Kỳ tính giá thành là thời điểm cần thiết phải tính giá thành. Việc xác định các kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và yêu cầu hạch toán.
Đối với những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm hoàn thành và nhập kho liên tục, kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng vào ngày cuối tháng. Tính toán giá thành hàng tháng sẽ giúp việc cung cấp thông tin về chi phí được kịp thời và phát huy được tác dụng trong việc quản lý và kiểm tra của kế toán.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, hoặc hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc sản xuất. Như vậy, về mặt kế toán hàng tháng vẫn tổng hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan, nhưng không tính giá thành như sản phẩm hoàn thành, sẽ sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp để tính toán giá thành bằng những phương pháp thích hợp. Như vậy, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, nhưng có thể không phù hợp với các thời kỳ lập báo cáo tài chính. Điều này làm hạn chế tác dụng quản lý của chỉ tiêu giá thành.
25 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Nhơn Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của Sổ cái cuối tháng dùng để ghi vào bảng Cân đối phát sinh, từ đó ghi vào bảng Cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Sổ nhật ký đặc biệt: được dùng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều, NKĐB gồm 4 loại sau: bán hàng chịu, mua hàng chịu, thu tiền mặt và chi tiền mặt. Khi dùng sổ NKĐB thì chứng từ gốc trước hết được ghi vào sổ NKĐB, sau đóù, hàng ngày hoặc định kỳ tổng hợp số liệu của NKĐB ghi 1 lần vào Sổ cái.
Các sổ, thẻ chi tiết dùng để ghi chép một cách chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được.
2.2.2 Trình tự ghi sổ
Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ chuyển đến phòng KT-TC, KT từng phần hành sẽ vào các file tương ứng để nhập số liệu vào máy. File bút toán tổng hợp sẽ thực hiện bút toán nhật ký cho những chứng từ không thuộc các file tiền tệ, mua hàng-vật tư, bán hàng. Đồng thời vào cuối tháng, bút toán tổng hợp sẽ thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh và in ra các báo cáo như sổ NKC, sổ chi tiết, sổ cái tổng hợp.
Tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm sản xuất của công ty, địa bàn sản xuất và văn phòng có sự quản lý kết hợp chặt chẽ. Đồng thời, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc xử lý thông tin được trang bị hiện đại, đầy đủ, đồng bộ. Nên công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán TẬP TRUNG. Hình thức này gọn nhẹ, ít tốn kém, thông tin xử lý tập trung nên việc lập báo cáo kế toán sẽ nhanh chóng kịp thời.
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
Giấy đề nghị thu, chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Phiếu thu, chi
File tiền tệ
Hoá đơn, lệnh nhập (mua hàng)
Hoá đơn, biên lai (dịch vụ)
File mua hàng
Tăng, giảm TSCĐ
Bàn giao TSCĐ
Thanh lý TSCĐ
Khấu hao, kiểm kê TSCĐ
Bút toán tổng hợp
File TSCĐ
Bút toán kết chuyển
Báo cáo
Sổ NKC
Sổ Cái TH
Sổ chi tiết
BCTC
Bảng CĐ NXT
Phiếu nhập kho (NVL, TP)
Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
File vật tư
Hoá đơn bán hàng, dịch vụ
File bán hàng
PHẦN 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Khái niệm và phân loại chi phí
Khái niệm
CPSX của xí nghiệp công nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống (tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ) và lao động vật hoá (nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao TSCĐ ) phát sinh trong quátrình sản xuất sản phẩm. Chi phí có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo ra sản phẩm và chi phí không mang tính chất công nghiệp như chi phí cho công tác sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí của các quỹ chuyên dùng.
Phân loại
Căn cứ vào khả năng quy nạp CPSX vào trong giá thành sản phẩm, gồm 2 loại:
Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan đến 1 loại sản phẩm và được tính vào giá thành theo phương pháp trực tiếp như tiền lương của công nhân sản xuất, nguyên vật liệu chính.
Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, do đó nó được tính vào giá thành theo phương pháp (trực tiếp) phân bổ dựa vào 1 tiêu thức nhất định.
Công dụng: kế toán sẽ tập hợp và phân bổ chi phí chính xác cho các đối tượng
Căn cứ theo nội dung kinh tế, gồm 5 loại:
Chi phí về nguyên liệu, vật liệu: giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế xuất dùng trong kỳ, ngoại trừ các loại nguyên vật liệu dùng không hết trả lại khi chuyển cho kỳ sau, xuất cho xây dựng cơ bản hoặc bán ra ngoài.
Chi phí nhân công: tiền lương, khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ.
Chi phí khấu hao TSCĐ: giá trị hao mòn của TSCĐ sử dụng cho kinh doanh trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại, thuê mặt bằng, vệ sinh và các dịch vụ khác .
Chi phí bằng tiền: lệ phí, tiếp khách, hội nghị, công tác
Công dụng: cung cấp thông tin để dự toán nhu cầu vốn lưu động. Đồng thời cung cấp thông tin lập báo cáo chi phí theo yếu tố của báo cáo tài chính.
Căn cứ theo khoản mục, gồm 3 loại:
Chi phí về nguyên vật liệu: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ tham gia trực tiếp vào việc hình thành sản phẩm.
Chi phí về nhân công trực tiếp sản xuất: tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức và quản lý trong phạm vi phân xưởng đó(trong đó gồm cả những chi phí chung liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm trong phạm vi phân xưởng).
Công dụng: Cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm. Đồng thời cung cấp thông tin để định mức chi phí, xác định giá thành định mức
Khái niệm và phân loại giá thành
Khái niệm
Quá trình phát sinh các chi phí sản xuất, cũng đồng thời là quá trình tạo ra 1 khối lượng sản phẩm nhất định. Những chi phí sản xuất có liên quan đến 1 khối lượng sản phẩm hoàn thành được gọi là giá thành sản phẩm.
Giá thành là 1 chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của xí nghiệp. Mức hạ giá thành thể hiện trình độ sử dụng hợp lý các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là 1 điều kiện căn bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
Phân loại
Để phục vụ cho công tác quản lý ở DN, người ta thường sử dụng các loại giá thành như sau:
Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch . Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà DN phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn DN.
Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là
căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất.
Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh.
3. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời điểm cần thiết phải tính giá thành. Việc xác định các kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và yêu cầu hạch toán.
Đối với những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm hoàn thành và nhập kho liên tục, kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng vào ngày cuối tháng. Tính toán giá thành hàng tháng sẽ giúp việc cung cấp thông tin về chi phí được kịp thời và phát huy được tác dụng trong việc quản lý và kiểm tra của kế toán.
Trường hợp doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, hoặc hàng loạt, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc sản xuất. Như vậy, về mặt kế toán hàng tháng vẫn tổng hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan, nhưng không tính giá thành như sản phẩm hoàn thành, sẽ sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp để tính toán giá thành bằng những phương pháp thích hợp. Như vậy, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, nhưng có thể không phù hợp với các thời kỳ lập báo cáo tài chính. Điều này làm hạn chế tác dụng quản lý của chỉ tiêu giá thành.
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành
CHI PHÍ SẢN XUẤT
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Cùng nội dung kinh tế:hao phí của các nguồn lực
Liên quan với thời kỳ sản xuất
Liên quan với khối lượng thành phẩm
Riêng biệt của từng kỳ sản xuất
Có thể là chi phí sản xuất của nhiều kỳ
Liên quan với thành phẩm, sản phẩm dở dang
Liên quan với thành phẩm
5. Nhiệm vụ kế toán
Phản ánh chính xác và kịp thời mọi chi phí phát sinh theo đúng các khoản mục được quy định.
Vận dụng các phương pháp phân bổ chi phí và tính giá thành phù hợp với đặc điểm quản lý và quy trình công nghệ của xí nghiệp để tính chính xác và kịp thời giá thành sản phẩm sản xuất.
Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc lập dự toán và phân tích hoạt động kinh tế về phương diện giá thành. Khai thác các khả năng tiềm tàng, sử dụng có hiệu quả chi phí để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận của DN.
6. Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau về nội dung kinh tế, công dụng và địa điểm phát sinh. Yêu cầu hạch toán đòi hỏi các chi phí phải được tập hợp theo đúng các yếu tố và khoản mục đã quy định và theo 1 giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Như vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định những phạm vi giới hạn mà chi phí cần được tập hợp.
Cơ sở để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là :
Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Yêu cầu và trình độ của cán bộ hạch toán.
Từ những cơ sở trên, đối tượng tập hợp chi phí có thể xác định là từng phân xưởng, từng giai đoạn công nghệ, từng sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc theo từng đơn đặt hàng (hoặc hạng mục công trình).
Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, công việc hoặc lao vụ cần thiết phải tính giá thành. Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành là cơ sở tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. Người ta đăng ký, phân loại, ghi chép trên các chứng từ ban đầu các chi phí sản xuất theo các đối tượng tính giá thành.
Trong các xí nghiệp công nghiệp, đối tượng tính giá thành bao gồm các sản phẩm do ngành sản xuất chính chế tạo ra. Ngoài ra việc tính giá thành theo từng loại sản phẩm, còn cần thiết phải tính giá thành theo các giai đoạn công nghệ và tính giá thành các bán thành phẩm tự chế nếu quy trình công nghệ phân chia thành các giai đoạn rõ rệt.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khái niệm:
CP nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu và động lực dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Khi xuất dùng (hoặc sử dụng) các chi phí nguyên vật liệu sẽ được tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành có liên quan (loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, ) Trong trường hợp vật tư được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, có thể sử dụng các phương pháp phân bổ thích hợp để phân chia chi phí nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm. Tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là định mức tiêu hao, số lượng, hoặc trọng lượng sản phẩm, theo hệ số
1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng
Chứng từ: PNK, PXK, PXK kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm vật tư, bảng phân bổ NVL, CCDC.
Sổ sách: Sổ chi tiết, sổ theo dõi CCDC, sổ Cái, sổ NKC
1.3 Phương pháp phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp
1.3.1 Chi phí nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu chính, (kể cả bán thành phẩm mua ngoài) là những nguyên vật liệu khi qua sản xuất sẽ cấu tạo nên thực thể của sản phẩm như: bông, sợi trong công nghiệp dệt, sắt thép trong xí nghiệp cơ khí Thông thường chi phí này được tính trực tiếp cho các đối tượng sử dụng có liên quan khi xuất dùng. Khi xuất dùng, trên các chứng từ ban đầu cần ghi rõ nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất loại sản phẩm nào; từ đó, căn cứ vào các phiếu lĩnh vật tư để tính chi phí nguyên vật liệu chính cho các đối tượng tính giá thành có liên quan.
Trong trường hợp cùng 1 thứ nguyên vật liệu được xuất dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc nhiều quy cách khác nhau, có thể sử dụng các phương pháp phân bổ.
Công thức tổng quát:
Mức phân bổ chi phí Tổng trị giá nguyên vật liệu
nguyên vật liệu chính thực tế xuất sử dụng Khối lượng của từng đối
chính cho = x tượng được xác định theo
từng đối tượng Tổng số khối lượng của các một tiêu thức nhất định
đối tượng được xác định theo
một tiêu thức nhất định
1.3.2 Chi phí vật liệu phụ
Vật liệu phụ là vật liệu trong quá trình sử dụng có tác dụng đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, nó không cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Ví dụ: Véc-ni dùng để đánh bóng đồ mộc, chỉ khâu trong ngành may, sơn trong công nghiệp cơ khí, dầu mỡ bôi trơn máy móc thiết bị
Chi phí vật liệu được tính vào các đối tượng sử dụng theo phương pháp phân bổ gián tiếp, tuỳ theo tính chất của các loại vật liệu phụ, có thể áp dụng các phương pháp phân bổ sau:
Căn cứ định mức tiêu hao vật liệu phụ (cách tính toán phân bổ như đối với nguyên vật liệu chính)
Phương pháp này có thể áp dụng đối với các xí nghiệp may để phân bổ chỉ khâu, trong các xí nghiệp dệt kim để phân bổ thuốc nhuộm
Căn cứ vào tỷ lệ trọng lượng nguyên vật liệu chính được chế biến.
Căn cứ theo số giờ máy sử dụng: phương pháp này được áp dụng trong trường hợp mức tiêu hao vật liệu phụ có quan hệ mật thiết với sự chuyển động của máy. Như chi phí dầu mỡ bôi trơn cho máy móc thiết bị
1.3.3 Chi phí về nhiên liệu (than củi, dầu đốt) và động lực (điện, khí ép, hơi nước) dùng vào sản xuất.
Đối với loại chi phí này, nếu mức tiêu hao thấp sẽ được quy nạp vào chi phí sản xuất chung để phân bổ. Trong trường hợp mức tiêu hao lớn có thể vận dụng các phương pháp phân bổ thích hợp để phân bổ cho các đối tượng tính gía thành có liên quan.
Đối với động lực do bộ phận sản xuất phụ sản xuất ra, sẽ được phân bổ vào các đối tượng tính giá thành theo mức độ sử dụng và giá thành thực tế của động lực tự sản xuất.
Đối với động lực mua ngoài, chi phí sử dụng động lực được xác định bằng số lượng động lực sử dụng nhân với đơn giá hoá đơn. Mức phân bổ cho từng đối tượng,
cũng sẽ căn cứ vào số lượng sử dụng ghi nhận trong các dụng cụ đo lường. Trường hợp không có dụng cụ đo lường có thể căn cứ vào công suất thiết kế của dụng cụ dùng động lực để tính toán gián tiếp.
1.4 TK sử dụng: 621 – CP NVLTT
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất.
Bên Có:
Trị giá nguyên vật liệu dùng không hết trả lại kho.
Kết chuyển (hoặc phân bổ) trị giá nguyên vật liệu cho các đối tượng tính giá thành có liên quan.
TK 621 được kết toán (không có số dư) vào lúc cuối kỳ.
1.5 Trình tự hạch toán
151, 152 621 152
(1) (3)
111, 112, 331 154
(2) (4)
(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trực tiếp
(2) Mua nguyên vật liệu chuyển giao trực tiếp cho sản xuất
(3) Nguyên vật liệu dùng không hết trả lại kho
(4) Cuối kỳ, kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nguyên vật liệu cho các đối tượng tính giá thành có liên quan.
2. Chi phí nhân công trực tiếp
2.1 Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và chi phí theo quy định.
2.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng
Chứng từ: bảng chấm công, bảng thanh toán lương
Sổ sách: sổ chi tiết, sổ cái, sổ NKC
2.3 Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm thêm giờ, và
các chứng từ gốc làm căn cứ tính lương cho CNVC, kế toán tiến hành phân loại chứng
từ theo các đối tượng sử dụng (622, 641, 642, 241 ) Sau đó, trong từng tài khoản các chứng từ lại tiếp tục được phân loại theo từng đơn vị sử dụng, theo sản phẩm, công việc Dựa vào sự phân loại này, tổng hợp tiền lương cho các đối tượng sử dụng để ghi vào bảng phân bổ (BPB số 1). Trong trường hợp 1 tập thể lao động cùng tiến hành sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, có thể áp dụng phương pháp phân bổ theo tiền lương định mức tính theo sản lượng thực tế.
Công thức tổng quát:
Mức phân bổ chi Tổng số tiền lương công nhân
phí tiền lương của trực tiếp của các đối tượng Khối lượng phân bổ
công nhân trực tiếp = x của từng đối tượng
cho từng đối tượng Tổng khối lượng phân bổ theo
tiêu thức sử dụng
Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí.
2.4 TK sử dụng: 622 – CP NCTT
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp (gồm tiền lương và các khoản trích theo lương)
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công vào TK 154 lúc cuối kỳ.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
2.5 Trình tự hạch toán
334 622 154
(1)
335
338 (3)
(2)
(1) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương được quy nạp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.
(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
(3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương vào TK 154 để tính giá thành lúc cuối kỳ.
3. Chi phí sản xuất chung
3.1 Khái niệm
CP sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ ở các bộ phận hoặc phân xưởng sản xuất chính. Trong hệ thống tài khoản hiện hành, chi phí chung được quy định gồm các khoản sau đây:
Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng.
Chi phí vật liệu: gồm những chi phí vật liệu dùng chung ở phân xưởng như: vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng.
Chi phí dụng cụ sản xuất: như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay, ván khuôn
Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm các chi phí khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, vườn cây lâu năm, súc vật sinh sản, làm việc
Chi phí dịch vụ mua ngoài: như chi phí về điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, và các chi phí mua ngoài khác.
Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách
3.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng
Chứng từ: PNK, PXK, Phiếu chi
Sổ sách: sổ chi tiết, sổ cái, sổ NKC
3.3 Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung
Tài khoản chi phí sản xuất chung được mở chi tiết cho từng phân xưởng và được phân bổ cho các đối tượng tính giá thành trong phạm vi phân xưởng đó.
Phương pháp phân bổ được tiến hành trên cơ sở nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, việc phân bổ được tiến hành trên cơ sở tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất .
Công thức tổng quát:
Mức phân bổ Chi phí sản xuất chung thực tế Số đơn vị của
chi phí sản xuất phát sinh trong tháng từng đối tượng
chung cho từng = x tính theo tiêu thức
đối tượng Tổng số đơn vị của các đối tượng được được lựa chọn
phân bổ tính theo tiêu thức lựa chọn
Lưu ý: Trong trường hợp sản phẩm sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường, kế toán sẽ xác định phần chi phí sản xuất chung (627) phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm theo mức bình thường. Phần chênh lệch (giữa chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung theo mức bình thường) sẽ được ghi nhận vào giá vốn hàng hoá (632).
3.4 TK sử dụng: 627 – CP SXC
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển chi phí sản xuất vào TK tính giá thành có liên quan (154)
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 627 có 6 TK cấp 2:
6271: CP nhân viên phân xưởng
6272: CP vật liệu
6273: CP dụng cụ sản xuất
6274: CP khấu hao TSCĐ
6277: CP dịch vụ mua ngoài
6278: CP bằng tiền khác
3.5 Trình tự hạch toán
334,338 627 154
(1) (6)
152, 153
(2)
214
(3)
331, 111, 112
(4)
335, 142, 242
(5)
(1) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương được quy nạp cho các đối tượng
chịu chi phí có liên quan.
(2) Chi phí về vật liệu và dụng cụ loại phân bổ 1 lần.
(3) Chi phí khấu hao TSCĐ.
(4) Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
(5) Các chi phí trích trước và chi phí phân bổ dần.
(6) Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào các TK có liên quan (TK 154)
III. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong sản xuất
Sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại:
Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm bị hư hỏng nhưng có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và có lợi về mặt kinh tế.
Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: là những sản phẩm bị hư hỏng không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
1.1 Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được là toàn bộ giá trị sản phẩm hỏng trong quá trình chế biến (tính theo giá thành sản xuất). Trừ đi giá trị phế liệu phế phẩm thu được và các khoản bồi thường do người phạm lỗi gây ra.
Trong hệ thống TK hiện hành, các khoản giảm trừ sẽ được thể hiện bằng một khoản gia tăng thu nhập khác (711) hoặc một khoản ghi giảm chi phí.
Các khoản thiệt hại được tính nhập vào giá thành của thành phẩm sản xuất ra trong kỳ.
Trình tự hạch toán:
711 111, 112, 152, 153, 138
(1)
154
(2)
(1) Ghi nhận thu nhập khác thu được từ việc tận thu các sản phẩm hỏng.
(2) Ghi giảm chi phí từ giá trị phế liệu tận thu được.
1.2 Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được
Bao gồm các khoản chi phí dùng để sửa chữa như: tiền lương công nhân sửa chữa, vật liệu dùng để sửa chữa Trong trường hợp có quyết định xử lý người có lỗi phải bồi thường một phần, thì thiệt hại sản phẩm hỏng sửa chữa được phải trừ đi phần này.
Trình tự hạch toán:
152, 153 621 154 138, 111, 112
(1a) (2)
334, 338 622 (3)
(1b) 711
(1a) (1b) Ghi nhận các chi phí sửa ch