Quản lý về mặt khối lượng sản phẩm xuất bán: Khi xuất bán sản phẩm hàng hoá, phòng kinh doanh có trách nhiệm viết phiếu xuất kho và hạch toán chi tiết từng loại. Qua đó phòng kinh doanh nắm chắc được tình hình biến động của từng loại, từng thứ thành phẩm cũng như¬ biến động về tổng thể và biết được loại sản phẩm nào tiêu thụ nhanh và loại sản phẩm nào tiêu thụ chậm. Từ đó lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho kỳ sau.
Quản lý về mặt giá cả: Khi nói tới giá cả biến động thì người ta thường nghĩ ngay tới quan hệ cung cầu. Song không phải hoàn toàn như¬ vậy, sự biến động của giá cả còn do yếu tố chủ quan về giá doanh nghiệp, giá thành của sản phẩm là căn cứ xác định giá bán sản phẩm. Để quản lý giá bán Công ty phải quản lý chặt chẽ giá thành và thường xuyên nghiên cứu biến động về giá cả ngoài thị trường để điều chỉnh kịp thời.
Quản lý về mặt chất lượng: Trư¬ớc khi nhập - xuất kho sản phẩm Công ty đã tiến hành kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt. Do đó sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng tốt.
Công ty đã có kinh nghiệm quản lý nghiệp vụ bán hàng, quản lý thành phẩm rất chặt chẽ, rất hiệu quả. Do đó công tác quản lý doanh thu bán hàng cũng được thực hiện tốt.
91 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GTGT)
Có TK 111, 112, 131...
+ Phản ánh giá vốn của hàng bị trả lại nhập kho kế toán ghi.
Nợ TK 155 - Thành phẩm, TK 156 hàng hóa
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT. Khi đó phản ánh số thuế của hàng bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phản ánh doanh thu và giá vốn tương tự trên.
(2) Trường hợp giảm giá hàng bán: Doanh nghiệp chấp nhận hoặc đã thanh toán cho khách hàng trong kỳ, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán
Có TK 111, 112, 131...
(3) Cuối kỳ hạch toán kết chuyển: Các khoản làm giảm doanh thu kế toán ghi bút toán:
a. Kết hợp khoản giảm giá hàng bán:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán
b. Kết chuyển khoản hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại
(4) Cuối kỳ xác định doanh thu bán hàng thuần bằng cách lấy doanh thu ghi trên hoá đơn trừ đi thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các khoản giảm trừ, doanh thu thuần được kế toán ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 911 - Xác định kế quả kinh doanh
2. Kế toán chi phí bán hàng:
2.1. Khái niệm, nội dung chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là khoản chí phí tạo nên mức độ hấp dẫn cho sản phẩm hàng hóa trong khâu tiêu thụ. Bởi vậy chi phí này không thể thiếu được trong khâu lưu thông ở mỗi doanh nghiệp. Có thể nói chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp khi phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Theo quy định hiện hành, chi phí bán hàng của doanh nghiệp được phân thành các loại sau:
1. Chi phí nhân viên: Là các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gỏi, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hàng hoá... và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương theo quy định.
2. Chi phí vật liệu bao bì: Chi phí về vật liệu, bao bì: Chi phí dùng để bao gói sản phẩm dùng cho bảo quản, bốc vác...
3. Chi phí dụng cụ đồ dùng: Các chi phí dụng cụ, công cụ, đồ dùng tính toán, đo lường... trong khâu tiêu thụ.
4. Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao nhà kho, của hàng, phương tiện vận chuyển.
5. Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá
6. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí thuê TSCĐ, thuê kho, thuê bốc vác, vận chuyển...
7. Chi phí bằng tiền khác
2.2. Tài khoản và phương pháp kế toán chi phí bán hàng:
Kế toán sử dụng tài khoản 641 - chi phí bán hàng để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ.
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:
TK 6411 - Chi phí nhân viên
TK 6412 - Chi phí vật liệu
TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414 - Chi phí KHTSCĐ
TK 6415 - Chi phí bảo hành
TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua hàng
TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
TK 334, 338
TK641
TK 152, 111, 112
Chi phí nhân viên
Các khoản làm giảm CPBH
TK152
TK911
Chi phí VL bao bì
Số kết chuyển CPBH để
xác định KQKD kỳ này
TK 153,142
Chi phí dụng cụ đồ dùng
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
khâu hàng hoá
TK 335,154
Chi phí bảo hành
sản phẩm hàng hoá
TK 111, 112, 331, 311
Chi phí dịch vụ mua
ngoài và CP bằng tiền
3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
3.1. Khái niệm nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí chi cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doang nghiệp.
Theo quy định hiện hành, chi phí quản lý doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
+ Chi phí nhân viên quản lý: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả, các khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn trên lương nhân viên quản lý theo quy định.
+ Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho công việc quản lý doanh nghiệp, cho sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp.
+ Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý chung cho doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn...
+ Thuế, phí và lệ phí: Các khoản thuế như thuế nhà, đất, thuế môn bài... và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu, phà...
+ Chi phí dự phòng: Các khoản trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như tiền điện nước, thuê sửa chữa tài sản cố định dùng chung của doanh nghiệp.
+ Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi bằng tiền khác như chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán bộ.
3.2. Tài khoản và phương pháp kế toán chi phí quản lý DN:
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng tài khoản 642 - Chi phí quản lý doang nghiệp.
TK 642 dùng để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp.
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2 phù hợp với nội dung của chi phí QLDN.
TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí
TK 6426 - Chi phí dự phòng
TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác.
* Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
TK 334, 338
TK 642
TK 152, 111, 138
Chi phí nhân viên quản
lý doanh nghiệp
Các khoản làm giảm chi
phí quản lý doanh nghiệp
TK152
Chi phí VL quản lý DN
TK 214
TK911
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 111,112,333
Kết chuyển CPBH
Thuế phí, lệ phí
TK 111, 112, 331
Chi phí các dịch vụ
mua ngoài
4. Kế toán xác định kết quả bán hàng:
Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết qủa bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần (doanh thu thuần) với giá vốn hàng đã bán (của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả bán hàng
=
Doanh thu bán hàng thuần
_
Giá vốn hàng bán
_
Chi phí bán hàng
_
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Để phản ánh xác định kết quả bán hàng, kế toán sử dụng TK 911 - xác định kết quả kinh doanh.
Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng được thể hiện như sau:
TK 632
TK 911
TK 511, 512
Kết chuyển giá vốn
hàng bán cuối kỳ
Kết chuyển doanh thu
thuần cuối kỳ
TK641 (142)
Kết chuyển chi phí bán
hàng của hàng đã bán
TK 642 (142)
Kết chuyển chi phí
quản lý doanh nghiêp
Như vậy kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng không thể thiếu được trong công tác quản lý kết quả sản xuất kinh doanh. Và yêu cầu của kế toán là phải chính xác đầy đủ, kịp thời, đó là các tiêu chuẩn khẳng định tính hiệu quả của công tác kế toán, nó cũng là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Á Châu, em xin được trình bày về tình hình công tác doanh thu bán hàng và xác định kết quả mà công ty đang thực hiện.
III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm của Công ty Cổ phần Á Châu
Sơ đồ thuốc ống:Soi
Cắt, rửa ống
Vảy ống
Bơm, ủ ống
Dược liệu
Pha chế
Nhập kho
Đóng gói, cài vỉ
In nhãn
Sơ đồ thuốc viên:
Nguyên liệu dược liệu
Pha chế
Dập nén bao viên
Nhập kho
Đóng góc, cài vỉ
Sấy
Quy trình công nghệ sản xuất:
- Nguyên liệu dược liệu: Bao gồm nước cất, hoá chất ... dựa vào công thức pha chế, cán bộ kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất để làm phiếu đề xuất xem phải lĩnh nguyên vật liệu gì, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để pha chế.
- Pha chế: Dược liệu lĩnh từ kho về được tiến hành pha chế bằng phương pháp hoà tan, sau đó lọc dung dịch trước khi bơm vào ống.
- Rửa cắt ống: Sau khi lĩnh ống về (sảm xuất loại thuốc nào thì lĩnh loại ống đó về), tổ cắt ống có nhiệm vụ cắt ống, rửa sạch cả trong lẫn ngoài.
- Vảy ống: Sau khi ống được cắt và rủa sạch, bộ phận vảy sẽ vảy 4 lần bằng tay, sau đó rửa bằng máy.
- Soi: ống được rửa sạch bằng nước cất, sau đó đem soi xem đã đạt tiêu chuẩn chưa, nếu sạch rồi sẽ chuyển sang bộ phận bơm, ủ ống.
Bộ phận này có nhiệm vụ bơm thuốc vào ống và ủ ống theo quy định đã định trước.
In nhãn: Sau khi bơm thuốc, ủ ống rồi qua bộ phận sọi để loại bỏ những ống vẩn đục ngả màu, sau đó in nhãn. Qua khâu này sẽ phân loại mỗi loại thuốc có tên gọi, công cụ và lời chỉ dẫn cho người sử dụng trên nhãn.
- Đóng gói, cài vỉ: Bộ phận này có nhiệm vụ đóng gói thuốc ống, hoặc cài vỉ hay dập dang thuốc vỉ để tiện cho việc đóng hòm kiện, nhập kho thành phẩm, bộ phận làm công đoạn cuối cùng của công đoạn sản xuất.
IV. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
1. Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm và các phương thức bán hàng Công ty.
Công ty Cổ phần Á Châu chuyên sản xuất các loại sản phẩm chính như thuốc ống, thuốc viên và kinh doanh vật tư y tế. Thành phẩm của Công ty thường được sản xuất quá nhiều công đoạn khác nhau và thường được tính theo từng lô, mẻ với chu kỳ sản xuất thường là 3 ngày. Sản phẩm của Công ty có tính chất đặc biệt dùng để chữa bệnh. Do đó, sản phẩm phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, thành phẩm không bao giờ là nửa thành phẩm và sản phẩm hỏng.
Ngoài những sản phẩm chính như thuốc ống (vitamin B1, vitamin B6, B12, nước cất...); thuốc viên (Ampixilin, B6, B1, B16, B12, Cloxit...) để đáp ứng nhu cầu thị trường công ty còn sản xuất thêm thành phẩm là muối iốt và một số loại thuốc bổ để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng.
Có thể nói hiện nay trên thị trường sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở nhiều nơi với đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi. Khách hàng của Công ty mở rộng trong và ngoài tỉnh với khách hàng làm ăn lâu dài, thường xuyên và quen thuộc của Công ty có thể kể đến:
Công ty Dược phẩm Trung ương I - Hà Nội
Công ty vật tư y tế Hà Nội
Để quá trình tái sản xuất mở rộng được thực hiện nhanh chóng, đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, mục tiêu quay vòng vốn nhanh nên Công ty đã chấp nhận các phương thức bán hàng phù hợp nhất như: Phương thức thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc hoặc tiền chuyển khoản. Các phương thức thanh toán trên đều đảm bảo cho đồng vốn của Công ty được quay vòng nhanh.
Các phương thức bán hàng mà Công ty thường áp dụng:
- Phương thức bán hàng trả tiền ngay: Công ty giao hàng cho khách hàng đồng thời khách hàng thanh toán ngay cho Công ty tương ứng với số hàng đã mua bằng tiền hoặc bằng séc.
- Phương thức bán hàng trả chậm: Sau khi nhận hàng, khách hàng ký giấy chấp nhận thanh toán trong thời gian thoả thuận.
2. Công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng và doanh thu bán hàng của Công ty Cổ phần Á Châu
Khâu bán hàng là khâu quyết định kết quả bán hàng của Công ty hay nói cách khác là quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian nhất định.
Chính vì lý do đó mà Công ty rất chú trọng tới công tác bán hàng, gây lòng tin đối với khác hàng và giữ uy tín của công ty là phương châm, nguyên tắc kinh doanh của Công ty trong khâu bán hàng. Công ty quản lý nghiệp vụ bán hàng cả về khối lượng hàng bán và giá bán sản phẩm hàng hoá.
Quản lý về mặt khối lượng sản phẩm xuất bán: Khi xuất bán sản phẩm hàng hoá, phòng kinh doanh có trách nhiệm viết phiếu xuất kho và hạch toán chi tiết từng loại. Qua đó phòng kinh doanh nắm chắc được tình hình biến động của từng loại, từng thứ thành phẩm cũng như biến động về tổng thể và biết được loại sản phẩm nào tiêu thụ nhanh và loại sản phẩm nào tiêu thụ chậm. Từ đó lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho kỳ sau.
Quản lý về mặt giá cả: Khi nói tới giá cả biến động thì người ta thường nghĩ ngay tới quan hệ cung cầu. Song không phải hoàn toàn như vậy, sự biến động của giá cả còn do yếu tố chủ quan về giá doanh nghiệp, giá thành của sản phẩm là căn cứ xác định giá bán sản phẩm. Để quản lý giá bán Công ty phải quản lý chặt chẽ giá thành và thường xuyên nghiên cứu biến động về giá cả ngoài thị trường để điều chỉnh kịp thời.
Quản lý về mặt chất lượng: Trước khi nhập - xuất kho sản phẩm Công ty đã tiến hành kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt. Do đó sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng tốt.
Công ty đã có kinh nghiệm quản lý nghiệp vụ bán hàng, quản lý thành phẩm rất chặt chẽ, rất hiệu quả. Do đó công tác quản lý doanh thu bán hàng cũng được thực hiện tốt.
3. Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty
3.1. Kế toán doanh thu, thuế tiêu thụ và các khoản làm giảm doanh thu.
3.1.1. Doanh thu bán hàng và tình hình theo dõi thanh toán của người mua.
Doanh thu bán hàng và công nợ của Công ty gắn chặt với quyền lợi, lợi ích trực tiếp của Công ty, nên công ty đã quản lý và theo dõi chặt chẽ, thường xuyên, liên tục. Số lượng khách hàng có mối quan hệ kinh tế với Công ty rất lớn nên việc theo dõi tình hình thanh toán của người mua trên sổ sách kế toán cũng không phải đơn giản.
Doanh thu bán hàng của Công ty đựơc chia thành 2 loại: Doanh thu bán ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ. Doanh thu bán hàng ra ngoài được tập hợp trên tài khoản 511, tương ứng với việc theo dõi tình hình thanh toán của người mua trên TK 131. Còn doanh thu bán hàng nội bộ được kế toán của Công ty theo dõi trên TK 512, tương ứng với việc theo dõi tình hình thanh toán trên TK 136 (TK 1361, TK 1368). Trong đó TK 1361 được Công ty sử dụng để phản ánh tình hình bán hàng nội bộ của Công ty. TK 1368 được Công ty sử dụng để phản ánh các khoản phát sinh của các hiệu thuộc nộp lên cho Công ty như: khoản nghĩa vụ, thuế, khấu hao, BHXH, KPCĐ.
Kế toán theo dõi doanh thu bán hàng và tình hình theo dõi thanh toán của người mua bao gồm: Kế toán hiệu thuốc và kế toán công nợ của khách hàng.
- Trường hợp bán cho khách hàng: Trong trường hợp này Công ty có 2 hình thức: bán buôn và bán lẻ. Đối với bán buôn thì khách hàng có quan hệ thường xuyên liên tục với Công ty. Đối với bán lẻ khách hàng không có quan hệ mua bán thường xuyên với Công ty mà chủ yếu là cá nhân.
Đối với trường hợp bán buôn: Kế toán theo dõi tình hình thanh toán của người mua hàng ngày trên sổ chi tiết TK 131 - "phải thu của khách hàng". Sổ chi tiết TK 131 được lập riêng cho từng khách hàng trên mỗi trang sổ. Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết của từng khách hàng để ghi vào sổ tổng hợp TK 131 (biểu số 01)
Trường hợp bán buôn Công ty gọi là bán hàng trả chậm với các khách hàng thường xuyên là các đơn vị hoặc quầy bán đại lý.
Hàng này kế toán theo dõi công nợ căn cứ vào hoá đơn GTGT đã được khách hàng chấp nhận thanh toán để ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng kế toán tính ra số liệu tổng hợp của từng khách hàng để ghi vào sổ tổng hợp TK 131.
Số dư cuối tháng
Số dư đầu tháng
Phát sinh nợ
Phát sinh có
=
_
+
VD: Căn cứ vào sổ chứng từ các khoản phải thu của hiệu thuốc Ngọc Khánh – Hà Nội trong tháng 6 có các số liệu sau:
Số dư đầu tháng: 5.492.730đ
Phát sinh nợ: 7.249.830đ
Phát sinh có: 5.483.730đ
Dư cuối tháng = 5.492.730 + 7.249.830 - 5.483.730 = 7.258.830đ
Trích sổ chi tiết các khoản phải thu của khách hàng TK 131, hiệu thuốc Ngọc Khánh – Hà Nội (biểu số 02)
Kế toán căn cứ vào sổ chứng từ để định khoản:
Nợ TK 131: 7.249.830đ
Có TK: 511 (5112): 6.904.600đ
Có TK 3331: 345.230đ
Các ghi sổ chi tiết TK 131: Nếu khách hàng mua hàng của Công ty do Công ty sản xuất thì được ghi vào cột hàng sản xuất. Nếu hàng do Công ty mua ngoài thì được ghi vào cột hàng kinh doanh. Những mặt hàng nào chịu thuế suất thuế GTGT thì được ghi vào cột thuế GTGT.
Trong tháng nếu phát sinh các nghiệp vụ thanh toán hoặc các trường hợp ghi giảm doanh thu thì kế toán ghi vào cột ứng với TK 131.
Cách ghi sổ tổng hợp TK 131 cũng tương tự như sổ chi tiết TK 131. Hình thức mẫu sổ thì giống nhưng cách ghi lại khác mỗi một khách hàng được ghi trên một dòng là số liệu được tổng hợp từ sổ chi tiết. Đối với trường hợp bán lẻ thì kế toán sẽ tổng hợp số liệu trên sổ theo dõi tình hình thanh toán của người mua, sau đó cũng ghi số liệu tổng hợp cuối cùng để ghi lên dòng bán lẻ trên sổ tổng hợp TK 131.
Số liệu tổng hợp cuối tháng là căn cứ để kế toán cung cấp cho kế toán trưởng tổng hợp vào sổ cái tài khoản theo quý.
Đối với trường hợp bán lẻ: Kế toán sẽ phản ánh doanh thu hàng hóa bán lẻ của công ty trên sổ chi tiết theo dõi các khoản thu cá nhân. Cuối tháng tính ra tổng số tiền phải thu. Từ đó kế toán tính ra số dư cuối tháng của từng khách hàng, khách hàng nào chưa trả có số dư nợ hoặc khách hàng nào đặt trước có số dư có. Số liệu tổng hợp trên sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu cá nhân cuối tháng sẽ được kế toán ghi ở dòng bán lẻ trên sổ tổng hợp TK 131 - Không được ghi vào sổ chi tiết TK 131.
Số dư cuối tháng
Số dư đầu tháng
Số tiền phải thu trên hóa đơn
Số tiền đã thu trên phiếu thu
=
+
_
VD: Bà Vân Có số dư Nợ đầu tháng bằng không
Trong tháng bà Vân mua hàng của Công ty vào ngày 15/6 với số tiền là: 9.044.805đ
Cùng ngày bà Vân thanh toán cho Công ty toàn bộ số tiền: 9.044.805đ
Số dư cuối tháng 6: 0 + 9.044.805 - 9.044.805đ = 0 đ
Nếu số dư cuối tháng của mỗi khách hàng mà < 0 thì số dư đó chính là số tiền mà khách hàng đã đặt trước.
Trích sổ theo dõi các khoản phải thu cá nhân trong tháng 6 như sau:
Sổ chi tiết theo dõi các khoản phải thu cá nhân (bán lẻ)
Tháng 6 năm 2009:
Số dư Nợ đầu tháng: 18.114.728đ
Trong đó: Ông Hiền: 11.871.400đ
Số dư Có đầu tháng: Ông Hùng: 288.800đ
IN TRẮNG
Cuối tháng số liệu tổng hợp từ sổ chi tiết TK 131 (bán buôn) và sổ theo dõi tình hình thanh toán với người mua (bán lẻ) làm căn cứ ghi vào sổ tổng hợp TK 131.
Trích (Biểu số 1) sổ tổng hợp TK 131 - Phải thu của khách hàng, tháng 6 năm 2009
* Trường hợp bán hàng nội bộ, để theo dõi tình hình công nợ kế toán sẽ phản ánh trên TK 136 (TK 1361, TK 1368). Sổ chi tiết TK 1361 được lập cho cả 8 hiệu thuốc và được kế toán hiệu thuốc đảm nhiệm việc ghi chép. Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết của từng hiệu thuốc để ghi vào sổ tổng hợp TK 1361 (biểu số 04).
VD: Ngày 11/6 hiệu thuốc Phương Mai mua hàng kinh doanh của Công ty theo hoá đơn 043029.
Trường hợp hiệu thuốc chưa thanh toán ngay mà chỉ ký xác nhận thanh toán, kế toán sẽ ghi định khoản sau:
Nợ TK 136: 94.000đ
Có TK 512: 94.000đ
Ngày 14/6 hiệu thuốc Phương Mai thanh toán tiền lương cho Công ty theo phiếu thu 137 kế toán sẽ ghi sổ:
Nợ TK 111: 7.472.300đ
Có TK 136 (1361): 7.472.300đ
Trích sổ chi tiết các khoản phải thu nội bộ TK 1361 hiệu thuốc Phương Mai, tháng 6/2009 (biểu số 3)
3.1.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng của Công ty Dược phân biệt thành doanh thu thành phẩm và doanh thu hàng hoá, đồng thời Công ty còn chia thành doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu nội bộ.
Doanh thu bán hàng được theo dõi trên tài khoản 511:
+ Doanh thu bán hàng thu tiền ngay theo phương thức bán hàng trực tiếp. Theo phương thức này khách hàng trả tiền mặt ngay sau khi nhận đầy đủ hàng. Khi đó kế toán phản ánh doanh thu và ghi sổ theo dõi thanh toán coi như người mua trả tiền trước.
Cụ thể như trên biểu số 5 sổ ghi số phiếu thu 146 ngày 15/6 bà Vân thanh toán tiền hàng với số hoá đơn 55417 với số tiền là: 9.044.805đ cùng ngày. Khi đó kế toán ghi:
Nợ TK 111: 9.044.805đ
Có TK 131: 9.044.805đ
Sau đó cuối tháng kế toán phản ánh doanh thu trên sổ tổng hợp TK 131 (lấy số liệu tổng hợp phần bán lẻ) (biểu số 01).
Nợ TK 131: 26.111.855đ
Có TK 511: 24.908.900đ
Có TK 3331: 1.202.955đ
+ Những khoản thu phát sinh theo phương thức bán hàng trả chậm. Khách hàng chưa thanh toán tiền ngay mà chỉ ký xác nhận thanh toán. Khi đó doanh thu bán hàng được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 131 (không bao gồm thuế GTGT). Cuối tháng kế toán tổng hợp doanh thu để xác định kết quả bán hàng. Cụ thể hàng sản xuất của Công ty tiêu thụ trong kỳ (biểu 01).
Nợ TK 131: 714.104.761đ
Có TK 511 (5112): 680.099.773đ
Có TK 333 (3331): 34.004.988đ
Khi khách hàng trả tiền hàng trong thời gian quy định, kế toán tiền mặt hoặc kế toán tiền gửi sẽ theo dõi trên sổ quỹ tiền mặt hoặc sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
VD: Ngày 23/6 theo sổ phiếu 170: Thu tiền bán hàng muối iốt tháng 12/1999. Kế toán tiền mặt sẽ ghi định khoản:
Nợ TK 111: 16.500.000đ
Có TK 131: 16.500.000đ
Trích bảng kê chi tiết ghi nợ TK 111, tháng 6 năm 2002 như sau:
IN TRẮNG
Số tiền bán hàng nhập quỹ sẽ được phản ảnh vào bảng kê chi tiết ghi nợ TK 111 sau đó số liệu tổng hợp được ghi vào bảng kê tổng hợp ghi nợ TK 111.
Trích bảng kê tổng hợp ghi nợ TK 111 tháng 6 như sau:
Biểu số 3: Bảng kê tổng hợp ghi nợ TK 111
Tháng 6 năm 2009
ĐVT:VNĐ
STT
TK 112
TK 131
TK 1361
TK 1368
...
1
90.727.166
2
41.037.260
3
206.978.972
4
188.020.232
....
...
...
...
...
...
Cộng
Công ty Cổ phần Á Châu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế với mức thuế suất 5%. Hầu hết các thành phẩm của Công ty đều chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT được hạch toán riêng và theo dõi trên bảng kê khai nộp thuế GTGT và trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoà dịch vụ bán ra. Khoản thuế GTGT được phản ánh cùng với doanh thu trên sổ chi tiết và tổng hợp TK 131.
Việc theo dõi đầy đủ kịp thời số thuế GTGT của hàng bán ra cũng như số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ giúp cho kế toán dễ dàng thẽo dõi và xác định doanh thu bán hàng (chưa có thuế GTGT) cũng như xác định kết quả bán hàng.
Cụ thể như ngày 21/6 Công ty xuất sản phẩm bán cho Công ty vật tư y tế Hà Nội theo HĐ số 55077. Kế toán căn cứ vào hoá đơn phiếu xuất kho ghi trên sổ chi tiết TK 131.
Nợ TK 131: 7.249.830đ
Có TK 511 (5112): 6.904.600đ
Có TK 333 (3331): 345.230đ
Thuế GTGT phải nộp của sản phẩm do Công ty sản xuất ra bán được tính bằng 5% doanh thu hàng bán ra. Thuế GTGT được ghi vào cột thuế GTGT, số tiền hàng chưa có thuế sẽ được phản ánh vào cột doanh thu chưa thuế (hoặc cột tiền hàng) cuối kỳ.
Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng:
Kế toán bán hàng phản ánh doanh thu bán hàng trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp TK 131. Doanh thu của sản phẩm hàng hoá đem trao đổi cũng được phản ánh, giống các trường hợp trên. Đồng thời kế toán căn cứ vào "Giấy đề nghị đối trừ công nợ" để đối trừ tiền hàng của số sản phẩm hàng hoá mà Công ty nhập kho trên sổ chi tiết TK 131.
Cụ thể căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết TK 131 Công ty Dược phẩm TW II - thành phố Hồ Chí Minh, kế toán ghi doanh thu của số hàng xuất kho đem trao đổi:
Nợ TK 131: 46.002.600đ
Có TK 511: 43.812.000đ
Có TK 3331: 2.190.600đ
Đồng thời căn cứ vào "Giấy đề nghị đối trừ công nợ" Kế toán ghi:
Nợ TK 331: 46.002.600đ
Có TK 131: 46.002.600đ
Số liệu này sẽ được phản ánh trên sổ tổng hợp TK 131. Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp được trên số tổng hợp TK 131, kế toán phản ánh tổng doanh thu bán hàng như sau:
Nợ TK 131: 714.104.761đ
Có TK 511 (5112): 680.099.773đ
Có TK 333 (3331): 34.004.988đ
Biểu số 4: Trích bảng kê khai nộp thuế GTGT
Tháng 6 năm 2009
ĐVT: VNĐ
TT
Chỉ tiêu kê khai
DS chưa có thuế GTGT
Thuế GTGT
1
Hàng hoá, dịch vụ bán ra
680.099.773
2
Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
680.099.773
a
Hàng hoá xuất khẩu thuế xuất 0%
b
Mức 5%
680.099.773
34.044.988
c
Mức 10%
d
Mức 20%
3
Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào
4
Số thuế kỳ trước chuyển qua
a
Nộp thừa
b
Nộp thiếu
5
Số thuế đã nộp (khấu trừ)
11.815.914
6
Số thuế đã được hoàn trả
7
Số thuế còn phải nộp
22.189.074
Cách ghi bảng kê khai nộp thuế GTGT:
+ Doanh thu chưa có thuế GTGT với số liệu được lấy trên sổ tổng hợp TK 131 phần hàng sản xuất cột doanh thu chưa thuế.
VD: Tổng số bán ra cho khách hàng = 680.099.773đ
+ Số thuế còn phải nộp được xác định = số thuế GTGT của sản phẩm bán ra - số thuế đã nộp (được khấu trừ) = 34.004.988đ - 11.815.914 = 22.189.074đ
Kế toán xác định tổng doanh thu bán hàng của tháng 6:
Tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) = 680.099.773 + 113.130.514 = 793.230.287đ
Số thuế GTGT phải nộp trong tháng = 34.004.988đ
Đồng thời kế toán ghi:
Nợ TK 131: 714.104.761đ
Nợ TK 136 (1361): 113.130.514đ
Có Tk 511: 793.230.287đ
Có TK 333 (3331): 34.004.988đ
* Các khoản làm giảm doanh thu: Trong quá trình bán hàng của Công ty Cổ phần Á Châu có phát sinh những khoản giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại.
Các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại được phản ánh trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 131, không được theo dõi trên sổ sách riêng.
Đối với trường hợp giảm giá hàng bán. Cụ thể trong tháng 6 Công ty Cổ phần Á Châu giảm giá thuốc Pred vỉ cho Công ty Dược Ba Đình - Hà Nội với số tiền 174.850đ. Căn cứ vào “Đơn đề nghị giảm giá” kế toán ghi:
Nợ Tk 532: 174.850đ
Có TK 131: 174.850đ
Cuối tháng căn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề tốt nghiệp - Kế toán bàn hàng và xác định kết quả bán hàng.doc