Thẻ kho dùng để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại thành phẩm. Thẻ kho làm căn cứ để xác định tồn kho dự trữ thành phẩm và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho. Mỗi thẻ kho dùng cho một loại thành phẩm cùng quy cách ở cùng một kho.
Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất ghi số lượng thành phẩm nhập, xuất vào thẻ kho. Cuối tháng, kế toán mỏ kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, đối chiếu thẻ kho với số lượng thành phẩm nhập, xuất, tồn trên sổ kế toán, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Sau mỗi lần kiểm kê, số liệu trên thẻ kho được thủ kho điều chỉnh lại cho phù hợp với số thực tế kiểm kê, căn cứ vào phiếu nhập thành phẩm thừa hoặc phiếu xuất thành phẩm thiếu theo biên bản kiểm kê.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng 1/5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%
0,18
0,46
0,28
161,17
11
Tỷ suất LN/Vốn chủ sở hữu
%
1,63
4,83
3,19
195,55
- Tổng doanh thu : Doanh thu của Công ty năm 2005 tăng 7.561.138.088 đồng, tương đương tăng 42,45% so với năm 2004. Điều này cho thấy Công ty đang mở rộng quy mô tiêu thụ, địa bàn tiêu thụ và đã đạt được những kết quả rất khả quan, thể hiện qua tỷ lệ tăng doanh thu rất cao.
- Lợi nhuận trước thuế : Năm 2005, lợi nhuận của Công ty tăng 126.296.511 đồng, tương đương tăng 356,98% so với năm 2004. Chỉ tiêu này tăng là do số lượng tiêu thụ tăng dẫn đến doanh thu tăng, đồng thời một số khoản chi phí đã được tiết kiệm nên dẫn đến lợi nhuận tăng.
- Tổng tài sản : Năm 2004 tổng tài sản của Công ty là 20.210.016.745 đồng, năm 2005 là 35.362.302.994 đồng tăng hơn so với năm 2004 là 15.152.286.250 đồng, tương đương với tăng 74,97%. Đó là do năm 2005 Công ty đã đầu tư thêm vốn góp và vay ngân hàng để mở rộng địa bàn và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Vốn chủ sở hữu : Năm 2004 vốn chủ sở hữu của Công ty là 2.165.708.351 đồng, năm 2005 là 3.348.675.476 đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 1.182.967.125 đồng tương đương tăng 54,62%. Chỉ tiêu này tăng là do một phần lợi nhuận của năm 2005 để lại nhưng phần lớn là do Công ty đã kêu gọi thành viên góp thêm vốn vào để mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Tổng số lao động : Số lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 là 51 người tương đương tăng 30,91%. Nguyên nhân tăng là do khi Công ty mở rộng, thành lập thêm chi nhánh và đội sản xuất thì tuyển thêm công nhân và cả đội ngũ quản lý để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Thu nhập bình quân của người lao động năm 2004 là 987.000 đồng, năm 2005 là 1.136.000 đồng, tăng 149.000 đồng so với năm 2004 tương đương tăng 15,10%. Đây là một dấu hiệu tốt, vì thu nhập tăng sẽ gắn bó người lao động với Công ty và cải thiện đời sống người lao động.
- Các khoản nộp ngân sách năm 2004 là 198.337.388 đồng, năm 2005 là 261.114.300 đồng, tăng 62.776.912 đồng tương đương tăng 31,65% so với năm 2004. Đó là do doanh thu, lợi nhuận, sản lượng khai thác năm 2005 tăng hơn năm 2004 nên các khoản thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đều tăng hơn năm 2004.
- Tỷ suất Lợi nhuận / Doanh thu thuần : Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể năm 2004 tỷ suất lợi nhuận là 0,20%, năm 2005 là 0,64% tức là một đồng doanh thu tạo ra 0,0064 đồng lợi nhuận, đã tăng 0,0044 đồng tương đương tăng 220,8% so với năm 2004.
- Tỷ suất Lợi nhuận / Tổng tài sản : Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể năm 2004 tỷ suất lợi nhuận là 0,18%, năm 2005 là 0,46% tức là 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra 0,0046 đồng lợi nhuận, đã tăng 0,0028 đồng tương đương tăng 161,17% so với năm 2004.
- Tỷ suất Lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu : Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể năm 2004 tỷ suất lợi nhuận là 1,63%, năm 2005 là 4,83% tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh tạo ra 0,0483 đồng lợi nhuận, đã tăng 0,0319 đồng tương đương tăng 195,55% so với năm 2004.
2.1.5/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN :
2.1.5.1/ Thuận lợi :
- Hiện nay Nhà nước có chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cơ chế thông thoáng và khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư phát triển. Chính sách thuế cũng có bước cải thiện rõ rệt để thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty nhìn chung có trình độ chuyên môn và tay nghề khá, nhiệt tình, năng động, có tinh thần đoàn kết, gắn bó với Công ty.
- Chỉ sau một thời gian ngắn nhưng Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất đá dăm vật liệu xây dựng và từng bước phát triển trong lĩnh vực thi công xây dựng. Đây là tiền đề rất tốt cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới của Công ty.
- Trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện có nhiều khu đô thị, dân cư mới đang được triển khai quy hoạch và tiến hành xây dựng. Do đó nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của Công ty rất lớn, đây chính là triển vọng tốt đẹp cho hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1.5.2/ Khó khăn :
- Khó khăn lớn nhất của Công ty là về vấn đề tài chính. Bởi vì Công ty đang trong quá trình phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cần nhiều vốn để đầu tư máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sang lĩnh vực thi công xây dựng. Tuy nhiên khi đi vay ngân hàng lại yêu cầu các thủ tục như thế chấp tài sản nên lượng vốn vay được cũng hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của đơn vị.
- Các đơn vị khác cùng ngành nghề và cùng địa bàn họat động đang có nhiều hình thức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, gây ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Về con người : đội ngũ nhân viên của Công ty còn non trẻ về nghiệp vụ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, chưa theo kịp với đà phát triển của đơn vị.
2.1.6/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI :
- Thường xuyên nắm bắt thông tin về giá cả thị trường, thông tin về đối thủ cạnh tranh để từ đó có hướng điều chỉnh, linh họat trong kinh doanh tiêu thụ để giữ vững và phát triển thị phần của mình.
- Nghiên cứu để kịp thời điều chỉnh khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm bớt các loại chi phí để góp phần hạ giá thành sản phẩm.
2.2/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH :
2.2.1/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN :
Công ty TNHH Đầu tư & Xây dựng 1.5 đang áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Phòng kế toán tài chính phải thực hiện cả kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, lập các báo cáo kế toán, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh, kiểm tra công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.
Tại các đơn vị phụ thuộc chỉ thực hiện việc hạch toán báo sổ, nghĩa là bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập, kiểm tra, xử lý sơ bộ chứng từ và lập một số báo cáo theo yêu cầu của kế toán trưởng doanh nghiệp. Định kỳ, gửi toàn bộ các chứng từ về phòng kế toán để thực hiện các giai đoạn sau của qui trình kế toán.
2.2.1.1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty :
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán; tiền lương
Kế toán tổng hợp; vật tư ; tính giá thành
Kế toán ngân hàng; thuế; tài sản cố định
Kế toán thành phẩm; bán hàng; theo dõi công nợ
Thủ quỹ
Các nhân viên kế toán ở các đơn vị phụ thuộc
Sơ đồ 10 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.2.1.2/ Chức năng, nhiệm vụ của các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán Công ty :
2.2.1.2.1/ Kế toán trưởng :
- Về nghiệp vụ chuyên môn :
+ Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán, điều hành bộ máy kế toán của đơn vị hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính và phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ; chỉ đạo nghiệp vụ cho từng nhân viên kế toán, quản lý và ký duyệt các chứng từ kế toán.
+ Tổ chức việc ghi chép, tính toán, nhằm phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ tình hình biến động của toàn bộ tài sản, nguồn vốn của đơn vị. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
+ Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ.
+ Kiểm tra việc tính toán các khoản trích nộp ngân sách Nhà nước, các quỹ để lại doanh nghiệp.
+ Hàng tháng, quý, năm có trách nhiệm lập, gửi các báo cáo tài chính và các báo cáo có liên quan theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Phân tích, cung cấp thông tin, số liệu kế toán ; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và các quyết định kinh tế, tài chính của Cty.
+ Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ chính sách, văn bản, thể lệ tài chính kế toán mới do Nhà nước ban hành cho các nhân viên kế toán trong đơn vị.
- Về vai trò kiểm tra, giám sát :
Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến công tác tài chính của đơn vị như :
+ Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật trong toàn Công ty.
+ Việc lập và tổ chức thực hiện các chính sách bán hàng, tiêu thụ sản phẩm của đơn vị.
+ Việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, đơn giá tiền lương, chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động trong doanh nghiệp.
+ Việc ký kết và thực hiệïn các hợp đồng mua bán vật tư, tài sản, tiêu thụ sản phẩm của Công ty...
2.2.1.2.2/ Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư, tính giá thành sản phẩm :
- Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu của kế toán thanh toán, kế toán vật tư, thành phẩm, công nợ, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương... để lập các sổ kế toán chi tiết, sổ cái và các báo cáo liên quan đến phần hành của mình.
- Theo dõi tổng hợp tình hình nhập xuất vật tư, thành phẩm, thanh toán công nợ.
- Tập hợp và phân bổ các chi phí phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán.
2.2.1.2.3/ Kế toán thanh toán, tiền lương :
- Có trách nhiệm theo dõi công tác thanh toán trong toàn Công ty, lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi việc chi thu tạm ứng của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
- Cung cấp các số liệu thuộc phần hành của mình cho kế toán tổng hợp theo định kỳ.
- Bảo quản, lưu trữ các số liệu, hồ sơ, sổ sách kế toán có liên quan đến nhiệm vụ của mình.
2.2.1.2.4/ Kế toán ngân hàng, thuế và theo dõi tài sản cố định :
- Theo dõi tình hình tiền gửi ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng, hoàn tất các thủ tục vay ngân hàng, theo dõi việc vay và trả nợ vay cho ngân hàng.
- Hàng tháng có trách nhiệm lập báo cáo thuế, tờ khai thuế, quyết toán thuế gửi cho Chi cục thuế địa phương, lập báo cáo sử dụng hóa đơn hàng tháng, báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn hàng năm. Có trách nhiệm theo dõi việc trích nộp thuế của đơn vị cho ngân sách.
- Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, tính toán phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng.
2.2.1.2.5/ Kế toán thành phẩm, bán hàng, theo dõi công nợ người mua :
- Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập xuất thành phẩm của đơn vị.
- Lập hóa đơn bán hàng, theo dõi việc xuất hàng cho từng khách hàng đã ký kết hợp đồng mua bán, theo dõi việc thanh toán của từng khách hàng.
- Hàng tháng lập báo cáo công nợ phải thu khách hàng, cung cấp các số liệu thuộc phần hành của mình cho kế toán tổng hợp.
- Bảo quản, lưu trữ các số liệu, hồ sơ, sổ sách kế toán có liên quan đến nhiệm vụ của mình.
2.2.1.2.6/ Thủ quỹ :
- Thủ quỹ là người trực tiếp quản lý tiền mặt của Công ty và trực tiếp chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt trên cơ sở các phiếu thu, phiếu chi đã được lập, phát lương cho cán bộ công nhân viên Công ty, lập sổ quỹ tiền mặt. Định kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán về công tác thu chi và tồn quỹ.
- Bảo quản, lưu trữ các số liệu, hồ sơ, sổ sách kế toán có liên quan đến nhiệm vụ của mình.
2.2.2/ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY :
Hình thức kế toán mà Công ty sử dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán áp dụng : từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Dữ liệu phát sinh của phân hệ thu chi, tiền mặt, …
Dữ liệu phát sinh của phân hệ vật tư, thành phẩm
Dữ liệu phát sinh của phân hệ công nợ
Dữ liệu phát sinh của phân hệ tài sản cố định
Tổng hợp các dữ liệu ở các phân hệ
vào bộ phận phân hệ tổng hợp
Dữ liệu phát sinh của phân hệ tiêu thụ
Sổ
cái
Bảng
cân đối
tài khoản
Báo cáo
tài chính
Lưu trữ
dữ liệu cho kỳ sau
Sơ đồ 11 : Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Đầu tư & Xây dựng 1.5
Chức năng của từng phân hệ :
2.2.2.1/ Phân hệ kế toán thu chi, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng :
- Cập nhật và xử lý các chứng từ thuộc phân hệ như : phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, giấy báo có …
- Tính toán tồn quỹ cuối tháng. Lập báo cáo quỹ cuối kỳ.
2.2.2.2/ Phân hệ kế toán vật tư, thành phẩm :
- Cập nhật và xử lý các chứng từ thuộc phân hệ như : phiếu nhập kho, phiếu xuất kho …
- Tính toán tồn kho vật tư, thành phẩm cuối tháng. Lập thẻ kho, báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn kho theo vật tư, thành phẩm và theo tài khoản.
2.2.2.3/ Phân hệ kế toán tiêu thụ :
- Cập nhật và xử lý các chứng từ thuộc phân hệ như : hoá đơn bán hàng.
- Chuyển các phiếu xuất kho bán cho khách hàng sang tiêu thụ. Lập báo cáo tiêu thụ tổng hợp.
2.2.2.4/ Phân hệ kế toán công nợ :
- Cập nhật và xử lý các chứng từ công nợ như : hoá đơn mua hàng chưa thanh toán, hoá đơn bán hàng chưa thu tiền, chứng từ chuyển đổi bù trừ công nợ…
- Tập hợp số dư công nợ từ các phân hệ khác.
- Lập sổ chi tiết công nợ, bảng đối chiếu công nợ. Lập báo cáo tổng hợp công nợ : báo cáo số dư công nợ, báo cáo công nợ theo khách hàng, theo tài khoản công nợ.
2.2.2.5/ Phân hệ kế toán tài sản cố định :
- Cập nhật và xử lý hồ sơ tài sản cố định.
- Tính toán khấu hao tài sản. Lập bảng trích khấu hao.
2.2.2.6/ Phân hệ kế toán tổng hợp :
- Tập hợp chứng từ phát sinh từ các phân hệ chi tiết.
- Ghi chứng từ ghi sổ, phân bổ, kết chuyển. Khoá sổ cuối kỳ.
- Lập các loại sổ sách, báo cáo tổng hợp như :
+ Sổ chi tiết tài khoản.
+ Sổ tổng hợp tài khoản.
+ Sổ cái tài khoản.
+ Bảng cân đối tài khoản.
+ Báo cáo tài chính.
2.2.3/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH :
2.2.3.1/ Đội ngũ cán bộ nhân viên :
Trình độ nhân viên kế toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạch toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Do đó việc tuyển dụng và bố trí các nhân viên kế toán được Công ty rất chú trọng. Bộ máy kế toán tại Công ty bao gồm : 1 kế toán trưởng ; 1 kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư và tính giá thành sản phẩm ; 1 kế toán thanh toán, tiền lương ; 1 kế toán ngân hàng, thuế, tài sản cố định ; 1 kế toán thành phẩm, bán hàng và theo dõi công nợ ; 1 thủ quỹ. Mỗi kế toán đảm nhiệm phần công việc của mình tại Cty.
2.2.3.2/ Bộ máy kế toán của Công ty :
Do hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là mô hình tổ chức tập trung nên toàn bộ công tác kế toán từ các chứng từ gốc cho đến các sổ sách đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty. Việc luân chuyển chứng từ được nhanh chóng, kịp thời. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kế toán trong công tác hạch toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, đảm bảo cung cấp các thông tin, số liệu một cách nhanh chóng, chính xác.
2.2.3.3/ Trang bị kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán :
Để hỗ trợ cho công tác kế toán, Công ty đã trang bị một hệ thống máy vi tính, máy in nhằm giúp nhân viên kế toán lập các mẫu sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối tài khoản, các báo cáo tài chính. Điều này đã ảnh hưởng tốt đến công tác hạch toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.
2.2.3.4/ Nhân tố pháp lý :
Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính đã làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán tại Công ty. Đội ngũ kế toán đã tập huấn để áp dụng kịp thời thay đổi này.
2.2.3.5/ Chính sách bán hàng và phương thức thanh toán :
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty đã áp dụng một chính sách bán hàng linh động nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Các phương thức bán hàng gồm có bán lẻ trả tiền ngay, bán theo hợp đồng, trả tiền trước được giảm giá, trả tiền chậm đối với khách hàng ở tỉnh xa thì có bảo lãnh ngân hàng... Các phương thức thanh toán gồm có chuyển khoản, thanh toán tiền mặt hoặc bù trừ công nợ khi hai bên mua bán trao đổi hàng hóa qua lại. Nhân tố này ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty rất nhiều.
2.2.3.6/ Thị trường tiêu thụ :
Thị trường tiêu thụ của Công ty là khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên. Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng và đã tạo dựng được uy tín trên thị trường nên số lượng khách hàng ngày càng lớn, số lượng sản phẩm tiêu thụ không tập trung ở một điểm mà phân tán ở 3 nơi : Đà Nẵng, Tuy Hòa, thủy điện Sông Ba Hạ nên ảnh hưởng đến khâu thu thập dữ liệu, tổng hợp doanh thu. Đây cũng là một nhân tố tác động đến công tác doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
2.2.4/ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM :
2.2.4.1/ Những vấn đề chung :
2.2.4.1.1/ Nội dung, đặc điểm thành phẩm của Công ty :
Là một đơn vị chuyên sản xuất các loại đá dăm vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình xây dựng trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, cho nên sản phẩm của Công ty bao gồm các loại :
- Đá 1x2, 2x4, 4x6, 0,5x1, đá mi bột, đá cấp phối 25, đá cấp phối 37,5.
2.2.4.1.2/ Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
- Nguyên tắc đánh giá : Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho : Bình quân gia quyền.
2.2.4.1.3/ Phương pháp đánh giá thành phẩm :
- Đối với phương pháp nhập kho : Công ty nhập kho theo giá thực tế. Hàng ngày sản phẩm hoàn thành tiến hành nhập kho và theo dõi số lượng nhập. Cuối tháng tính giá thành thực tế mới hạch toán phần giá trị nhập.
- Đối với phương pháp xuất kho thành phẩm : Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất cho mỗi đơn vị thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền, đơn giá xuất này được kế toán thành phẩm tính chung một lần vào cuối tháng theo công thức sau :
Giá xuất bình quân đơn vị
=
Giá trị thành phẩm tồn kho đầu tháng
+
Giá trị thành phẩm nhập kho trong tháng
Số lượng thành phẩm tồn kho đầu tháng
+
Số lượng thành phẩm nhập kho trong tháng
Giá trị thành phẩm xuất kho
=
Số lượng thành phẩm xuất kho
x
Giá xuất bình quân đơn vị
2.2.4.1.4/ Quá trình xuất kho thành phẩm :
Công tác bán hàng của Công ty được thực hiện ở bộ phận kinh doanh của từng chi nhánh, từng đội. Nhân viên kinh doanh căn cứ hợp đồng mua bán, căn cứ nhu cầu của khách hàng trên cơ sở cân đối nguồn hàng của đơn vị. Nhân viên kinh doanh khi xuất hàng theo dõi trên 2 loại chứng từ :
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn bán hàng
Cuối tháng, nhân viên kinh doanh tập hợp phiếu xuất kho theo từng khách hàng để đối chiếu công nợ và kế toán xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng.
2.2.4.2/ Kế toán chi tiết thành phẩm :
Ở Công ty TNHH Đầu tư & Xây dựng 1.5 việc hạch toán chi tiết thành phẩm được tiến hành theo phương pháp thẻ song song.
Thủ kho : Sử dụng thẻ kho để ghi chép việc nhập xuất tồn kho thành phẩm theo số lượng, mỗi thẻ kho dùng cho một loại quy cách thành phẩm.
Căn cứ để ghi vào thẻ kho : Hàng ngày nhận được phiếu nhập kho, xuất kho, thủ kho phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ cho tiến hành nhập, xuất kho thành phẩm rồi ghi số lượng thực tế nhập, xuất vào phiếu rồi căn cứ vào các chứng từ này thủ kho ghi chép vào thẻ kho và tính ra số lượng tồn kho, định kỳ chuyển phiếu nhập, xuất lên phòng Kế toán.
Tại phòng Kế toán :
- Kế toán thành phẩm mở sổ chi tiết thành phẩm theo dõi cho từng loại quy cách thành phẩm, sổ này mở theo dõi cả về số lượng và giá trị. Định kỳ nhân viên kế toán nhận chứng từ nhập xuất thành phẩm, sau đó ghi vào sổ chi tiết số lượng hàng nhập, xuất và tính ra số lượng hàng tồn kho. Cuối tháng, kế toán tiến hành tính ra giá thành thực tế từng loại hàng nhập, tính giá trị hàng xuất kho, từ đó tính ra số tồn cả về số lượng lẫn giá trị và tiến hành kiểm tra, đối chiếu số lượng thực tế ở sổ chi tiết và thẻ kho ở từng mặt hàng.
2.2.4.3/ Kế toán tổng hợp thành phẩm :
2.2.4.3.1/ Tài khoản sử dụng :
Tại Công ty TNHH Đầu tư & Xây dựng 1.5, tài khoản kế toán thành phẩm được mở cho từng đơn vị sản xuất.
TK 155 - Thành phẩm
TK 155DN - Thành phẩm tại Chi nhánh Đà Nẵng
TK 155AP - Thành phẩm tại Chi nhánh An Phú
TK 155SBH - Thành phẩm tại Đội Sông Ba Hạ
Các tài khoản có liên quan khi hạch toán thành phẩm :
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 154DN - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại CN Đà Nẵng
TK 154AP - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại CN An Phú
TK 154SBH - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại Sông Ba Hạ
TK 632 - Giá vốn hàng bán
TK 632DN - Giá vốn hàng bán tại CN Đà Nẵng
TK 632AP - Giá vốn hàng bán tại CN An Phú
TK 632SBH - Giá vốn hàng bán tại Sông Ba Hạ
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Xuất cho, tặng)
2.2.4.3.2/ Chứng từ sử dụng :
Khi nhập xuất thành phẩm, Công ty đều có đầy đủ các chứng từ : phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Phiếu nhập kho :
Sau khi thành phẩm hoàn thành, cán bộ điều hành tiến hành kiểm tra, xác nhận phẩm cấp chất lượng của thành phẩm rồi mới cho tiến hành nhập kho. Phiếu nhập kho thành phẩm dùng để xác định số lượng thành phẩm nhập kho, là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho và để kế toán ghi vào sổ kế toán.
Phiếu nhập kho thành phẩm do bộ phận kế toán tại mỏ đá lập gồm 2 liên, liên 1 lưu tại cuống để gửi về phòng kế toán Công ty, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó lưu tại bộ phận kế toán mỏ. Sau khi kiểm tra số lượng thành phẩm nhập kho, thủ kho sẽ ghi số lượng thực tế nhập kho và cùng người nhập (là đội trưởng sản xuất) ký vào phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho :
Phiếu xuất kho dùng để theo dõi số lượng thành phẩm xuất kho bán cho khách hàng hoặc xuất để cho tặng hay sử dụng nội bộ. Phiếu xuất kho làm căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho, kế toán ghi vào sổ kế toán để hạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư & Xây dựng 15.doc