Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 99

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2

I. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 2

1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 2

1.1. Chi phí sản xuất 2

1.2. Phân loại chi phí sản xuất 3

1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí 3

1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. 4

1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động 4

1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. 4

1.2.5. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí. 5

2. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất 5

3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5

II. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 6

1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 6

2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 7

2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7

2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 8

2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 10

2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 12

III. Giá trị sản phẩm và phân loại giá trị thành sản phẩm 15

1. Khái niệm giá thành sản phẩm 15

2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 15

3. Phân loại giá thành sản phẩm 16

3.1. Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở tính giá thành 16

3.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành trong giá thành. 16

4. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm. 16

4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 16

4.2. Kỳ tính giá thành 17

5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 17

5.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) 17

5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 17

5.3. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ 18

5.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 19

5.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 19

5.6. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ 19

5.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức 19

PHẦN II : THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP 99 - CÔNG TY HÀ THÀNH - BỘ QUỐC PHÒNG 20

I. Khái quát chung về xí nghiệp 99 20

1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp. 20

2.Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 99. 20

3.Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 99 22

4- Tổ chức công tác kế toán ở Xí nghiệp 99 23

5-Chính sách kế toán áp dụng tại xí nghiệp 24

II. Thực tế công tác kế toán tại xí nghiệp 99 - Bộ Quốc Phòng 25

1- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở xí nghiệp 99 25

2- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 25

3- Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 26

3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 26

3.2. Kế toán chi chi phí nhân công trực tiếp 27

3.3. Chi phí sản xuất chung: 27

3.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng 28

3.3.2. Kế toán vật liệu, CCDC 28

3.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ 29

3.3.5. Kế toán chi phí bằng tiền 29

3.4. Kế toán tâp hợp chi phí sản xuất toàn xí nghiệp 29

4- Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp 99 30

4.1. Đối tượng tính giá thành 30

4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 30

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP 99 - CÔNG TY HÀ THÀNH - BỘ QUỐC PHÒNG 31

1- Đánh giá chung: 31

2- Những hạn chế và những vấn đề cần hoàn thiện trong công tác tập hợp chi phí sản xuất ở xí nghiệp 99. 31

2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 31

2.2. Chi phí nhân công trực tiếp: 31

3- Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở xí nghiệp 99 31

3.1. Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 31

3.2. Phương pháp tập hợp chi phí 32

KẾT LUẬN 33

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 99, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631 "Giá thành sản xuất " để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. TK 631 có kết cấu như sau: Bên nợ: Kết chuyển sản phẩm dở dang đầu kỳ - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CPSXC. Bên có: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành ttrong kỳ Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể mở TK 632 - Giá thành sản xuất chi tiết theo các đối tượng tập hợp chi phí như đối với TK 154. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK 154 TK 631 "Giá thành sản phẩm " TK 154 TK 621 Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 152, 138 TK 632 Giá trị phế liệu thu hồi tiền bồi thường phải thu Giá thành thực tế sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành TK 622 Kết chuyển CPSXC TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp ư III. Giá trị sản phẩm và phân loại giá trị thành sản phẩm 1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là 1 cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm của mình. Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng. 2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Về thực chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Ngược lại, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho 1 khối lượng, đơn vị sản phẩm công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ với nhau chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán, xác định giá thành sản phẩm. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau nhất định, đó là: - Những chi phí sản xuất luôn gắn liền với kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm luôn gắn liền với 1 loại sản phẩm, côngviệc lao vụ, dịch vụ nhất định đã hoàn thành. - Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm dở dang cuối kỳ, những chi phí thực tế phát sinh mà đã trích trước. 3. Phân loại giá thành sản phẩm 3.1. Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở tính giá thành Theo cách phân loại này giá thành được phân làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Nó là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. Nó là công cụ để quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác, xácđịnh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất của doanh nghiệp. - Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi kết thúc qúa trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và sản lượng thực tế. Nó là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thật, là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành trong giá thành. Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm bao gồm: - Giá thành sản xuất: bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Giá thanh toán bộ: là giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Loại giá thành này thường tính cho sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ và là cơ sở tính kết quả lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. 4. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm. 4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất, sản phẩm cũng như yêu cầu trình độ quản lý. Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà xác định đối tượng tính giá thành khác nhau, thường là các sản phẩm hoặc đơn đặt hàng đã hoàn thành. 4.2. Kỳ tính giá thành Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành để cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì kỳ tính giá thành thường là qúy hoặc tháng, còn những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành thường là kết thúc đơn đặt hàng. 5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành là 1 phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản phương pháp tính giá thành gồm các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp) Theo các phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã tập hợp được (theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) trong kỳ và giá trị sản phẩm lỡ dỡ đầu kỳ, cuối kỳ để tính Giá thành sản phẩm = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD cuốikỳ Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, doanh nghiệp điện, nước… 5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp tính giá thành phân bươc áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm (NTP) bước trước (giai đoạn trước) lại là đối tượng tiếp tục chế biến ở bước sau: Đối với các doanh nghiệp này thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước cuối cùng hoặc là NTP ở từng giai đoạn và thành phẩm ở bước cuối cùng. Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành như vậy nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành: - Phương pháp này ta xác định được giá thành NTP Theo phương pháp này ta xác định được giá thành NTP bước trước và chi phí về NTP bước trước chuyển sang bước sau, cứ như vậy lần lượt tuần tự cho tới khi tính được giá thành phẩm. - Phương pháp phân bước không tính NTP Theo phương pháp này chỉ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. Muốn vậy chỉ việc xác định phần chi phí sản xuất ở từng giai đoạn nằm trong thành phẩn sau đó tổng cộng chi phí sản xuất ở các giai đoạn nằm trong thành phẩm, sau đó tổng cộng chi phí sản xuất ở các giai đoạn trong thành phần ta sẽ có giá thành thành phẩm. Cụ thể các bước tính toán như sau: Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phầm CPSX giai đoạn i = SPLD đầu kỳ + CPSX trongkỳ * Thành phẩm SP hoàn thành giai đoạn i + SPLDgiai đoạn i - Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất các giai đoạn trong thành phẩm là tổng giá thành thành phẩm. Z TP = CPSX gd1 + CPSX gđ2 + ……….. CPSX gđn 5.3. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp, cùng một quy định công nghệ ngoài sản phẩm chính thu được còn có cả sản phẩm phụ thì để tính được giá thành sản phẩm chúng ta phải loại trừ khỏi tổng chi phí của cả quy trình số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ. Phần chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường được tính theo giá kế hoạch. Sau khi tính chi phí sản xuất sản phẩm phụ, ta xác định tổng giá thành sản phẩm chính như sau: Tổng giá thành = SPLD + CPSX - SPLD - CPSX sản phẩm chính đầu kỳ Trong kỳ Cuối kỳ sản phẩm phụ Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng chi phí của cả quy trình công nghệ (cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ) nhân với từng khoản mục tương ứng. Tỷ trọng CPSX SP phụ = CPSX sản phẩm phụ ồ CPSX 5.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng. Toàn bộ CPSX phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng của khách hàng. 5.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong 1 quy trình sản xuất cùng sử dụng 1 thứ nguyên liệu 1 lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập trung cả quá trình sản xuất. 5.6. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau, để giảm bớt khối lượng kế toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Tỷ lệ tính giá thành (theo từng khoản mục) = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ- SPLD cuối kỳ Tiêu chuẩn phân bổ 5.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức Đây là phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành dựa trên giá thành định mức và số chênh lệch do thay đổi, thoát ly định mức trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp đã có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, dự toán chi phí tiên tiến hợp lý. Phương pháp này có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện CPSX, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả CPSX để hạ giá thành sản phẩm. Phần ii : thực tế về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 99 - công ty hà thành - bộ quốc phòng I. Khái quát chung về xí nghiệp 99 1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp. Xí nghiệp 99 thuộc Công ty Hà Thành -Quân khu Thủ Đô-Bộ Quốc Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 460/QĐQP ngày 17/04/1996 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Ngày 29/9/2003 Bộ trưởng Bộ quốc phòng có quyết định số : 245/2003/QĐ-BQP sát nhập Công ty Long Giang với Công ty Hà Thành, vẫn lấy tên là Công ty Hà Thành. Công ty Hà Thành - BQP có chức năng ngành nghề kinh doanh sau: - Dịch vụ nhà khách và bán hàng tại nhà khách - Sản xuất kinh doanh hàng mỹ nghệ, hàng nhựa, thực phẩm và đại lý bán hàng - Xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh các ngành nghề trên Từ chỗ việc sản xuất chỉ phục vụ quân nhân công tác khu vực 99. Xí nghiệp đã chủ động bảo toàn, phát triển vốn chủ động vay vốn, tìm hiểu thị trường, tiến hành bán buôn, bán lẻ sản phẩm bia trên thị trường. Trong đó việc bán buôn chiếm tỷ trọng lớn, bán lẻ hàng hoá chỉ mang tính chất giới thiệu sản phẩm. Bia Hà Thành đã có mặt ở nhiều thị trường lân cận như Ninh Bình, Yên Bái, Hải Dương, Hưng yên… Hiện nay Xí nghiệp có 2 bộ phận chính. Bộ phận văn phòng: Đóng tại số 99 đường Lê Duẩn, Hoàn kiếm, Hà nội. Bộ phận sản xuất: Là phân xưởng bia đóng tại Bồ đề, Gia Lâm Hà Nội 2.Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 99. Xí nghiệp 99 Công ty Hà Thành – Bộ quốc phòng là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Tự lo liệu vốn kinh doanh, tự trang trải các khoản chi phí, chấp hành các quy định của Nhà nước và quân đội trong các hoạt động sản xuất kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả. Là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ quốc phòng nên ngoài các đặc điểm chung của doanh nghiệp, Công ty Hà thành còn có đặc thù riêng có tính chất nghiệp vụ và phân cấp quản lý trong Công ty Giám đốc xí nghiệp PGĐ dich vụ PGĐ Sản xuất Phòng TC-KT Phòng HC Dịch vụ nhà hàng Xưởng bia Tổ nấu ăn + bếp Tổ nấu ăn + bếp Tổ nấu ăn + bếp Tổ nấu Tổ lọc sục Tổ máy Thành phẩm Lãnh đạo Công ty gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc: Đứng đầu là Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cán bộ công nhân viên về mặt tài chính và các mặt khác,…. Có nhiệm vụ và quyền hạn theo pháp luật Nhà nước quy định. Phó giám đốc : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc giải quyết các công việc được phân công và chỉ đạo hoạt động bộ phận do mình quản lý Phòng tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác hạch toán trong xí nghiệp theo yêu cầu, thể lệ, tổ chức kinh tế Nhà nước; phản ánh lên Giám đốc một cách kịp thời, chính xác trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp Giám đốc nắm được cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi kỳ của doanh nghiệp. Phòng hành chính : Chịu sự quản lý hành chính trực tiếp của Giám đốc, còn về chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp cơ quan chủ quản cấp trên, giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc theo quy chế, quy định, nghị quyết của Đảng đề ra. 3.Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 99 Tình hình tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp 99 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng - Tài sản lưu động 12.473 11% 20.009 17% - Tài sản cố định 102.821 89% 96.035 83% Tổng tài sản 115.294 100 116.044 100 - Nợ phải trả 7.534 7% 7.237 6% + Nợ ngắn hạn 7.534 7.237 + Nợ dài hạn 0 0 - Vốn chủ sở hữu 107.760 93% 108.807 94% Tổng nguồn vốn 115.294 100 116.044 Tình hình tài chính của xí nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1- Tổng vốn kinh doanh 115.294 116.044 Trong đó: + Vốn góp liên doanh 74.598 74.598 + Vốn kinh doanh 40.696 41.446 2- Tổng doanh thu 36.930 47.575 3- Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 24.915 20.392 4- Tỷ suất chi phí(%) 0,52 0,55 5- Tổng lợi nhuận trước thuế 6.486 10.806 6- Tổng số CBCNV(người) 250 270 7- Tổng thu nhập bình quân hàng tháng 1,4 1,4 4- Tổ chức công tác kế toán ở Xí nghiệp 99 ở xí nghiệp 99 toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán - tài chính của xí nghiệp. Phòng kế toán tài chính được thành lập nhằm giúp đỡ giám đốc trong việc tổ chức, quản lý từ công ty đến các xí nghiệp thành viên, hướng dẫn và kiểm tra chế độ hạch toán kế toán trong toàn xí nghiệp. Quản lý và theo dõi tình hình tài sản của Công ty. Thực hiện việc ghi sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh các nghiệp vụ tại xí nghiệp, đồng thời tiến hành kiểm tra và tổng hợp số liệu để lập các báo cáo toàn Công ty theo đúng pháp lệnh và chế độ kế toán của Nhà Nước ban hành. Tiến hành đào tạo bồi dưỡng các xí nhgiệp về chuyên môn cho mỗi đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Sơ đồ bộ máy kế toán của xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán quỹ - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu; chế độ báo cáo kiểm kê định kỳ; tổ chức bảo quản hồ sơ đồng thời theo dõi quản lý phần kế toán tổng hợp và các phần kế toán khác; ký duyệt quyết toán chứng từ về chi tài chính, triển khai các chế độ kế toán Nhà Nước ban hành - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm soát các quyết toán của các cơ sở, tổng hợp bảng kê khai nhật ký của đơn vị, tiến hành lập các bút toán, kết chuyển, định khoản và tính toán kết quả trên các báo cáo bảng biểu kế toán hàng tháng nộp lên kế toán trưởng. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra thanh toán khách hàng. - Kế toán quỹ: Tiến hành viết phiếu thu phiếu chi và séc chi cho đơn vị kiểm tra, theo dõi và hạch toán các quỹ chi tiêu khen thưởng phúc lợi của Công ty - Kế toán công nợ: Thực hiện việc theo dõi thu chu, theo dõi tình hình thanh toán và thu nợ với khách hàng 5-Chính sách kế toán áp dụng tại xí nghiệp Hình thức kế toán áp dụng tại xí nghiệp: Nhật ký - Sổ cái Nhật ký - Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp duy nhất, tất cả các tài khảon đều được mở trên sổ kế toán này. Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký - Sổ cái Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xhuyên - Kỳ hạch toán: theo tháng - Xí nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính - Hệ thống chứng từ là những chứng từ bắt buộc theo quy định của Nhà nước: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi,… Việc kiểm tra chứng từ được tổ chức hàng ngày nhằm ngăn ngừa những sai sót có thể xẩy ra để kịp thời khắc phục. - Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,… - Hệ thống báo cáo nội bộ: Báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu, báo cáo hàng ngày,… II. Thực tế công tác kế toán tại xí nghiệp 99 - Bộ Quốc Phòng 1- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở xí nghiệp 99 Trong công tác quản lý xí nghiệp, chi phí sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà quản lý sản xuất quan tâm, chi phí sản xuất bia chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của toàn xí nghiệp Chi phí sản xuất ở xí nghiệp được phân loại theo mục đích và công dụng, gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng động lực sử dụng cho mục đích sản xuất bia. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất - Chi phí sản xuất chung, gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu dụng cụ + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền 2- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở xí nghiệp 99, chỉ có một phân xưởng sản xuất bia chính. Sản phẩm là bia hơi và bia chai được sản xuất theo các giai đoạn giống nhau. Việc sản xuất từng loại bia chủ yếu là theo mùa. Do đó, xí nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất bia 3- Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc sản xuất từng loại bia là tuỳ thuộc theo mùa, bia tiêu thụ nhiều vào mùa nóng và được sản xuất theo từng đợt Phó giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế sẽ thông báo số lượng bia sản xuất theo mỗi lần cho phân xưởng. Quản đốc phân xưởng căn cứ vào số lượng bia sản xuất lập phiếu yêu cầu, nguyên liệu qua kho Phiếu yêu cầu nguyên liệu được lập thành 3 bản - (Phụ lục) - 1 bản do bộ phận lập giữ để ghi sổ - 1 bản thủ kho giữ làm căn cứ ghi sổ kho - 1 bản chuyển cho kế toán Sau đó thủ kho tiến hành xuất kho nguyên liệu theo yêu cầu cho phân xưởng sản xuất. Chứng từ xuất kho nguyên liệu là "phiếu xuất kho"-Mẫu số 2-VT. Phiếu xuất kho do thủ kho viết, được lập thành 2 liên Liên 1: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ Liên 2: Người nhận giữ Trích phiếu xuất kho số 01 (phụ lục) Hàng ngày, mỗi khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kế toán kiểm tra tính pháp lý của chứng từ, căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho tiến hành phân loại chứng từ nguyên vật liệu theo từng loại để ghi sổ chi tiết. Mẫu sổ chi tiết vật liệu - Bảng 1 (Phụ lục) Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng số liệu trên các sổ chi tiết vật liệu để ghi vào "Báo cáo nhập - xuất các sổ chi tiết vật liệu"theo từng loại nguyên liệu. Báo cáo này do thủ kho lập và được chuyển cho kế toán vào đầu tháng sau. Dòng tổng cộng ở các báo cáo là cơ sở để lập "Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ". Mẫu "báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu" - Bảng 2 (Phụ lục) Mẫu "bảng phân bổ NVL, CCDC" - Bảng 3 (Phụ lục) Để hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ là sở để tập hợ chi phí sản xuất, ghi nhật ký sổ cái Theo số liệu Tháng 1 - 2005 Kế toán ghi: Nợ TK 621: 24.587.300 Có TK152: 24.587.300 3.2. Kế toán chi chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp 99, tiền lương được tập hợp theo từng bộ phận. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương được hạch toán vào TK 622 Các chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là: Bảng chấm công - Danh sách tiền lương xưởng bia Bảng chấm công được lập cho 2 bộ phận: Bộ phận hành chính và bộ phận sản xuất Tiền lương được tính theo 2 hình thức: Tiền lương thời goan và tiền lương sản phẩm Mức tiền lương thời gian = Thời gian làm việc x đơn giá tiền lương thời gian Mức tiền lương sản phẩm cho mỗi cá nhân được quy định theo ngày công sản phẩm và cho mỗi công nhân ở từng tổ - Công nhân tổ nấu + lọc sục: 23.100đồng/ngày công - Công nhân tổ máy lạnh + lò hơi: 21.840 đồng/ngày công Ví dụ: Trích só liệu bảng 4 - Dánh sách tiền lương xưởn bia tháng 1 - 2005 phần (phụ lục) Nguyễn Mai Hằng (tổ nấu); hệ số lương: 2,28 Số ngày công (thời gian): 4 ngày Số ngày công (sản phẩm): 5 ngày Tiền lương HC = 4 x 21.000đ = 84.000đ Sản phẩm = 5 x 23.100đ = 115.500đ BHXH, BHYT, KPCĐ = Hệ số lương CNV x mức lương tối thiểu 6% = 2,28 x 210.000đ x 6% = 28.728đ Bảng 5: Danh sách tiền ăn cả xưởng bia Tháng 1 - 2005 (Phụ lục) Số liệu ở cột tổng cộng liên doanh sách tiền lương, tiền ăn ca là căn cứ lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương"- Bảng 6 (Phụ lục) Só liệu của bảng phân bổ làm căn cứ ghi Nhật ký Sổ cái Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp : 7.532.660,09 Có TK 334: Tiền lương trả cho công nhân viên: 6.734.500 Có TK 338: Các khoản phải trả, phải nộp khác: 798.160,09 3.3. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: 6271 - Chi phí vật liệu, CCDC : TK 6272, TK 6273 - Chi phí khấu hao TSCĐ : TK 6274 - Chi phí dịch vụ mua ngoài : TK6277 - Chi phí bằng tiền khác : TK 6278 3.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng Nhân viên phân xưởng ở xí nghiệp gồm: Kế toán phân xưởng thủ kho, quản đốc phân xưởng, nhân viên vận chuyển, giao hàng Tiền lương nhân viên phân xưởng được tính theo hình thức tiền lương thời gian Mức tiền lương thời gian = thời gian làm việc x đơn giá tiền Cũng như công nhân sản xuất nhân viên phân xưởng (lương thời gian) được hưởng các khoản ngoài lương như tiền ăn ca, và các khoản trích theo lương. Mẫu bảng 7 (Phụ lục)- Danh sách tiền lương xưởng bia tháng 1 - 2005 Để hạch toán các khoản chi phí này, kế toán sử dụng TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng Nợ TK 6271 : 6.002.585,69 Có TK 334 : 5.816.450 Có TK 338 : 186.135,69 3.3.2. Kế toán vật liệu, CCDC Căn cứ vào chứng từ xuất kho vật liệu cho sản xuất chung, kế toán tập hợp ghi vào bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC. Nợ TK 627 : 12.600.000 Có TK 152 : 11.346.000 Có TK 153 : 1.254.000 NVL dùng chung cho phân xưởng có thể cũng được mua ngoài không qua kho Ví dụ: Căn cứ vào chứng từ phải thanh toán với khách hàng Cửa hàng mác chai : 3.360.000đ Cửa hàng hộp các tông : 3.360.000đ Cửa hàng chai thuỷ tinh : 894.500đ Cộng 7.614.500đ Kế toán ghi sổ nhật ký sổ cái cột ghi Nợ TK 627 : 7.614.500 Có TK 331 : 7.614.500 3.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ TSCĐ được trích khấu hao trong kỳ - Nhà xưởng có số năm sử dụng ước tính là: 25 năm - Máy móc thiết bị có số năm sử dụng ước tính là: 10 năm - Phương tiện vận tải có số năm sử dụng ước tính là: 10 năm Để tính khấu hao TSCĐ xí nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính dựa vào tỷ lệkhấu hao hàng năm Số trích khấu hao hàng năm: nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao Số chi phí khấu hao hàng tháng = số chi phí khấu hàng năm/12 Mẫu bảng 8 (phụ lục)-Bảng tính và phân bổ khấu hao Kế toán sử dụng TK 6274 chi phí khấu hao TSCĐ Ghi Nợ TK 627 : 91.597.170,83 Có TK 214 : 91.597.170,83 3.3.4. Kế toán chi phí dich vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài ở xí nghiệp bao gồm chi phí tiền điện thoại, tiền sửa chữa máy móc.. .thuộc phạm vi phân xưởng. Trích nhật ký- sổ cái- Bảng 9(phụ lục) Vi dụ: Ngày 15/1/06 chi trả tiền điện thoại tháng 12/05 với số tiền là 431.822đ Kế toán ghi: Nợ TK 6277 :431822 Có TK 111 :431.822 3.3.5. Kế toán chi phí bằng tiền Chi phí bằng tiền ở xí nghiệp gồm các chi phí giao dịch, tiếp khách,… Kế toán căn cứ vào các chứng từ, nghiệp vụ phát sinh chi phí để ghi vào Nhật ký ký - Sổ cái Nợ TK 627 Có TK111 3.4. Kế toán tâp hợp chi phí sản xuất toàn xí nghiệp Mọi khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCPSX XN 99.doc
Tài liệu liên quan