LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN 2
1. 1. CHI PHÍ SẢN XUẤT. 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Vị trí của việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất chế biến. 2
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất, chế biến. 4
1.2 NỘI DUNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN. 4
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất trong hoạt động kinh doanh. 4
1.2.1.1 . Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. 4
1.2.1.2. Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: 6
1.2.1.3. Phân loại chi phí theo cách tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm lao vụ. 7
1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với các khoản mục trên báo cáo tài chính. 8
1.2.1.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh. 8
1.2.1.6. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. 9
1.2.2. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. 9
1.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí: 10
1.3. Quy trình kế toán chi phí sản xuất kinh doanh. 12
1.3.1. . Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 12
1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 13
1.3.3. Chi phí sản xuất chung 15
1.3 GIÁ THÀNH 18
1.3.1 Khái niệm 18
1.3.2 Phân loại giá thành. 19
1.3.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. 19
1.3.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. 20
1.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 20
1.3.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn: 21
1.3.3.2. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ. 21
1.3.3.3. Phương pháp hệ số. 22
1.3.3.4. Phương pháp tỷ lệ. 22
1.3.3.5. Phương pháp đơn đặt hàng. 23
1.3.3.6. Phương pháp phân bước. 23
1.3.3.7. Phương pháp định mức. 24
1.3.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản xuất của sản phẩm. 25
1.3.5 Lập bảng tính giá thành của sản phẩm. 26
CHƯƠNG2 28
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THAN HÀ TU 28
2.1 Chi phí sản xuất và các cách phân loại phổ biến 28
a. Chi phí sản xuất 28
b. Phân loại chi phí: 28
2.2. Tổ chức kế toán tâp hợp chi phí sản xuất ở Công ty Than Hà Tu 30
2.2.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 30
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 31
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 31
b. Chi phí nhân công trực tiếp : 32
c. Chi phí sản xuất chung 34
2.3 - Tính giá thành sản phẩm 36
CHƯƠNG 3 41
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY THAN HÀ TU 41
Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Than Hà Tu. 41
LỜI CẢM ƠN 45
47 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Than Hà Tu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”, TK627 “ Chi phí sản xuất chung” để tập hợp chi phí sản xúât phát sinh trong kỳ.
- Sử dụng TK154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” vừa phản ánh vốn sản phẩm dở dang vừa tính giá thành sản xuất của sản phẩm .
- Sử dụng TK155 “ Thành phẩm” để phản ánh thành phẩm tồn kho .
- Theo phương pháp kê khai thường xuyên viêc ghi chép tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng được tiến hành một cách thường xuyên liên tục trên cơ sở các chi phí theo khoản mục đã tập hợp được trong kỳ, cuối kỳ tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất từ các tài khoản tâp hợp chi phí sản xuất sang tài khoản tinh giá thành sản phẩm là Tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hơp chi phí để tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong kỳ phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.Việc tập hợp chi phí sản xuất vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” ở mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, tuy nhiên theo trình tự chung sau:
- Tập hợp và phân bổ chi phí trực tiếp
- Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
- Đánh giá sản phẩm dở dang trong kỳ
Dưới đây là sơ đồ tập hợp chi phí trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
TK 111 TK 152,153 TK 621 TK 154
K/c chi phi
NVLTT TK152 VL,PL nhập kho TK 334,335,338 TK 622
K/c CP
TK142 NCTT TK 632
TK 155
Zspht Z TP
K/c CP N.Kho Xuất bán
TK 214 SXC
TK157
TP TP
gửi bán gửi bán
TK 331 Tiêu thụ ngay
Quy trình kế toán chi phí sản xuất kinh doanh.
. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay.
Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ. Tài khoản này phải mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tính giá thành.
- Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+ Vật liệu xuất kho dùng vào SX sản phẩm, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho hoặc bảng phân bổ vật liệu sử dụng vào sản xuất trong kỳ để ghi:
Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Có TK 152 “ Nguyên vật liệu” hoặc TK 611 “ Mua hàng” ( phương pháp kiểm kê định kỳ).
+ Vật liệu mua ngoài đưa thẳng vào sản xuất sản phẩm, kế toán căn cứ vào hoá đơn người bán ghi:
Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nợ TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”(thuế GTGT khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331, ...
+ Vật liệu chưa sử dụng hết vào sản xuất sản phẩm và phế liệu thu hồi hết trong quá trình sản xuất sản phẩm được đánh giá để nhập kho, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng định khoản:
Nợ TK 152 “ NVL” hoặc TK 611 “ Mua hàng”(phương pháp KKĐK)
Có TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ sang tài khoản tính giá thành kế toán ghi:
Nợ TK 154 “ CPSXKDDD” ( nếu sử dụng phương pháp KKTX)
Nợ TK 631 “ Giá thành sản xuất” (nếu sử dụng phương pháp KKĐK)
Có TK 621 “ CPNVLTT”
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK152 TK621 TK152
xuất kho sử dụng VL sử dụng thừa nhập kho
TK111,112 TK154
Mua về dùng ngay K/c vào TK tính giá thành
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như: tiền lương, tiền công,các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT,KPCĐ và chi phí theo quy định.
Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng giá thành.
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
+ Căn cứ bảng tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 334 “ Phải trả công nhân viên”
+ Căn cứ vào bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 622 “ CPNCTT”
Có TK 338 “ PTPNK” (19% tiền lương phải trả)
+ Căn cứ tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622 “ CPNCTT”
Có TK 334 “ PTCNV”
+ trích tiền lương nghỉ phép của công nhân SX, căn cứ bảng trích tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622 “ CPNCTT”
Có TK 335 “CPTT”
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154 “ CPSXKDDD”( nếu sử dụng phương pháp KKTX)
Nợ TK 631 “Giá thành SX” (nếu sử dụng phương pháp KKĐK)
Có TK 622 “ CPNCTT”
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
334 622 154
Tiền lương chính Kết chuyển vào TK tính
của CNtrực tiếp giá thành
335
Trích lương nghỉ phép
của CN trực tiếp
338
Trích BHXH,BHYT, KPCĐ
111,141
Các khoản được chi
trực tiếp bằng tiền
Chi phí sản xuất chung
Chi phí SX chung là chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng, tổ đội sản xuất và những khoản chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. Thuộc chi phí này bao gồm:
- Chi phí nhân công của nhân viên quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
- Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
- Chi phí về công cụ dụng cụ dùng phục vụ ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê sửa chữa TSCĐ, tiền vận chuyển, tiền chi cho công tác bảo vệ môi trường.
- Chi phí bằng tiền khác:là khoản chi phí ngoài các khoản chi phí đã nêu trên phát sinh ở phân xưởng.tổ,đội sản xuất như: chi phí về văn phòng phẩm bảo hộ lao động, công tác phí...
Tài khoản sử dụng để theo dõi chi phí sản xuất chung:
Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh và phân bổ chi phí này vào các đối tượng hạch toán chi phí hoặc đối tượng tónh giá thành. Tài khoản này mở chi tiết cho từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh.
- Kế toán chi phí sản xuất chung:
+ Căn cứ bảng tính lương phải trả cho cán bộ, nhân viên quản lý phân xưởng và các klhoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 627 “ CPSXC”
Có TK 334 “ PTCNV”
Có TK 338 “PTPN”( 19% theo lương phải trả)
+ Căn cứ tiền ăn ca phải trả cho cán bộ, nhân viên phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 “ CPSXC”
Có TK 334 “ PTCNV”
+ Căn cứ vào chứng từ xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 “ CPSXC”
Có TK 152 “ NLVL” hoặc 611 “ Mua hàng”( KKĐK)
+ Căn cứ vào chứng từ xuất công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 “ CPSXC”
Có TK 153 “ CCDC” hoặc TK 611 “ Mua hàng”(KKĐK)
Xuất công cụ, dụng cụ loại phân bổ hai hoặc nhiều lần, kế toán ghi:
Nợ TK 627 “ CPSXC” (số phân bổ cho kỳ này)
Nợ TK 142 “ CPTT” (số còn lại phân bổ sau)
Có TK 153 “ CCDC” hoặc TK 611 “ Mua hàng”
+ Công cụ dụng cụ mua ngoài đưa ngay vào sử dụng ở phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 “ CPSXC”
Có TK 111, 112, 331, ẳ
+ Căn cứ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán phân bổ số khấu hao sử dụng chung cho TSCĐ ở phân xưởng:
Nợ TK 627 “ CPSXC”
Có TK 214 “ HMTSCĐ”
+ Căn cứ hoá đơn tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước hoặc các bảng tính tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước sử dụng chung ở phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 627 “ CPSXC”
Nợ TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”
Có TK 111, 112, 331, ẳ
+ Căn cứ vào các chứng từ về các khoản chi khác thuộc phạm vi phân xưởng đã thanh toán bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 627 “ CPSXC”
Có TK 111, 112, 141, ẳ
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154 “ CPSXKDDD”
Có TK 627 “ CPSXC”
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
334,338 627 154
Chi phí về CNV trực tiế Phân bổ và kết chuyển vào
TK tính giá thành
152,153
Chi phí NVL, CCDC
214
Khấu hao TSCĐ
331,111,112
Các chi phí bằng tiền
Chi phí mua ngoài
1.3 Giá thành
1.3.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Giá thành là giới hạn bù đắp chi phí, là căn cứ để xác định khả năng bù đắp chi phí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, là xuất phát điểm để xác định giá cả, cước phí dịch vụ,...
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý cỉa doanh nghiệp giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận.
1.3.2 Phân loại giá thành.
Do giá thành là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh nên phấn đấu để không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của công tác quản lý kinh tế, quản lý giá thành của doanh nghiệp
Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch, việc tính toán xác định giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính toán giá thành định mức cũng đuợc tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh xem có tuân thủ các định mức không? có sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật... để tiết kiệm được chi phí và phấn đấu hạ thấp gía thành thực tế không?
- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở số liệu kế toán phản ánh theo chi phí thực tế cấu thành giá trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Theo phạm vi tính toán gía thành được chia thành 2 lọai:
- Giá thành sản xuất: là toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng để tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trích cho sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của mỗi doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ ( giá thành sản phẩm tiêu thụ ): bao gồm giá thành sản xuất cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được tiêu thụ... Giá thành toàn bộ sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Để tính được giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ sản xuất được doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính giá thành phù hợp với những đặc diểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp.
ở các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thường tính giá thành sản xuất cuẩ sản phẩm, lao vụ sản xuất được theo các phương pháp sau:
Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Đây là phương pháp hạch toán giá thành theo sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực... Đặc điểm của các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang.
Công thức tính giá thành:
Tổng giá thành Giá trị SP Chi phí SXKD Giá tri SP
sản phẩm hoàn = dở dang + phát sinh - dở dang
thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
đơn vị =
sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Nếu doanh nghiệp SX, dịch vụ cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc không tính đến sản phẩm dở dang thì phương pháp này gọi là phương pháp tổng cộng chi phí:
=
1.3.3.2. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định gia stheo mục đích tận thu ). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.
Tổng giá thành sản Giá trị SP Chi phí SX Giá trị SP Giá trị
phẩm chính hoàn = dở dang + KD phát sinh - dở dang - sản phẩm
thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phụ
Phương pháp hệ số.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Do vậy để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải qui đổi các loại sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số qui đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số một được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn.
Tổng số Số lượng hoàn Hệ số qui
sản phẩm = ồ [ thành của từng ´ đổi của ]
tiêu chuẩn loại sản phẩm từng loại
Giá thành đơn Tổng giá thành các loại SP chính hoàn thành trong kỳ
vị sản phẩm =
tiêu chuẩn Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành đơn Giá thành Hệ số qui đổi
vị của từng = đơn vị SP ´ của từng loại
loại sản phẩm tiêu chuẩn sản phẩm
Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chínhmà không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm màgiữa các loại sản phẩm chính không thể xác lập một hệ số qui đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm,... Thông thường có thể sử dụng giá thành kế hoạch.
Tỷ lệ phân bổ Tổng gía thành thực tế của các loại sản phẩm chính
thực tế cho từng =
loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm chính
= ´ Tỷ lệ
Phương pháp đơn đặt hàng.
Đây là phương pháp tính gía thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuát loại nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này là tính gía thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết hoá theo từng đơn đặt hàng. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thoả thuận theo hợp đồng sản xuất.
Phương pháp phân bước.
Phương pháp phân bước áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ theo một thứ tự nhất định để có được sản phẩm hoàn chỉnh. Các giai đoạn công nghệ có thể thực hiện ở một hoặc nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi giai đoạn công nghệ có thể tạo ra bán thành phẩm cho bước sau hoặc chỉ tham gia vào quá trình chế biến có tính chất liên túđể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Khi thực hiện phương pháp phân bước thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải được tổ chức chi tiết theo từng giai đoạn công nghệ hoặc theo từng phân xưởng sản xuất riêng biệtcó thể tham gia vào quy trình tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.
Phương pháp định mức.
Phương pháp này chỉ áp dụng trong những doanh nghiệp dã xác lập được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công, cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từngloại sản phẩm được sản xuất ra, ngay cả các chi tiết để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.
Phương pháp định mức cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân đẫn đến thay đổi này...Những phát hiện này giúp cho nhà quản lý có căn cứ đề ra quyết điịnh hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
= ± ±
Phương pháp liên hợp.
Có thể tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo phương pháp liên hợp bằng cách kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành. Có thẻ kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số và tỷ lệ trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là sản phẩm. Có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là bộ phận sản phẩm còn đối tượng tập hợp giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh.
Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản xuất của sản phẩm.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154 “ CPSXKDDD”
Có TK 621 “ CPNVLTT”
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154 “ CPSXKDDD”
Có TK 622 “ CPNCTT”
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154 “ CPSXKDDD”
Có TK 627 “ CPSXC”
- Cuối kỳ doanh nghiệp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang chuyển sang kỳ sau. Trị giá sản phẩm dở dang đã đánh giá được chính là sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ được ghi vào dòng dư Nợ cuối kỳ của tài khoản 154 “ CPSXKDDD”, kế toán sẽ tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo phương trình sau:
= + -
= + -
Tổng giá thành SX của sản phẩm SX được trong kỳ nếu nhập kho thành phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 155 “ Thành phẩm”
Có TK 154 “ CPSXKDDD”
1.3.5 Lập bảng tính giá thành của sản phẩm.
Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm là phương tiện để kế toán ghi chép, phản ánh vịêc tính giá thành ( chứng từ nghiệp vụ nội sinh) đồng thời là phương tiện cung cấp thông tin về sản lượng sản xuất và giá thành sản xuất của sản phẩm dã sản xuất được phục vụ cho yêu cầu quản lý SX kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm nhằm phản ánh kết quả SX và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nên đòi hỏi kế toán phải lập các bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm sản xuất và theo các khoản mục giá thành đã xác định hoặc quy định, thể hiện khi xât dựng kế hoạch giá thành.
Căn cứ để lập bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm. Muốn lập được bảng tính giá thnhf kế toán phải căn cứ vào Biên bản kiểm kê , đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đã kiểm kê đánh giá được. Trong biên bản kiểm kê phải ghi õ chi phí cấu thành giá của sản phẩm dở dang đã tính được và căn cứ vào sổ chi tiết của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất được trong kỳ, được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu ở các sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mở cho loại sản phẩm này.
Mẫu bảng tính giá thành SX của sản phẩm SX như sau:
bảng tính giá thành sản xuất
Của ẳ ẳkỳ tính giá thành ẳ
Sản lượng sản xuất được ẳ ẳ
T
T
Khoản mục giá thành
SPDD
đầu kỳ
CPSXPS
trong kỳ
SPDD
cuối kỳ
Tổng giá thành SX
Giá thành đơn vị SP
1
Vật liệu chính
ẳ
2
Vật liệu phụ
3
Tiền lương
4
Các khoản trích theo lương
5
Khấu hao TSCĐ
6
Chi phí CCDC
7
Tiền điện dùng vào SX
8
ẳ ẳ
Cộng
chương2
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty than hà tu
2.1 Chi phí sản xuất và các cách phân loại phổ biến
a. Chi phí sản xuất
Bản chất chi phí sản xuất trong doanh nghiệp khai thác than là những phí tổn về tài nguyên, vật chất,về lao động để tạo ra sản phẩm than.Trong đó:
+Chi phí về tài nguyên: thuế khai thác tài nguyên
+ Chi phí về vât chất: chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất như thuốc nổ, xăng, dầu, mỡ, chi phi vận tải thuê ngoài...
+ Chi phí về lao động: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương trả cho công nhân sản xuất, các khoản phụ cấp...
b. Phân loại chi phí:
Có nhiều cách để phân loại chi phí song trong những doanh nghiệp khai thác than chỉ sử dụng 2 cách phân loại cơ bản đó là:
* Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất,cũng như toàn bộ chi phí hoạt động kinh dôẳnh doanh nghiệp đều đươc phân chia thành các yếu tố sau:
+ Chi phí về nguyên vật liệu;
+ Chi phí về nhân công;
+Chi phí về khấu hao tài sản cố định;
+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài;
+ Chi phí bằng tiền khác.
* Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này chi phớcản xuất được phân chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí về nguyên liệu,vật liệu,nhiên liệu như thuốc nổ, xăng, dầu, mỡ, ...
- Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí về tiền lương, tiền công, các loai phụ cấp có tính chất lương, các khoản trich theo lương(trích BHXH,BHYT,KPCĐ) tiiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng và những khoản chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng. Các chi phí như:
- Chi phí tiền lương công nhân quản lý ở phân xưởng;
- Chi phí vât liệu dùng chung cho sản xuất ở phân xưởng;
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng;
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng; - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng: như chi phí về tiền điện,tiền nước,tiền điên thoại,tiền thuê sửa chữa TSCĐ ...;
- Trích trước sửa chữa lớn TSCĐ;
- Chi phí bằng tiền khác: chi phí về văn phòng phẩm,bảo hộ lao động,công tác phí...
Ví dụ : cách phân loại chi phí của Công ty Than Hà Tu
- Trên sổ kế toán chi tiết tập hợp chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm các khoản mục:
- Chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh trên sổ chi tiết TK621 bao gồm chi phí:nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm: tiền lương công nhân sản xuất, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca phải trả công nhân sản xuất.
- chi phí sản xuất chung bao gôm: tiền lương công nhân quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu,công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác sử dụng sản xuất ở các phân xưởng.
- Chi phí cho từng phân xưởng được phân loại theo yếu tố chi phí, bao gồm các yếu tố:
+ chi phí vật liệu;
+ chi phí nhiên liệu;
+ chi phí động lực;
+ chi phí tiền lương công nhân sản xuất;
+tiền bảo hiểm xã hội;
+ tiền ăn ca;
+ khấu hao TSCĐ;
+ sửa chữa TSCĐ;
+ chi phí thuê ngoài;
+chi phí khác;
2.2. Tổ chức kế toán tâp hợp chi phí sản xuất ở Công ty Than Hà Tu
2.2.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ khai thác than là phức tạp trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nên đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp khai thác than là từng giai đoạn công nghệ.
Ví dụ: Đối tượng tập hợp chi phí của công ty Than Hà Tu:
Đối tượng tập hợp chi phí của công ty là từng giai đoan công nghệ.Các giai đoạn công nghệ bao gồm:
+ Công nghệ Khoan-Nổ;
+ Công nghệ Xúc;
+ công nghệ Sàng;
+ Vận tải;
+Chế biến than gia công;
Trên cơ sở đối tượng chi phí đã được xác định kế toán doanh nghiệp tiến hành mở sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuât chi tiết cho từng đối tượng,ở mỗi đơn vị sản xuất có một nhân viên thống kê theo dõi và ghi sổ các khoản chi phí của đơn vị mình để báo cáo vê kế toán đơn vị,trên cơ sở đó kế toán tiến hành ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chi tiết cho từng đối tượng.
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
* Trình tự kế toán tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0710.doc