MỤC LỤC
TT Danh mục Trang
01 Lời cảm ơn 1
02 Mục lục 2
03 Danh mục bảng biểu 3
04 Danh mục sơ đồ, hình vẽ 3
05 Danh mục các từ viết tắt 4
06 Phần mở đầu 5
07 Chương 1: Tóm lược một số vấn đề l luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 7
08 1.1. Một số khái niệm cơ bản về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm. 7
09 1.2. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài. 10
10 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Cty TNHH Sumidenso Việt Nam 16
11 2.1. Các phương pháp nghiên cứu 16
12 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty 18
13 Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Cty TNHH Sumidenso Việt Nam 27
14 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 27
15 3.2. Các quan điểm giải quyết những tồn tại 28
16 3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Cty TNHH Sumidenso Việt Nam 30
17 Kết luận 35
18 Các phụ lục 37
19 Tài liệu tham khảo 47
20 Nhận xét của đơn vị thực tập 48
49 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm hệ thống dây điện xa ô tô tại công ty TNHH Sumidenso Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế toán chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm
(*) Chứng từ kế toán
Các chứng từ sử dụng liên quan đến việc hạch toán chi tiết kế toán chi phí sản xuất sản phẩm thường dùng:
- Phiếu yêu cầu xuất vật tư
- Phiếu xuất kho
- Lênh sản xuất
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương
- Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
- Bảng tập hợp chi phí tính giá thành sản xuất sản phẩm
(*) Phương pháp kế toán chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm
Việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm là việc theo dõi ghi chép thường xuyên, liên tục sự biến động của từng lô hàng hóa, từng mã khách hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp về số lượng và cả về mặt giá trị của sản phẩm.
1.2.1.2.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm
Để hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
-Tài khoản 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở sổ chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất).
- Tài khoản 622 : « Chi phí nhân công trực tiếp »
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
- Tài khoản 627: “Chi phí sản xuất chung”
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
- Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Sau khi đã tập hợp chi phí như là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán (tháng, quý) phải kết chuyển vào bên nợ của TK154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 phải được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành.
1.2.2. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam:
- Nghiên cứu đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
- Công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty: là một trong những giải pháp tối ưu cho vấn đề này là doanh nghiệp phải chú ý tới công tác quản lý chi phí sao cho đạt hiệu quả tốt nhất nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Xuất phát từ vai trò đặc điểm của chi phí sản xuất sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty:
+ Về chứng từ sử dụng trong công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty
+ Kế toán chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty
+ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
DÂY XE ÔTÔ THEO LÔ HÀNG YB.05 TẠI
CÔNG TY TNHH SUMIDENSO VIỆT NAM
2.1. Các phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp điều tra ,phỏng vấn
* Đối tượng
Phỏng vấn kế toán trưởng: Đào Quang Thuật ( Bảng biểu 2-1)
Phỏng vấn kế toán tổng hợp: Nguyễn Thu Thủy (Bảng biểu 2-2)
Phỏng vấn kế toán: Lê Thị Hồng Ngát (Bảng biểu 2-3)
* Mục đích
Phương pháp điều tra phỏng vấn được sử dụng trong chuyên đề để phục vụ cho ciệc tìm hiểu tổng quan về đặc điểm hoạt động,tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh,tổ chức công tác kế toán, đặc điểm và công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam.
* Nội dung
Phương pháp điều tra phỏng vấn là phương pháp dùng để thu thập các dữ liệu theo mục đích nghiên cứu. Phương pháp yêu cầu người được điều tra phỏng vấn phải lựa chọn những câu trả lời hoặc trình bầy về vấn đề cụ thể nào đó theo nội dung của câu hỏi. Ngoài ra,từ phương pháp này em cũng đã tìm hiểu được quy trình kế toán hạch toán ban đầu, quá trình luân chuyển chứng từ, quá trình hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm và các sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp được theo dõi trong phần kế toán chi phí sản xuất sản phẩm.
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn ( trắc nghiệm và phỏng vấn)
Bước 2: Gửi phiếu điều tra
Bước 3: Thu phiếu điều tra
Bước 4: Tổng hợp phiếu điều tra
* Kết quả:
Qua các phiếu điều tra đã phát tổng hợp phiếu điều tra (Bảng biểu 2-4)
2.1.2. Phương pháp quan sát thực tế
Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp tiếp cận, thực hành với chuyên đề thực tế cần thiết nghiên cứu, từ đó rút ra được các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề đó.
Qua phương pháp quan sát thực tế em đã tìm hiểu các nội dung sau:
* Đối tượng quan sát:
Chứng từ (các phiếu xuất kho, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ chi phí chung …)Sổ chi tiết và tổng hợp theo dõi các chi phí sản xuất cho từng sản phẩm.
* Nội dung tìm hiểu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm dây và cáp điện:
Quy trình sản xuất sản phẩm dây và cáp điện, quá trình kế toán lập các chứng từ chi phí có phát sinh, quá trình luân chuyển chứng từ và quá trình kế toán ghi chép các sổ sách báo cáo chi tiết,tổng hợp có liên quan.
*Sổ sách báo cáo kế toán chi phí sản xuất sản phẩm: Qua quan sát thực tế,em nhận thấy quá trình ghi chép, theo dõi các chi phí phát sinh dùng cho sản xuất tương đối đầy đủ, các báo cáo được thể hiện kịp thời, chính xác, kế toán ngay tại thời điểm phát sinh.
*Kết quả thu được: Một số chứng từ phát sinh trong tháng 2/2010
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
* Đối tượng nghiên cứu:
Chi phí sản xuất là gì? Quá trình sử dụng các chi phí sản xuất sản phẩm đối với sản xuất như thế nào?
* Nội dung nghiên cứu:
Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất sản phẩm.
* Sổ sách, báo cáo:
Các chứng từ sổ sách ghi chép, báo cáo theo đúng mẫu quy định của bộ tài chính ban hành.
* Kết quả thu được:
Những thông tin cần thiết có liên quan tới kế toán chi phí sản xuất phục vụ cho việc viết báo cáo chuyên đề.
2.2. Kết quả phân tích thực trạng kế toán NVL
2.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty tại Công ty THHH Sumidenso Việt Nam
2.2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Tại Công ty bộ máy kế toán được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, mỗi bộ phận sẽ thực hiện một chức năng nhất định để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tổ chức mọi công việc kế toán để thực hiện đầy đủ có cơ sở chất lượng những nội dung công việc của từng bộ phận kế toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 2-5)
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Sumidenso Việt nam gồm có 08 người dưới sự chỉ đạo của 01 kế toán trưởng và 07 nhân viên, mỗi người đảm nhiệm một nhiệm vụ.
Trưởng phòng kế toán: Kế toán trưởng giữ chức vụ cao nhất trong phòng kế toán, phụ trách với trách nhiệm cao nhất. Trực tiếp chỉ đạo 7 nhân viên, ký các lệnh thu, chi, giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn GTGT của Công ty, chỉ đạo thực hiện phương thức hạch toán, tham mưu tình hình tài chính thông tin kịp thời cho Giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán tiền lương kiêm kế toán tài sản cố định: Hàng tháng kế toán có nhiệm vụ tính lương cho CNV ở Công ty, đồng thời phải tính BHXH, BHYT và KPCĐ cho từng CNV. Về TSCĐ phải theo dõi tình hình khấu hao TSCĐ và giá trị của TSCD trong công ty.
Kế toán theo dõi NVL, giá thành sản phẩm, XDCB: Chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất, nhập NVL, theo dõi lượng còn tồn kho để phân bổ cho riền từng con tàu, từ đó làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm phụ trách bao quát tất cả các số liệu tiền lương, TSCĐ, NVL, giá thành, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài khoản công nợ. Để có thể cung cấp các số liệu bất cứ lúc nào một cách chính xác cho trưởng phòng kế toán hay Ban Giám Đốc.
Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ phụ trách xuất nhập tiền mặt và lượng tiền mặt còn tồn trong quỹ và kiêm luôn thủ quỹ.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của số lượng tiền trong ngân hàng.
Kế toán công nợ: Chuyên theo dõi các chứng từ liên quan đến phải thu phải trả TK 131, TK 331, TK 141…
2.2.1.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
*) Các chính sách kế toán chung:
- Công ty áp dụng và tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành và có liên quan. Chế độ kế toán công ty đang áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính.
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: đồng Việt Nam (VND)
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm.
- Kỳ kế toán: theo quý
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng và được trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính.
*) Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
- Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, gồm:
Chỉ tiêu lao động tiền lương, Chỉ tiêu hàng tồn kho, Chỉ tiêu bán hàng,Chỉ tiêu tiền tệ, Chỉ tiêu TSCĐ.
- Lập chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công ty đều lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chứng từ kế toán của Công ty được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.
- Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán của Công ty được lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều tập trung vào bộ phận kế toán của Công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
(*) Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:
Áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính.
Xuất phát từ đặc điểm yêu cầu tình hình hoạt động SXKD, hiện nay Công ty CP CNTT Hải Dương đang sử dụng hình thức kế toán Nhật k chứng từ (Phụ lục 2-6). Sổ sách kế toán gồm:
Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, TSCĐ, khấu hao TSCĐ.
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.
*) Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
- Kỳ lập báo cáo tài chính năm
Công ty báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.
Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính, hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm gồm:
- Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B 09 - DN
2.2.1.3. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty
*) Phân loại chi phí:
Công ty Sumidenso Việt Nam hiện nay đang tiên hành phân loại chi ohis sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
Cách phân loại này cũng còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ chi phí được chia ra thành các khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
*) Đối tượng tập hợp chi phí:
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên, quan trọng của việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và giai đoạn tính giá thành. Việc phân chia này do sự khác nhau về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm (phân xưởng, tổ, đội) khác nhau và có thể liên quan đến nhiều loại sản phẩm hay thực hiện các loại dịch vụ khác nhau. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm qui trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lí chi phí của doanh nghiệp mới tạo điều kiện để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm dây xe ôtô tại Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam
2.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
*) Chứng từ sử dụng:
- Các phiếu xuất kho nguyên vật liệu
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
*) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty kế toán không theo dõi chi tiết theo tài khoản cấp 2 mà chỉ theo dõi trực tiếp cho từng lô hàng sản xuất rồi ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu tài khoản đối ứng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tài khoản 152.
*) Quá trình hạch toán kế toán:
Nguyên vật liệu sử dụng tại công ty cho sản xuất gồm nhiều loại vật tư, nhiều loại có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất.
Về nguyên vật liệu chính có dây điện, nhựa, băng dính, cao su, …
Về vật liệu phụ có xăng dầu, mác sản phẩm, keo, …
Nguyên vật liệu của xí nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (từ 68% đến 75% tổng chi phí sản xuất trong kỳ).
Tại thời điểm này Công ty cũng đang sản xuất dây xe ô tô nên nguyên vật liệu tực tiếp chủ yếu cho lô hàng này là các loại dây Halogen, mút xốp, ....
Công ty dùng phương pháp bình quân gia quyền là đến cuối tháng mới tính được giá bình quân gia quyền nên khi xuất kho, trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng. Đến cuối tháng, Kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho và ghi vào cột đơn giá, cột thành tiền trên phiếu xuất kho. Mẫu phiếu xuất kho thể hiện trên phụ lục 2-7.
Theo phương pháp bình quân gia quyền thì:
Giá trị nguyên vật liệu i sử dụng trong tháng
=
Số lượng nguyên vật liệu i xuất dùng trong tháng
´
Đơn giá bình quân nguyên vật liệu i
Đơn giá bình quân
nguyên vật liệu i
=
Giá trị thực tế tồn đầu đầu tháng
Số lượng tồn đầu tháng
+
+
Giá trị thực tế nhập trong tháng
Số lượng nhập trong tháng
Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty được thực hiện trên TK621, chi tiết cho từng đơn đặt hàng.
Để đơn giản hoá công tác kế toán, kế toán tại Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm chi phí chi phí nguyên vật liệu chính, và chi phí vật liệu phụ. Các chi phí này được tập hợp trực tiếp cho các đơn đặt hàng còn phần chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho nhiều đơn đặt hàng thì đưa vào chi phí sản xuất chung . Xuất phát từ điều này, phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phương pháp trực tiếp: nguyên vật liệu sử dụng cho đơn đặt hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó.
Dựa vào giá bình quân gia quyền và số lượng ghi trên phiếu xuất kho, cuối tháng kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng theo từng đơn đặt hàng. Phụ lục 2-8
Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (Bảng phân bổ số 2) phản ánh giá trị công cụ - dụng cụ xuất kho trong tháng đã được phân bổ cho từng đối tượng sử dụng (ghi có TK152 - chi tiết tiểu khoản, có TK153, ghi nợ các TK liên quan) theo phụ lục 2-9.
Cuối tháng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được kết chuyển sang TK154 để tính giá thành. Chẳng hạn:
Nợ TK154 (chi tiết theo đơn đặt hàng) : 5 724 275 097
Có TK621 (chi tiết theo đơn đặt hàng) : 5 724 275 097
2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty
*) Chứng từ sử dụng:
- Các bảng chấm công, bảng thanh toán lương
- Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương
*) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tại công ty kế toán không theo dõi chi tiết theo tài khoản cấp 2 mà chỉ theo dõi trực tiếp cho từng lô hàng sản xuất rồi ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu tài khoản đối ứng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tài khoản 334, 338,…
*) Quá trình hạch toán kế toán:
Chi phí nhân công trực tiếp ở Cty TNHH Sumidenso Việt Nam bao gồm: Tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCÐ. Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Với lương trả theo thời gian: Căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc và hiệu quả sản xuất để làm cơ sở tính lương theo thời gian.
Ðối với lương trả theo sản phẩm: Công ty căn cứ vào đơn giá tiền lương đã xây dựng và số đơn vị sản phẩm hoàn thành ở mỗi công đoạn sản phẩm.
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của Công ty hàng tháng dựa vào kết quả lao động, khối lượng sản phẩm, công đoạn đã hoàn thành, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, từ đó tính ra tổng tiền lương phải trả cho công nhân lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương kế toán tiến hành tính BHXH, BHYT,BHTN, KPCÐ theo tỷ lệ quy định 20% tính vào chi phí sản xuất. Cuối kỳ tính toán trực tiếp hay phân bổ chi phí nhân công trực tiếp chuyển cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành.
Tổng tiền lương phải trả công nhân viên tháng 02 năm 2010 là: :
Lương nhân công trực tiếp sản xuất là: 853.852.600đồng
Lương nhân viên phân xưởng là: 129.389.600đồng
Lương bộ phận quản lý doanh nghiệp là: 193.609.600đồng
Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, thanh toán tiền làm đêm… kế toán tập hợp chứng từ theo đối tượng sử dụng, tính toán tiền để ghi vào Bảng phân bổ số 1 (bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội – phụ lục 2-10) theo dòng phù hợp với cợt ghi có TK334. Chẳng hạn:
Nợ TK622 : 853852600
(Trong đó: YB 05 : 18574347)
Có TK334 : 853852600
Nợ TK 622.YB05 : 1362686
Có TK3382 : 375089
Có TK3383 : 871409
Có TK3384 : 116188
2.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
*) Chứng từ sử dụng:
- Các chứng từ lien quan đến chi phí phục vụ sản xuất sản phẩm
- Bảng phân bổ chi phí
*) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Tại công ty kế toán không theo dõi chi tiết theo tài khoản cấp 2 mà chỉ theo dõi trực tiếp chi phí phân bổ cho từng sản phẩm, cho từng lô hàng sản xuất rồi ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu tài khoản đối ứng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tài khoản 111, 112, 241, ….
*) Quá trình hạch toán kế toán:
Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK627 chung cho toàn Xí nghiệp
Khi chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp số liệu vào Bảng phân bổ tiền lương, Bảng phân bổ vật liệuvà công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, các Sổ chi tiết hứng từ liên quan. Sau khi tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất chung , cuối tháng tiến hành phân bổ cho các đơn đặt hàng, phát sinh trong tháng:
Nợ TK 627 : 2.161.001.027
Có TK 214 : 1.523.032.568
Có TK 152, 153: 482.578.700
Có TK 334,338 : 138.791.102
Có TK 111,112...: 16.598.657
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là theo đơn đặt hàng, kỳ hạch toán theo tháng nên việc kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang đơn giản hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Cuối tháng, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đó là giá trị sản phẩm dở dang. Cuối kỳ sau khi đã tập hợp tất cả chi phí sản xuất sản phẩm xong kế toán kết chuyển sang TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang( Phụ lục 2-11). Đối ứng Nợ TK 154 với Có TK 621, 622, 627 của đơn đặt hàng đó . Việc tính giá thành chỉ thực hiện khi toàn bộ đơn đặt hàng đã hoàn thành. Tổng giá trị sản phẩm dở dang của tất cả các đơn đặt hàng là tổng giá trị sản phẩm dở dang của toàn Công ty trong tháng.
CHƯƠNG 3
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SUMIDENSO VIỆT NAM
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam
3.1.1 Ưu điểm:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy của Công ty: Với hình thức tổ chức kế toán tập trung, bộ máy kế toán đã phát huy hiệu quả của mình trong việc tăng cường quản lý hạch toán . Nhân viên có trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm tương đối vững, nhiệt tình với công việc đã tạo điều kiện tốt cho công tác hạch toán. Việc phân công, phân nhiệm giữa các phần hành kế toán rành mạch, rõ ràng đã tạo điều kiện tốt cho việc phối hợp giữa các phần hành, nâng cao chất lượng thông tin hạch toán kế toán.
Thứ hai, về hệ thống sổ kế toán.: Công ty hạch toán theo hình thức kế toán là Nhật ký - chứng từ đã đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, chính xác do đặc điển của hình thức này là kết hợp được hạch toán theo thời gian và hạch toán theo thời gian và theo hệ thống trên trên cùng một sổ là Nhật ký – chứng từ. Các sổ sách tuân theo qui định của Bộ Tài chính. Chứng từ kế toán được tổ chức luân chuyển hợp lý với hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ được cung cấp kịp thời đã giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có đầy đủ thông tin để có được các quyết định đúng đắn.
Thứ ba, về kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm: Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng được sản xuất. Đây là một điều hợp lý, xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh trong công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng với qui trình công nghệ khép kín, chế biến liên tục. Chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho các đơn đặt hàng còn chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo tiêu thức lựa chọn. Giá thành sản phẩm được tính cho từng đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp đã giúp cho việc tính giá thành đơn giản hơn, đầy đủ và đúng đắn. Kỳ tính giá thành vào cuối tháng là hợp lý, phục vụ tốt công tác báo cáo.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân:
- Chi phí phải trả là những khoản chi trong kế hoạch của toàn công ty cần phải trích trước để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh đẻ đảm bảo không có sự đột biến lớn trong giá thành sản phẩm khi các chi phí này phát sinh. Các chi phí phải trả bao gồm: tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, lãi tiền vay chưa đến hạn trả, chi phí dịch vụ mua ngoài… Tuy nhiên, Xí nghiệp lại không thực hiện trích trước các khoản này.
Hệ thống sổ sách tính giá thành còn đơn giản, kế toán chưa mở phiếu tính giá thành riêng cho từng đơn đặt hàng. Những đơn đặt hàng liên quan đến nhiều tháng thì quá trình theo dõi sẽ phức tạp, ghi chép trên nhiều trang sổ. Số dư đầu tháng ở các phần tính giá thành của các đơn đặt hàng là số tổng cộng, không tách ra thành từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Muốn theo dõi, kế toán lại phải xem lại những trang sổ trước đó.
Việc phân bổ tất cả chi phí sản xuất chung theo sản lượng là chưa hợp lý bởi lẽ trong chi phí sản xuất chung có nhiều loại: chi phí về nhân công, chi phí về nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ…Do đó, nếu phân bổ theo cùng một tiêu thức sẽ không thấy được ảnh hưởng của mỗi loại chi phí đến giá thành của các đơn đặt hàng khác nhau.
3.2. Quan điểm về hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam
3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm
Hạch toán chính xác chi phí sản xuất có nghĩa là doanh nghiệp ghi nhận đầy đủ các chi phí phải chi ra để thu được những khoản lợi nhuận cho tương lai. Nếu khoản hao phí này được hạch toán chính xác thì mới làm cơ sở cho việc tính đúng khoản lợi mà doanh nghiệp thu được. Để làm được điều này, trong kế toán tuân thủ nguyên tắc: “chỉ ghi nhận các khoản thu nhập chắc chắn xảy ra nhưng được phép ghi nhận tất cả các khoản chi phí có thể phát sinh”.
Hạch toán chính xác chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tuân thủ các qui định của nhà nước liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất như phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, hệ thống sổ sách…
Hạch toán chính xác chi phí sản xuất còn là cơ sở tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm rất nhạy cảm đối với những người quản lí và những người quan tâm khác, bởi lẽ, nhìn vào đó người ta có thể biết được là lợi nhuận trong năm này, quý này, tháng này thu được bao nhiêu trên một đơn vị sản phẩm. Mặt khác, chỉ tiêu tổng giá thành còn thể hiện là giá vốn mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi tiêu thụ sản phẩm, từ đó xác định lợi nhuận gộp thu được khi tiêu thụ sản phẩm.
Nhận thức được điều này, Công ty luôn củng cố và hoàn thiện mọi mặt về tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ, tổ chức công tác kế toán… nhất là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của đơn đặt hàng.
3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những tư tưởng chỉ đạo có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Sau đây là một số yêu cầu chủ yếu:
Thứ nhất: Phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp và tiêu thức phân b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Hệ thống dây điện xe ô tô tại Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam.doc