Chuyên đề Kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2000- 2010 và các giải pháp thực hiện

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận của kế hoạch hoá nguồn nhân lực 2

Chương 1: Cơ sở lý luận 3

I. Vai trò của kế hoạch hoá nguồn nhân lực 3

1. Tổng quan về kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch hoá nguồn nhân lực. 3

2. Những yếu tố tác động tới nguồn nhân lực 6

II. Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá nguồn nhân lực với các kế hoạch khác trong nền kinh tế. 8

1. Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá nguồn nhân lực với kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 8

2. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực với kế hoạch hoá vấn đề đầu tư 9

3. Mối quan hệ kế hoạch hoá nguồn nhân lực và kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10

III. Yêu cầu và nội dung của kế hoạch hoá nguồn nhân lực 11

1. Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người 12

2. Xác định cơ cấu nguồn nhân lực 14

3. Xác định chất lượng nguồn nhân lực 16

Chương II: thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 18

I. Thực trạng sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 96- 2000 18

1. Thực trạng sự phát triển dân số và cơ cấu dân số. 18

2. Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực 18

3. Thực trạng về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ở nước ta 20

II. Mục tiêu phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam giai đoạn 96- 2000. 24

1. Mục tiêu 24

2. Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 1996- 2000 25

Chương III: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 29

I. Căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch hoá nguồn nhân lực (2000- 2010) 29

II. Mục tiêu phương hướng đặt ra cho nguồn nhân lực giai đoạn 2000- 2010. 31

III. Giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 34

1. Thực hiện kế hoạch hoá chính sách 34

2. Phát triển giáo dục và đào tạo 35

3. Các giải pháp về tổ chức, quản lý, sử dụng nhân lực 36

4. Phát triển dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 39

Kết luận 41

Tài liệu tham khảo 42

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2000- 2010 và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,7 8000 651,3 7193,7 490,0 -806,3 -161,3 Dịch vụ nt 8791,9 9400 121,8 8793,8 0,4 606,2 121,4 4. Cơ cấu lao động có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành Nông, lâm ngư nghiệp % 62,56 56,5 -1,2 60.04 -0,5 3,54 0,7 Công nghiệp và ngư nghiệp % 13.15 20.0 1,4 17,98 1,0 -2,02 -0,4 Dịch vụ % 24,29 23,5 -0,16 21,98 -0,5 -1,52 0,3 5. Lao động không có việc làm thường xuyên 1000 người 2437,4 2665,0 45,5 2657,5 44,0 -7,5 -1,5 Trong đó chia ra - đi xuất khẩu lao động và chuyên gia nt 200,0 300,0 20,0 300,0 - GQVL thông qua các hoạt động hỗ trợ trực tiếp nt 1351,7 1550,0 39,7 1550,0 39,7 - Thất nghiệp nt 885,7 815,0 14,1 807,5 15,6 -7,5 -1,5 6. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị % 6,44 5,5 5,0 -0,5 -1,5 7. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn % 73,86 80,0 78,0 -2,0 -0,4 2. Xác định cơ cấu nguồn nhân lực Cơ cấu nguồn nhân lực là trong trạng thái hoạt động của nguồn nhân lực phân chia nguồn nhân lực trong các hoạt động kinh tế của đất nước. Việc nghiên cứu về cơ cấu nguồn nhân lực là một công việc quan trọng để từ đó tạo lập một cơ cấu nguồn nhân lực mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo định hướng của mỗi quốc gia. Việc lập cơ cấu nguồn nhân lực phải nhằm phục vụ cho được sự chuyển dịch theo các mặt chủ yếu sau: - Cơ cấu trình độ lành nghề của đội ngũ lao động chuyển dịch theo hướng yêu cầu trí tuệ năng lượng ngày càng cao gắn với cơ cấu công nghiệp, đó là trình độ cơ cấu công nghệ, nhiều loại quy mô trong đó ưu tiên các loại trình độ ưu tiên thích hợp. Theo kinh nghiệm của thế giới tương ứng với mỗi quốc gia giai đoạn phát triển của tiến bộ kỹ thuật cần có cơ cấu chất lượng theo trình độ thích hợp tương ứng. Từ đó ta xác định cơ cấu nguồn nhân lực cần thiết theo sự phát triển kinh tế của đất nước phù hợp với giai đoạn phát triển tươgn ứng của đất nước ta. - Cơ cấu phân công lao động theo ngành nghề. Có mối liên quan chặt chẽ giữa bình quân GDP/người và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. GDP/người càng cao thì tỷ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp càng giảm, trong công nghiệp và dịch vụ tăng và ngược lại. Vì vậy ta cần có phương hướng chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng giảm lao động trong nông nghiệp và tăng du lịch trong công nghiệp và dc. - Cơ cấu tổ chứ lao động theo hướng hình thành bộ máy và cơ chế vận hành mới của ba loại hình tổ chức phổ biến trong xã hội. Bộ máy Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ phát triển theo yêu cầu của thị trường. Các cơ sở sự nghiệp (khoa học và giáo dục đào tạo). Tuỳ theo mỗi tổ chức mỗi loại chức năng cần có những nhân lực tương ứng về ngành nghề, trình độ tư chất cho con người cụ thể và với một cơ cấu thích hợp. Nếu đảm bảo được cho mỗi loại tổ chức đó có bộ máy với cơ cấu thích hợp sẽ bảo đảm hiệu quả hoạt động của toàn xã hội. Vì vậy phải xuất phát từ những yêu cầu phẩm chất của những loại chức năng lao động đó để đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp tránh tình trạng thừa thiếu trong mỗi giai đoạn phát triển. Song song bên cạnh có với mỗi vùng, lãnh thổ, mỗi ngành cần phải chú ý đến cơ cấu lãnh thổ, vùng, để đảm bảo sự tương quan nguồn nhân lực với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Ngoài ra cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính cũng có ảnh hưởng quan trọng đến cơ cấu ngành nghề của mỗi nước, mỗi vùng, cơ cấu dân số trẻ dẫn đến số lao động trẻ trong nguồn nhân lực lớn, đòi hỏi số lao động trẻ cần phải được đào tạo học tập để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. Cơ cấu theo giới tính cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ cấu ngành nghề trong nền kinh tế. Do đặc điểm giữa lao động nam và lao động nữ khác nhau do vậy cần thiết phải nghiên cứu cơ cấu giới tính trong nền kinh tế để từ đó bố trí các ngành nghề phù hợp với từng giới, phát huy hết sức mạnh của từng giới và có những phương hướng đào tạo phù hợp. 3. Xác định chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực là trình độ văn hoá, lành nghề của người lao động. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua một số chỉ tiêu: - Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khoẻ của nguồn nhân lực Sức khoẻ là trạng thái thoả mãn về thể chất cũng như tinh thần của người lao động được thể hiện thông qua những tiêu chuẩn và chiều cao, cân nặng trên phạm vi quốc gia, phải nghiên cứu cả đến các chỉ tiêu như tỷ lệ sinh, chết, tỷ lệ tử vong trẻ em, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tuổi thọ trung bình, GDP/người. - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực Đây là một chỉ tiêu quan trọng nó nói lên mức độ phát triển của xã hội và nó được lượng hoá bằng các quan hệ tỷ lệ. Số lượng và tỷ lệ biết chữ, số lượng và tỷ lệ người có bằng cấp như tiểu học trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, trên đại học… trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật và vận dụng nó vào thực tiễn đó có thể phát triển những ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật cao để có trình độ văn hóa cao thể hiện một nước văn minh phát triển. - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực Là trạng thái biểu hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng làm việc… Nó được thể hiện qua các chỉ tiêu: Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo - Cơ cấu được đào tạo - Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng nó phản ánh thực chất chất lượng nguồn nhân lực phản ánh năng lực sản xuất của con người, trong một quốc gia, lãnh thổ. - Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên người ta còn quan tâm xem xét đến chỉ tiêu như chỉ số phát triển con người HDI, được tính theo 3 chỉ tiêu chủ yếu- Tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân (GDP/người) và trình độ học vấn (tỷ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình của dân cư). Xem xét đến năng lực phẩm chất nguồn nhân lực qua truyền thống lịch sử, nền văn minh, văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc, quan hệ quốc tế… Chương II: thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam I. Thực trạng sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 96- 2000 1. Thực trạng sự phát triển dân số và cơ cấu dân số. Nguồn nhân lực là một bộ phận trong dân số quy mô chất lượng và cơ cấu của dân số hầu như quyết định quy mô chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực . Dân số nước ta theo điều tra 4/1989 là 64,4 triệu người và theo điều tra 4/1999 là 76,3 triệu người tức là sau 10 năm tăng 11,9 triệu người. Với dân số đứng thứ 2 ở Đông Nam á (sau Indonexia 204 triệu người) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới Việt Nam là một nước đông dân trên thế giới và trong khu vực đồng thời cũng là nước có nguồn nhân lực dồi dào thứ 2 trong khu vực (sau Indonêxia 93 triệu lao động). Năm 1999 số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 95% dân số Việt Nam. Lực lượng lao động (những người đang có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc) năm 1999 là 38 triệu người, theo điều tra tháng 7/2000, lực lượng lao động là 38,643 triệu người. Đây là tiềm năng quí báu để phát triển kinh tế Việt Nam. Nước ta là một nước có dân số trẻ, tốc độ tăng dân số qua các năm là tương đối cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, năm 1996- 1997 là 1,821%, 2000 khoảng 1,8 2. Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực Theo điều tra lao động và việc làm tháng 7/2000 dân số trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60, nữ từ 15-55 tuổi) ở Việt Nam là 46,2 triệu người chiếm 59% tổng dân số trong đó lực lượng lao động là 38.643,89 người. Có thể nói đây là tiềm năng quí báu để phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. ở nước ta mỗi năm có khoảng hơn 1,5 triệu người bước vào độ tuổi lao động trong khi đó số người bước ra khỏi tuổi lao động khoảng gần 0,5 triệu người. Vì vậy mỗi năm nguồn lao động Việt Nam tăng thêm hơn 1 triệu người. Nhưng điều đáng ghi nhận nổi bật trong việc thu hút nguồn lao động Việt Nam tham gia vốn sản xuất xã hội trong thời gian qua là tốc độ tăng lao động việc làm cao hơn so với tốc độ tăng dân số. Thời kỳ 96- 2000 tốc độ tăng lao động là 3,42% trong khi tốc độ tăng dân số là 91,84%. Đúng vậy số lượng lao động luôn trong nền kinh tế quốc dân tăng lên hàng năm nhanh chóng. Năm 1996 là 35,791 triệu người, năm 1997 là 36,994 triệu người năm 1998 là 38,09 triệu người, năm 1999 là 38.239 , năm 2000 là 38,693 triệu người. Như vậy bình quân hàng năm số lao động làm việc tăng bình quân là hơn 1 triệu . Ta có bảng quy mô lực lượng lao động cả nước thời kỳ 96- 2000 là: Bảng 2: Quy mô lực lượng lao động cả nước 1996- 2000 (Tổng hợp từ tư liệu điều tra mẫu quốc gia về lao động- việc làm 1/7/1996 và 1/7/2000) Chỉ tiêu 1996(*) Người 2000 (Người) Tăng/giảm bình quân hàng năm 96-2000 Tuyệt đối (người) Tương đối (người) A 1 2 3 4 1. Tổng lực lượng lao động (LLLĐ) 34.740.509 38.643.089 975.645 2,70 2. LLLĐ chia theo khu vực: - Thành thị 6.621.541 8.725.998 526.124 7,14 - Nông thôn 28.448.968 29.917.091 449.521 1,56 3. LLLĐ trong độ tuổi lao động 33.166.761 36.725.277 889.628 2,58 4. LLLĐ chia theo 3 nhóm -LLLĐ trẻ (15-34 tuổi) 19.394.169 19.339.302 -13.717 0,07 - LLLĐ trung niên( 35- 54 tuổi) 12.365.505 16.719.276 1.088.443 7,83 - LLLĐ cao tuổi (55 tuổi trở lên) 2.980.835 2.581.511 99.081 -3,50 5. LLLĐ chia theo trình độ học vấn - Chưa biết chữ 1.999.144 1.517.901 -112.810 -6,19 - Đã tốt nghiệp cấp 1 6.367.790 225. - Đã tốt nghiệp cấp 2 12.798.073 402.285 3,43 - Đã tốt nghiệp cấp 3 4.681.162 6.662.193 495.258 9,32 6. LLLĐ phân theo trình độ CMKT - Không có chuyên môn kỹ thuật 30. 32.650.666 503.562 1,60 - Đã qua đào tạo (từ sơ cấp/học nghề trở lên) 4.404.090 5.992.428 472.083 9,92 Trong đó, chia ra: - Sơ cấp/học nghề/CNKT 1.955.404 2.618.746 165.835 7,58 - Trung học chuyên nghiệp 1.312.515 1.870.136 134.905 8,044 - Cao đẳng, đại học trở lên 800.171 1.503.541 171.313 16,86 7. Cấu trúc đào tạo của LLLĐ đã qua đào tạo - Cao đẳng, đại học trở lên 1 1 - Trung học chuyên nghiệp 1,7 1,2 - Sơ cấ/học nghề/CMKT 2,4 1,7 (*)Số liệu 1998 đã được điều chỉnh theo kết quả Tổng điều tra dân số 7/1999 Về cơ cấu lao động giữa nông thôn và thành thị còn bất hợp lý 80% ở nông thôn, 20% ở thành thị. 3. Thực trạng về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ở nước ta 3.1. Tình trạng sức khoẻ Mặc dù Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo trên 90% dân số biết chữ song hiện tại ở nước ta cứ 3 trẻ em (dưới 5 tuổi) thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, cứ 3 bà mẹ mang thai thì 1 người bị thiếu máu thậm chí ở những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn cứ 2 trẻ em thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng. Tuy chưa có số liệu chung cả nước song các nghiên cứu cho thấy thể lực của thanh niên Việt Nam tiến bộ rất chậm trong nhiều năm qua. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ là từ 165cm-167 cm hầu như không tăng nhiều so với trước đây. Tại khu vực thành thị như Hà Nội tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp nhưng lại xuất hiện hiện tượng thừa dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng. Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng tăng và lây lan trong cộng đồng trong số 26.000 người bị nhiễm HIV/AIDS có khoảng gần 50% ở độ tuổi thiếu niên. Đối với tệ nạn ma tuý gần 70% trong số 100.000 người nghiện ma tuý ở nhóm dưới 30 tuổi. Nói tóm lại số lượng người lao động tuy tăng và thừa nhưng lại yếu về sức khoẻ. So với các nước khác trong khu vực và trên thế giới sức khoẻ của lao động Việt Nam còn hơn rất nhiều. Từ đó đề ra cho chính phủ phải có những chính sách, giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề sức khoẻ, trí lực cho người lao động đây cũng là một vấn đề cần quan tâm và rất quan trọng vì có sức khoẻ tốt cũng mới làm việc tốt và đạt kết quả tốt. 3.2. Về trình độ Việt Nam và trình độ chuyên môn kỹ thuật Thực tế cho thấy trình độ văn hóa của lao động Việt Nam ngày càng nâng cao rõ rệt. Năm 1997 điều tra 36,3 triệu lao động thấy 5% số lao động chưa biết chữ, 2% chưa tốt nghiệp cấp 1, 28% đã tốt nghiệp cấp 1, 32% tốt nghiệp cấp 2, 15% đã tốt nghiệp cấp 3 thì giờ đây người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp 1 ngày càng giảm. Năm 1996 tỷ lệ này là 26,6% năm 1997 là 25,36%, năm 1998 là 22,36% năm 1999 là 22,10%. Đồng thời số người tốt nghiệp cấp 2 và 3 không ngừng tăng lên trong đó tăng nhanh nhất là số người tốt nghiệp cấp 3. Năm 1996 số người tốt nghiệp cấp 3 chiếm 13,48% tổng số đến năm 1999 chiếm 17,09%. Bên cạnh có trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động đã được nâng cao số người được đào tạo bồi dưỡng ngày càng nhiều qua các năm. Năm 2000 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng 1,71% so với năm 1999 và tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 2,3% lực lượng lao động. Đến 1/10/1999 toàn quốc có Bảng 4: Cơcấu lực lượng lao động cả nước 1996- 2000 Đơn vị : % Chỉ tiêu 1996 2000 A 1 2 1. Tổng lực lượng lao động (LLLĐ) cả nước 111,00 100,00 2. Cơ cấu LLLĐ cả nước 2.1. Chia theo khu vực thành thị, nông thôn - Thành thị 19,06 22,56 - Nông thôn 80,94 77,44 2.2. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 95,47 95,04 2.3. Lực lượng lao động chia theo 3 nhóm tuổi -LLLĐ trẻ (15-34 tuổi) 55,83 50,04 - LLLĐ trung niên( 35- 54 tuổi) 35,59 43,26 - LLLĐ cao tuổi (55 tuổi trở lên) 8,58 6,70 5. LLLĐ chia theo trình độ học vấn - Chưa biết chữ 5,75 4,01 - Đã tốt nghiệp cấp 1 20,92 16,48 - Đã tốt nghiệp cấp 2 27,78 29,29 - Đã tốt nghiệp cấp 3 32,05 32,99 2.5. Tỷ lệ LLLĐ đã qua đào tạo từ sơ cấp /học nghề trở lên 11,81 15,51 Trong đó chia theo kỹ năng/trình độ đào tạo - Sơ cấp/học nghề/CNKT 5,63 6,78 - Trung học chuyên nghiệp 3,86 4,84 - Cao đẳng, đại học trở lên 2,32 3,89 3. Cơ cấu LLLĐ có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành - Nông, lâm, ngư nghiệp 69,80 62,56 - Công nghiệp, xây dựng 10,55 13,15 - dịch vụ 19,65 24,29 Tuy vậy cơ cấu lực lượng lao động ở nước ta hiện nay còn khá bất hợp lý. Nếu năm 1997 cứ 1 cán bộ đại học, cao đẳng có 1,25 cán bộ trung học chuyên nghiệp và 1,1 công nhân kỹ thuật thì năm 1999 là 1- 1,16- 0,95 thậm chí có những tỉnh còn quá bất hợp lý. Đây chính là tình trạng thầy nhiều hơn thợ. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Tổng số lao động 35866.2 36296.9 37467.2 37782.6 LLLĐ không có trình độ CMKT Số lượng 31452.2 31837.3 32431.1 32543.4 Tỷ lệ 87.69 67.71 86.69 Lực lượng Lao động có CMKT Tổng số 4414 4459.6 4976.1 5241.7 Tỷ lệ 12.31 12.29 13.31 13.87 Trong đó chia theo trình độ đã qua đào tạo - Công nhân 1571.2 1590.2 1775.9 1780 - Sơ cấp 636.2 546.4 544.6 573 - Trung cấp 1378.3 1380.1 1516.4 1590 - Cao đẳng, đại học và trên đại học 828.3 942.9 1139.2 4310 Trong khi đó tại các nước phát triển cứ 1 thầy có 10 thợ nhưng ở nước ta bình quân 1 thầy có 10 thợ nhưng ở nước ta bình quân 1 thầy chỉ có 0,95 thợ. Trong khi số sinh viên đại học tăng nhanh thì số công nhân kỹ thuật lại giảm dần năm 1999 có 20,3% trong tổng số lực lượng lao động kỹ thuật, trong năm 96- 98 bình quân công nhân kỹ thuật chỉ tăng 6,3% năm nhưng số sinh viên đại học, cao đẳng tăng 27,5%. Đây chính là một thực tế đáng lo ngại cho lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay. Theo số liệu tương đối thì ta có tỷ lệ lao động đã được đào tạo năm 1997 là 16% trong đó tỷ lệ lao động kỹ thuật trong tổng lực lượng lao động của kinh tế quốc doanh là 215,6%, kinh tế tập thể là 2,1%, kinh tế cá thể và tư nhân 4,8%, số công nhân làm việc trong lĩnh vực sản xuất vật chất 93%, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 10%, lao động xã hội nhưng chiếm 256% lao động kỹ thuật, nông nghiệp chiếm 73% lao động xã hội nhưng chỉ có 15% lao động kỹ thuật. Nói chung nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay rất dồi dào về số lượng nhưng do cơ cấu nguồn nhân lực còn nhiều bất hợp lý và chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại nên chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. II. Mục tiêu phương hướng phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam giai đoạn 96- 2000. Trước hết, ta thấy mục tiêu tổng quát của phát triển kinh tế xã hội giai đoạn này là cơ sở là nền tảng cho các mục tiêu cụ thể và các định hướng phát triển nguồn nhân lực. 1. Mục tiêu 1.1. Nhiệm vụ tổng quát Giai đoạn 1996- 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng tranh thủ thời cơ vượt qua thử thách đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đã đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế năm 2000. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát thì nhất thiết phải có các kế hoạch cụ thể với các mục tiêu và định hướng cụ thể. Ta đi nghiên cứu xem xét mục tiêu và định hướng của kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 96- 2000 1.2. Mục tiêu về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Giảm nhịp độ phát triển dân số vào năm 2000 xuống dưới xoá nạn đói đến năm 2000 tỷ lệ người có thu nhập quá thấp giảm xuống một nửa so với hiện nay. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 30%, tăng tuổi thọ bình quân lên 70 tuổi. 1.3. Mục tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Phát triển toàn diện các mặt hoạt động về văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người về tinh thần, vật chất, về thể lực trí tuệ, tạo ra một cuộc sống lành mạnh trong dân cư, tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập vào cộng đồng quốc tế. - Thanh toán nạn mù chữ và hoàn thành cơ bản phổ cập tiểu học, trong cả nước phổ cập trung học cơ sở ở những thành phố lớn v à những nơi có điều kiện, số lao động qua đào tạo chiếm khoảng 22,25% tổng số lao động, chuyển mạnh về chất lượng giáo dục đào tạo. Xây dựng thêm nhiều trường mới, lớp mới. Để từ đó nâng cao mặt bằng dân trí đảm bảo trí thức, cần thiết cho cuộc sống. Bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cho lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng đội ngũ cán bộ và khoa học công nghệ vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra trong chương trình phát triển khoa học và ngh của đất nước trong hiện nay cũng như mai sau. Phát triển và chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh và dồi dào theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật trong toỏng lực lượng lao động. 2. Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 1996- 2000 Trong 5 năm qua Đảng Nhà nước cùng toàn thể nhân dân ta đã thực hiện những kế hoạch, chính sách đề ra về các vấn đề kinh tế- xã hội và đã đạt được những thành tựu khả quan đáng ghi nhận cùng với những hạn chế, khó khăn cần khắc phục. 2.1. Những kết quả đạt được của kế hoạch hoá nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của đất nước đã được nâng cao cả về mặt số lượng và chất lượng từng bước đáp ứng tốt cho nhu cầu về lao động của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Các chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 96- 2000 đều hầu hết đạt kế hoạch và còn tăng vượt kế hoạch đặt ra. Giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và cơ sở vật chất và trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên rõ rệt. Nước ta đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Năm học 1999- 2000 so với năm học 1994- 1995 quy mô học sinh mẫu giáo gấp 1,2 lần học sinh trung học cơ sở gấp 1,6 lần, học sinh phổ thông gấp 2,3 lần, đào tạo đại học gấp 3 lần, đào tạo nghề gấp 1,8 lần. Phong trào học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ… phát triển mạnh số sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2000 đạt 117 người, số năm đi học trung bình của dân cư là 7,3/năm. Cơ sở vật chất của các trường được nâng cao cải thiện. Mạng lưới trường phổ thôn đã được xắp xếp ổn định, mạng lưới các trường đại hộc và cao đẳng các trường chuyên nghiệp đang từng bước tổ chức, xắp xếp lại, hệ thống các trường đào tạo nghề phát triển rộng khắp theo như kế hoạch đã đề ra. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và bảovệ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã đạt được những kết quả tích cực tỷ lệ sinh mỗi năm bình quân giảm 0,78% (mục tiêu là 0,6%) tỷ lệ tăng dân số năm 1995 là 1,7% năm 2000 là 1,4% vượt mục tiêu đề ra. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được tăng cường đáng kể, bình quân mỗi huyện đã có 2 trung tâm liên xã làm dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, bảo đảm 100% tuyến từ huyện và 70% tuyến xã có trang thiết bị phù hợp. Tạo được phong trào toàn dân chăm sóc và bảo vệ trẻ em, thực hiện các mục tiêu của chương trình quốc gia về trẻ em 51% quận huyện có điểm văn hoá, vui chơi cho trẻ em, 70% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc. Các sức khoẻ chỉ số cộng đồng được nâng lên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 30% năm 1995 xuống 33- 34% năm 2000. Số căn bệnh được thanh toán, một số bệnh viện được nâng cấp cải tạo, xây dựng mới hầu hết các xã đều có trạm y tế, các chính sách về bảo hiểm y tế và chế độ thu một phần viện phí đã đóng góp phần khắc phục những khó khăn của ngành. Đã tạo điều kiện cho mọi người dân tới khám và chữa bệnh đảm bảo sức khoẻ để tiếp tục lao động và sản xuất tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Những thành tựu 5 năm qua nguồn nhân lực đã tăng cường thêm sức mạnh, góp phần làm thay đổi bộ mặt củađất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực đại hội 8 vẫn có những mặt hạn chế khó khăn chưa thực hiện được. 2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của việc chưa đạt được kết quả như mong muốn. - Nguồn nhân lực vẫn chưa đủ sức chưa phù hợp với sự đòi hỏi của nền kinh tế. Sự phân bố nguồn lực là chưa phù hợp giữa các vùng, các ngành trongcả nước chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Mục tiêu nội dung, sách giáo khoa, thi cử, cơ cấu đào tạo trình độ quản lý còn nhiều thiếu sót. Giáo dục và đào tạo ở miền núi vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, bất cập. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ đã phát triển nhưng vấn còn nhiều vấn đề tiêu cực xấu xa. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, việc tồn tại những hạn chế trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Một là cơ cấu lao động theo ngành nghề nhiều năm qua chuyển dịch còn chậm. Gần 70% lực lượng lao động làm việc trong cả nước vẫn tập trung trong nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt. Các ngành công nghiệp xây dựng tỷ trọng lao động đã được nâng lên song còn rất chậm, đến nay mới đạt trên 10% ngành dịch vụ có tăng nhưng cũng chỉ chiếm trên 20%. Tỷ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động còn có xu hướng gia tăng, ở thành thị tỷ lệ thất nghiệp năm 1997 là 6,1%, năm 1998 là 6,9%, năm 1999 lên tới 7,4%. ở nông thôn thời gian lao động chưa được sử dụng là 26,6% năm 1996, 25,5% năm 1997, 28,33 năm 1998 và 30% năm 1999. Ba là tỷ lệ lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật còn thấp trong tổng lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 1997 chiếm 12,2% trong lực lượng lao động, năm 1997 chiếm 13,3%, 1999 chiếm 18% năm 2000 chiếm khoảng 20%. Trong đó thì tỷ lệ lao động giữa các trình độ còn bất hợp lý. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999 trong tổng số lao động có bằng cấp công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ chiếm 30,3%, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 36,8%, lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 31,6%, người có trình độ trên đại học 1,3%. Không những vậy có lao động sau khi được đào tạo đã làm việc không đúng với ngành nghề đã học, cá biệt có người làm những công việc của lao động giản đơn. Bốn là năng suất lao động và thu nhập của Việt Nam còn thấp và có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngành kinh tế. Năm là nguồn nhân lực Việt Nam với xuất phát điểm thấp, trước yêu cầu lớn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là bất cập. Sáu là, do cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước còn chưa phù hợp chưa hợp lý đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số chính sách biện pháp còn thiếu chưa nhất quán chưa sát với sự phát triển của nguồn nhân lực và thiếu tính khả thi. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho mục tiêu phương hướng của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 1996- 2000 không được như mong muốn và từ đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách biện pháp thích hợp để khắc phục hạn chế những nguyên nhân đó trong giai đoạn mới làm cho nguồn nhân lực một sức mạnh, một nguồn lực to lớn của đất nước ta ngày càng phát triển hoàn thiện hơn cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công. Chương III : Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 I. Căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch hoá nguồn nhân lực (2000- 2010) Sự phát triển của nguồn nhân lực vừa chính là kết quả cuối cùng vừa phải đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế xã hội vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Do đó nghiên cứu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cần phải đựa trên những căn cứ sau. 1. Phải xuất phát từ mục tiêu phương hướng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc75010.DOC
Tài liệu liên quan