Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội

Công ty có sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán MISA 7.9 để hỗ trợ cho công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, chính xác, tinh giản bộ máy kế toán làm cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, bớt cồng kềnh.

Ngoài các báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, Công ty Cổ phần Đức Thái còn lập một số báo cáo quản trị tùy theo yêu cầu của cấp quản lý như:

+ Báo cáo quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng theo tuần, tháng, quý.

+ Báo cáo tình hình công nợ phải thu, phải trả thực tế theo tuần, tháng, quý.

+ Báo cáo tình hình nhập – xất – tồn vật tư theo tuần, tháng, quý.

+ Báo cáo lợi nhuận theo từng công trình.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty uỷ quyền cho Phó giám đốc công ty điều hành công việc của công ty nhưng phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về sự uỷ quyền đó. Đồng thời Giám đốc công ty trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và cán bộ, có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất kinh doanh, bố trí sắp xếp nhân sự; chịu trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên; chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác với nhà nước theo pháp luật. Ban chấp hành công đoàn và các tổ chức xã hội khác tham gia quản lý, song không trực tiếp quyết định các công việc thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông; Giám đốc Công ty. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật ... bao gồm: - Phòng hành chính tổng hợp: Quản lý về mặt nhân sự , tính lương cho cán bộ công nhân viên; ký hợp đồng ngắn hạn, lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, nâng cao kiến thức tay nghề của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. - Phòng Kế toán - Thống kê: Quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước. Kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Thông qua việc giám định bằng tiền để giúp giám đốc nắm bắt được toàn bộ sản xuất kinh doanh của công ty phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động sản xuất kinh doanh. - Phòng Kế hoạch – Kĩ thuật. Là phòng thiết kế về mặt kỹ thuật các sản phẩm, công trình xây lắp của công ty đồng thời giám sát các công trình về mặt kỹ thuật. Lập kế hoạch quản lý sản xuất kinh doanh, phụ trách hợp đồng giữa công ty với các đơn vị khác. Công ty cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội có 06 Xí nghiệp trực thuộc, 01 phân xưởng, với 06 Giám đốc Xí nghiệp, 01 Quản đốc phân xưởng, có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được giao, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian, số lượng, chất lượng của sản phẩm và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Mỗi Xí nghiệp, phân xưởng có các tổ sản xuất tuỳ theo các bước công việc chế tạo sản phẩm, phụ trách tổ chức sản xuất là các tổ trưởng sản xuất, đội trưởng thi công. Cụ thể: - Xí nghiệp khai thác ứng dụng Công nghệ Địa vật lý: Chuyên lắp đặt sửa chữa, bảo hành các thiết bị điện tử chuyên dụng ghép nối thiết bị điện tử với máy tính, kiểm định các thiết bị đo lường địa vật lý. Ngoài ra xí nghiệp còn khảo sát địa vật lý để tìm khoáng sản; tìm kiếm, thăm dò và khai thác nước ngầm . - Xí nghiệp xây lắp: Chuyên xây lắp các đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp đến 220kV. - Phân xưởng cơ khí: Chuyên gia công cơ khí, phục vụ lắp đặt thiết bị, máy móc. Công ty đã thi công và thực hiện nhiều phương án kỹ thuật tìm kiếm thăm dò địa chất và khai thác nước ngầm - Địa chất công trình và xây lắp đường dây và trạm biến áp trên khắp mọi miền đất nước. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI Bảng 1: Tình hình tài chính và Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2007 Chênh lệch % Chênh lệch % 1.Tổng Tài sản (đ) 148,985,709,795 171,599,787,000 217,127,264,680 22,614,077,205 15 68,141,554,885 46 a.Tài sản ngắn hạn(đ) 40,114,011,700 47,680,333,200 53,896,047,600 7,566,321,500 19 13,782,035,900 34 b.Tài sản dài hạn(đ) 108,871,698,095 123,919,453,800 163,231,217,080 15,047,755,705 14 54,359,518,985 50 2.Tổng Doanh thu(đ) 123,480,985,460 157,986,659,400 187,680,987,569 34,505,673,940 28 64,200,002,109 52 3.Nộp ngân sách(đ) 155,710,620 416,817,007 946,024,195 261,106,387 168 790,313,575 508 4.Lợi nhuận sau thuế(đ) 1,310,135,049 3,805,020,409 3,197,161,001 2,494,885,360 190 1,887,025,952 144 5.Tổng số CNV (Người) 220 280 345 60 27 125 57 6.TN bình quân tháng(đ) 1,123,697 1,356,734 1,565,439 233,037 21 441,742 39 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội) Nhìn từ bảng phân tích trên ta thấy rằng Công ty Cổ phần phát triển ty Hà Nội đã không ngừng phát triển qua các năm, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân tháng của người lao động … tăng dần qua các năm. Hơn nữa Công ty còn đầu tư vào tài sản nhằm tăng năng suất lao động cũng như tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí và giá vốn hàng bán cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên đây không phải điều đáng lo ngại mà còn là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty ngày càng có uy tín trên thi trường xây lắp, có nhiều hợp đồng thi công hơn … PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TAI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI Công ty Cổ phần Phát triển tây Hà nội là một doanh nghiệp có quy mô vừa, các đơn vị trực thuộc như các đội xây dựng, các tổ hoạt động tập trung trên một địa bàn. Công ty có một xưởng sản xuất đồ gỗ ở Vĩnh Phúc nên công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Đối với những đơn vị trực thuộc kinh doanh quy mô nhỏ, gần trung tâm điều hành; mặt bằng kinh doanh tập trung, chưa có đủ điều kiện nhận vốn, kinh doanh và tự chủ trong quản lý, thì đơn vị đó không được phân cấp quản lý, do vậy không cần tổ chức sổ sách và bộ máy kế toán; toàn bộ khối lượng kế toán thực hiện tại trung tâm kế toán đặt tại đơn vị cấp trên. Đối với những đơn vị có đủ điều kiện về tổ chức, quản lý và kinh doanh một cách tự chủ, hơn nữa kinh doanh ở quy mô lớn, trên diện không gian rộng, phân tán mặt bằng, thì cần được giao vốn, nhiệm vụ kinh doanh cũng như quyền quản lý điều hành. Khi đó, cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị trực thuộc. Toàn bộ khối lượng kế toán được thực hiện ở dưới đơn vị trực thuộc, quan hệ giữa các đơn vị hạch toán phân tán là quan hệ kinh tế nội bộ. Cấp trên chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp theo báo cáo của những đơn vị đó. Sơ đổ 2.1: Sơ đồ mô hình kế toán kiểu hỗn hợp của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội. Kế toán đơn vị cấp trên Kế toán trưởng Kế toán các hoạt động tại cấp trên Kế toán các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung Bộ phận tổng hợp báo cáo từ đơn vị trực thuộc Bộ phận kiểm tra kế toán Đơn vị kinh tế trực thuộc Nhân viên hạch toán ban đầu tại cơ sở trực thuộc Đơn vị kế toán phân tán tại đơn vị trực thuộc Phòng Tài chính- kế toán Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội có 11 người, trong đó mỗi người đều được phân công cụ thể công việc và được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng TCKT Bộ phận Tài chính Bộ phận Kiểm tra kế toán Bộ phận Kế toán tổng hợp BP Hạch toán TSCĐ, VL, CCDC Bộ phận kế toán tiền lương Bộ phận KT chi phí, giá thành Bộ phận Kế toán thanh toán Bộ phận Quỹ Phụ trách TCKT tại xưởng sản xuất Kế toán các đội xây dựng Bộ phận kế toán VL, CCDC, TSCĐ Bộ phận kế toán tiền lương Bộ phận kế toán chi phí giá thành Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận kế toán KD bất động sản Bộ phận Kế toán – KD XNK Bộ phận kế toán KD xuất nhập khẩu Bộ phận Quỹ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính - Kế toán: là người phụ trách chung, điều hoà, cấp phát vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty, phụ trách kế hoạch tài chính chung của công ty, phụ trách chế độ quản lý tài chính, chế độ về nghiệp vụ kế toán đồng thời tham gia xây dựng chế độ chính sách và xử lý số liệu kế toán chung của công ty do kế toán tổng hợp báo cáo. Bộ phận tài chính: có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của công ty đồng thời theo dõi, đảm bảo chế độ chính sách và toàn bộ phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ phận kiểm tra kế toán: có nhiệm vụ đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa số liệu kế toán của công ty với số liệu kế toán của các đơn vị kế toán có liên quan, giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với chế độ kế toán hiện hành nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán – tài chính của công ty một cách trung thực, minh bạch, công khai, đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý nói chung. Bộ phận kế toán tổng hợp: thực hiện công việc kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán, lập các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo kết lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, … Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản trừ vào lương như: các khoản tiền phạt, tiền vay ứng lương, tạm ứng thừa chưa hoàn trả và các khoản BHXH, BHYT trả cho CNV theo chế độ ốm đau, thai sản. Bộ phận kế toán TSCĐ, CCDC: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình nhập, xuất, sử dụng công cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình, hạng mục công trình, cho các đội xây dựng và các tổ thi công đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng đội xây dựng, tổ thi công. Bộ phận kế toán thanh toán: (Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng – công nợ): thực hiện công việc phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ đồng thời lập bảng kê tổng hợp rồi sau đó đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp, xử lý số liệu, thanh toán công nợ với khách hàng và nhà cung cấp. Bộ phận kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ thu nhận các chứng từ từ các đội xây dựng, tổ thi công chuyển lên, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, xác định giá trị dở dang cuối kỳ, đầu kỳ cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng đội xây dựng, tổ thi công. Bộ phận quỹ: Thực hiện công việc thu chi theo lệnh, mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ. Phụ trách TCKT xưởng sản xuất: là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán, kiểm tra đối soát các báo cáo tài chính tại xưởng sản xuất công ty ở Vĩnh phúc. Kế toán các đội xây dựng, tổ thi công: thực hiện công việc tập hợp chi phí trực tiếp phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình và các chi phí phát sinh tại bộ máy quản lý của đội xây dựng, tổ sau đó hàng tháng chuyển toàn bộ chứng từ gốc lên phòng kế toán công ty kèm theo bảng tổng hợp thanh toán chứng từ của từng công trình, hạng mục công trình. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán Phòng tài chính - kế toán là phòng vừa có chức năng quản lý tài chính, vừa có chức năng đảm bảo thu chi. Chính vì vậy hoạt động của phòng tài chính kế toán phải đạt được mục đích thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính - kế toán được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc công ty, trong đó kế toán trưởng kiêm trưởng phòng TC – KT là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành công việc kế toán, thống kê hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp lệnh Nhà nước. Cụ thể: Tham mưu cho giám đốc về công tác đảm bảo và quản lý tài chính của toàn công ty. Thực hiện tốt các chế độ về tiền lương, tiền thưởng và các chỉ tiêu về phúc lợi cũng như các chi phí khác cho mọi thành viên trong công ty. Mở đầy đủ sổ sách kế toán và ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ hiện hành. Quản lý chặt chẽ tiền mặt, tiền ở tài khoản ngân hàng, đôn đốc thanh toán. Giúp giám đốc kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính với các đơn vị cơ sở trong công ty đồng thời kiến nghị về các biện pháp quản lý nhằm đưa công tác quản lý tài chính ngày càng đi vào nề nếp. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính ngày, tháng, quý, năm và tổng quyết toán với đơn vị cấp trên và cơ quan Nhà nước theo chế độ. 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ NỘI. 2.2.1. Các chính sách kế toán chung Hiện nay, Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Tại Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng (VNĐ), khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ đều được quy đổi ra VNĐ, theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đó. Niên độ kế toán theo năm dương lịch, kỳ kế toán là tháng, quý, năm. Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội đang áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ... Nhìn chung các chính sách kế toán áp dụng hình tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội là khá phù hợp với tính chất quy mô hoạt động của Công ty và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước. Công tác hạch toán kế toán ở Công ty hoạt động hiệu quả và sẽ góp một phần không nhỏ vào sự tồn tại và tăng trưởng chung của toàn Công ty. 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Về chế độ chứng từ, công ty vận dụng theo quyết định 15/QĐ-BTC. Trong thực tế, Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội ngoài việc sử dụng các mẫu chứng từ hướng dẫn và bắt buộc theo chế độ quy định thì công ty còn sử dụng một số chứng từ do công ty tự lập ra để phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thực tế của mình, tuy nhiên các chứng từ đó vẫn có giá trị pháp lý về hoạt động tài chính, kế toán của công ty. Chẳng hạn trong phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công ty sử dụng các chứng từ theo chế độ hướng dẫn như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; các bảng kê chứng từ mua hàng hoá dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra để thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động sản xuất và hạch toán kế toán theo yêu cầu thực tế của ngành xây lắp công ty còn sử dụng Phiếu theo dõi ca xe máy thi công; Bảng kê xuất vật tư sử dụng... Về cách thức tổ chức và quản lý chứng từ tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội các chứng từ được tập hợp theo từng công trình và từng tổ, đội cụ thể. Hàng tháng các chứng từ tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội được kế toán tổng hợp phân loại và ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết... Với các chứng từ tại đội xây dựng, tổ thi công kế toán các đội, tổ công trình tập hợp lại, lên các bảng kê kèm chứng từ gốc, cuối kỳ hạch toán chuyển lên phòng kế toán Công ty để ghi sổ. Việc ghi sổ Nhật ký chung và sổ Cái đã được nhân viên phòng kế toán Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội tổ chức ghi chép chứng từ ban đầu một cách khoa học hợp lý và việc kiểm tra chứng từ ban đầu cũng được tuân thủ một cách nghiêm túc. Trước khi ghi sổ các nhân viên kế toán đều phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các hạng mục phản ánh trên chứng từ. Ngoài ra còn kiểm tra chứng từ đó có phù hợp với dự toán, kế hoạch, định mức kỹ thuật, giá cả thị trường hiện tại. Việc kiểm tra đầy đủ chính xác, hợp lý, hợp pháp của chứng từ là căn cứ chắc chắn trong hạch toán. 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Về chế độ tài khoản, công ty cũng sử dụng hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán chi tiết các phần hành kế toán thì công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4. Chẳng hạn: Đối với tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” thì công ty chi tiết như sau: + Chi tiết đến cấp 2 từ 1121 đến 1123 theo chế độ quy định là tiền VNĐ; tiền ngoại tệ; vàng bạc, kim khí đá quý. + Chi tiết đến cấp 3 theo từng ngân hàng giao dịch và loại tiền VNĐ hay ngoại tệ. Ví dụ: TK 11211 “Tiền VNĐ gửi NHTMCP Ngoại thương”; TK 11221 “Tiền ngoại tệ gửi NHTMCP Ngoại thương”... + Chi tiết đến cấp 4 theo mã ngoại tệ. Ví dụ: TK 112211 “Tiền USD gửi NHTMCP Ngoại thương”, TK 112212 “ Tiền EUR gửi NHTMCP Ngoại thương”... Hoặc đối với TK 136 “ Phải thu nội bộ” thì công ty chi tiết thành: + Tài khoản cấp 2 là TK 1361 “Phải thu nội bộ: Vốn kinh doanh tại các đơn vị” + Tài khoản cấp 3 là chi tiết theo các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: TK 1361.01 “ Phải thu nội bộ: Vốn kinh doanh tại Đội xây dựng số 1”... Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng các tài khoản ngoài bảng như: TK001 “ Tài sản thuê ngoài”; TK 002 “Vật tư hàng hoá giữ hộ, nhận gia công”; TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi”; TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”; TK 007 “Ngoại tệ các loại”. 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Về chế độ sổ sách: hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung do công ty có quy mô vừa và có điều kiện phân công lao động kế toán phần hành để thực hiện ghi sổ kế toán tổng hợp. Hình thức sổ này đơn giản, dễ làm và thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính mà vẫn đảm bảo thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo. Sử dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký chung là một hình thức khá phổ biến ở Công ty xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Chứng từ kế Toán Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH GHI CHÚ: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Về chế độ báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu số B02 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09 – DN): Lập định kỳ năm. Công ty có sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán MISA 7.9 để hỗ trợ cho công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, chính xác, tinh giản bộ máy kế toán làm cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, bớt cồng kềnh. Ngoài các báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, Công ty Cổ phần Đức Thái còn lập một số báo cáo quản trị tùy theo yêu cầu của cấp quản lý như: + Báo cáo quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng theo tuần, tháng, quý. + Báo cáo tình hình công nợ phải thu, phải trả thực tế theo tuần, tháng, quý. + Báo cáo tình hình nhập – xất – tồn vật tư theo tuần, tháng, quý. + Báo cáo lợi nhuận theo từng công trình. 2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ 2.3.1. Tổ chức hạch toán Kế toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một TSLĐ của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, làm chức năng vật ngang giá chung trong các quan hệ trao đổi, mua bán, thanh toán…. Tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội vốn bằng tiền của công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ trực tiếp giữ và quản lý, tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng. Do Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà Nội đều sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng (VNĐ). Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ đều được quy đổi ra VNĐ. theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm đó. Chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có ... Tài khoản sử dụng: TK 111, TK 112 ... Sơ đồ 2.4: Phương pháp trình tự luân chuyển kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Chứng từ gốc ( Phiếu thu, phiếu chi….) Nhật ký chung Sổ chi tiết TK111, 112 Sổ cái TK 111 Đơn vị : Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Địa Chỉ: số 1 Cầu Diễn – Từ Liêm Hà Nội PHIẾU CHI TK 111 Ngày 1/12/2008 Nợ TK: 152 Nợ TK: 133 Có TK: 111 Người nhận tiền: Trần Mạnh Cường Địa chỉ : Phòng tài chính, kế toán Về khoản: Thanh toán tiền mua thép f 16 Số tiền : 26.250.000đ Bằng chữ : Hai mươi sáu triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng chẵn Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ ): Hai mươi sáu triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng chẵn. Ngày 1 tháng 12 năm 2008 Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Người nhận tiền (Đã ký, đóng dấu) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Các chứng từ này được lập thành 3 liên, một liên giao cho thủ quỹ để làm căn cứ vào sổ quỹ, một liên giao cho người nộp( nhận) tiền, một liên giao cho kế toán tiền mặt. Đơn vị : Công ty Cổ phần Đức Phát Triển Tây Hà Nội Địa Chỉ: số 1 Cầu Diễn – Từ Liêm Hà Nội PHIẾU THU Ngày 1/12/2008 Nợ TK: 111 Có TK: 112 Người nộp tiền: Tạ Minh Tuấn Địa chỉ : Phòng tài chính kế toán Về khoản : Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ Số tiền : 400.000.000đ Bằng chữ : Bốn trăm triệu đồng chẵn. Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Ngày 1 tháng 12 năm 2008 Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thu quỹ Người nhận tiền (Đã ký,đóng dấu) (đã ký ) (đã ký ) (đã ký ) (đã ký ) Tõ phiÕu thu vµ phiÕu chi kÕ to¸n tæng hîp sÏ tiÕn hµnh vµo sæ nhËt ký chung. Đơn vị : Công ty Cổ phần Đức Phát Triển Tây Hà Nội Địa Chỉ: số 1 Cầu Diễn – Từ Liêm Hà Nội SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2008 ĐVT: đ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có ……... xxx xxx 1/12 Rút tiền gửi NH về nhập quỹ 111 400.000.000 112 400.000.000 1/12 Mua nguyên vật liệu nhập kho 152 25.000.000 133 1.250.000 111 26.250.000 ……….. Cộng phát sinh xxx xxx Sổ này có ….trang,được đánh số từ trang 01 đến trang… Ngày mở sổ: Ngày ... Tháng… năm… Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) Sau đó thủ quỹ tiến hành vào sổ quỹ,cuối ngày thủ quỹ phải tiến hành xác định số tiền tồn tại quỹ. Đơn vị : Công ty Cổ phần Đức Phát Triển Tây Hà Nội Địa Chỉ: số 1 Cầu Diễn – Từ Liêm Hà Nội SỔ QUỸ TIỀN MẶT ĐVT : đ NTháng ghi sổ Chứngtừ Diễn giải Số tiền Ngày Tháng Thu chi Tồn ………. xxx 1/12 Rút tiền gửi NH về nhập quỹ 400.000.000 xxx 1/12 Mua nguyên vật liệu nhập kho 26.250.000 xxx …... Sổ này có ……..trang,được đánh số từ trang 01 đến trang….. Ngày mở sổ:….. Ngày … Tháng… năm… Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) Đơn vị : Công ty Cổ phần Đức Phát Triển Tây Hà Nội Địa Chỉ: số 1 Cầu Diễn – Từ Liêm Hà Nội SỔ CÁI TK 111 Số dư đầu năm: Nợ :  34.776.594 Có : Đv: đ SH TK có đối ứng … Tháng 4 Tháng… Tháng 12 Nợ TK này TK 112 400.000.000 TK 152 25.000.000 TK 133 1.250.000 Phát sinh Nợ 400.000.000 Có 26.250.000 Số d CK Nợ 408.526.594 Có Đối với các khoản tạm ứng, các khoản tiền vay đối tượng sử dụng phải lập giấy đề nghị, trong đó phải nêu rõ nguyên nhân, mục đích sử dụng các khoản tiền này, căn cứ vào giấy đề nghị và các giấy tờ khác có liên quan kế toán sẽ tiến hành vào các sổ kế toán liên quan. Các khoản phải thu của khách hàng, phải trả cho người bán được kế toán mở sổ chi tiết theo dõi riêng cho từng tài khoản, cuối tháng kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết, sổ cái và các sổ kế toán có liên quan. 2.3.2. Tổ chức hạch toán Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá là cơ sở vật chất tạo nên thực thể sản phẩm. Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nó thay đổi hình thái vật chất ban đầu và giá trị đợc chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới. Công cụ dụng cụ đó là những nhiên liệu lao động không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để trở thành TSCĐ. Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội NVL rất phong phú và đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau. Do đó cần thiết phải phân loại NVL theo yêu cầu quản lý và bảo quản để công việc hạch toán dể dàng và khoa học. NVL ở Công ty được phân thành 4 loại: Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ Nhiên liệu Phế liệu thu hồi Giá mua nguyên vật liệu: Giá mua vật tư bao gồm: giá mua + chi phí mua Chi phí mua gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, bảo quản ... - Chứng từ: Hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho ... - Sổ sách: Thẻ kho, Sổ chi tiết vật tư, Sổ tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn... - Tài khoản sử dụng: TK 152, TK 153 ... Sơ đồ 2.5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Sổ chi tiết NVL, CCDC Thẻ kho Sổ cái Bảng tổng hợp xuất Phiếu xuất kho Bảng phân bổ NVL, CCDC Hóa đơn GTGT Bảng tổng hợp nhập Phiếu nhập kho Sổ nhật ký chung Ghi hàng ngày: Đối chiếu kiểm tra: Ghi cuối tháng: 2.2.3. Tổ chức hạch toán Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần Phát Triển Tây Hà Nội Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, tình hình chấp hành chính sách về lao động tiền lơng của nhà nước.Tại Công ty Cổ phầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112056.doc
Tài liệu liên quan