Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Da Giầy Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 3

I. Vai trò và nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3

II. Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 4

1. Chi phí sản xuất. 4

1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. 4

1.2. Phân loại chi phí sản xuất 5

1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí. 5

1.2.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. 6

1.2.3. Phân loại chi phí theo tính ổn định của chi phí. 8

1.2.4. Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí. 8

2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 8

2.1. Khái niệm. 8

2.2. Bản chất và chức năng của giá thành sản phẩm. 9

2.3. Phân loại giá thành sản phẩm. 10

2.3.1. Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu 10

2.3.2. Xét theo phạm vi phát sinh chi phí 11

III. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

sản phẩm. 11

IV. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 13

1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 14

1.1. Nội dung và điều kiện áp dụng. 14

1.2. Tài khoản sử dụng. 14

1.3. Phương pháp kế toán CPSX theo phương pháp kê khai

 thường xuyên. 17

1.3.1. Phương pháp hạch toán CPSX trực tiếp. 17

1.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung 21

1.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 23

2. Phương pháp kế toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 26

V. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 29

1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp. 29

2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng

cộng chi phí. 29

3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 30

4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. 30

5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ. 31

6. Phương pháp tính giá thành phân bước. 31

6.1. Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có

 bán thành phẩm. 31

6.2. Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán

thành phẩm. 32

PHẦN THỨ HAI: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DA GIẦY

HÀ NỘI 33

I. Đặc điểm chung của công ty da giầy hà nội. 33

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33

2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty. 35

2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý 35

2.2./ Đặc điểm tổ chức sản xuất 38

2.3. Quy trình công nghệ sản xuất giầy. 38

3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 41

II. Tình hình thực tế về hạch toán chi phí sản xuất tại công ty da

giầy Hà Nội 43

1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty. 43

2. Tài khoản sử dụng trong việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

của các đơn hàng. 45

3. Các chứng từ bảng biểu dùng cho việc tập hợp và phân bổ chi phí

sản xuất phát sinh trong tháng cho các đơn hàng. 45

4. Hạch toán các khoản mục chi phí 47

6. Tổng hợp chi phí sản xuất. 74

7. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 76

III. Tình hình thực tế về công tác tính giá thành tại Công ty Da giầy Hà Nội 76

1. Đối tượng tính giá thành 76

2.Thời điểm tính giá thành. 76

3.Tính giá thành SP ở các đơn hàng 77

PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 79

I. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính

 giá thành sản phẩm ở công ty da giầy hà nội. 79

1.Ưu điểm. 79

2.Hạn chế còn tồn tại. 79

II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty da giầy Hà nội. 80

KẾT LUẬN 86

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá trị sản phẩm phụ. Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. Để tính giá thành sản phẩm sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường tính theo giá thành kế hoạch. Sau khi tính được chi phí sản xuất sản phẩm phụ ta có: Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - CPSX sản phẩm phụ 6. Phương pháp tính giá thành phân bước. 6.1/ Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm. Phương án hạch toán này thường đựơc áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí . Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí chế biến bước 1 Giá trị sản phẩm dở dang bước 1 Giá thành bán thành phẩm B.1 + - = + Chi phí chế biến bước 2 Giá trị sản phẩm dở dang bước 2 Giá thành bán thành phẩm bước 2 Chi phí chế biến bước 3 - = + - Giá trị sản phẩm dở dang bước 3 Giá thành bán thành phẩm B(n-1) Chi phí chế biến B.n Giá trị sản phẩm dở dang B.n ... + - = Tổng giá thành thành phẩm Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm 6.2/ Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm. Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành theo phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Chi phí bước...tính cho thành phẩm Chi phí bước n tính cho thành phẩm Tổng giá thành sản phẩm Phần thứ hai Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy hà nội I/ đặc điểm chung của công ty da giầy hà nội. 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Da giầy Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, tự chủ về tổ chức, chịu sự quản lý của Tổng công ty da giầy Việt Nam. Công ty có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do công ty quản lý. Công ty có trụ sở tại số 409 Đường Tam Trinh, đây vừa là nơi giao dịch vừa là nơi sản xuất của Công ty. Công ty Da giầy Hà Nội trước đây vốn là một xưởng thuộc da do một nhà tư bản người Pháp xây dựng năm 1912 với nhiệm vụ sản xuất da thuộc và các sản phẩm chế biến từ da chủ yếu nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh của thực dân Pháp. Quá trình phát triển của Công ty Da giầy Hà Nội có thể chia thành 7 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1912 - 1954: Công ty có tên là “Công ty thuộc da Đông Dương'' hoạt động dưới sự quản lý của tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn này là sản xuất ra các sản phẩm phục vụ chiến tranh như: bao súng, thắt lưng...Giai đoạn này, quy mô sản xuất của công ty còn nhỏ mặc dù máy móc, thiết bị được đưa từ Pháp sang nhưng lao động thủ công vẫn là chủ yếu, điều kiện lao động kém, sản lượng thấp. Giai đoạn 1955 - 1959: Công ty thuộc da Đông Dương được chuyển giao cho tư sản Việt Nam. Sau khi Nhà nước quốc hữu hoá một phần, công ty hoạt động dưới hình thức hợp doanh giữa Nhà nước và tư sản Việt Nam. Giai đoạn này công ty lấy tên là “Công ty thuộc da Việt Nam''. Giai đoạn 1960 - 1987: Công ty thuộc da Việt Nam được quốc hữu hoá và trở thành Nhà máy da Thuỵ Khuê do Bộ công nghiệp nhẹ trực tiếp quản lý. Có thể nói đây là giai đoạn phát triển với tốc độ cao của công ty vì trong thời kỳ này chỉ có đơn vị sản xuất thuộc da là Nhà máy da Thuỵ Khuê và Nhà máy da Sài Gòn. Trong cơ chế quản lý bao cấp, sản lượng của Nhà máy đã tăng từ 5.3 tỷ đồng năm 1986 lên 6.7 tỷ đồng năm 1987. Giai đoạn này công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 5% - 31%/năm. Gai đoạn 1988 - 1990: Nhà máy da Thuỵ Khuê tham gia vào liên hiệp da giầy với nhiệm vụ tập trung vào công nghiệp sản xuất da giầy, cung cấp nguyên liệu cho các công ty giầy. Giai đoạn 1991 - 1992: Nhà máy da Thuỵ Khuê tách ra khỏi liên hiệp da giầy, hoạt động độc lập và được đổi tên thành Công ty da giầy Thuỵ Khuê Hà Nội theo quyết định số1316/CNN-TCLĐ ngày17/12/1992 của Bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ kèm theo điều lệ công ty. Thời kỳ này công ty bị mất đi một thị trường quốc tế rất lớn khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ. Doanh thu của công ty năm 1990 là 4.2 tỷ đồng, đến 1991 là 2.3 tỷ đồng, đến năm 1992 chỉ còn 1.4 tỷ đồng. Giai đoạn từ 1993 - 1998: Theo nghị định 389/CNN ngày 29/4/1993 về việc thành lập lại các doanh nghiệp nhà nước của Bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ, công ty được thành lập lại và chính thức mang tên mới “Công ty Da giầy Hà Nội''. Hiện nay tên giao dịch quốc tế của Công ty là HANSHOES ( Hanoi Leather and Shoes Company).Tháng 6/1996 Công ty trở thành thành viên của Tổng Công ty Da Giầy Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, năm 1994 Công ty đã đưa một dây chuyền thuộc da hoàn chỉnh và một số thiết bị nhập từ Italia vào lắp đặt. Từ thời điểm này nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty đã thay đổi, chuyển từ thuộc da sang sản xuất các sản phẩm giầy vải, giầy da, giầy thể thao. Ngoài lĩnh vực thuộc da, năm 1998 công ty còn đưa vào một dây chuyền sản xuất giầy vải vào lắp đạt để sản xuất và xuất khẩu...Mặc dù trong nền kinh tế thị trường, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, cùng với sự giúp đỡ của Tổng công ty Da giầy Việt Nam, của Bộ công nghiệp, sản phẩm của công ty đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001. Công ty tự hào được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được từ năm 2000 - 2003 phản ánh qua bảng báo cáo sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 2002 2003 1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 35.840 42.863 45.589 2 Doanh thu Triệu đồng 51.200 61.233 65.127 3 Nộp ngân sách Triệu đồng 1.302 1.368 2.250 4 Lợi nhuận thực Triệu đồng 112 116 121 5 Thu nhập bình quân CNV Nghìn đồng 670 700 720 2/ Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty. 2.1/ Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty Da giầy Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, trực thuộc Tổng công ty Da Giầy Việt Nam. Công ty có bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban giám đốc trực tiếp quản lý điều hành. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện cơ chế khoán đến từng xí nghiệp. Các phó giám đốc xí nghiệp phải tự đôn đốc công nhân trong quá trình sản xuất. Với tổng số 1000 cán bộ công nhân viên trong đó số nhân viên quản lý là 81 người, bộ máy quản lý của công ty được bố trí như sau: Ban giám đốc: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc điều hành chung cả công ty và trực tiếp điều hành các bộ phận sau: Phòng kinh doanh. Phòng tổ chức. Phòng xuất khẩu. Phòng tài chính kế toán. Liên doanh Hà Việt-Tungsing. Phó giám đốc kinh doanh: là người được uỷ quyền đầy đủ để điều hành công ty khi giám đốc đi vắng từ một ngày trở lên.Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp điều hành bộ phận sau: Văn phòng công ty. Xí nghiệp Gò Phó giám đốc kỹ thuật: chủ động chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động cho các bộ phận, lĩnh vực mà mình phụ trách. Phó giám đốc kỹ thuật là người trực tiếp điều hành các bộ phận sau: + Trung tâm kỹ thuật mẫu. + Phòng ISO + Xí nghiệp May. + Xí nghiệp cao su. Trợ lý giám đốc: có chức năng thư ký tổng hợp, văn thư liên lạc và tham mưu cho giám đốc. Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán là nơi cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính cũng như nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình biến động các tài sản trong công ty, giúp cho giám đốc nắm rõ hiện trạng sản xuất kinh doanh của công ty để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty. Phòng thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện, tìm kiếm và đảm bảo các yếu tố đầu vào theo phân cấp của Công ty kịp thời và hiệu quả cho các nhu cầu nội bộ của Công ty. Phòng xuất nhập khẩu: Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ nhập vật tư, hoá chất, máy móc thiệt bị cần cho sản xuất , xuất khẩu thành phẩm. Hơn nữa còn tham mưu cho giám đốc trong việc lựa chọn khách hàng xuất nhập khẩu và các biện pháp hoàn thiện công tác xuất nhập khẩu. Phòng quản lý chất lượng: Phòng quản lý chất lượng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật. Phòng thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn bộ công ty trên cơ sở duy trì giám sát, kiểm tra, bổ sung và hoàn thiện bằng văn bản quy định của hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001. Văn phòng công ty: Văn phòng công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kinh doanh. Văn phòng có chức năng giúp việc cho ban giám đốc công ty trong lĩnh vực hành chính tổng hợp và đối ngoại. Với bộ máy quản lý sản xuất như vậy, trong thời gian qua Công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Bộ máy tổ chức của công ty da giầy hà nội Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật mẫu Phòng ISO Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức Văn phòng Xí nghiệp may Xí nghiệp cao su Xưởng cơ điện Xí nghiệp gò Liên doanh Hà Việt Tungshing 2.2/ Đặc điểm tổ chức sản xuất Để đáp ứng yêu cầu của quy trình công nghệ, Công ty Da giầy Hà Nội tổ chức sản xuất với 3 xí nghiệp: xí nghiệp may, xí nghiệp cao su, xí nghiệp gò ráp và 1 xưởng là xưởng cơ điện. Xưởng cơ điện có nhiệm vụ cung cấp hơi nước, động lực để phục vụ cho ba xí nghiệp May, Gò, Cao su và sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, thuận lợi. Xí nghiệp may có nhiệm vụ chặt mảnh da, cắt vải theo mẫu và may hoàn chỉnh để cung cấp mũ giầy...cho xí nghiệp gò ráp để hoàn thiện sản phẩm giầy. Xí nghiệp Cao su có nhiệm vụ cán luyện cao su và ép đế giầy để cung cấp các loại đế giầy cho xí nghiệp Gò. Xí nghiệp Gò, sau khi nhận được các loại vật tư, bán thành phẩm từ xí nghiệp may, xí nghiệp cao su sẽ tiếp tục quy trình sản xuất để hoàn thành sản phẩm. 2.3/ Quy trình công nghệ sản xuất giầy. Mặt hàng chính của công ty hiện nay là giầy da, giầy thể thao và giầy vải, ngoài ra công ty còn chế tạo ra các sản phẩm từ cao su để phục vụ cho việc sản xuất giầy da, giầy vải. Do vậy, công ty còn có bộ phận pha chế hoá chất để phục vụ cho việc chế biến cao su và một số công đoạn sản xuất giầy như làm mềm da, nhuộm vải. Nhìn chung, các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm đều khá phức tạp, mang tính chất liên tục. Tuy nhiên thời gian từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm tương đối ngắn. Cụ thể như sau: - Xí nghiệp May: Có nhiệm vụ may hoàn chỉnh mũ giầy. Công đoạn may này đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao, cẩn thận trong từng công đoạn vì có công đoạn khó cần phải thao tác kỹ thuật như : đấu hậu, vào nẹp ô dê, đường viền, đột dập ô dê. Mũ giầy hoàn chỉnh phải được vệ sinh sạch sẽ, kiểm hóa từng đôi đạt yêu cầu mới chuyển cho phân xưởng giầy gò thành giầy hoàn chỉnh. XN Cao su có nhiệm vụ chế biến cao su để SX giầy có sử dụng cao su. Bộ phận cán luyện sử dụng nguyên liệu là cao su và các loại hoá chất khác. Trước tiên là cán luyện thô cao su, sau đó đưa các chất xúc tác để cán tinh cao su đưa hỗn hợp này vào máy cán, cán mỏng theo quy trình kỹ thuật chặt thành đê cán, bím giầy, nẹp ô dê. Nếu giầy có sử dụng đế đúc thì phần hỗn hợp này sẽ được chuyển sang phân xưởng ép để ép thành đế. SP của XN Cao su được xí nghiệp giầy kết hợp với mũ giầy gò thành giầy hoàn chỉnh. Xí nghiệp Gò đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình SX là hoàn chỉnh giầy thành phẩm. Tại đây với mũ giầy từ phân xưởng may và đế cao su từ XN Cao su cùng với nguyên liệu phụ khác như : dây giầy, túi ni lon, giấy lót, giấy gói. Xí nghiệp tiến hành gò giầy trên cơ sở có khuôn mẫu đó là phom giầy, SP gò này được lưu hoá cũng phải được vệ sinh, tẩy bẩn và kiểm hoá sau đó được đóng gói, bảo quản chờ làm thủ tục xuất khẩu. Quy trình công nghệ giầy Vải, da Chặt mảnh May Cao su Tinh luyện Chuẩn bị gò Gò ráp Hấp Cắt riềm, dán kín, xỏ dây Hoàn tất sản phẩm Sản phẩm giầy Kiểm nghiệm Nhập kho 3/.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập trong Tổng Công Ty Da Giầy Việt Nam. Hình thức kế toán của công ty là nửa tập trung nửa phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận trực thuộc do phòng kế toán ở bộ phận đó thực hiện rồi định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán công ty lập báo cáo tài chính. Các bộ phận trực thuộc của Công ty đều có phòng kế toán riêng nhưng theo dõi những phần hành kế toán chủ chốt ở bộ phận trực thuộc. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp gửi về phòng kế toán công ty.Theo biên chế phòng kế toán có 6 ngưòi: + Trưởng phòng kế toán: có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán, thực thi theo đúng chế độ chính sách, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các hoạt động của các nhân viên kế toán ở bộ phận trực thuộc cũng như ở công ty. + Phó phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính đồng thời theo dõi mảng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Kế toán TSCĐ, nguyên vật liệu: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu. + Kế toán thanh toán: theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. Đồng thời theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng. + Kế toán tiêu thụ thành phẩm và theo dõi công nợ: theo dõi chi tiết tình hình tiêu thụ và các khoản thanh toán với người bán người mua. + Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt. Dưới các xí nghiệp có các nhân viên kế toán của xí nghiệp. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ và NVL Kế toán thanh toán Kế toán TP,TTTP và theo dõi công nợ Thủ quỹ Nhân viên tài chính Kế toán các xí nghiệp Phó phòng phụ trách kế toán Hiện nay ở công ty đang áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính. Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức “Nhật ký chứng từ'', hình thức này phù hợp với đặc điểm của Công ty vì khối lượng công việc tập trung ở phòng tài chính kế toán là chủ yếu, đội ngũ kế toán đông, có trình độ khá đồng đều. Theo hình thức này, hàng ngày kế toán ở Công ty căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo hệ thống kế toán. Đến cuối tháng tiến hành tổng hợp các số liệu phát sinh của từng tài khoản để ghi vào Sổ cái các tài khoản. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu trong Nhật ký chứng từ, bảng kê, các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bố Thẻ và sổ kế toán chi tiết Nhật kí chứng từ Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo các tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra II. tình hình thực tế về hạch toán chi phí sản xuất tại công ty da giầy hà nội 1.Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty. a.Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty Da giầy Hà Nội Cty áp dụng cách phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành SP bao gồm 3 khoản mục sau : Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung b.Đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty Da giầy Hà Nội . Như đã đề cập, khách hàng chủ yếu của Công ty Da giầy Hà Nội là khách hàng nước ngoài. Đặc điểm của các khách hàng này là họ đặt mua hàng theo từng lô hàng với số lượng lớn. Chính từ những điểm đặc biệt trong việc sản xuất ở trên mà đối tượng tập hợp chi phí ở Công ty Da giầy Hà Nội là từng đơn hàng. Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đơn hàng, Cty theo dõi và tập hợp chi phí NVL trực tiếp xuất dùng cho từng đơn hàng, chi phí nhân công trực tiếp cũng được theo dõi và tập hợp cho từng đơn hàng. Những chi phí sản xuất chung như điện, nước, khấu hao, dịch vụ mua ngoài không thể theo dõi và tập hợp chi phí cho từng đơn hàng cho nên Cty tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng cho toàn Cty sau đó đem phân bổ chi phí cho các đơn hàng sản xuất trong tháng tiêu thức phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. c. Kỳ tập hợp chi phí và kỳ tính giá thành sản phẩm ở Công ty. ở Công ty Da giầy Hà Nội kế toán theo dõi, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh của từng đơn hàng theo từng tháng. Vậy, thời điểm để kế toán chi phí tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh cho các đơn hàng là vào cuối mỗi tháng. Giá thành sản phẩm thường được tính sau khi đơn đặt hàng hoàn thành. Quá trình sản xuất của Cty được liên tục trong mùa và phải thực hiện nhiều đơn hàng khác nhau và thời gian hoàn thành khác nhau. Để minh hoạ được trường hợp thực tế phát sinh khoá luận này sẽ xem xét việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong tháng 3/2003 của 2 đơn hàng. Thứ nhất là đơn hàng FT, đơn hàng bắt đầu sản xuất là ngày 1/03/2003 và ngày hoàn thành là 29/3/2003.. Thứ hai là đơn hàng LEXETART, ngày bắt đầu SX là 01/3/2003 và ngày hoàn thành là 30/3/2003. Như vậy việc SX của hai đơn hàng này được tiến hành trọn vẹn trong tháng 3. 2.Tài khoản sử dụng trong việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất của các đơn hàng. Công ty Da giầy Hà Nội sử dụng các TK để phản ánh tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất của các đơn hàng là những tài khoản sau : TK621: Chi phí NVL trực tiếp TK622: Chi phí nhân công trực tiếp TK627: Chi phí sản xuất chung TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Các tài khoản trên được mở chi tiết cho từng đơn hàng như : Đơn hàng FT Đơn hàng LEXETART 3.Các chứng từ bảng biểu dùng cho việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng cho các đơn hàng. Chứng từ ban đầu phục vụ cho việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng cho các đơn hàng ở Công ty Da giầy Hà Nội bao gồm : Bảng phân bổ NVL, CCDC do kế toán NVL lập và chuyển sang cho kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Bảng phân bổ này được lập vào cuối tháng, cho biết giá trị NVL-CCDC xuất dùng trong tháng, cho sản xuất chung, cho QLDN, cho việc bán hàng và dùng cho chi phí chờ phân bổ. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng này cũng được lập vào cuối của tháng bảng này giúp xác định chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng đơn hàng được sản xuất trong tháng. Trong chi phí phân công trực tiếp cho từng đơn hàng còn được chi tiết thành tiền lương và các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT được đưa vào chi phí nhân công trực tiếp. Ngoài ra kế toán chi phí còn sử dụng: Nhật ký chứng từ số 1: là sổ dùng để phản ánh phát sinh bên có TK 111 đối ứng nợ các TK liên quan như TK 112, 131, 141. Nhật ký chứng từ số 2: là sổ dùng để phản ánh phát sinh bên có TK 112 đối ứng nợ các TK liên quan như TK 111, 151, 152. Nhật ký chứng từ số 4: là sổ dùng để theo dõi số phát sinh có tiền vay của công ty phản ánh trên bên có của các TK 311 “Vay ngắn hạn”, TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả”, TK 341 “Vay dài hạn”, TK 342 “Nợ dài hạn” đối ứng nợ các TK có liên quan như TK 111, 112, 331. Nhật ký chứng từ số 5: là sổ dùng để theo dõi tình hình phát sinh và thanh toán công nợ phải trả của công ty phản ánh trên bên có và bên nợ của TK đối ứng với các TK có liên quan như TK 152, 153, 111, 311. Nhật ký chứng từ số 6: là sổ dùng để theo dõi tình hình vật tư, hàng hoá đang đi đường của công ty phản ánh trên bên có TK 151 đối ứng nợ các TK có liên quan như TK 152, 152, 156. Nhật ký chứng từ số 8: là sổ dùng để theo dõi công tác bán hàng của công ty phản ánh trên bên có các TK 155, 131, 511, 632, đối ứng nợ các TK có liên quan như TK 111, 112, 131, 138. Nhật ký chứng từ số 9: là sổ dùng để theo dõi TSCĐ hữu hình của công ty (công ty không có TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình) phản ánh trên bên có TK 211 đối ứng nợ TK 214, 811. Nhật ký chứng từ số 10: là sổ dùng để theo dõi số phát sinh có của một số TK khác của công ty như TK 136, 138, 141, 144, 338, 411, 412, 413, 414, 415, 421, 416, 431, 441 đối ứng nợ các TK có liên quan. Tuy nhiên Công ty lại không sử dụng Nhật ký chứng từ số 7 đề theo dõi tình hình chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các bảng kê công ty sử dụng gồm có: Bảng kê số 1: là sổ dùng để theo dõi số tăng tiền mặt của công ty phản ánh trên bên nợ TK 111 đối ứng có các TK có liên quan như TK 112, 131, 138, 141, 311, 331, 511, 711. Bảng kê số 2: dùng để theo dõi số tăng tiền gửi ngân hàng của công ty phản ánh trên bên nợ TK 112 đối ứng có các TK có liên quan như TK 111, 131, 138, 311, 511, 711. Bảng kê số 3: dùng để tính giá thực tế nguyên vật liệu, CCDC xuất dùng Bảng kê số 4: dùng để tập hợp chi phí sản xuất Bảng kê số 5.1: là sổ dùng để tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý của toàn công ty Bảng kê số 5.2: là sổ dùng để tập hợp chi phí đầu tư và xây dựng cơ bản của toàn công ty Bảng kê số 6: là sổ dùng để tập hợp chi phí trả trước và chi phí phải trả Bảng kê số 8: là sổ dùng để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm (theo từng kho). Bảng kê số 9: là sổ dùng để tính giá thành thành phẩm Bảng kê số 10: là sổ dùng để theo dõi hàng gửi bán của công ty Các sổ kế toán và bảng phân bổ công ty sử dụng gồm có: Sổ cái 1TK và sổ cái lập cho tất cả các TK Sổ chi tiết 1TK và sổ chi tiết cho tất cả các TK Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ. Nếu phát sinh các nghiệp bằng ngoại tệ thì chuyển đổi theo tỷ gía hạch toán của ngân hàng Ngoại thương. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo giá thực tế. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo giá mua thực tế Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp KKTX 4.Hạch toán các khoản mục chi phí a/Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Là yếu tố cơ bản để cấu thành nên một sản phẩm, tỷ trọng về chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm khoảng 70 -75%, do đó, khi có sự biến động về chi phí nguyên vật liệu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đơn đặt hàng ký kết được, Cty tiến hành chuẩn bị sản xuất.. Muốn tiến hành sản xuất Công ty Da giầy Hà Nội phải chuẩn bị đầy đủ NVL: vải, da, chỉ may, cao su, ôdê, hoá chất... và VL phụ, CCDC sử dụng trực tiếp cho sản xuất như: Bao bì (thùng Carton, hộp, túi nylon), riêng phom nhôm, dao chặt, khuôn có giá trị lớn nên được phân bổ dần... Nhiên liệu Cty sử dụng cho sản xuất là than. Theo quy trình công nghệ, một đôi giầy hoàn chỉnh được làm từ hai bán thành phẩm là mũ giầy và đế giầy. Để sản xuất ra mũ giầy nguyên vật liệu chủ yếu là các loại da và vải, chỉ may còn nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho đế là cao su và các loại hoá chất. Nguyên vật liệu chính là cơ sở vật chất hình thành nên SP. Tại Cty NVL nói chung bao gồm nhiều loại với quy cách, màu sắc, chủng loại khác nhau để phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng. Vật liệu phụ là những thứ vật liệu khi tham gia vào quá trình SXKD nó làm tăng thêm chất lượng SP. Đó là: chỉ, dây buộc, keo dán, khóa, móc... Nhiên liệu được dùng chủ yếu là than đốt lò hơi cung cấp cho quá trình lưu hoá giầy và ép đế. Phế liệu của Cty hiện nay thường là vải, da vụn giao cho Đoàn thanh niên bán thu hồi, số tiền này được sử dụng vào các phong trào của đoàn. Để tiện cho việc theo dõi, công ty đã thực hiện việc đánh số danh điểm vật tư cho từng loại nguyên vật liệu, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ Căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư do nhân viên thống kê các xí nghiệp gửi lên, kế toán NVL tập hợp và phân loại phiếu xuất kho theo từng chủng loại NVL để lập “ Bảng tổng hợp xuất NVL” (Biểu số 2), sau đó tính ra số lượng vật tư nhập - xuất - tồn rồi vào “ Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu”. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán lập “ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu”. Mỗi loại vật liệu được ghi một dòng bao gồm số lượng, giá trị của vật liệu nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ. Trên cơ sở bảng tổng hợp nhập xuất tồn, cuối tháng kế toán tập hợp và lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36190.doc
Tài liệu liên quan