Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết kế và Xây Dựng 204

Vì hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty theo qui mô vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán tại Công ty cũng tổ chức theo hình thức tập trung gọn gồm có 4 nhân viên bao gồm: Kế toán trưởng có trình độ đại học tài chính kế toán là người đứng đầu phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ phân công, đôn đốc nhiệm vụ 3 kế toán viên có trình độ trung cấp kế toán doanh nghiệp. Kế toán trưởng thường xuyên theo dõi, kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng tháng, quí phải kiểm tra các bảng tổng hợp, bảng kê chi tiết có liên quan và tiến hành tính giá thành sản phẩm . . . tham mưu cho lãnh đạo Công ty.

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết kế và Xây Dựng 204, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về thời tiết hoặc một số nhân tố ảnh hưởng khác phải kéo dài thời gian thi công nên kế hoạch giải ngân cho Công ty chậm, kéo dài theo công trình. Vì là công trình thi công ở ngoài trời, thời tiết miền trung thay đổi thất thường lúc nắng lúc mưa nên không tránh khỏi tình trạng mất mát, hao hụt vật tư. Từ những nhân tố trên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, làm kém hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1.4.3. Tình hình đầu tư vốn kinh doanh: Bảng 1: Phân tích tình hình Đ.tư vốn kinh doanh trong 2 năm 2005 và 2006 Tên vốn kinh doanh ĐN 2005 ( Ng.đ) ĐN 2006 ( Ng.đ) CN 2006 ( Ng.đ) Tốc độ đầu tư( %) Năm 2005 Năm 2006 Vốn lưu động 2.140.680 1.819.840 1.733.982 85,01 95,28 Vốn cố định 47.942 31.762 19.949 66,25 62,80 Tổng vốn kinh doanh 2.188.622 1.851.602 1.753.931 84,60 94,72 Qua bảng phân tích tình hình đầu tư vốn kinh doanh ta thấy: + Tốc độ đầu tư năm 2005 - Vốn lưu động đầu năm 2006 giảm 85,01% so với đầu năm 2005, tương ứng với mức giảm là 320.840 nghìn đồng. - Vốn cố định đầu năm 2006 giảm 66,25% so với đầu năm 2005, tương ứng với mức giảm là 16.180 nghìn đồng. - Tổng vốn kinh doanh đầu năm 2006 giảm 84,60% so với đầu năm 2005, tương ứng với mức giảm 337.020 nghìn đồng. + Tốc độ đầu tư năm 2006 - Vốn lưu động cuối năm 2006 giảm 95,28% so với đầu năm 2006, tương ứng với mức giảm là 85.858 nghìn đồng. - Vốn cố định cuối năm 2006 giảm 62,80% so với đầu năm 2006, tương ứng với mức giảm là 11.813 triệu đồng. - Tổng vốn kinh doanh cuối năm 2006 giảm 94,72% so với đầu năm 2006, tương ứng với mức giảm 97.671 nghìn đồng. Tóm lại: Qua bảng phân tích tình hình đầu tư vốn kinh doanh trong năm 2005 và 2006 ta thấy tổng số vốn kinh doanh năm 2006 giảm so với năm 2005. Như vậy cho thấy năm 2006 Công ty đã thu được một số vốn nợ đầu tư ban đầu. 2.1.4.4. Tình hình sử dụng lao động và thu nhập tại Công ty: a. Tình hình sử dụng lao động: Bảng 2: Phân tích tình hình sử dụng lao động trong 2 năm 2005 – 2006. Tiêu thức Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 Số lượng ( người) Tỉ trọng (%) Số lượng ( người) Tỉ trọng (%) +(-) (%) 1.Theo tính chất công việc 40 100 55 100 a. Lao động gián tiếp 10 25 10 18,18 0 -6,82 b. Lao động trực tiếp 30 75 45 81,82 +15 6,82 2.Theo trình độ 40 100 55 100 a. Đại học 4 10 4 7,27 0 -2,73 b. Trung cấp 6 15 6 10,91 0 -4,09 c. Lao động phổ thông 30 75 45 81,82 +15 6,82 Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động ta thấy: + Theo tính chất công việc 2006/2005 - Số lượng người tham gia lao động gián tiếp năm 2006 bằng năm 2005. - Số lượng người tham gia lao động trực tiếp năm 2006 tăng so với năm 2005 là 15 người, tương ứng với mức tăng 6,82%. + Theo trình độ 2006/2005 - Số lượng lao động trình độ đại học năm 2006 bằng năm 2005. - Số lượng lao động trình độ trung cấp năm 2006 bằng năm 2005. - Số lượng lao động phổ thông năm 2006 tăng so với năm 2005 là 15 người, tương ứng với mức tăng 6,82%. Tóm lại: Qua bảng phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty ta thấy Công ty đã không ngừng thu hút được một lượng lao động lớn hằng năm, năm sau cao hơn năm trước tạo điều kiện việc làm cho một số lao động tại địa phương, góp phần vào quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm giá thành sản phẩm, tăng cao lợi nhuận, giúp Công ty sớm thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. b. Tình hình thu nhập: Bảng 3: Phân tích tình hình thu nhập Lao động trong 2 năm 2005 – 2006. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 +(-) (%) 1. Tổng quỹ lương Ng.đ 235.000 401.000 166.000 170,63 2. Tổng tiền thưởng Ng.đ 0 0 0 0 3. Tổng thu nhập Ng.đ 235.000 401.000 166.000 170,63 4. Tổng số lao động Người 40 55 15 137,5 5. Tiền lương bình quân mỗi tháng Ng.đ/ người 489,583 607,576 117,993 124,1 6. Thu nhập bình quân mỗi tháng Ngđ/người 489,583 607,576 117,993 124,1 Qua bảng phân tích tình hình thu nhập lao động ta thấy: - Thu nhập bình quân mỗi người hàng tháng trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 124,1%, tương ứng mức tăng 117,993 nghìn đồng/ tháng. Điều đó chứng tỏ mặc dù số lao động năm 2006 có tăng lên so với năm trước nhưng thu nhập bình quân người lao động vẫn tăng tạo được đồng lương ổn định phù hợp với đời sống của người lao động, thúc đẩy vào quá trình phát triển của Công ty. 2.1.5. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY: 2.1.5.1. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát kết quả kinh doanh trong 3 năm 2004 - 2006 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 +(-) (%) +(-) (%) 1. Tổng doanh thu Ng.đ 2.269.611 1.320.749 2.929.028 -948.862 58,19 1.608.279 221,77 2. Tổng lợi nhuận trước thuế Ng.đ 229.432 14.171 31.398 -8.771 6,17 17.227 221,56 3. Tổng lợi nhuận sau thuế Ng.đ 15.601 10.204 22.607 -5.397 65,40 12.403 221,55 4. Tổng số lao động Người 45 40 55 -5 88,88 15 137,5 5. Tổng tài sản bình quân Ng.đ 2.034.989 2.020.112 581.504 -14.877 99,26 -1.438.608 28,78 6. Tổng số phải nộp NSNN Ng.đ 38.680 25.750 204.886 -12.930 66,57 179.136 795,67 Qua bảng phân tích trên ta thấy: + Chênh lệch năm 2005/2004: + Doanh thu năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 là 58,19% tương ứng với mức giảm là : 948.861 nghìn đồng. + Lợi nhuận trước thuế năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 là 6,17% tương ứng với mức giảm là 8.771 nghìn đồng. + Lợi nhuận sau thuế năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 là 65,40% tương ứng với mức giảm là: 5.397 nghìn đồng. + Tổng lao động ở Công ty năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 là 88,88% tương ứng với mức giảm 05 người. + Tài sản bình quân của người lao động năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 là 99,26% tương ứng với mức giảm 14.877 nghìn đồng. + Tình hình nộp ngân sách Nhà nước năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 là 66,57% tương ứng với mức giảm là: 12.929 nghìn đồng. + Chênh lệch năm 2006 so với năm 2005: + Doanh thu năm 2006 so với năm 2005 là tăng 221,77% tương ứng với mức tăng là: 1.608.279 nghìn đồng. + Lợi nhuận trước thuế năm 2006 cao hơn so với năm 2005 là 221,56% tương ứng với mức tăng là 17.227 nghìn đồng. + Lợi nhuận sau năm 2006 cao hơn so với năm 2005 là tăng 221,55% tương ứng với mức tăng là: 12.403 nghìn đồng. + Tổng lao động ở Công ty năm 2006 so với năm 2005 là tăng 137,5% tương ứng với mức tăng là: 15 người. + Tài sản bình quân của người lao động năm 2006 thấp so với năm 2005 là 28,78% tương ứng với mức giảm 1.438.608 nghìn đồng. + Tình hình nộp ngân sách Nhà nước năm 2006 cao hơn so với năm 2005 là 795,67% tương ứng với mức tăng là: 179.136 nghìn đồng. - Tóm lại: Từ những chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh trong 3 năm 2004, 2005 và năm 2006 ta thấy năm 2006 cao hơn năm 2004, 2005 cho thấy toàn bộ lãnh đạo CBCNV toàn Công ty đã không ngừng phấn đấu đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển tạo được thu nhập ngày càng cao cho người lao động góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. 2.1.5.2. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng 5: Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004 – 2006 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu và thu nhập khác Ng.đ 2.269.611 1.320.749 2.929.028 2. Tổng vốn kinh doanh bình quân Ng.đ 2.034.989 2.020.112 1.802.766 3. Vốn chủ sở hữu bình quân Ng.đ 483.012 565.333 581.504 4. Lợi nhuận trước thuế Ng.đ 22.942 14.171 31.398 5. Lợi nhuận sau thuế Ng.đ 15.601 10.204 22.607 6. Tỷ suất LNtt/Dthu % 1,01 1,07 1,07 7. Tỷ suất LNst/Dthu % 0,69 0,77 0,77 8.Tỷ suất LNtt/VKDbq % 0,77 0,7 1,74 9.Tỷ suất LNst/VKDbq % 0,77 0,5 1,25 10.Tỷ suất LNtt/Vốn chủ sở hữu % 4,7 2,5 5,4 11.Tỷ suất LNst/Vốn chủ sở hữu % 3,2 1,8 3,9 Qua bảng phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm ta nhận thấy: - Doanh thu năm 2006 tăng hơn năm 2004 và năm 2005, tương ứng tăng hơn năm 2004 là 659.417 nghìn đồng và tăng hơn năm 2005 là 1.608.279 nghìn đồng. - Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2006 giảm so với năm 2004 và 2005, tương ứng giảm so với năm 2004 là 232.223 nghìn đồng, giảm so với năm 2005 là 217.346 nghìn đồng. - Vốn sở hữu chủ bình quân năm 2006 tăng hơn so với năm 2004 và năm 2005, tương ứng tăng hơn năm 2004 là 98.492 nghìn đồng và tăng hơn năm 2005 là 16.171 nghìn đồng. - Lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng hơn so với năm 2004 và năm 2005, tương ứng tăng hơn năm 2004 là 8.456 nghìn và tăng hơn năm 2005 là 17.227 nghìn đồng. - Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng hơn so với năm 2004 và năm 2005, tương ứng tăng hơn năm 2004 là 7.006 nghìn và tăng hơn năm 2005 là 12.403 nghìn đồng. Tóm lại: Từ một số chỉ tiêu phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty đã phát triển trong năm 2006 cao hơn so với năm 2004 và năm 2005. Công ty đã không ngừng thu hồi về được vốn kinh doanh đầu tư ban đầu và đẩy mạnh hoạt động sản xuất tạo được chi phí giá thành công trình thấp đưa lợi nhuận của Công ty năm 2006 tăng cao. 2.1.6. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 2.1.6.1. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay của Công ty: a. Thuận lợi: Công Ty Cổ Phần tư Vấn Thiết kế và Xây dựng 204 ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thực hiện xây dựng các công trình XDCB trong địa bàn tỉnh Phú Yên nên nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất rất dồi dào. Vì vậy Công ty đã thu hút lực lượng lao động này vào quá trình sản xuất rất thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Uy tín, chất lượng công trình là mục tiêu đặt lên hàng đầu của toàn bộ cán bộ, nhân viên toàn Công ty nên Công ty cũng đã tạo cho mình được những mối quan hệ thuận lợi với các chủ đầu tư trên địa bàn Tỉnh. b. Khó khăn: Là một Công ty thực hiện các công trình có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng. Nên Công ty vẫn còn gặp những khó khăn về tài chính khi huy động vốn cùng một lúc cho các công trình đang thực hiện. 2.1.6.2. Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới: Để Công ty ngày càng phát triển hơn trong những năm tới nên toàn thể lãnh đạo, nhân viên Công ty đã xác định uy tín và chất lượng công trình là mục tiêu hàng đầu để tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển Công ty. Tăng cường đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất để đẩy nhanh tiến độ thi công, thay thế sức lao động một số công việc còn nặng nhọc trên công trường. Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho các tổ đội sản xuất, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý chuyên môn của nhân viên các phòng chức năng. 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 2.2.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: 2.2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty: - Công ty Cổ Phần tư Vấn Thiết kế và Xây Dựng 204 hoạt động với qui mô vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán giản đơn và được tổ chức theo hình thức tập trung. Sơ đồ 3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN VẬT TƯ TSCĐ THỦ QUỸ Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán: - Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng tài chính kế toán, có nhiệm vụ tổ chức, phân công và chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty như: + Kiểm tra, theo dõi mọi hoạt động liên quan đến tài chính của Công ty, nắm bắt các thông tin kinh tế một cách chính xác, hạch toán chi phí đảm bảo theo đúng qui định của Nhà nước, về bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn, tiền lương, tiền thưởng... kiểm tra các vấn đề về chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Hàng tháng, quí kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra các bảng tổng hợp, bảng kê chi phí có liên quan và cách hạch toán chi phí của các bộ phận có hợp lý hay chưa, sau đó tiến hành tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện các chế độ thuế phải nộp cho Nhà nước cũng như kiểm tra việc lập các báo cáo theo định kỳ. + Tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc về những biện pháp có thể làm giảm chi phí sản xuất, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty từ đó tăng thu nhập đối với người lao động. - Kế toán thanh toán: + Là người chịu trách nhiệm về việc theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ, các khoản ứng và thanh quyết toán trong nội bộ cũng như thanh toán cho khách hàng. + Kiểm tra các thủ tục thanh toán có hợp lệ và đúng với quy định của Nhà nước hay chưa? tổng hợp và thanh toán lương, thưởng cho các bộ công nhân viên trong toàn Công ty. + Hàng tháng, quí phải lập báo cáo chi tiết và tổng hợp các khoản 1111, 1121, 131, 331, 336, 338, 141, 334..v.v cho kế toán tổng hợp, để kế toán tổng hợp lại và làm báo cáo chuyển lên kế toán trưởng để xem xét. - Kế toán vật tư tài sản cố định và dụng cụ thi công: + Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, là thành viên trong hội đồng kiểm nghiệm vật tư trước khi nhập kho. + Thường xuyên đối chiếu với phòng vật tư về tình hình biến động tăng giảm của vật tư, tài sản cố định trong kỳ. + Lập báo cáo chi tiết và tổng hợp tình hình nhập, xuất vật tư trong kỳ cho kế toán tổng hợp, lập và trích Khấu hao trong kỳ. + Tham gia hội đồng kiểm kê đánh giá tài sản cố định, công cụ dụng cụ theo định kỳ quy định. - Thủ quỹ: + Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện việc thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng về quỹ. + Kiểm tra quỹ hàng ngày. + Đối chiếu với kế toán thanh toán và kế toán tổng hợp trước khi báo cáo kế toán trưởng. 2.2.1.2. Hình thức kế toán tại Công ty: a. Hình thức kế toán: Để phù hợp với tình hình, đặc điểm của Công ty cũng như trình độ của từng nhân viên kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Các luân chuyển chứng từ được minh hoạt theo sơ đồ. Sơ đồ 4: Hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ ( thẻ ) Kế toán chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký chung Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu + Trình tự ghi sổ kế toán: Vì hiện tại Công ty hoạt động trên qui mô vừa và nhỏ nên Công ty vẫn còn sử dụng hình thức kế toán bằng tay. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc để ghi sổ nhật ký chung. Căn cứ vào số liệu trên nhật ký chung để ghi vào sổ cái, đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm tiến hành cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp số trên bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái. Số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết ) được dùng để lập báo cáo tài chính tại Công ty (trên nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung cùng kỳ)ø. 2.2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ: 2.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: a. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: - Biến động giá một số nguyên vật liệu tăng hiện nay so với dự toán nên làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. - Công trình thi công ở ngoài trời, thời tiết thay đổi thất thường lúc nắng lúc mưa dẫn đến tình trạng mất mát, hao hụt vật tư. - Với những công trình thi công ở các vùng núi công tác vận chuyển vật tư, máy móc thiết bị khó khăn làm ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển cho công trình khi hạch toán. Tóm lại: Từ những đặc điểm sản xuất kinh doanh trên dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng lên. b. Trình độ nhân viên kế toán: - Vì hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty theo qui mô vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán tại Công ty cũng tổ chức theo hình thức tập trung gọn gồm có 4 nhân viên bao gồm: Kế toán trưởng có trình độ đại học tài chính kế toán là người đứng đầu phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ phân công, đôn đốc nhiệm vụ 3 kế toán viên có trình độ trung cấp kế toán doanh nghiệp. Kế toán trưởng thường xuyên theo dõi, kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng tháng, quí phải kiểm tra các bảng tổng hợp, bảng kê chi tiết có liên quan và tiến hành tính giá thành sản phẩm . . . tham mưu cho lãnh đạo Công ty. Tóm lại: Bộ máy kế toán tại Công ty quá ít và nhân viên kế toán chủ yếu là đại học tài chính kế toán, trung cấp kế toán doanh nghiệp nên đôi khi chưa nắm bắt kịp thời các nghị định, thông tư hướng dẫn, quyết định . . . của các cơ quan, ban ngành về lĩnh vực chuyên nghành xây dựng khi thay đổi. c. Trang thiết bị phục vụ công tác kế toán: - Hiện nay Công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán tính giá thành sản phẩm vào thực tiễn vì vậy công tác kế toán hầu như phải thực hiện bằng tay nên công việc thường xuyên bị kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình tham mưu cho lãnh đạo trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 2.2.2.2. Đối tượng tâïp hợp chi phí, phương pháp tập hợp chi phí và kỳ hạch toán chi phí: a. Đối tượng tập hợp chi phí: - Các giai đoạn công việc xây dựng của hạng mục công trình hoặc công trình. - Công trình hoặc hạng mục công trình. b. Phương pháp tập hợp chi phí và kỳ hạch toán chi phí: - Tập hợp theo hạng mục công trình, công trình đã xây lắp xong đến giai đoạn cuối cùng của quá trình xây lắp chuẩn bị bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng. - Theo khối lượng hoàn thành của một giai đoạn xây dựng nhất định của sản phẩm. 2.2.3. KẾÂ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU: 2.2.3.1 Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trực tiếp: a. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm gồm: + Vật liệu chính: Xi măng, sắt thép, gạch, cát, đá, Trụ BTLT, Cáp điện, Xà thép, Sứ các loại . . . + Vật liệu phụ: Đinh, kẽm, dây buộc. . . + Nhiên liệu: Xăng, dầu, củi nấu . . . + Vật kết cấu: Bêtông đúc sẵn, vì kèo lắp sẵn. . . + Giá thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như: Thiết bị vệ sinh, thiết bị thông hơi, thông gió, chiếu sáng. . . b. Phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu: Vì vật liệu ở Công ty này nhập nhiều lần, giá thực tế luôn thay đổi, do đó để đơn giản hơn trong quá trình tính toán giá xuất nguyên vật liệu, Công ty đã dùng phương pháp bình quân gia quyền cho từng loại vật liệu theo công thức: Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ + Giá trị NVL nhập kho trong kỳ Gx = Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ + Số lượng NVL nhập kho trong kỳ Ví dụ : Công ty nhập vật tư như sau: + Nhập Xi măng Hoàng Thạch đầu kỳ ngày 03 tháng 8 năm 2006 là 10.000kg * 830 đồng/ kg = 8.300.000 đồng. + Nhập Xi măng Hoàng Thạch ngày 16 tháng 8 năm 2006 là 10.000kg* 860 đồng/kg = 8.600.000 đồng Vậy giá vật liệu xuất trong kỳ là: (10.000kg*830 đồng/kg) + (10.000kg*860 đồng/kg) GXM = = 845 đ/kg 10.000kg + 10.000kg - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. 2.2.3.2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu Công ty sử dụng tài khoản: -Tài khoản: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” có mở chi tiết TK 621 cho từng công trình: Ví dụ như công Trình: Xây lắp đường dây 0,4kV và Máy phát điện dự phòng 5,7KVA thuộc dự án Cơ sở thực nghiệm và trình diễn nuôi trồng Thủy Sản Nước Ngọt: TK 621- CT002. Các tài khoản liên quan: -Tài khoản: 1521 “Nguyên vật liệu chính”. -Tài khoản: 1522 “Nguyên vật liệu phụ”. -Tài khoản: 1541: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “. 2.2.3.3. Chứng từ và trình tự luân chuyển: Để hạch toán chi phí NVLTT, Công ty sử dụng các loại chứng từ như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị xuất vật tư, hóa đơn. . . Sơ đồ 5 : Sơ đồ luân chuyển chứng từ Kế hoạch vật tư Kế toán vật tư Lãnh đạo DN Bộ phận SX Kế toán Tổng hợp Xuất kho Vật tư Thủ kho (1) (2) (3) (6) (5b) (4) (5a) + Giải thích quy trình: (1) Khi có nhu cầu về vật tư thì bộ phận sản xuất viết giấy đề nghị cấp vật tư trình lên lãnh đạo duyệt. (2) Lãnh đạo ký duyệt, chuyển phiếu cho Kế hoạch vật tư kiểm tra đối chiếu kế hoạch cho công trình rồi chuyển cho kế toán vật tư. (3) Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho 02 liên đưa phiếu xuất kho cho thủ kho. + 01 liên lưu ở phòng kế toán vật tư. + 01 liên giao cho thủ kho. (4) Thủ kho nhận phiếu xuất kho từ kế toán vật tư, xuất vật tư, ký vào phiếu xuất kho và đưa cho người nhận vật tư ký vào phiếu xuất kho, ghi vào thẻ kho, đưa 01 phiếu xuất kho cho kế toán vật tư. (5a) Bộ phận sản xuất nhận vật tư từ thủ kho. (5b) Kế toán vật tư nhận phiếu xuất kho từ thủ kho vào sổ kế toán chi tiết TK152, TK621. (6) Kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp số vật liệu xuất dùng cho từng công trình và ghi sổ tổng hợp để phục vụ cho việc tính giá thành. 2.2.3.4. Sổ sách và trình tự ghi sổ: Sổ Nhật ký chung. Sổ chi tiết vật tư. Sổ cái. Sơ đồ 6 : Sơ đồ trình tự ghi sổ Phiếu xuất kho Sổ chi tiết vật tư Bảng tổng hợp NVL Sổ cái Nhật ký chung + Giải thích quy trình: Trong kỳ khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán vật tư ghi vào sổ chi tiết vật tư, đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung trong đó ghi rõ loại vật tư xuất dùng, số lượng xuất dùng, xuất cho công trình nào?. Cuối tháng, quí kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp số nguyên vật liệu xuất dùng cho từng công trình từ kế toán vật tư, trên cơ sở đó lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất dùng cho công trình. Đồng thời từ nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái và đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp vật tư cho từng công trình có khớp không ?. Trên cơ sở đó để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 2.2.3.5. Nội dung và trình tự hạch toán: - Khi xuất vật liệu dùng cho công trình: Xây lắp đường dây 0,4kV và Máy phát điện dự phòng 5,7KVA thuộc dự án Cơ sở thực nghiệm và trình diễn nuôi trồng Thủy Sản Nước Ngọt. + Căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư số 12 ngày 05/10/2006. + Căn cứ vào phiếu xuất kho. + Căn cứ vào bảng tổng hợp nguyên vật liệu. Kế toán ghi bút toán: Nợ TK 621-CT002 : 400.777.511 Có TK 1521 : 385.251.013 Có TK 1522: 15.526.498 - Mua vật liệu về dùng ngay + Căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư số 19 ngày 07/11/2006. + Căn cứ và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết kế và Xây Dựng 204.doc
Tài liệu liên quan