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia. 36

2.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia. 36

2.2.1.1 Kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia. 36

2.2.1.3. Xử lý hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất, hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất 40

2.2.1.4 Xây dựng, ban hành, thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia 44

2.2.1.5. Bảo quản hàng, kho chứa hàng, quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia 46

2.2.1.6. Quản lý vốn mua hàng và vốn bán hàng dự trữ quốc gia 47

2.2.1.7. Ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia 49

2.2.1.8. Quản lý dự trữ quốc gia bằng tiền 53

2.2.1.9. Xử lý tài sản nhà nước thuộc hệ thống dự trữ quốc gia 53

2.2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch của cục dự trữ quốc gia. 55

2.2.2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch công tác dự trữ vật tư cứu hộ cứu nạn. 59

2.3 Đánh giá thực trạng kế hoạch của Cục dự trũ quốc gia 61

2.3.1 Những thành tựu. 61

2.3.2 Những hạn chế. 63

 

Chuơng III : Phương hướng và biện pháp hoàn thiện kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia. 64

3.1 Bối cảnh tác động đến hoạt động dự trữ quốc gia ở nước ta. 64

3.1.1 Bối cảnh chung tác động đến hoạt động dụ trữ quôc gia ở nước ta. 64

3.1.1.1 Cơ chế thị trường ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia. 64

3.1.1.1 Tình hình hội nhập kinh tế ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia. 65

3.1.2 Mục tiêu của Cục dự trữ quốc gia. 66

3.2 Biện pháp hoàn thiện, đổi mới kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia. 67

3.2.1 Phương hướng đổi mới kế hoạch hóa. 67

3.2.2 Nội dung đổi mới lập kế hoạch và giao kế hoạch. 69

3.3 Kiến nghị. 69

Kết luận 71

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia- Hiện trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước hoặc ở lực lượng vũ trang khi chuyển về khu vực hành chính sự nghiệp được thực hiện như sau: Những viên chức đã làm việc ở doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng từ trước khi ban hành Nghị định số 26/Cp ngày 23/5/1993 của chính phủ hoặc những người công tác ở lực lượngvũ trang từ trước khi có Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của chính phủ mà được tiếp nhận vào cơ quanthuộc khu vực hành chính sự nghiệp thì phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch chuyển đến. Cơ quan sử dụng công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP và đề nghị với vụ tổ chức cán bộ (đối với Bọ, ngành trung ương) hoặc ban tổ chức chính quyền (đối với tỉnh thành phố trực thuộc trung ương) làm thủ tục tiếp nhận. Sauk hi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của vụ tổ chức cán bộ, ban tổ chức chính quyền thì người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền thì người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền sau đây ra quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm vào ngach: Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh thành phố thuộc Trung ương bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương. Ngưới đứng đầu tổng cục, cục viện, trường…trực thuộc bô, giám đốc sở, ban, ngành, trường thuộc tỉnh quyết định bổ nhiệm từ ngạch chuyên viện và tương đương trở xuống. Đặc điểm cơ sở vật chất của cục dự trữ quốc gia. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dự trữ quốc gia chủ yếu là hệ thống kho tàng, các thiết bị, quy trình công nghệ bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia. Cơ sở vật chất của cục dự trữ quốc gia chủ yếu là đất đai, các thiết bị bảo quản vì vậy khi đầu tư vào cơ sở vật chất chủ cục dự trữ quôcvs gia chình là xây dựng hệ thống kho tàng để bảo quản các hàng hóa dự trữ quốc gia. Từ khi thành lập đến nay hệ thống kho tàng này phátt triển rất nhanh chóng, đến nay hệ thống kho tàng của cục dự trữ quốc gia đã phát triển trên khắp cả nước với 19 khu vực bảo quản: DTQGKV Hà Nội, DTQGKH Hà Sơn Bình, DTQGKV Tây Bắc, DTQGKV Vĩnh Phú, DTQGKV Bắc Thái, DTQKV Hà Bắc…Tuy nhiên hệ thống kho tàng còn nhiều điều cần khăc phục. Định hướng phát triển hệ thống kho tàng dự trữ quốc gia. Hiên nay mạng lưới kho tang dự triữ quốc gia rất phân tán, manh mún. Do điều kiện lịch sử, đa số kho đều có tích lượng nhỏ. Hệ thống kho này chủ yếu là các kho dược xây dựng từ trướcnên thường đơn giản không đồng bộ và hiện nhiều kho đã xuống cấp nghiêm trọng. Các điểm kho p0hân bố phân tán nên vừa khó quản lý vuằ lãng phí nguồn nhân lực. Do vậy, định hướng công tác quy hoạch hhệ thống kho dự trữ quốc gia trong thời gian tới là: Về nhà kho: trên cơ sở định hướng về tổng múc dự trũ lương thực, vật tư, cân đối với quỹ kho hiện có để cố gắng từng bước không áp dụng những kho có tích lượng nhỏ và những kho bố trí không phù hợp cho hoạt động dự ttữ quốc gia. Trong điều kiện mức đàu tư cho phép, việc xây dựng mới phải bảo đảm các kho có tích lượng lớn, đủ điều kiện đẻ triển khai các công nghệ bảo quản hiện đại như thong gió, bảo quản khối hạt tự động… Về phân bố kho: việc phân bố kho dự trữquôc gia phải gắn với chiến lược an ninh quốc phòng và phân cùng bão lụt. Bảo đảm tính tạp trung nhưng thuận lợi trong quá trình tác nghiệpcủa hoạt động dự trữ quốc gia. Hệ thống các tổng kho dự trữ , mặc dù từ lâu đã nhận rõ sự bất câpạ trong mạng lưới tổng kho song do điều kiện lịch sử, sự hạn chế trong vốn đầu tư và thiếu sự quy hoạch tổng thể nên vẫn chưa khắc phục được vấn đề này. Hiện nay số lượng tổng kho tương đối nhiều, phạm vi quản lý của các tổng kho không thống nhất, quy mô tổng kho bé nhỏ, phân tán thành nhiều điểm kho manh múc. Đặc điểm này vừa dẫn đến tình trạng khó khăn, phức tạp trong quản lý, vừa lãng phí trong việc sử dụng lao động. Do vậy cần thiếtphải có quan điểm, định hướng về tổ chức hệ thống tổng kho, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch tổng thể hệ thống kho tàng dự trữ quốc gia. Các định hướng này phải thể hiện được xu hướng tổ chức lao động khoa học, phục vụ cho việc đẩy mạnh CNH,HĐH trong công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Khi xem xét tổ chức hệ thống các tổng kho dự trữ, ngoài việc phải bảo đảm thuận tiện trong quản lý, xuất nhập, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ còn phải tính toán quy mô của các tổng kho dự trữ. ể từng bước đưa cơ khí hóa, tự động hóa vào công nghệ quản lý, bảo quản hàngdự trữ không thể thực hiện trên tổng kho quy mô nhỏ hiện nay. Đáp ứng yêu cầu này, các tổng kho dự trữ phải bảo đảm mang tính tập trung cao và có quy mô đủ lớn, có vị trí thuận tiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ỹ thuật và phải bảo đảm nguyên tắc phân bổ của lực lượng dự trữ. Vì vậy, trên cơ sở định hướng về tổ chức, xu hướng triển khai công nghệ bảo quản và tính toán đầy đủ đến việc sử dụng lao động hợp lí, trong điều kiện hệ thống kho DTQG còn mang nhiều dấu ấn lịch sử như hiện nay, quy mô các tổng kho, điểm kho dự trữ cần bố trí theo hướng sau: Mỗi điểm kho dự trữ có quy mô không nhỏ hơn 3000 tấn, mỗi tổng kho dự trữ có quy mô không nhỏ hơn 5000 tấn. Do điều kiện và đặc điểm lịch sử của hệ thống kho tàng DTQG hiện nay nên việc quy định quy mô các điểm kho như trên là để có căn cưsuwr dụng hệ thống kho tàng hiện có. Đối với các điểm kho xây dựng mới phải tính toán với quy mô lớn hơn, ít nhất cũng phải đạt 10000 tấn tích lượng. Tiến tới sử dụng các tổng kho không có điểm kho lẻ, mỗi tổng kho là một quần thể các nhà kho, gắn trực tiếp các hệ thống tổng kho với hệ thống kho dự trữ. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy kế hoạch của cục dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia được hiểu là việc nhà nước đưa một bộ phận của cải vật chất xã hội vào tich trữ, thiết lập nên các quỹ tập trung của nhầ nước để sử dụng vào mục đích phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa, góp phần ổn định đời sống sản xuất xã hội. Vì mục tiêu trên Nghị quyết số 270/2003/QĐ-Tg quy định về chức năng và nhiệm vụ của Cục dự trữ quốc gia như sau: Cục dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc bộ tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dự trũ quốc gia và trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục dự trữ quốc gia: Trình Bộ trưởng Bộ tài chính các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dự trữ quốc gia. Trình Bộ trưởng Bộ tài chính chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về dự trữ quốc gia. Trình Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành: Quy định về chế độ quản lý tài chính dự trữ quốc gia Quy định về mua, bán, xuất, nhập hàng dự trữ quốc gia Quy định về mức kinh tế ký thuật, quy trình, quy phạm, thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia, Trình Bộ trưởng Bộ tài chính về việc sử dụng quỹ dự trữquốc gia hàng năm và trong các trường hợp đột xuất. Giúp Bộ trưởng Bộ tài chính phối hợp các đơn vị chức năng thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của ngân sách trung ươngcho các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia. Thẩm định, tổng hợp quyết toán việc sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được các cơ quan chính phủ, Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp quản lýhàn dự trữ quốc gia. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định giá, khung giá mua, bán, chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc giảtình Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý hàng dự trữ quốc gia đối với các bộ, ngành được Chính phủ giao quyền quản lý hàng dự trữ quốc gia; đề xuất biện pháp xử lý nhừg vi phạm về quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia được giao: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc mua, bán, xuất, nhập, bảo quản, bảo vệ an toàn các mặt hàng dự trữ quốc gia được giao theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc sử dụng vào mục đích khác theo quyết định của thủ tướng chính phủ và sự chỉ đạo của bộ tài chính; tổ chức xuất bán để thực hiện đổi hàng hóa dự trữ theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sátviệc tổ chức quản lý hàng hóa được giao tại các kho hàng dự trữ quốc gia thuộc Cục dự trữ quốcc giatheo đúng quy định; xử lý cac vi phạm theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtvà công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, hiện đại hóa hệ thống kho, trang thiết bị công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và đánh giá hiệu quả về tình hình quản lý, sủ dụng hàng dự trữ quôc gia theo quy định của nhà nước. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ quốc gia theo phân công của Bộ tài chính. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống tổ chức của cục; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện theo các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức theo quy định của nhà nướcvà phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ tài chính. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ tài chính. Thực hiện các nhiệm vụ khác do bộ trửong bộ tài chính giao. Tổ chức bộ máy kế hoạch của Cục dư trữ quốc gia. Các kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia đều do ba kế hoạch tổng hợp của Cục dự trữ quốc gia lập. Ban kế hoạch Tổng hợp hiên nay có 10 tành viên: Bà Nguyễn Thị Thu Hiền trưởng ban, hai phó trưởng ban là ông Xuân Quang và ông Thời, ngoài ra còn các thành viên khác như ông Tạo, ông Tuấn, bà Giang… Nhiêm vụ của ban kế haọch tổng hợp như sau: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, quy hoach, kế hoạch phát triển về dự trữ quốc gia trong từng thời ký và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Tổng hợp, xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia năm năm, hang năm. Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt thực hiện phân bổ, giao kế hoạch hàng năm cho các đơn vị trực thuộcvà hướng dẫn, chỉ đạo triển khai kế hoạchđược phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với ban quản lý kho hàng, các Bộ , ngành được phân công quản lý hàng hóa dự trữ quốc gia đề xuất việc huy động, sủ dụng quỹ dự trữ quốc gia hàng ăm và trong các trường hợp đột xuất; tổ chức hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị triển khai xuất quỹdự trữ quốc gia theo quy định của pháp luạt. Nghiên cứu hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các văn bản pháp luật về chế độ quản lý tài chính, cơ chế về mua bán nhập xuất đấu thầu hàng dự trữ quốc gia, xác định giá, khung giá mua, bán, nhập, xuất, bảo quả, bảo hiểmhàng hóa. Phối hợp các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng dự toán và phương án bổ sung dự trữ quốc gia cư ngân sách trung ương; kiểm tra hồ sơ thủ tục trình cục trưởng cuc dự trữ quốc gia để trình bộ cấp phát vốn bổ sung dự trữ quốc giavà thẩm định, tổng hợp quyết toán việc sử dụng ngân sách nhà nướccho hoạt đôngj nhập, xuất hàng dư trữ quốc gia của các cơ quan được chính phủ, thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia. Chủ trì nghiên cứu xây dựng chương trình, dự án, kế hoach hiện đại hóa hệ thống kho, cơ sở vật chất ký thuật phục vụ công tác bảo quản trong hệ thống cục dự trữ quốc gia. Tổ chức thưc hiện, quản lý đầu tư xây dựngcơ bản và hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản ý đất đai, vật kiến trúc của các đơn vị trong cục theo quy định. Phối hợp với các cơ quancó liên quantổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về giá, phí đối với các cơ quan, đơn vị quản lý hàng dự trũ quốc gia. Tổ chưc công tác thống kê, tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý hàng dự trữ quốc giảtong toàn ngành và đánh giá hiệu quả tình hìnhquản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cục trưởng cục dự trữ quốc gia giao. Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia. Trong những năm qua Cục dự trữ quốc gia đã đề gia các kế hoạch hợp lí phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước và đã nhiều lần góp phần không nhỏ đưa đất nước ra khỏi tình trạng khó khăn, góp phần khắc phục các hậu quả nghiêm trọng do các sự cố xẩy ra.Thời gian tới Cục dự trữ quôc gia đã lập các kế hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực. Thực trạng xây dựng kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia. Trong thời gian qua Cục dự trữ quốc gia đã gia những quyết định quy định rất chặt chẽ cho công tác lập kế hoạch, gồm có: Kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia. Kế hoạch dự trữ quôc gia cùng là một phần trong kế hoạch chung của nền kinh tế, nó góp phần ổn định thị trường, nằm trong ngân sách của nhà nước nên các kế hoạch của cục dự trữ quốc gia được quy định rất chặt chẽ. Kế hoạch dự trữ quốc gia. Việc xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia thực hiện theo quy đinh tại điều 12 pháp lệnh dự trữ quốc giavà điều 7nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh dự trữ quốc gia; một số nội dung cụ thể như sau: Kế hoạch tổng hợp nhập, xuất hàng dự trữ quộc gia hàng năm bao gồm mức dự trữ, số lượng và giá trj nhập, xuất và tồn kho cuối kỳ. Kế hoạch tăng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng và giá trịcác mặt hàng cần nhập bổ sung đưa vào dự trữ trong năm kế hoạch, chi tiết theo từng mặt hàng , quy cách, kí mã hiệu… Kế hoạch giảm hàng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng và giá trị các mặt hàng cần giảm do không có nhu cầu tiếp tục dự trữ hoặc do thay đổi nhu cầu về chất lượng, danh mục hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch, chi tiết theo từng danh mục hang hóa, quy cách, ký mã hiệu… - Kế hoạch luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia bao gồm danh mục, số lượng, giá trị nhữg mặt hàng cần nhập, xuấtluân phiên đổi hàng, chi tiết từng mặt hàng theo ký mã hiệu, quy cách… Trừong hợp thay đổi danh mục hay quy cáchmặt hàng nhập so với mặt hàng cần xuất luân phiên đổi hàng thì phải nêu rõ lí do. Trong quá trình triển khai thực hiện cần thay đổi mặt hàng so với kế hoạch thì Bộ, ngành quản lý hàng dự trũ quốc gia phải thuyết minh rõ lí do, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để trình thủ tướng chính phủ quyết định. - Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật: Căn cứ quy hoạch hệ thống kho đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới kho chứa hàng dự trữ bảo đảm yêu cầu thiết kế, xây dựng phù hợp với công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại đối với từng loại hàng; thanh lý những kho không nằm trong quy hoạch, kho cũ, lạc hậu kỹ thuật, không bảo đảm việc bảo quản  hàng dự trữ quốc gia. - Căn cứ nhiệm vụ được giao, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm rà soát danh mục mặt hàng, tổng mức dự trữ quốc gia, xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền trước ngày 10/7 hàng năm để tổng hợp trình Chính phủ theo quy định. . Lập, phân bổ và giao dự toán về dự trữ quốc gia - Cùng với việc lập kế hoạch dự trữ quốc gia, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia hàng năm bao gồm dự toán thu từ bán hàng dự trữ quốc gia, dự toán chi tăng dự trữ quốc gia và dự toán chi hoạt động dự trữ quốc gia, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của Bộ, ngành mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp dự toán ngân sách cho dự trữ quốc gia trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. - Căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao kế hoạch và dự toán ngân sách dự trữ quốc gia, Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân bổ, giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước cho các Đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện; trường hợp trong năm phát sinh các nhiệm vụ đột xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện bổ sung dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước. 2.2.1.2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia . Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia a) Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 196/2004/NĐ-CP. b) Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong các trường hợp: phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; đáp ứng yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; đáp ứng yêu cầu đặc biệt về viện trợ, cho vay, trả nợ trong quan hệ đối ngoại hoặc để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, bức thiết khác của Nhà nước. c) Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 10; nhập, xuất trong các trường hợp khác quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 196/2004/NĐ-CP bao gồm: - Nhập, xuất cấp ngay hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ an ninh đảm bảo trật tự an toàn xã hội; quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn; phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. - Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ cơ yếu bảo đảm quốc phòng, an ninh. - Nhập, xuất trong các trường hợp đột xuất, bức thiết khác.  Sau khi thực hiện việc xuất kho đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c trên đây, các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập bù lại quỹ dự trữ quốc gia ngay trong năm đã xuất hàng. d) Trường hợp tạm xuất hàng dự trữ quốc gia là máy móc, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ phát sinh theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định 196/2004/NĐ-CP: khi nhận được quyết định hoặc lệnh xuất hàng dự trữ quốc gia của cơ quan có thẩm quyền (bằng văn bản gốc, công điện hoặc Fax), Thủ trưởng Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện ngay các thủ tục xuất hàng theo quy định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị nhận, sử dụng hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thu hồi, bảo dưỡng kỹ thuật và giao lại cho Đơn vị dự trữ quốc gia đã xuất hàng để làm thủ tục nhập kho, bảo quản dự trữ quốc gia theo quy định, đảm bảo đúng nguyên tắc xuất hàng ở nơi nào thì nhập lại hàng nơi ấy. Khi nhập lại kho, Đơn vị dự trữ quốc gia xuất hàng cùng đơn vị nhận hàng phối hợp với cơ quan có chức năng kiểm tra, giám định chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật và các cơ quan có liên quan thành lập Hội đồng để kiểm tra, đánh giá chất lượng và báo cáo kết quả về Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Trường hợp máy móc, thiết bị, phương tiện sau khi thu hồi không đảm bảo chất lượng để tiếp tục dự trữ thì Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xử lý theo hướng dẫn tại tiết 3.1 Mục II Thông tư này.  Phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia: Phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Dự trữ quốc gia; điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 196/2004/NĐ-CP được thực hiện như sau: a) Trường hợp đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia hoặc mua bổ sung hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật Đấu thầu. Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện uỷ quyền, phân cấp cho các Đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc thực hiện theo quy định của pháp luật. b) Trường hợp đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhà nước. Thủ trưởng đơn vị có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá có trách nhiệm ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản nhà nước thực hiện. Trường hợp tổ chức có chức năng bán đấu giá từ chối hoặc không đáp ứng được yêu cầu bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia theo quy định, thì Đơn vị dự trữ quốc gia nơi có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá trình Thủ trưởng Bộ, ngành hoặc Cục trưởng Cục dự trữ quốc gia thành lập Hội đồng bán đấu giá của đơn vị để tổ chức bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Chi phí bán đấu giá được tính trong dự toán ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia giao cho Đơn vị dự trữ quốc gia.  c) Trường hợp mua, bán hàng dự trữ quốc gia không theo phương thức đấu thầu, đấu giá thì cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia phải thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về quản lý dự trữ quốc gia, ký kết hợp đồng kinh tế, chế độ hóa đơn, chứng từ... d) Việc xây dựng phương án giá, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá gói thầu trong đấu thầu mua hàng, giá khởi điểm trong đấu giá bán hàng, giới hạn giá tối đa mua hàng, giới hạn giá tối thiểu bán hàng hoặc mức giá cụ thể trong mua, bán hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá tài sản, Pháp lệnh Giá, Pháp lệnh Dự trữ quốc gia và các quy định có liên quan của Nhà nước. 2.2.1.3. Xử lý hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất, hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất Đối với hàng giảm phẩm chất: - Khi phát hiện hàng dự trữ quốc gia bị giảm phẩm chất, Thủ trưởng Đơn vị dự trữ quốc gia chỉ đạo áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay để hạn chế thiệt hại; lập biên bản, kiểm tra, xác định hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm (Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này); đồng thời thực hiện việc phục hồi, bảo dưỡng, sửa chữa bảo đảm đủ chất lượng hàng dự trữ quốc gia để nhập lại kho; trường hợp phục hồi, bảo dưỡng, sửa chữa vẫn không bảo đảm đủ chất lượng hàng dự trữ quốc gia, thì Đơn vị dự trữ quốc gia báo cáo Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia để đề nghị với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất cấp sử dụng hoặc xuất bán để mua bù hàng mới. - Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra niên hạn sử dụng của hàng dự trữ quốc gia trong kho, lập kế hoạch xuất kho trước ít nhất một năm so với niên hạn sử dụng, đảm bảo hàng dự trữ quốc gia xuất ra không quá niên hạn sử dụng. Trường hợp đặc biệt, hàng dự trữ quốc gia quá niên hạn sử dụng hoặc bị giảm phẩm chất không còn sử dụng được phải tiêu huỷ như: thuốc y tế, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng...; căn cứ vào báo cáo của Đơn vị dự trữ quốc gia, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, phương án xử lý, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý. Căn cứ quyết định xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện xử lý hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định của pháp luật; ra quyết định buộc người gây thiệt hại (nếu có) phải bồi thường; quyết định giảm vốn hoặc đề nghị Bộ Tài chính xử lý giảm vốn theo hướng dẫn tại tiết 3.3 Mục II Thông tư này. Việc lập biên bản kiểm tra, xác định hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất, thành lập Hội đồng xử lý tài sản dự trữ quốc gia và thủ tục, trình tự xử lý hàng dự trữ quốc gia giảm phẩm chất thực hiện như đối với hàng dự trữ quốc gia hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất tại tiết 3.2 Mục II Thông tư này. Hàng hao hụt, hư hỏng, hoặc bị mất a) Hàng dự trữ quốc gia hao hụt trong quá trình bảo quản bằng hoặc dưới tỷ lệ định mức hao hụt quy định thì Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia được giảm vốn dự trữ quốc gia và báo cáo quyết toán với Bộ Tài chính theo quy định. b) Hàng dự trữ hao hụt vượt định mức, hư hỏng, hoặc bị mất thì Đơn vị dự trữ quốc gia phải lập Biên bản kiểm tra, xác định hàng dự trữ quốc gia hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất (Phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này); thành lập Hội đồng xử lý tài sản dự trữ quốc gia để làm rõ nguyên nhân gây hao hụt, hư hỏng hoặc bị mất, đề xuất các biện pháp xử lý. Thành phần Hội đồng xử lý tài sản của đơn vị gồm: - Đại diện lãnh đạo Đơn vị dự trữ quốc gia làm Chủ tịch Hội đồng. - Lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán làm uỷ viên thường trực. - Lãnh đạo các bộ phận có liên quan của đơn vị làm uỷ viên. - Đại diện cơ quan công an tại địa phương làm uỷ viên (trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia bị mất). Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia xem xét kiến nghị của Hội đồng xử lý tài sản của đơn vị và làm văn bản đề nghị Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định xử lý theo thẩm quyền (kèm theo các biên bản liên quan, báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng xử lý tài sản của đơn vị; trường hợp do nguyên nhân khách quan phải có xác nhận của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương). c) Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thành lập Hội đồng xử lý tài sản dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng hoặc bị mất của bộ, ngành để đề xuất các biện pháp xử lý. Thành phần của Hội đồng xử lý tài sản gồm: - Đại diện lãnh đạo Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia làm Chủ tịch Hội đồng. - Lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán làm uỷ viên thường trực. - Lãnh đạo các bộ phận có liên quan làm uỷ viên. Thủ trưởng Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xem xét kiến nghị của Hội đồng xử lý tài sản, ra quyết định buộc người gây thiệt hại phải bồi thường; quyết định giảm vốn hoặc đề nghị Bộ Tài chính xử lý giảm vốn đối với từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại tiết 3.3 Mục II Thông tư này. Quyết định xử lý hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất a) Trường hợp hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc bị mất do nguyên nhân chủ quan - Trong vòng 20 ngày làm việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế hoạch hóa của Cục dự trữ quốc gia- hiện trạng và giải pháp.DOC
Tài liệu liên quan