Chuyên đề Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Hoàn

Hiện nay Công ty áp dụng 2 phương thức bán hàng sau:

- Bán hàng thu tiền trực tiếp: Phương pháp này áp dụng với các khách hàng thanh toán ngay gồm cả bán buôn và bán lẻ song bán lẻ tại Công ty vẫn là chủ yếu.

- Bán hàng theo phương thức trả chậm (bán chịu) theo phương pháp này khách hàng có thể trả một phần hoặc nợ toàn bộ tiền hàng. Công ty sẽ ký kết hợp đồng mua hàng với khách hàng để ràng buộc pháp lý. Nếu khách hàng có nhu cầu Công ty sẽ vận chuyển hàng hóa đến cho khách sau đó thực hiện hợp đồng giao hàng cho khách hàng theo yêu cầu. Ngoài ra, Công ty còn nhận tiền ứng trước của khách hàng sau đó thực hiện hợp đồng giao hàng. Khách hàng mua theo phương thức này thường là mua với số lượng lớn (cho các công trình xây dựng lớn) hoặc là chủ các cửa hàng bán lẻ khác.

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Hoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thu bán hàng hóa, dịch vụ của đơn vị và kê vào bảng kê báo cáo thuế hàng tháng. Về hàng tồn kho: - Phiếu nhập kho: xác nhận số lượng sản phẩm, hàng hóa nhập kho của công ty, làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, và ghi sổ kế toán. - Phiếu xuất kho: theo dõi số lượng sản phẩm, hàng hóa xuất cho các bộ phận, làm căn cứ để hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm. - Thẻ kho: theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại sản phẩm, hàng hóa, làm căn cứ xác định số lượng hàng tồn kho. Về các hợp đồng: - Hợp đồng lao động: ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động, để làm căn cứ thanh toán tiền lương cho người lao động. - Hợp đồng khác: như hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng mua bán, ký kết, hợp đồng sử dụng dịch vụ… được giao cho kế toán quản lý để làm thủ thục nhận và thanh toán Về lương: - Bảng chấm công: theo dõi ngày làm việc thực tế của nhân viên, nghỉ phép, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH để làm căn cứ tính lương cho nhân viên. Bảng chấm công sẽ do trưởng phòng hành chính tính ngày công và chuyển cho kế toán tính lương. - Bảng thanh toán tiền lương: xác định số tiền nhân viên lĩnh hàng tháng dựa vào bảng chấm công. - Bảng thanh toán tiền thưởng: xác nhận số tiền thưởng của từng nhân viên dựa theo chức vụ, thâm niên công tác, quá trình làm việc của nhân viên. - Phiếu làm thêm giờ: xác nhận số giờ làm việc, ngày làm việc và số tiền để từ đó làm căn cứ tính tổng thu nhập hàng tháng của nhân viên. - Các giấy chứng nhận về BHXH, BHYT: làm căn cứ tính số ngày và số tiền được hưởng trợ cấp của BHXH và trả thay lương theo chế độ quy định. - Công ty hạch toán theo tháng, quý, năm. - Công ty kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp đích danh. 1.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại công ty Công ty hạch toán kế toán theo hầu hết hệ thống tài khoản cấp 1 ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/ CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức áp dụng trong toàn quốc ngày 01/01/1996, cùng với các tài khoản cấp 2,3 cần thiết để phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong công ty phù hợp với đặc trưng riêng của công ty. Mỗi bộ phận kế toán có nhiệm vụ theo dõi một số tài khoản nhất định. Để hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty đã thực hiện nghiêm túc quy định về việc sử dụng một số tài khoản chủ yếu như sau: TK 1111: Tiền mặt VND TK 1121: Tiền gửi VND TK 131: Phải thu của khách hàng TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ TK 156: Hàng hóa TK 214: Hao mòn TSCĐ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối TK 511: Doanh thu bán hàng TK 632: Giá vốn hàng bán TK 641: Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 911: Xác định kết quả kinh doanh 1.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán của công ty Căn cứ vào số lượng tài khoản sử dụng cũng như quy mô, đặc điểm hoạt động của công ty. Hình thức kế toán được sử dụng là hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”. Sơ đồ số 3: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ở công ty Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Với nghiệp vụ bán lẻ: nhân viên cửa hàng viết hóa đơn bán hàng hoặc ghi vào bảng kê bán lẻ (để làm căn cứ tính thuế GTGT) khi thu tiền và giao hàng cho khách. Cuối ngày nhân viên bán hàng tập hợp các hóa đơn và bảng kê bán lẻ để nộp cho kế toán để kế toán viên viết phiếu thu tiền cho thủ quỹ ký nhận và thu tiền về két. Với nghiệp vụ bán buôn: khách hàng sẽ liên hệ trực tiếp với bộ phận bán hàng viết hóa đơn GTGT, một liên chuyển cho kế toán để viết phiếu thu tiền và phiếu xuất kho. Khách hàng giữ một liên, cầm phiếu thu thanh toán cho thủ quỹ, thủ quỹ sẽ thu tiền, ký xác nhận vào phiếu thu sau đó xuống kho đưa phiếu xuất kho và hóa đơn (giá trị gia tăng đã có dấu "đã thu tiền" cho thủ kho). Thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ sẽ tiến hành xuất kho theo nội dung của hóa đơn và giữ phiếu để ghi vào thẻ kho. Các loại sổ kế toán công ty sử dụng như sau: - Sổ kế toán chi tiết - Sổ quỹ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái 1.1.5.4. Hệ thống báo cáo kế toán của công ty Các báo cáo của Công ty được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND) phù hợp với Hệ thống Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Cuối tháng bộ phận kế toán mới tập hợp số liệu để viết báo cáo kết quả kinh doanh của tháng. Bộ phận kế toán lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý và cuối niên độ kế toán nhằm phản ánh tổng quát tình hình kết quả kinh doanh của Công ty cho Giám đốc và các đối tượng ngoài Công ty. Công ty lập cả 4 báo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Cuối kỳ công ty còn lập bảng tổng hợp TSCĐ, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, báo cáo bán ra, báo cáo mua vào (theo tháng ), báo cáo chi phí bán hàng, báo cáo chi phí dịch vụ, báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2. Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Hoàn 1.2.1.1. Đặc điểm hàng hóa Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố quyết định đến công tác tiêu thụ sản phẩm là sản phẩm phải có chất lượng cao, giá bán phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu về hình thức cũng như chủng loại. Chính những yếu tố này mới khiến người tiêu dùng dễ chấp nhận những mặt hàng của công ty. Vì mặt hàng chủ yếu của công ty là bản kẽm in, mực in, cao su in, tất lô, keo láng bóng... là những sản phẩm phục vụ công việc in ấn. Do đó, cũng cần xây dựng một kế hoạch để phục vụ kịp thời cho các nhà in, các cơ sở in ấn, cám ký... đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Do đặc điểm hàng hoá của công ty, nên việc dự trữ hàng hoá cũng là rất quan trọng, để đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu quanh năm của khách hàng cũng như những tháng tăng thêm của mùa vụ. Do đó việc dự trữ, bảo quản hàng hoá cũng là rất cần thiết. Từ khi hàng hoá được mua về nhập kho phải có chế độ bảo quản trong điều kiện tốt nhất, để đảm bảo được chất lượng và khi có nhu cầu của khách hàng, thì hàng hoá được luân chuyển kịp thời, đầy đủ và đảm bảo được cả về số lượng và chất lượng. Trong cơ chế thị trường như hiện nay, luôn chứa đựng trong nó một sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Do đó, để đối mặt với thị trường các doanh nghiệp đều phải có một chiến lược tiêu thụ hàng hóa hợp lý, cần phải có một kế hoạch tiêu thụ sao cho đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do vậy, công tác lập kế hoạch là rất quan trọng và cần thiết đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất cũng như thương mại. Việc xây dựng một kế hoạch buôn bán cũng như tiêu thụ để xác định được mục tiêu của quá trình tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường lại càng đòi hỏi người quản lý phải lập ra một kế hoạch tiêu thụ cụ thể, hợp lý, chính xác nhằm phục vụ khách hàng mọi nơi, mọi lúc. Trên cơ sở đó công ty sẽ tổ chức việc tiêu thụ hàng hoá theo đúng định hướng đã định ra. Nếu công tác tiêu thụ không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị động, cung không phù hợp với cầu, quá trình kinh doanh sẽ khập khiễng, dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp. Từ đó nó sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề cần phải giải quyết như: kế hoạch về vốn, kế hoạch dự trữ hàng hoá, về lao động, tiền lương công nhân viên... khiến cho quá trình kinh doanh diễn ra bất thường sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của công ty. 1.2.1.2. Đặc điểm tiêu thụ hàng hóa Đối mặt với thị trường, các doanh nghiệp đều phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Chỉ tiêu kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng là một chỉ tiêu tài chính cho biết khả năng tiếp tục của quá trình tái sản xuất của một doanh nghiệp. Lập kế hoạch đồng nghĩa với việc đặt mục tiêu tiêu thụ hàng hoá trong kỳ, xác định được doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ, từ đó để có thể chủ động trong kế hoạch dự trữ cũng như tiêu thụ hàng hoá. Để đảm bảo tính chính xác trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, công ty đã lập kế hoạch dựa trên cơ sở thực tế tiêu thụ hàng hoá giữa các quý trong năm, cùng với đự đoán nhu cầu thị trường thực tế để điều chỉnh sao cho phù hợp lượng hàng hoá bán ra cũng như mua vào giữa các quý. Thực tế cho thấy, công việc tiêu thụ thuận lợi hơn vào những tháng cuối năm (quý 4), công việc in ấn, láng bóng các sản phẩm của các cơ sở in, các nhà in nhiều lên về số lượng. Do vậy, đòi hỏi cung cấp mực in, bản kẽm in là rất nhiều, vì thế hàng hoá của công ty cũng bán được nhiều hơn theo các đơn đặt hàng. Còn những tháng giữa năm (quý 2, quý 3) thì lượng hàng bán ra cũng chậm. Nhưng không vì thế mà công ty không lập ra một kế hoạch dự trữ hay tiêu thụ hàng hoá để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khi cần thiết của khách hàng. Một nhân tố cũng rất quan trọng quyết định đến việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cũng như dự trữ hàng hoá của công ty đó là vốn. Là một loại hình doanh nghiệp thương mại phải chấp nhận những khó khăn về vốn. Nguồn hàng hoá chưa lưu thông cũng có nghĩa là vốn vẫn nằm trong kho, việc dự trữ háng hoá đôi khi đã tạo nên một sự bế tắc về vốn. Hơn thế nữa, công ty phải chấp nhận những khoản nợ ngắn hạn hay những khoản nợ đến hạn nhưng chưa đòi được từ phía khách hàng. Vốn chưa lưu thông vì hàng hoá còn tồn kho, vốn chưa đòi được từ những khoản nợ và khi nhu cầu đòi hỏi việc dự trữ hàng hoá cũng như khi có một hợp đồng hàng hoá được ký kết, người lãnh đạo lại phải quyết định đi vay để đảm bảo vốn cho quá trình dự trữ hàng hoá, cũng như đảm bảo vòng luân chuyển của quá trình kinh doanh. Do đó, vấn đề vốn luôn là một bài toán khó đối loại hình doanh nghiệp thương mại như công ty. Việc thực hiện kế hoạch là khâu cuối cùng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty, là yếu tố tác động trực tiếp giúp cho quá trình kinh doanh của công ty được thông suốt, giải quyết được yêu cầu nhiệm vụ của công ty, cũng như nắm bắt được nhu cầu thị trường về mặt hàng nào tiêu thụ được nhiều hơn, mặt hàng nào còn ứ đọng tồn kho, từ đó giúp cho việc xây dựng một kế hoạch trong thời gian tới cũng như cố chiến lược dự trữ hàng hoá đảm bảo quá trình tiêu thụ cách thường xuyên liên tục và có hiệu quả. 1.2.2. Kế toán tiêu thụ hàng hóa tại công ty 1.2.2.1. Các phương thức bán hàng tại công ty Hiện nay Công ty áp dụng 2 phương thức bán hàng sau: - Bán hàng thu tiền trực tiếp: Phương pháp này áp dụng với các khách hàng thanh toán ngay gồm cả bán buôn và bán lẻ song bán lẻ tại Công ty vẫn là chủ yếu. - Bán hàng theo phương thức trả chậm (bán chịu) theo phương pháp này khách hàng có thể trả một phần hoặc nợ toàn bộ tiền hàng. Công ty sẽ ký kết hợp đồng mua hàng với khách hàng để ràng buộc pháp lý. Nếu khách hàng có nhu cầu Công ty sẽ vận chuyển hàng hóa đến cho khách sau đó thực hiện hợp đồng giao hàng cho khách hàng theo yêu cầu. Ngoài ra, Công ty còn nhận tiền ứng trước của khách hàng sau đó thực hiện hợp đồng giao hàng. Khách hàng mua theo phương thức này thường là mua với số lượng lớn (cho các công trình xây dựng lớn) hoặc là chủ các cửa hàng bán lẻ khác. 1.2.2.2. Các phương thức thanh toán trong bán hàng tại công ty - Đối với bán hàng thu tiền trực tiếp: khách hàng nộp tiền và kế toán sẽ viết phiếu thu, hoá đơn cho khách hàng. Hoá đơn được viết thành ba liên, một liên lưu lại, một liên giao cho thủ kho để xuất hàng, liên còn lại giao cho khách hàng. Thường thì khi bán lẻ công ty không viết phiếu xuất kho chỉ có những trường hợp như xuất biếu, bán buôn thì mới viết phiếu xuất kho. - Đối với phương thức bán hàng trả chậm: thời điểm thu tiền không xẩy ra đồng thời với thời điểm hàng xác định là tiêu thụ. Phương thức thanh toán được dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên theo hợp đồng kinh tế đã ký kết bao gồm: tiền mặt, uỷ nhiệm chi, điện chuyển tiền, séc chuyển khoản. Để tiện cho việc thanh toán công ty mở tài khoản để thanh toán tại Sở GDI - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng này đại diện cho công ty để bạn hàng có thể chuyển khoản qua ngân hàng hoặc thanh toán tiền hàng qua đường bưu điện. Thời hạn thanh toán: Thanh toán ngay một lần hoặc thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định do sự thoả thuận của hai bên (tối đa là 1 tháng sau khi người mua nhận được hàng). Công ty luôn tạo điều kiện cho khách hàng trong khâu thanh toán. Khi khách hàng nhận lô hàng tiếp theo thì thanh toán nốt số nợ của lô hàng trước hoặc thanh toán theo như thời hạn thanh toán trong hợp đồng. 1.2.2.3. Kế toán doanh thu bán hàng: Kế toán sử dụng tài khoản 511 để hạch toán doanh thu bán hàng (không có tài khoản doanh thu bán hàng chi tiết cho từng loại hàng hóa mà hạch toán chung vào TK 511). Đồng thời kế toán sử dụng sổ chi tiết bán hàng để theo dõi các nghiệp vụ bán hàng phát sinh hàng ngày theo 2 phương thức bán hàng thu tiền ngay và bán chịu. Hàng ngày nhận được các hóa đơn bán hàng (GTGT), bảng kê bán lẻ hàng hóa, phiếu thu, kế toán bán hàng sẽ vào sổ theo các chỉ tiêu: - Số chứng từ bán hàng và chứng từ thanh toán - Số tiền khách hàng đã thanh toán - Số tiền phải thu của khách hàng Căn cứ vào số liệu ghi cụ thể như sau: - Cột số hóa đơn: Ghi số trên hóa đơn GTGT - Cột ngày tháng: Ghi ngày viết hóa đơn (ngày bán) - Cột tên khách hàng: Ghi tên khách hàng hoặc tên đơn vị mua - Cột diễn giải: Ghi tóm tắt số lượng và tên hàng - Cột cộng có TK 511: Ghi tổng số tiền hàng - Cột cộng có TK 3331: Ghi số thuế GTGT phải nộp - Cột tổng số tiền thanh toán : Ghi tổng số tiền hàng và thuế GTGT - Cột chứng từ thanh toán: Ghi số và ngày trên phiếu thu - Cột ghi có TK 511 ghi nợ các tài khoản liên quan Tùy theo từng nghiệp vụ bán hàng phát sinh mà kế toán ghi sổ "chi tiết bán hàng" theo định khoản phù hợp cụ thể. Trên sổ chi tiết bán hàng tháng 7/2007 Công ty bán hàng cho Nguyễn Nam Khánh - 264 Thụy Khê theo hợp đồng số 000540 ngày 01/07, Công ty đã thanh toán tiền mặt theo phiếu thu ngày 01/07, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 111 23.760.000 Có TK 511 21.600.000 Có TK 3331 2.160.000 Đối với khách hàng là Đỗ Văn Phong khu tập thể Công binh Xuân La mua hàng chưa thanh toán theo hoá đơn 00054 ngày 20/07/07 kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 131: 62.095.000 Có TK 511: 56.450.000 Có TK 3331: 5.645.000 “Sổ chi tiết bán hàng” được trình bày theo mẫu biểu số 01. Sổ chi tiết Loại hàng N-T CT Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ghi chú SH Ngày Nợ Có Cộng “Sổ chi tiết bán hàng” là sổ tổng hợp doanh thu và là cơ sở để lập “Chứng từ ghi sổ”. ở Công ty, “chứng từ ghi sổ” được lập 5 ngày một lần vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 hoặc 31 hàng tháng sau đó từ “Chứng từ ghi sổ” ghi vào sổ cái các TK liên quan. Ví dụ để ghi vào “chứng từ ghi sổ” số 88 ta lấy số liệu ở dòng cộng (từ ngày 01/07 đến 05/07) ở “sổ chi tiết bán háng”, kế toán lập “chứng từ ghi sổ” như sau: Cty Việt Hoàn Ban hành theo QĐ số 1177 Chứng từ ghi sổ TC/QĐ/CDKT ngày 23/12/1996 Số : 88 của Bộ Tài chính Ngày 05 tháng 07 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 5/7 Thu tiền bán hàng 511 215.633.500 (từ 1-5/7) tiền thuế 333 (1) 21.563.350 GTGT đầu ra (từ 1/7 – 5/7) Cộng 111 237.196.850 Kèm theo 06 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (ký) (ký) Tương tự để ghi vào chứng từ ghi sổ số 90, 96, 99 ta cũng lấy số liệu ở “Sổ chi tiết bán hàng” để lập : Cty việt hoàn Ban hành theo QĐ số 1177 Chứng từ ghi sổ TC/QĐ/CDKT ngày 23/12/1996 Số : 90 của Bộ Tài chính Ngày 15 tháng 07 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 90 15/7 Thu tiền bán hàng 511 190.425.000 (từ 11-15/7) tiền thuế 333 (1) 19.042.500 GTGT đầu ra (từ 11/7 – 15/7) Cộng 111 290.467.500 Kèm theo 03 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (ký) (ký) cty việt hoàn Ban hành theo QĐ số 1177 Chứng từ ghi sổ TC/QĐ/CDKT ngày 23/12/1996 Số : 96 của Bộ Tài chính Ngày 20 tháng 07 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 96 20/7 Thu tiền bán hàng 511 56.450.000 (từ 16-20/7) tiền thuế 333 (1) 5.645.000 GTGT đầu ra (từ 16/7 – 20/7) Cộng 131 62.095.000 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (ký) (ký) Cty việt hoàn Ban hành theo QĐ số 1177 Chứng từ ghi sổ TC/QĐ/CDKT ngày 23/12/1996 Số : 99 của Bộ Tài chính Ngày 31 tháng 07 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 99 31/7 Thu tiền bán hàng 511 350.950.000 (từ 25-31/7) tiền thuế 333 (1) 35.095.000 GTGT đầu ra (từ 25/7 – 35/7) Cộng 111 386.045.000 Kèm theo 10 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (ký) (ký) Từ các chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái TK 511 - Doanh thu bán hàng. Sổ cái TK 511 - “Doanh thu bán hàng” Tháng 7 năm 2007 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK Đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 5/7 88 5/7 DT bán hàng 111 215.633.500 15/7 90 15/7 DT bán hàng 111 190.425.000 20/7 96 20/7 BH chưa thu tiền 131 56.450.000 31/7 99 31/7 DTbán hàng 111 350.950.000 K.chuyển DT thuần 911 813.458.500 Cộng 813.458.500 813.458.500 1.2.2.4. Kế toán các khoản làm giảm doanh thu : Kế toán Công ty không thực hiện hạch toán nghiệp vụ chiết khấu bán hàng mà chỉ hạch toán nghiệp vụ giảm giá hàng bán và hàng trả lại. Trong tháng 07 năm 2007 không có nghiệp vụ giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại nào phát sinh tại Công ty. Trên thực tế hai nghiệp vụ này rất ít xẩy ra tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Hoàn. Vì hàng hóa nhập kho, xuất kho đều được kiểm tra rất kỹ lưỡng và chỉ những sản phẩm nào tốt, đủ chất lượng mới được xuất bán cho khách hàng. Mẫu số : 01/GTGT Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------- Tờ khai thuế giá trị gia tăng Tháng 7 năm 2007 (Dùng cho cơ sở tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ) Mã số : 0100112325 Tên cơ sở : Công ty TNHH ĐT TM Việt Hoàn Địa chỉ : 299 Hoàng Văn Thụ - H.Mai - HN TT Chỉ tiêu kê khai Doanh số (chưa có thuế GTGT) Thuế GTGT 01 02 03 04 1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra 813.458.500 81.345.850 2 Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT 813.458.500 81.345.850 a Hàng hoá, xuất khẩu thuế xuất 0% b Hàng hoá, dịch vụ thuế xuất 5% c Hàng hoá, dịch vụ thuế xuất 10% 813.458.500 81.345.850 d Hàng hoá, dịch vụ thuế xuất 20% 3 Hàng hoá, dịch vụ mua vào 612.566.300 61.256.630 4 Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào 61.256.630 5 Thuế GTGT được khấu trừ 20.089.220 6 Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái (-) trong kỳ (tiền thuế 2-5). 7 Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua a Nộp thiếu b Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ 30.415.250 8 Thuế GTGT đã nộp trong tháng 9 Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng 10 Thuế GTGT phải nộp háng này - 10.326.030 Số tiền phải nộp : (Ghi bằng chữ) ................................................................................. Xin cam đoan số liệu khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lýtheo pháp luật. HN, ngày 3 tháng 08 năm 2007 T/M cơ sở (ký tên, đóng dấu) Bảng kê hoá dơn, chứng từ hàng hoá Mẫu số : 01/GTGT Dịch vụ bán ra (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khê khai hàng hoá) Tháng 7 năm 2007 Tên cơ sở : Công ty TNHH ĐT TM Việt Hoàn Địa chỉ : 299 Hoàng Văn Thụ – Hoàng Mai - HN Chứng từ Tên khách hàng Mã số thuế Doanh số bán ra chưa có thuế Thuế GTGT Ghi chú Số Ngày ............ ....... .................................... 000543 3/7 Công ty Hồn Sáng - Đông Anh 95.040.000 9.504.000 000543 4/7 Ngô Văn Kiện- Số 1 Võng Thị 20.617.500 2.061.750 ........... .......... ................................. 000551 24/7 Nguyễn Thị Kết – Xóm Duệ Cầu Giấy 25.160.000 2.516.000 000552 24/7 Nguyễn Văn Kiện – Cụm 1 Nhật Tân 19.870.000 1.978.000 ........... .......... ................................ 000557 30/7 Nguyễn Văn Báo – Nhật Tân 14.250.000 1.425.000 000558 31/7 Nguyễn Văn Hải – TX Vĩnh Phúc 21.490.000 2.149.000 000559 31/7 Nguyễn Văn Khánh – Số 9 – Nguyễn Thiệp 27.040.000 2.704.000 Tổng cộng 813.458.500 81.345.850 Ngày 03.tháng 08 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký tên) (ký tên) Các nghiệp vụ về thuế GTGT khi nhập hàng, bán hàng đã được trình bày ở cá phần trên. Kế toán thực hiện xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ theo định khoản : Nợ TK 3331 : thuế GTGT phải nộp. Có TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ. Khi nộp thuế vào ngân sách, kế toán phải phản ánh số thuế đã nộp theo định khoản: Nợ TK 3331 : thuế GTGT phải nộp. Có TK 111, 112 – số tiền thuế GTGT phải nộp. 1.2.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 1.2.3.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp * Kế toán chi phí bán hàng Để phục vụ cho việc bán hàng, Công ty đã chi ra các khoản phải trả cho những chi phí phát sinh liên quan đến bán hàng. Để hạch toán và quản lý các chi phí này nhằm xác định chính xác chi phí phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán bán hàng phải sử dụng TK 641 - chi phí bán hàng để phản ánh, chi phí bán hàng ở Công ty thường phát sinh bao gồm: - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên giao hàng bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ... - Chi phí bằng tiền khác: Chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng như: Chi tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí chào hàng, chi phí bảo hành sản phẩm... Để tập hợp chi phí bán hàng phát sinh hàng ngày, kế toán bán hàng mở sổ chi tiết tài khoản 641, các khoản chi phí bán hàng được tính toán tổng hợp cho toàn bộ hoạt động bán sản phẩm chứ không phân cho từng nhóm, từng loại sản phẩm. Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí này phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh. Từ sổ chi tiết TK 641 kế toán lập chứng từ ghi sổ (5 ngày một lần) theo định khoản: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK liên quan (111, 334, 338,...) Cuối tháng kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 - Xác định kết qủa kinh doanh. Nợ TK 911: 8.892.000 Có TK 641: 8.892.000 Sổ chi tiết TK 641 Tháng 7 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày 112 3/7 Vận chuyển hàng sang Đông Anh 111 200.000 113 31/7 Vận chuyển hàng T.xã Vĩnh Phúc 111 180.000 ... ... 115 9/7 Mua chè + thuốc tiếp khách 215.000 117 21/7 Chi mua chậu cây cảnh trang trí cửa hàng trưng bày 111 1.620.000 ... ... .... Tổng cộng 8.892.000 * Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Để tập hợp các chi phí phát sinh thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp và dùng sổ chi tiết TK 642 ghi theo định khoản: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK liên quan ở Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt Hoàn, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ bao gồm các khoản: - Tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), các khoản phụ cấp giám đốc, nhân viên quản lý. -Giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý như: Bàn ghế, điện thoại, giấy bút, mực... Sổ chi tiết TK 642 Tháng 7 năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày 316 320 330 ... 335 ... 346 5/7 15/7 19/7 ... 20/7 ... 30 Chi tiếp khách Chi đặt báo Mua giấy, bút, sổ .......................... Chi tiền điện thoại .......................... Chi lương 111 111 111 ... 111 ... 111 569.500 620.000 380.000 ... 538.500 ... 8.650.000 Tổng cộng 11.033.750 - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như nhà làm việc, kho tàng, cửa hàng... - Các khoản giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi. - Các khoản thuế, lệ phí như: Thuế nhà đất... - Các chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, nước, điện thoại, tiền thuế đất... - Chi phí bằng tiền khác: chi phí tiếp khách, công tác phí, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn. Kế toán không mở TK cấp 2, mà tập hợp chung các khoản chi phí trên vào TK duy nhất là 642. Cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không phân bổ riêng cho từng nhóm loại sản phẩm, cuối tháng kết chuyển toàn bộ sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Sổ chi tiết TK 642 ghi các khoản chi phí phát sinh theo định khoản nợ TK 642, có các tài khoản liên quan (111, 214, 334, 338,...) Từ sổ chi tiết TK 642 kế toán lập chứng từ ghi sổ (5 ngày một lần) theo định khoản: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK liên quan (111, 333, 334, 338, 214, 153,...). Cuối tháng kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 : 11.033.750 Có TK 642 : 11.033.750 1.2.3.2. Kế toán xác định kết quả bán hàng: Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV1058.DOC
Tài liệu liên quan