MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3
1.1. Đặc điểm của hoạt động xây lắp và những ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 4
1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 4
1.2.1.1. Khái niệm và bản chất kinh tế của chi phí sản xuất 4
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 6
1.2.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm 11
1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 11
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 11
1.2.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 12
1.3. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13
1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 13
1.3.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 13
1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14
1.3.3.1. Tài khoản sử dụng 14
* Nội dung kết cấu TK 621 14
* Nội dung kết cấu TK 622 15
* Nội dung kết cấu TK 623 15
* Nội dung, kết cấu TK 627 16
* Nội dung, kết cấu TK 154 16
1.3.3.2. Nội dung và phương pháp hạch toán 17
1.3.3.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17
1.3.3.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp 19
1.3.3.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công 20
1.3.3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 23
1.3.3.2.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp 26
1.3.3.2.6. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 28
1.3.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 29
1.3.5. Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 30
1.3.5.1. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành 30
1.3.5.2. Phương pháp tính giá thành 31
1.3.6. Tổ chức lựa chọn hình thức sổ kế toán thích hợp 33
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 808 35
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp Sông Đà 808 35
2.1.1. Đặc điểm tổ chức và quản lý 35
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 36
2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý 37
2.1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán 38
2.1.2.1. Tổ chức công tác kế toán 38
2.1.2.2. Tổ chức sổ kế toán 39
2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 40
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 41
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 41
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41
2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 47
2.2.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công 53
2.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 54
2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 64
2.2.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 68
2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 68
2.3.1. Đối tượng tính giá thành 68
2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 69
CHƯƠNG 3 :
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
“ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM “
TẠI XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 808 71
3.1. Đánh giá chung tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông Đà 808 71
3.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất 71
3.1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán 71
3.1.3. Những ưu điểm, tồn tại trong công tác kế toán tại Xí nghiệp Sông Đà 808 72
3.1.3.1. Ưu điểm 72
3.1.3.2. Những tồn tại cần khắc phục 74
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp Xây dựng Sông Đà 808 75
KẾT LUẬN 78
85 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu và chịu bồi thường:
Nợ TK 111, 152 (giá trị phế liệu thu hồi)
Nợ TK 131 (giá trị chủ đầu tư đồng ý bồi thường)
Có TK 1381 (chi tiết thiệt hại phá đi làm lại)
+ Nếu thiệt hại phát sinh trong thời gian bảo hành sản phẩm thì chi phí thiệt hại sẽ được tập hợp riêng trên các TK 621, 622, 627 (chi tiết theo từng công trình bảo hành – nếu doanh nghiệp tự làm)
+ Khi việc bảo hành hoàn thành thì chi phí bảo hành sẽ được tổng hợp vào TK 1544 theo định khoản:
Nợ TK 1544
Có TK 152, 153, 334, 111, 141, 331
Sau đó phân bổ chi phí bảo hành:
Nợ TK 6415 (Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí bảo hành)
Nợ TK 335 (Nếu doanh nghiệp trích trước chi phí bảo hành)
Có TK 1544
+ Trong trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài bảo hành các khoản phải trả cho người bảo hành ghi:
Nợ TK 335, 6415 – chi phí bảo hành
Nợ TK 1331 – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331... tổng giá thanh toán
TK 334, 338 TK 627 TK 154
Chi phí lương, trích theo lương Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
TK 152
Chi phí NVL
TK 153 (142)
Chi phí CCDC
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 111, 112, 141, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
chi phí khác bằng tiền
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
1.3.3.2.6. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trong qua trình hoạt động xây lắp, chi phí sản xuất thực tế phát sinh được thực hiện theo từng khoản mục chi phí. Cuối kỳ, kế toán phải tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất xây lắp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
- Căn cứ bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi
Nợ TK 154
Có TK 621
- Căn cứ bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi
Nợ TK 154
Có TK 622
- Căn cứ bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công đã tập hợp, phân bổ cho từng công trình, kế toán ghi
Nợ TK154
Có TK 623
- Căn cứ bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán ghi
Nợ TK 154
Có TK 627
- Cuối kỳ, căn cứ vào giá thành thực tế công trình, kế toán ghi
Nợ TK 632
Có TK 154
- Nếu công trình chờ bán hoặc chưa bàn giao, kế toán ghi
Nợ TK 155
Có TK 154
TK 621 TK 154
Kết chuyển chi phí NVL
trực tiếp
TK 622
Kết chuyển chi phí
NCTT
TK 623
Kết chuyển chi phí
MTC
TK627
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
Sơ đồ 5: Sơ đồ kết chuyển vào TK 154
1.3.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Đối với các đơn vị sản xuất xây lắp, nếu quy định sản phẩm xây lắp chỉ bàn giao thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ, thì công trình hoặc hạng mục công trình chưa bàn giao thanh toán được coi là sản phẩm xây lắp dở dang. Toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh thuộc công trình, hạng mục công trình đó đều là chi phí của sản phẩm dở dang. Khi công trình hoặc hạng mục công trình được bàn giao thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh sẽ được tính vào giá thành công trình hoặc hạng mục công trình.
Nếu những công trình hoặc hạng mục công trình được bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn xây dựng, lắp đặt thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giao thanh toán là sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ được tính toán một phần cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình.
Đối với những công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng số chi phí sản xuất phát sinh từ lúc khởi công đến thời điểm đó.
Trường hợp thanh toán theo giai đoạn công việc hoặc khối lượng công tác xây lắp riêng biệt có giá trị dự toán riêng thì sản phẩm dở dang là những công việc hoặc khối lượng xây lắp chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao lúc cuối kỳ. Trên cơ sở các biên bản kiểm kê khối lượng công tác xây lắp dở dang lúc cuối kỳ và các tài liệu khác, kế toán sẽ xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất thực tế.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất
Chi phí dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá dự toán của
sản xuất = ------------------------------------------------- * giai đoạn xây dựng
dở dang giá dự toán của giá dự toán của cuối kỳ
cuối kỳ các giai đoạn xây + giai đoạn xây dựng
dựng hoàn thành dở dang cuối kỳ
1.3.5. Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.3.5.1. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành
* Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm xây lắp đã hoàn thành, các công trình, hạng mục công trình đã được hoàn thành bàn giao hoặc những khối lượng xây lấp có thiết kế riêng đạt đến điểm dừng hợp lý.
* Phân biệt khái niệm đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Giống nhau: đều là giới hạn và phạm vi để tập hợp chi phí. Trong một số trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm trùng nhau.
- Khác nhau: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất bao gồm nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí. Đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, tức là chỉ bao gồm nơi gánh chịu chi phí.
* Kỳ tính giá thành là thời kỳ cần thiết phải tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành đã xác định. Đối với doanh nghiệp xây lắp, có thể tính giá thành theo từng tháng hoặc theo chu kỳ sản xuất, khi kết thúc công trình, hạng mục công trình.
1.3.5.2. Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành theo tập hợp các chi phí sản xuất đã xác định. Do đối tượng tính giá thành tại các doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục công trình nên trong việc tính giá thành kế toán thường dùng các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính
Giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất
sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
b. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm dịch vụ hoàn thành
Giá thành sản phẩm = C1 + C2 +....+ Cn
C1, C2, ...., Cn: Chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng công trình, hạng mục công trình
c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức
Đây là phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm, công việc hoàn thành dựa trên giá thành định mức và số chênh lệch do thay đổi, thoát ly định mức trong quá trình sản xuất, thi công.
Giá thành định mức được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính. Khi có thể thay đổi về định mức, dự toán chi phí cần phải tính toán lại theo định mức mới. Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi chỉ cần thực hiện đối với sản phẩm dở dang đầu tháng vì chi phí tính cho số sản phẩm dở dang này (cuối tháng trước) theo định mức cũ. Số chênh lệch này bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.
Sau khi đã xác định được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi và thoát ly định mức ta tính giá thành thực tế sản phẩm theo công thức sau:
Giá thành Giá thành Chênh lệch thay Chênh lệch thoát
thực tế = định mức + đổi định mức - ly định mức
1.3.6. Tổ chức lựa chọn hình thức sổ kế toán thích hợp
Hình thức sổ kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu mẫu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ để thực hiện việc ghi chép, phản ánh, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán nhằm cung cấp những chỉ tiêu kế toán cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định.
Hiện nay, có 4 hình thức sổ kế toán đang được áp dụng trong các doanh nghiệp.
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký Sổ cái.
- Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ.
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ.
Mỗi hình thức kế toán có một đặc điểm riêng, hệ thống sổ sách riêng, thích hợp với từng doanh nghiệp cụ thể có những đặc điểm riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp, phải căn cứ vào điều kiện áp dụng của từng hình thức kế toán và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán, khả năng trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin kinh tế của doanh nghiệp để lựa chọn, vận dụng một hình thức kế toán phù hợp đảm bảo phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hình thức kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn.
Sơ đồ 6a: Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chi tiết số phát sinh
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
Sổ thẻ chi tiết
Chứng từ
kế toán
Sổ Nhật ký – Sổ cái
Bảng kê
chứng từ
Sơ đồ 6b: Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – sổ cái
Sơ đồ 6c: Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi sổ kế toán chi tiết
Tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Đăng ký chứng từ ghi sổ
Báo cáo tài chính
Sổ cái các tài khoản
Lập chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sơ đồ 6d: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
chương 2:
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Sông Đà 808
Trong chương 1 bài viết đã trình bày cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Tiếp theo chương 2 sẽ đi sâu phân tích công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808. Phần đầu chương giới thiệu đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 808 thông qua nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức hạch toán kế toán. Phần tiếp theo cũng là nội dung chính của luận văn sẽ đi sâu phân tích thực trạng của công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp.
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp Sông Đà 808
2.1.1. Đặc điểm tổ chức và quản lý
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp Sông Đà 808 là một đơn vị thành viên của Công ty Sông Đà 8. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp 808 gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Sông Đà 8 được thành lập theo quyết định số 27/ BXD-TCLD ngày 4 tháng 2 năm 1994 của Bộ xây dựng. Trên cơ sở hợp nhất Chi nhánh của Công ty xây dựng Sông Đà 2 và công ty vận tải thành đơn vị mới lấy tên là ”Công ty xây dựng Bút Sơn” trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, trụ sở đóng tại thị xã Hà Nam, tỉnh Nam Hà. Ngày 4 tháng 1 năm 1996 công ty được đổi tên là Công ty xây dựng Sông Đà 8.
Là một doanh nghiệp được thành lập với thời gian chưa dài nhưng Công ty xây dựng Sông Đà 8 đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và phát triển công ty. Ngay từ khi mới thành lập công ty đã có 2 chi nhánh và 4 xí nghiệp thành viên, 1 đội vật liệu xây dựng và một đội sản xuất xi măng. Cho đến nay cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và địa bàn hoạt động, công ty có 4 chi nhánh và 5 xí nghiệp được phân bổ ở các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nội, Nghệ An...
Trong hệ thống xí nghiệp trực thuộc Công ty, xí nghiệp Sông Đà 808 nổi lên là một đơn vị tiên tiến, có nhiều thành tích xuất sắc. Từ một đơn vị chỉ chuyên kinh doanh vật tư vận tải, đến nay xí nghiệp đã đa dạng hoá các loại hình kinh doanh như thi công các công trình cầu đường, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp với quy mô lớn...Với sự mở rộng quy mô đó, số CBCNV của xí nghiệp cũng được tăng lên đáng kể, từ 50 người khi mới thành lập, đến nay con số đã là 145 người. Các công trình mà xí nghiệp được giao thi công đều hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng xây lắp đạt tiêu chuẩn cao. Một số công trình mà xí nghiệp đã thi công có giá trị lớn như: công trình cầu B1-14, mắt phản quang Quốc lộ 1A, lan can xích đường 18... Trong những năm qua xí nghiệp luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đặt ra và ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường. Xí nghiệp đã từng bước khắc phục được khó khăn và luôn tìm cách phát huy những thuận lợi riêng của mình nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trụ sở xí nghiệp hiện nay đóng tại Km10, đường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Đông – Hà Tây.
Sau đây là tình hình thực hiện một số chỉ tiêu cụ thể của xí nghiệp qua các số liệu báo năm 2000 – 2002 :
Mẫu biểu 1
Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Xí nghiệp Sông Đà 808
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng DT
đ
2.343.478.160
2.687.443.303
4.284.241.458
LN gộp
đ
204.793.476
276.539.590
301.160.544
LN trước thuế
đ
100.480.100
98.567.785
118.087.340
Thu nhập BQ của LĐ
đ
932.000
918.000
1.105.000
Nguồn: phòng Tài chính – kế toán Xí nghiệp Sông Đà 808
2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Xí nghiệp Sông Đà 808 tổ chức hoạt động kinh doanh với một số ngành nghề kinh doanh, trong đó chủ yếu là xây lắp và kinh doanh vật tư vận tải, xây dựng các công trình dân dụng. Với đặc điểm riêng của mình, sản phẩm xây dựng đã có tác động trực tiếp đến công tác tổ chức và quản lý. Trong qua trình sản xuất thi công, giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản mục chi phí thực tế phát sinh. Sau khi hoàn thành công trình, giá dự toán lại là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá thành quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng đã ký kết.
Ngành nghề của xí nghiệp mang tính đặc chủng nên dây chuyền công nghệ có những đặc trưng riêng, song vẫn mang nét chung quy trình công nghệ của ngành xây dựng. Hiện nay xí nghiệp áp dụng quy trình công nghệ chủ yếu sau:
Đào đắp đầm kết thúc.
2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của xí nghiệp Sông Đà 808 gồm có:
Giám đốc là người đứng đầu giữ vai trò chỉ đạo chung theo chế độ và luật định, đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc phụ trách về các mặt: tài chính – kinh tế, kỹ thuật, và một kế toán trưởng tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính và tổ chức hạch toán của xí nghiệp.
Các phòng ban chức năng của xí nghiệp bao gồm:
- Phòng kỹ thuật chất lượng: quản lý kỹ thuật, quản lý công trình, an toàn lao động và các hoạt động khoa học kỹ thuật
- Phòng kinh tế kế hoạch: xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo thống kê, công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá và giá thành
- Phòng tài chính kế toán: tổ chức chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác tài chính kề toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và những quy định cụ thể của xí nghiệp về công tác quản lý tài chính kế toán.
- Phòng quản lý vật tư cơ giới: có chức năng tham mưu giúp giám đốc xí nghiệp trong công tác quản lý và điều hành xe máy thiết bị, vật tư.
- Phòng tổ chức lao động: thực hiện các phương án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất, công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng lao động, điều phối và sử dụng lao động hợp lý, thực hiện đúng đắn các chính sách đối với người lao động.
- Phòng hành chính: tiếp nhận thông tin truyền tin, truyền mệnh lệnh, giúp giám đốc xí nghiệp trong việc quản lý, điều hành đơn vị, cơ quan ngoài xí nghiệp, thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, y tế.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán
2.1.2.1. Tổ chức công tác kế toán
Hiện nay, phòng tài chính kế toán của xí nghiệp được tổ chức như sau :
- Kế toán trưởng: phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán trong xí nghiệp.
- Phó kế toán trưởng: phụ trách công tác kế toán tổng hợp số liệu.
- Kế toán thanh toán – ngân hàng: giao dịch với ngân hàng, thanh toán thu chi tiền mặt, theo dõi quản lý số dư về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay tạm ứng.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: chịu trách nhiệm tính và thanh toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, lập bảng tổng hợp tiền lương.
- Kế toán vật tư, CCDC, TSCĐ: chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ, tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, CCDC.
- Kế toán Nhật ký chung: chịu trách nhiệm tập hợp số liệu trên chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mở Nhật ký chung hàng tháng.
- Thủ quỹ: theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ của xí nghiệp.
Phó kế toán tưởng
Kế toán trưởng
Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy kế toán của Xí nghiệp
Kế toán thanh toán – ngân hàng
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán vật tư, CCDC, tài sản cố định
Kế toán nhật ký chung
Thủ
quỹ
2.1.2.2. Tổ chức sổ kế toán
Xí nghiệp Sông Đà 808 tổ chức hạch toán tập trung và ghi chép sổ sách theo hình thức sổ Nhật ký chung, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Sổ sách trong xí nghiệp bao gồm sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết các tài khoản, các loại bảng kê, bảng phân bổ.
Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chung
Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào máy vi tính
Sơ đồ 8: Sơ đồ ghi sổ kế toán của Xí nghiệp Sông Đà 808
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái tài khoản
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu định kỳ
2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Sông Đà 808 là từng công trình và hạng mục công trình. Tại mỗi công trình việc tập hợp chi phí sản xuất phải dựa trên giá dự toán của công trình đó. Do đó, phải hạch toán chi phí đúng đắn và hợp lí nhằm tránh sai sót có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và chất lượng công trình.
Trong chương này, bài viết sẽ lấy ví dụ công trình cầu B1 – 14 để minh hoạ. Số liệu phản ánh trong bài chủ yếu trích trong quý 1, tập trung vào tháng 3 năm 2003.
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại Xí nghiệp Sông Đà 808 bao gồm nhiều loại với tính chất, mục đích, công dụng và sự quản lý khác nhau. Để phù hợp với nguyên tắc tính đúng tính đủ của kế toán và yêu cầu của chế độ kế toán, xí nghiệp đã phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí bao gồm các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Nội dung chi phí NVLTT
NVL trực tiếp tại Xí nghiệp Sông Đà 808 bao gồm các loại NVL chính phục vụ cho quá trình thi công các công trình, hạng mục công trình như xi măng, gạch, vôi, cát, các loại thép, xăng, dầu... và NVL phụ như: dây buộc, đinh, sơn...
Đặc điểm NVL có ảnh hưởng đến kế toán giá thành:
. Nếu NVL liên quan tới từng công trình riêng biệt thì kế toán sẽ tập hợp chi phí NVL theo phương pháp trực tiếp.
. Chi phí NVL được thể hiện trên phiếu xuất kho do đó việc tập hợp chi phí NVL được tập hợp từ chứng từ gốc.
. NVL mua về phục vụ thi công có thể được nhập kho hoặc được chuyển thẳng tới chân công trình tuỳ vào địa điểm của các công trình.
+ Phương pháp tính giá trị NVL thực tế xuất kho
Số lượng NVL
tồn đầu kỳ
+
+
Trị giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ
=
Đơn giá thực tế bình quân của NVL trong kỳ
Số lượng NVL nhập trong kỳ
Trị giá thực tế của NVL nhập trong kỳ
* Giá trị thực tế xuất kho NVL của xí nghiệp được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào số lượng NVL tồn kho đầu kỳ, số lượng NVL nhập kho và đơn giá NVL nhập kho trong kỳ để tính trị giá thực tế của NVL xuất kho dùng cho các đối tượng sử dụng theo công thức sau:
Số lượng NVL
xuất dùng trong kỳ
Đơn giá thực tế
bình quân của
NVL trong kỳ
Trị giá thực tế
NVL xuất dùng trong kỳ
*
=
Ví dụ: Trong tháng 03 năm 2003 có tình hình NVL như sau:
- Trị giá thực tế của số xi măng Hoàng Thạch đầu tháng là: 80.000đ/tạ
- Số lượng tồn đầu tháng là: 20 tạ
Trong tháng:
Nhập kho xi măng Hoàng Thạch với số lượng: 80 tạ.
Trị giá thực tế nhập là: 87.000đ/tạ.
Xuất với số lượng là 100 tạ
Do đó, trị giá thực tế của số xi măng Hoàng Thạch xuất trong tháng là
Đơn giá thực tế 80.000 x 20 + 87.000 x 80
bình quân của xi = = 85.600 đ
măng nhập trong tháng 20 + 80
Trị giá thực tế
xi măng xuất dùng = 85.600 x 100 = 8.560.000 đ
trong tháng
b. Hạch toán ban đầu
+ Chứng từ ban đầu để hạch toán NVL xuất dùng gồm có phiếu xuất kho NVL, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng...
+ Quy trình xuất NVL:
Tại Xí nghiệp Sông Đà 808, căn cứ vào kế hoạch và thực tế phát sinh tại từng thời điểm, đội trưởng các đội xây dựng sẽ lập phiếu yêu cầu xuất NVL và trình cho Giám đốc duyệt. Giám đốc sẽ ra lệnh xuất rồi chuyển cho bộ phận cung ứng để lập phiếu xuất kho, tiếp đó phiếu xuất kho được chuyển cho thủ kho để làm thủ tục xuất. Khi xuất NVL, thủ kho căn cứ vào lượng xuất trên các phiếu xuất của từng loại NVL để ghi vào thẻ kho tương ứng với từng loại NVL đó. Hàng tháng, thủ kho sẽ chuyển các chứng từ xuất lên phòng kế toán. Tại đây, kế toán sẽ mở và ghi sổ theo số lượng và đơn giá cho từng đối tượng.
+ Ví dụ khi xuất NVL phục vụ thi công công trình cầu B1 – 14 tháng 3 năm 2003:
Căn cứ vào lệnh xuất của Giám đốc Xí nghiệp, bộ phận cung ứng lập phiếu xuất kho (xem biểu mẫu 2)
Biểu mẫu 2 Phiếu xuất kho
Ngày 2 tháng 3 năm 2003 Số 27
Họ tên người nhận hàng: Phạm Văn Hùng địa chỉ: đôi xây dựng 1
Lý do xuất kho: Phục vụ thi công công trình cầu B1 - 14
Xuất tại kho : số 5
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư
(sản phẩm, hàng hoá)
Mã
Số
Đơn
vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Xi măng PC 30
Tạ
100
85.600
8.560.000
02
Cát vàng
M3
5
105.000
525.000
03
Sỏi
M3
4
99.000
396.000
Cộng
9.481.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Chín triệu bốn trăm tám mươi mốt ngàn đồng chẵn.
Xuất, ngày 2 tháng 3 năm 2003
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
- Cuối tháng, kế toán tập hợp các phiếu nhập, xuất để ghi bảng kê nhập xuất cho từng đối tượng.
Ví dụ tình hình nhập xuất xi măng trong tháng 3 năm 2003 tại Xí nghiệp như sau:
Biểu mẫu 3 Bảng kê nhập xuất tồn
Tên kho : Số 5
Tên vật liệu: Xi măng, đơn vị tính: Tạ
Tháng 3 năm 2003
NT
Ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Dư đầu kỳ
120
10.272.000
2/3
XK 27
31/3
Xuất xi măng
100
8.560.000
20
1.712.000
15/3
NK 30
31/3
Nhập xi măng
70
5.992.000
90
7.704.000
...
...
...
...
Dư cuối kỳ
30
2.568.000
c. Hạch toán tổng hợp
Để tập hợp chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 - “CPNVLTT”. Hạch toán vào tài khoản này là những chi phí NVLTT sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình.
Tài khoản này được chi tiết theo từng công trình. Một số công trình gần đây được phản ánh như sau:
62115- Công trình nhà H1-3
62123- Công trình xây dựng lan can xích đường 18
62124- Công trình xây dựng cầu B1-14
62125- Công trình lắp đặt mắt phản quang quốc lộ 1A
......
Tại xí nghiệp, khi phát sinh nghiệp vụ xuất NVL, kế toán định khoản:
Nợ TK 621 - Chi tiết cho công trình
Có TK 152
Khi mua NVL về không nhập kho mà chuyển thẳng ra ngoài công trình thì trị giá thực tế của NVL được định khoản:
Nợ TK 621 – giá mua trên hoá đơn (chưa thuế GTGT)
Nợ TK 133 – thuế GTGT
Có TK 111, 331
Phần chi phí vận chuyển NVL Xí nghiệp không hạch toán vào TK 621 mà hạch toán vào TK 6278 (sẽ được trình bày ở phần chi phí sản xuất chung).
Ví dụ:
+ Ngày 2/ 3/ 2003 Xí nghiệp xuất các loại NVL với tổng giá trị là 9.481.000 đ cho công trình cầu B1-14. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 621 (biểu mẫu 4) theo định khoản:
Nợ TK 62124 9.481.000
Có TK 152 9.481.000
+ Ngày 4/ 3/ 2003, Ông Nguyễn Thanh Tùng, nhân viên kỹ thuật nhập trực tiếp NVL cho công trình cầu B1-14 với tổng trị giá 35.014.317đ thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 350.000đ thuế GTGT 5%. Kế toán sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 62124 35.014.317
Nợ TK 133 3.501.431
Có TK 3311 38.515.748
d. Sổ kế toán
Theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung mà Xí nghiệp đang áp dụng, để phản ánh chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng sổ chi tiết TK 621. Cơ sở để lập sổ là các phiếu xuất kho phản ánh tình hình xuất các loại NVL phục vụ cho từng công trình cụ thể.
Sổ chi tiết TK 621 được ghi một lần vào ngày cuối tháng và số liệu phát sinh trong tháng sẽ được kết chuyển vào TK 154. Định kỳ, kế toán sẽ đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết TK 621 với số liệu trên sổ cái TK 152 và sổ cái TK 153.
Biểu mẫu 4
Công ty sông đà 8
Xí nghiệp Sông Đà 808 Sổ chi tiết TK 621
Tháng 3 năm 2003
TK 62124 - Công trình: Cầu B1-14 Số dư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2352.doc