Trước khi thi công công trình, dựa vào dự toán xí nghiệp đã làm hợp đồng vật liệu cho công trình, điều này giúp xí nghiệp chủ động trước sự biến động giá của thị trường, nhất là trong tình hình hiện nay tốc độ tăng giá vật tư là quá cao, phần nào góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Công ty chưa thực sự quan tâm đến các khoản phế liệu thu hồi như sắt vụn, vỏ thùng phi đựng nhựa đường, .v.v. do vậy tất cả nguyên vật liệu xuất kho đều tính vào chi phí của công trình, tiền bán phế liệu thu hồi được xí nghiệp bỏ vào kinh phí công đoàn để bồi dưỡng thêm cho anh em, thăm bệnh, tổ chức đi du lịch, vv . Điều này tuy làm tăng chi phí sản xuất trong kỳ nhưng các khoản phế liệu thu hồi này là nhỏ, không đáng kể nên cách giải quyết như vậy là có thể chấp nhận được.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm nên công ty đã tổ chức tốt khâu quản lý vật tư. Cuối mỗi tháng, Ban kiểm kê gồm Giám đốc xí nghiệp làm trưởng ban, thủ kho, kế toán xí nghiệp và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm kê khối lượng vật tư một lần, việc làm này đã góp phần hạn chế được hiện tượng hao hụt, mất mát vật tư, thiết bị.
73 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng từ đều được đánh số thứ tự và liên tục từ tháng đầu tiên cho đến tháng cuối cùng trong năm kế toán. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các Sổ chi tiết, cộng dồn lũy kế. Định kỳ, kế toán tính ra tổng số tiền phát sinh nợ, tổng số tiền phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và tổng hợp chi tiết căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh, cuối quý kế toán nộp tài liệu lên phòng kế toán công ty để lập BCTC.
d,Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
-Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán...
2.2. Thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế
Căn cứ vào quyết định chỉ định thầu, hồ sơ đấu thầu, hợp đồng, dự toán của Chủ đầu tư với công ty, quy chế khoán nội bộ của công ty, Phòng Kế hoạch làm Hợp đồng giao việc để khoán cho các Xí nghiệp thi công công trình.
Thông thường, khi công ty giao khoán, các đơn vị xí nghiệp được hưởng là:
1/ Phần chi phí trực tiếp: XN được hưởng 95% theo nghiệm thu giữa Công ty với Chủ đầu tư.
2/ Phần chi phí chung: XN được hưởng 70% giá trị chi phí chung theo nghiệm thu giữa Công ty với Chủ đầu tư.
3/ Phần đảm bảo giao thông + láng trại: XN được hưởng 50% theo nghiệm thu giữa Công ty với Chủ đầu tư.
4/ Phần 1,5% trực tiếp chi phí khác: XN được hưởng 100% theo nghiệm thu giữa Công ty với Chủ đầu tư.
Vì thời gian thực tập có hạn nên tôi chọn tính giá thành công trình nâng cấp Đường Tỉnh 4 (Bạch Yến - Bao Vinh)do xí nghiệp Xây Dựng Công trình I thi công làm ví dụ minh họa cho thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành của công ty.
2.2.1. Đối tượng và phương pháp kế toán CPSX tại công ty
2.2.1.1. Đối tượng tập hợp CPSX tại công ty
Tại Công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế, xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của công ty là sản phẩm XDCB, sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư thông qua hợp đồng giao khoán, đối tượng hạch toán CPSX có thể là CT, HMCT hay các giai đoạn công việc của HMCT, đối tượng tính giá thành là CT, HMCT hoàn chỉnh.
2.2.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty
Công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế là đơn vị xây dựng nên CPSX là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây dựng. Vì vậy phương pháp tập hợp CPSX ở công ty là chi phí trực tiếp, các chi phí phát sinh ở CT, HMCT nào hạch toán trực tiếp vào CT, HMCT đó.
CPSX của công trình xây dựng thường có giá trị lớn, đòi hỏi kế toán phải theo dõi, ghi chép số liệu một cách đầy đủ, chính xác, đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm xây dựng được đúng, đủ không thiếu sót.
Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm xây dựng lâu dài, đòi hỏi công ty phải lập dự toán theo từng hạng mục chi phí. Để có thể so sánh, kiểm tra CPSX sản phẩm xây dựng thực tế phát sinh với dự toán, CPSX xây dựng được phân loại theo: Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT, Chi phí sử dụng MTC, Chi phi SXC.
- Chi phí NVLTT bao gồm: Chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc...
- Chi phí NCTT bao gồm: Chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây dựng.
- Chi phí sử dụng MTC: Là chi phí cho MTC nhằm thực hiện khối lượng công tác xây dựng bằng máy: chi phí nhiên liệu chạy máy, chi phí thuê máy...
- Chi phí SXC :
+ Tiền lương chính, phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý XN.
+Chi phí khấu hao TSCĐ.
+Chi phí dịch vụ mua ngoài, văn phòng phẩm.
+Chi phí bằng tiền khác.
* Trình tự hạch toán CPSX tại Công ty:
Do địa bàn kinh doanh trải rộng, để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong khi thi công, linh hoạt trong xử lý các tình huống phát sinh, Công ty đã áp dụng mô hình khoán xuống các xí nghiệp xây dựng.
Cũng từ đặc điểm trên của Công ty ta thấy việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng lại do các xí nghiệp thực hiện (công ty áp dụng hình thức báo sổ).
2.2.1.3. Kỳ tập hợp CPSX tại công ty
Kỳ tập hợp CPSX ở công ty theo kỳ quyết toán, kỳ quyết toán ở công ty là theo quý. Cứ cuối quý, kế toán tập hợp CPSX vào các công trình một lần.
2.2.2. Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành tại công ty
2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành
Ở Công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế xác định đối tượng tính giá thành là các CT, HMCT hoàn thành (có nghiệm thu A-B).
2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng CT, HMCT. Toàn bộ chi phí phát sinh thực tế cho từng CT, HMCT trình từ khi khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thực tế của CT, HMCT đó.
Giá thành thực tế của sản phẩm xây dựng được xác định như sau:
Giá thành thực tế Chi phí sản xuất dở dang
sản phẩm hoàn thành = thực tế trong kỳ
trong kỳ được nghiệm thu
2.2.2.3. Kỳ tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm của nghành xây dựng và của sản phẩm xây dựng nên để đáp ứng cho công tác quản lý, kỳ tính giá thành của Công ty được xác định theo từng hạng mục công trình hoàn thành và khi công trình hoàn thành.
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình nâng cấp Đường Tỉnh 4 (Đoạn Bạch Yến - Bao Vinh)
2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế, chi phí NVL thường chiếm khoảng từ 60% - 70% gía thành sản phẩm vì vậy việc tập hợp đúng và đủ các khoản mục chi phi này có tầm quan trọng trong việc xác định lượng vật liệu tiêu hao cho CT là tiết kiệm hay lãng phí.
Khoản mục chi phí NVLTT trong sản xuất xây dựng của công ty bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính : cát, đá các loại, xi măng, sắt, thép, nhựa đường...
- Vật liệu phụ: gỗ, ván khuôn, chất phụ gia...
Do các CT nằm rải rác nhiều nơi và do công ty đã giao khoán cho các xí nghiệp theo hợp đồng “giao khoán nội bộ” nên để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về vật tư thi công, tránh tình trạng vận chuyển tốn kém công ty đã để cho các đội tự cung ứng vật tư. Điều này khiến cho nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ thi công được đảm bảo kịp thời nhưng cũng có điểm bất lợi là do các công trình xây dựng thường kéo dài nên sẽ có nhiều biến động về chi phí NVL do có sự biến động của giá cả thị trường.
Vì vậy khi xuất kho để xác định và tính toán được giá thực tế xuất kho cho các đối tượng khác nhau công ty phải sử dụng phương pháp tính toán thống nhất cho tất cả các công trường là giá nhập trước xuất trước.
Căn cứ vào dự toán được lập và tiến độ kế hoạch thi công CT, cán bộ kỹ thuật hoặc người phụ trách cung tiêu sẽ tập hợp bảng vật tư cần mua để ban giám đốc duyệt. Sau khi nhận được giấy uỷ quyền của công ty thì các xí nghiệp chủ động mua vật tư về nhập kho công trình. Khi vật tư được mua về, thủ kho công trình cùng với người phụ trách cung tiêu hoặc người giao những vật liệu sẽ xác định chính xác số lượng và kiểm tra chất lượng vật liệu nhập kho. Căn cứ vào hoá đơn thu mua và phiếu thanh toán vận chuyển, thủ kho sẽ lập phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho được lập thành hai liên: một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, một liên giữ cho kế toán xí nghiệp cùng với hoá đơn kiêm phiếu nhập kho để thanh toán tiền mua vật tư.
a) Trình tự luân chuyển chứng từ
7) Sổ cái TK621
6) Chứng từ ghi sổ
5) Sổ chi tiết công nợ
4) Phiếu chi
3) Bảng kê chi tiết xuất vật tư
2) Phiếu xuất kho
1) Giấy đề nghị cấp vật tư
Cán bộ kỹ thuật XN Giám đốc XN Kế toán XN
b) Tài khoản sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí NVL trực tiếp”.TK 621 phản ánh toàn bộ chi phí NVLTT cho việc thi công .Tài khoản này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT. TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”. Ngoài ra công ty còn sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất còn dở dang” để thực hiện việc chuyển chi phí NVL và giá thành sản phẩm.
c) Phương pháp hạch toán
Vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại, chủ yếu là công ty mua ngoài theo giá thị trường. Vì vậy khi XN có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì các XN sẽ gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của tháng hoặc quý trước hết về phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng CT để lập kế hoạch cung cấp vật tư và giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các đội CT, ở từng CT dựa vào tiến độ sản xuất thi công, kế hoạch cung cấp vật tư cho CT và nhu cầu vật liệu cho từng giai đoạn thi công cụ thể, chủ nhiệm CT (hoặc đội trưởng) được phép ủy quyền của công ty chủ động đi mua vật tư về nhập kho CT. Cán bộ vật tư dựa trên Hoá đơn GTGT do bên bán cấp để nhập kho.
Sau đây là PNK:
Biểu số 2.1:
Đơn vị: Xí nghiệp XDCT1 PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số: 01 - VT
Công ty CP ĐB I TTHuế TheoQĐ: 15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: 19 Nguyễn Huệ - Huế ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Ngày 27 tháng 05 năm 2009
Số:12
Nợ TK 152 97.528.600
Nợ TK 133 625.432 Có TK 331 103.780.032
Họ, tên người giao hàng: Phạm Xuân Vang
Theo Hoá đơn GTGT số 53990 ngày 21 tháng 12 năm 2009 Nguyễn Thị Hoà
Nhập tại kho: Xí nghiệp XDCT1 Địa điểm: 346 Phan Bội Châu-TP Huế
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1*2
1
Đá dăm 2*4 +v/c
m3
150
251.658
37.748.700
2
Cát đúc
m3
100
93.799
9.379.900
3
Xi măng + v/c
Tấn
60
840.000
50.400.000
Cộng tiền hàng: 97.528.600
Thuế suất GTGT: 10% + 5% Tiền thuế GTGT: 625.432
Cộng: 103.780.032
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm lẽ ba triệu bảy trăm tám mươi nghìn không trăm ba mươi hai đồng.
Ngày 27 tháng 05 năm 2009
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (bộ phận nhập)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
PNK được lập thành hai liên: một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, một liên giữ cho kế toán XN cùng với hoá đơn kiêm PNK để thanh toán tiền mua vật tư.
Căn cứ vào các PNK, cuối quý tình hình vật liệu nhập kho được kế toán tổng hợp ở Bảng kê chi tiết Nhập vật liệu quý 2/2009. Quá trình nhập kho như sau: Nợ TK 152 97.528.600
Nợ TK 133 6.251.432
Có TK 331 103.780.032
Sau đó dựa vào các Bảng kê chi tiết Nhập vật liệu, kế toán lên các Chứng từ ghi sổ Nhập vật liệu quý 2/2009
Khi được Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Xác nhận khối lượng, xí nghiệp sẽ xin vay ở Phòng Kế toán - Tài vụ với mức vay là 70% - 80% khối lượng xác nhận, sau đó kế toán công ty sẽ viết Phiếu chi và chi tiền còn kế toán xí nghiệp viết Phiếu thu và nhập quỹ tiền mặt. Khi nhận được Giấy đề nghị thanh toán của người mua hàng hoặc của người bán thì kế toán viết Phiếu chi, sau đó thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt để thanh toán tiền vật liệu.
Xí nghiệp áp dụng phương pháp ghi trực tiếp để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT, chi phí phát sinh cho công trình nào theo dõi chi tiết cho công trình đó. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng ở xí nghiệp XDCT1 được tính theo phương pháp thực tế đích danh, đối với giá vật liệu tồn kho thì được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Công trình nâng cấp Đường Tỉnh 4 do được thi công và hoàn thành trong quý nên giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp thực tế đích danh. Căn cứ vào tiến độ thi công từng công trình, hạng mục công trình, cán bộ kỹ thuật sẽ viết Giấy đề nghị cấp vật tư, sau khi được Giám đốc xí nghiệp ký duyệt, kế toán sẽ tiến hành viết Phiếu xuất kho. Phiếu xuất cũng được lập thành 2 liên, liên 1 lưu tại phòng kế toán xí nghiệp còn liên 2 kẹp với chứng từ nộp lên cho công ty.
Biểu số 2.2:
Đơn vị: Xí nghiệp XDCT1 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số: 02-VT
Công ty CP ĐB I TTHuế Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: 19 Nguyễn Huệ - Huế Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Ngày 15 tháng 05 năm 2009
Số:11
Nợ TK 621 39.947.682
Có TK 152 39.947.862
Họ và tên người nhận hàng: Phạm Xuân Vang
Địa chỉ (bộ phận): Tổ công trình
Lý do xuất kho: Nâng cấp Đường Tỉnh 4, đoạn cầu Bạch yến-Bao Vinh
Xuất tại kho (ngăn lô): Xí nghiệp XDCT1
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
ĐVT
Số lượng
thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
1
Cấp phối đá dăm Dmax*3.75mm +v/c
m3
150
209.749,7
31.462.455
2
Cấp phối đồi
m3
150
56.568,18
8.485.227
Tổng cộng
39.947.682
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi chín triệu chín trăm bốn mươi bảy nghìn sáu trăm tám mươi hai đồng.
Ngày 15 tháng 05 năm 2009
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán định khoản:
+ Nợ TK 621
+Có TK 152
Các phiếu xuất kho được kế toán xí nghiệp tập hợp vào Sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu. Căn cứ vào Sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu, phiếu chi, sổ chi tiết công nợ kế toán đơn vị tổng hợp vào chứng từ ghi sổ.
Biểu số 2.3:
Đơn vị: Xí nghiệp XDCT1 Mẫu số S02a-DN
Công ty CP ĐB I TT Huế (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
Địa chỉ: 19 Nguyễn Huệ -Huế ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:.........
Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
A
B
C
D
Xí nghiệp XDCT1
Xuất vật liệu thi công công trình ĐT4
621
623
152
287.505.809
17.577.069
Cộng
305.038.878
Ngày 31 tháng 5 năm 2009
Giám đốc XN Kế toán XN
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cuối quý, chi phí NVLTT công trình ĐT4 được kế toán tập hợp qua sơ đồ:
TK 152 TK 621
287.505.809
TK 154
287.508.809
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán Tài khoản 621
Nhận xét: Trong quá trình hạch toán, công ty đã thực hiện rất linh hoạt theo từng công trình và thực tế sử dụng. Cụ thể là đối với nguyên vật liệu, để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ thi công cho các xí nghiệp, nguyên vật liệu được chở thẳng tới chân công trình mà không cần phải qua kho. Tuy nhiên để đảm bảo việc quản lý, theo dõi thì công ty vẫn lập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho cho vật liệu đó.
Trước khi thi công công trình, dựa vào dự toán xí nghiệp đã làm hợp đồng vật liệu cho công trình, điều này giúp xí nghiệp chủ động trước sự biến động giá của thị trường, nhất là trong tình hình hiện nay tốc độ tăng giá vật tư là quá cao, phần nào góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Công ty chưa thực sự quan tâm đến các khoản phế liệu thu hồi như sắt vụn, vỏ thùng phi đựng nhựa đường, .v.v. do vậy tất cả nguyên vật liệu xuất kho đều tính vào chi phí của công trình, tiền bán phế liệu thu hồi được xí nghiệp bỏ vào kinh phí công đoàn để bồi dưỡng thêm cho anh em, thăm bệnh, tổ chức đi du lịch, vv . Điều này tuy làm tăng chi phí sản xuất trong kỳ nhưng các khoản phế liệu thu hồi này là nhỏ, không đáng kể nên cách giải quyết như vậy là có thể chấp nhận được.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm nên công ty đã tổ chức tốt khâu quản lý vật tư. Cuối mỗi tháng, Ban kiểm kê gồm Giám đốc xí nghiệp làm trưởng ban, thủ kho, kế toán xí nghiệp và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm kê khối lượng vật tư một lần, việc làm này đã góp phần hạn chế được hiện tượng hao hụt, mất mát vật tư, thiết bị.
2.2.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Trong điều kiện máy móc còn hạn chế, khoản mục chi phí nhân công cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành xây dựng. Ở công ty chi phí NCTT chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành sản phẩm. Do vậy, việc hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác, kịp thời cho người lao động, đồng thời góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương của công ty.
Hiện nay, Công ty có số lao động trong biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là để thực hiện những công việc quản lý, kỹ thuật... Còn lại đa số là lao động hợp đồng và công ty tiến hành khoán gọn trong từng phần việc. Đội trưởng và chủ nhiệm công trình là căn cứ vào tiến độ thi công và công việc thực tế để tiến hành giao khoán cho các tổ sản xuất.
Khoản mục nhân công trực tiếp ở công ty bao gồm:
- Tiền lương của bộ phận trực tiếp: lương công nhân trực tiếp theo hợp đồng, lương công nhân trực tiếp thuộc biên chế.
- Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp xây dựng trong biên chế.
Tại Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: Trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: áp dụng cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia thi công. Đây là hình thức tiền lương tính cho những công việc có định mức hao phí nhân công và được thể hiện trong Hợp đồng giao khoán, trong Hợp đồng ghi rõ đơn giá khoán, khối lượng công việc được giao và yêu cầu kỹ thuật. Theo hình thức này, Bảng chấm công, Hợp đồng làm khoán, Bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và Bảng thanh lý hợp đồng là chứng từ ban đầu để tính lương và trả lương.
Tiền lương theo sản phẩm = Đơn giá khoán x Khối lượng thi công thực tế
Sau khi nhận khoán công trình từ Công ty, Giám đốc xí nghiệp giao từng phần việc cho từng tổ căn cứ khối lượng công việc và kế hoạch thi công, Xí nghiệp làm “ Bản khoán nhân công” với các tổ trưởng thi công. Hợp đồng này là căn cứ để đội tổ chức thi công theo kế hoạch về khối lượng, thời gian, chi phí xây dựng.
Thi công xong, cán bộ kĩ thuật sẽ tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và lập Biên bản nghiệm thu chất lượng công việc. Trên biên bản này kĩ thuật phải ghi rõ chất lượng công việc đạt yêu cầu và đồng ý cho thanh toán. Sau đó hai bên tiến hành lập Biên bản thanh lý hợp đồng khoán.
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu theo từng hạng mục công việc khối lượng xây dựng hoàn thành giữa tổ lao động hợp đồng và các thành viên công ty kế toán lập Bản khoán theo từng hạng mục công việc.
- Hình thức trả lương theo thời gian: chủ yếu áp dụng đối với bộ phận văn phòng và quản lý xí nghiệp. Ngoài ra còn áp dụng trong trường hợp CNTT xây dựng thực hiện những công việc không được tính lương theo sản phẩm như công nhân thu dọn hiện trường, tiếp phẩm, nấu ăn,...Việc trả lương theo thời gian căn cứ vào hệ số lương, chức vụ, ngày công và mức lương tối thiểu.
Tiền lương thời gian LCB x HSL Số ngày
Số ngày làm việc theo chế độ
trả cho công nhân viên = x làm việc + Phụ cấp(nếu có)
trong tháng tro trong tháng
* Hạch toán các khoản trích theo lương của công ty:
Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất được hạch toán vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”
Đối với công nhân trong biên chế công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước. Một phần tính vào chi phí sản xuất công ty trả hộ (15% trên tổng quỹ lương cơ bản đối với BHXH, 2% đối với BHYT, 2% đối với KPCĐ) người lao động, 6% còn lại do người lao động đóng, trong đó có 5% BHXH và 1% BHYT (khoản này sẽ khấu trừ vào tiền lương hàng tháng của từng cán bộ công nhân viên xí nghiệp). Cách tính bảo hiểm của mỗi cán bộ công nhân viên của XN như sau:
+ Đối với 19% do xí nghiệp đóng = Hệ số lương tham gia bảo hiểm * Mức lương tối thiểu * 19%
+ Đối với 6% do người lao động đóng = Hệ số lương tham gia bảo hiểm * Mức lương tối thiểu * 6%
Hệ số lương tham gia bảo hiểm này theo quy định của Nhà nước, còn mức lương tối thiểu áp dụng đến năm 2010 vẫn là 650.000 đồng
Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục NCTT là các bảng chấm công đối với những công việc tính lương theo thời gian (như Giám đốc XN, kế toán XN, cán bộ kỹ thuật XN).
Bảng chấm công cho biết rõ ngày làm việc thực tế, số ngày ngừng, vắng của từng người. Căn cứ này sau khi được kiểm tra, xác nhận ở tổ, đội sản xuất, các ban, phòng được chuyển về phòng hành chính tổng hợp ghi chép, theo dõi. Sau đó, chuyển về kế toán đơn vị làm cơ cấu tính lương và phân bổ chi phí tiền lương vào các khoản chi phí có liên quan.
Đối với việc hạch toán khối lượng công việc giao khoán và tiền lương thì chứng từ ban đầu để hạch toán khối lượng công việc giao khoán là sử dụng hợp đồng làm khoán.
Hợp đồng làm khoán có thể được ký theo từng phần công việc hay tổ hợp công việc, giai đoạn công việc được dự toán theo HMCT hay toàn bộ.
Tuỳ theo tính chất của công việc, quy mô của công trình nhận khoán mà thời gian thực hiện hợp đồng làm khoán gói gọn trong một tháng hoặc kéo dài một vài tháng.
Trên hợp đồng làm khoán phải ghi rõ tên CT, HMCT, họ tên tổ trưởng, nội dung công việc giao khoán, đơn vị tính, khối lượng, đơn giá, thời gian giao và hoàn thành, chất lượng đạt, thành tiền... Khi công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao với sự tham gia của các thành viên giám sát kỹ thuật bên A, giám sát kỹ thuật bên B, chủ nhiệm công trình và các thành viên khác.
Riêng đơn vị hợp đồng làm khoán với bên ngoài, khi các đội ký hợp đồng phải thông qua công ty, trên hợp đồng phải có chữ ký của giám đốc. Khi kết thúc công việc, phải có biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu. Công ty sẽ thanh toán cho bên nhận khoán theo phương thức thoả thuận trước.
Tổ trưởng các đội tiến hành chấm công và chia lương cho từng người ở mặt sau của hợp đồng làm khoán và gửi về đội. Chủ nhiệm CT chấm công vào bảng chấm công, hợp đồng làm khoán để tổng hợp, phân loại theo từng CT và cuối tháng gửi về bộ phận kế toán tại đơn vị. Tiền công phát sinh ở CT nào được hạch toán trực tiếp vào cho công trình đó.
a) Trình tự luân chuyến chứng từ
8) Sổ cái TK 622
7) Chứng từ ghi sổ
6) Tờ kê chi tiết hạch toán các khoản Nợ cty
5) Danh sách nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
4) Bảng phân bổ tiền lương
3) Bảng thanh toán lương
2) Bảng chấm công
1) Hợp đồng làm khoán
Tổ trưởng Giám đốc XN Kế toán XN
Cán bộ kỹ thuật
b) Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí NCTT thì công ty sử dụng tài khoản 622. Tài khoản này chỉ dùng để hạch toán tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ liên quan đến công nhân trực tiếp xây dựng trong biên chế, không phản ánh các chi phí liên quan đến công nhân lái máy và bộ phận gián tiếp. Ở công ty, TK 334 (Lương phải trả) được mở 2 tiểu khoản: TK 3341(Lương phải trả cho công nhân trong biên chế) và TK 3348 (Lương phải trả cho công nhân hợp đồng).
c) Phương pháp hạch toán
Ở xí nghiệp ĐB có hai bộ phận NCTT là: công nhân trong biên chế và công nhân hợp đồng. Xí nghiệp đều áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho cả hai bộ phận nhân công này. Chi phí NCTT xây dựng liên quan đến CT nào thì tập hợp trực tiếp cho CT đó.
Tuỳ theo yêu cầu tiến độ và khối lượng công việc của từng CT mà xí nghiệp có thể thuê thêm nhân công ngoài khi đã được phép của Phòng kế hoạch - Kỹ thuật và Ban Giám đốc công ty. Khi cần thuê thêm nhân công đơn vị viết Tờ trình xin thuê nhân công ngoài.
Tiền lương công nhân hợp đồng cũng được trả giống như công nhân biên chế và cũng được hưởng các chế độ như đối với công nhân biên chế ngoại trừ các khoản trích theo lương. Kế toán cũng dựa vào Bảng chấm công để lập Bảng lương cho công nhân thuê ngoài vào cuối tháng.
Sau khi nhận khoán CT từ Công ty, Giám đốc xí nghiệp giao từng phần việc cho từng tổ căn cứ khối lượng công việc và kế hoạch thi công, Xí nghiệp làm “ Bản khoán nhân công”với các tổ trưởng thi công. Hợp đồng này là căn cứ để XN tổ chức thi công theo kế hoạch về khối lượng, thời gian, chi phí xây dựng.
Thi công xong, cán bộ kỹ thuật sẽ tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và lập Biên bản nghiệm thu chất lượng công việc. Trên biên bản này kĩ thuật phải ghi rõ chất lượng công việc đạt yêu cầu và đồng ý cho thanh toán. Sau đó hai bên tiến hành lập Biên bản thanh lý hợp đồng khoán.
Đối với lương công nhân trực tiếp thuộc biên chế: Ở xí nghiệp XDCT1, tiền lương công nhân trực tiếp thuộc biên chế được trả theo lương sản phẩm dưới hình thức khoán gọn. Tuy nhiên đơn vị cũng dựa vào định mức dự toán quy ra công để tính lương theo đơn giá ngày công. Tuỳ thuộc vào từng hạng mục công việc, đơn giá được trả từ 70.000 đ/công - 100.000 đ/công, đối với tổ trưởng đơn giá từ 85.000 đ/công - 110.000 đ/công. Dựa vào Bảng chấm công của Tổ trưởng có chữ ký của Cán bộ kỹ thuật phụ trách công trình đó để kế toán đơn vị làm Bảng lương vào cuối tháng và đồng thời lập chứng từ ghi sổ lương công nhân trực tiếp trong biên chế.
Khi phòng Kế hoạch - Kỹ thuật về xác nhận khối lượng, xí nghiệp xin vay công ty để trả lương cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp. Để đảm bảo đời sống cho anh em, ở xí nghiệp thường trả lương vào ngày 15 của tháng sau. Việc chi trả lương được kế toán theo dõi ở Bảng kê chi tiền mặt và Chứng từ ghi sổ Chi tiền mặt.
Lương công nhân nhận được
Đơn giá của
một ngày công
Số ngày công
Ở công trình này NCTT xây dựng đều là nhân viên thuộc biên chế của công ty nên lương nhân công được hạch toán bằng cách căn cứ vào Bảng chấm công, Biên bản thanh toán khối lượng thi công hoàn thành đã nghiệm thu, kế toán tính ra và lập Bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Cách tính lương của từng công nhân như sau:
Í =
VD: Tính ra lương tháng 4 của công nhân Nguyễn Văn Dũng :
28 x 70.000đ = 1.960.000đ
Đơn giá của một ngày công của mỗi công nhân phụ thuộc vào năng suất làm việc của mỗi người dựa trên nhận xét của đội trưởng giám sát. Thông thường đơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế.doc