Chuyên đề Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung

MỤC LỤC

Trang

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 8

1.1. Lý do chọn đề tài 8

1.2. Mục đích nghiên cứu 9

1.3. Đối tượng nghiên cứu 9

1.4. Phạm vi nghiên cứu 9

1.5. Phương pháp nghiên cứu 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11

2.1. Những nét đặc trưng 11

2.2. Một số khái niệm cơ bản 12

2.2.1. Doanh thu 12

2.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu 13

2.2.3. Xác định kết quả kinh doanh 13

2.2.4. Nhiệm vụ và nguyên tắc của kế toán doanh thu 14

2.3. Nội dung của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 14

2.3.1. Kế toán doanh thu 14

2.3.1.1.Tài khoản sử dụng 14

2.3.1.2. Chứng từ sử dụng 16

2.3.1.3. Phương pháp hạch toán 17

2.3.1.4. Doanh thu tài chính và các khoản doanh thu khác 18

2.3.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 19

2.3.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 19

2.3.2.2. Kế toán bán hàng và quản lý doanh nghiệp 23

2.3.2.3. Chi phí tài chính và các khoản chi phí khác 26

2.3.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 27

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 30

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 30

3.2. Chức năng và nhiệm vụ 31

3.2.1. Chức năng 31

3.2.2. Nhiệm vụ 31

3.3. Tổ chức bộ máy quản lý 32

3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 32

3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 35

3.4. Tổ chức bộ máy kế toán 37

3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 37

3.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán 44

3.5. Đặc điểm về phương thức thanh toán 46

3.6. Giới thiệu khái quát về nguồn lực 46

3.6.1. Tình hình lao động 46

3.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn 48

3.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 51

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 53

4.1. Thực trạng kế toán 53

4.1.1. Kế toán doanh thu 53

4.1.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng hoá 53

4.1.1.2. Kế toán doanh thu cung cấp dich vụ 60

4.1.1.3. Kế toán doanh thu tài chính và thu nhập 67

4.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán 70

4.1.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 73

4.1.4. Kế toán chi phí tài chính và các khoản chi phí 76

4.1.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 80

4.2. Nhận xét chung 86

4.2.1. Nhận xét chung về công tác kế toán 86

4.2.2. Nhận xét chung về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 87

4.3. Một số giải pháp 89

4.3.1. Nâng cao chất lượng và quảng bá 89

4.3.2. Trong công tác quản lý chi phí 89

4.3.3. Hoàn thiện công tác kế toán 89

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

5.1. Kết luận 90

5.2. Kiến nghị 93

 

doc95 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7217 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ. In các bảng kê chứng từ hàng tháng giao cho bộ phận quản lý chứng từ Đối với kế toán thuế: Kiểm tra và báo cáo thuế GTGT đầu vào và đầu ra trước ngày 20 hàng tháng. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn trước ngày 08 hàng tháng. Quản lý và theo dõi các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước. Soạn thảo các công văn liên quan các văn đề về thuế. Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc hổ trợ và giải trình các cơ quan thuế. ♦ Kế toán chi phí, giá thành và công nợ phải trả: Đối với kế toán chi phí, giá thành: Theo dõi các khoản chi phí với định mức của kế hoạch chi phí, đề xuất các trường hợp vượt quá định mức chi phí. Phân tích biến động của các chi phí, đề xuất cho Ban Giám Đốc các biện pháp quản lý chi phí, tài sản. Kiểm tra, phân bổ các chi phí khấu hao và lương vào các trung tâm chi phí. Kết sổ các tài khoản trên định kỳ hàng tháng. Kiểm tra, theo dõi các loại hợp đồng, đảm bảo hạch toán đầy đủ chi phí theo đúng nguyên tắc trích trước (TK 335). Kiểm soát giá cả, dịch vụ hàng hoá (trừ thực phẩm) nếu phát hiện tăng so với hợp đồng và bản báo giá gần nhất, yêu cầu tổ mua hàng hoặc bộ phận có liên quan giải trình. Kiểm tra quy trình, thủ tục nhập xuất của nhân viên cấp dưới. Theo dõi báo cáo vật tư, đối chiếu với báo cáo kiểm kê kho hàng tháng, phụ trách kiểm kê hàng hoá, vật liệu định kỳ. Hạch toán và phân bổ chi phí giá vốn thích hợp. Xác định giá vốn phân theo các nhóm dịch vụ thích hợp. Phân tích lãi gộp của từng nhóm dịch vụ, nắm rõ các nguyên nhân tăng tỷ lệ lãi gộp Đối với kế toán công nợ phải trả: Theo dõi hàng hoá mua vào theo từng mặt hàng, nhà cung cấp, hợp đồng. Theo dõi các khoản phải trả và thanh toán cho nhà cung cấp. Cập nhật các chứng từ bù trừ công nợ. Kết hợp với các kế toán thuộc phân hệ khác để kiểm tra, đối chiếu các công nợ phải trả cho nhà cung cấp. Báo cáo tình hình công nợ và thời gian thanh toán. Lập kế hoạch thanh toán hàng tháng. ♦ Kế toán TSCĐ, CCDC: Tổ chức ghi chép, phản ánh các số liệu liên quan đến TSCĐ, CCDC như nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn, bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử dụng. Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí CCDC hàng tháng vào chi phí hoạt động theo các trung tâm chi phí. Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC. Kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ. Báo cáo tình hình bể vỡ của CCDC hàng tháng ♦ Kế toán ngân hàng: Theo dõi tiền gửi, tiền vay tại nhiều ngân hàng khác nhau. Theo dõi chi tiết tình hình vay tiền, tính lãi, trả nợ gốc, số dư theo từng khế ước vay tại các ngân hàng, các đối tượng cho vay khác. Lên bảng kê vay vốn, thu hồi và kiểm tra các chứng từ gốc vay vốn, sắp xếp và hoàn trả chứng từ gốc cho bộ phận lưu trữ chứng từ. Kết hợp với kế toán công nợ phải thu để báo cáo tình hình công nợ phải thu một cách chính xác. Lập uỷ nhiệm chi thanh toán cho các nhà cung cấp. Theo dõi tình hình thanh toán bằng thẻ tín dụng của khách hàng, lập bút toán điều chỉnh chêch lệch tỷ giá. ♦ Giám sát thu mua: Giám sát các hoạt động hàng ngày của nhân viên thu mua theo quy trình được phê duyệt. Điều phối hoạt động, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. Hướng dẫn công tác mua hàng, nhập hàng, cân đối với hạn mức tồn kho từng loại vật liệu. Kiểm tra chọn mẫu hàng tháng về giá, chất lượng. ♦ Kiểm soát doanh thu: Kiểm tra việc hoạch toán, nhập liệu doanh thu hằng ngày của các thu ngân. Đối chiếu doanh thu của các bộ phận hàng ngày. Kiểm soát giá cả hàng hoá, dịch vụ bán ra. Hỗ trợ công tác thu hồi công nợ với kế toán công nợ. ♦ Thống kê, đối chiếu hàng hoá bán ra: Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên captain order (từ FB và Bếp) với guest check, guest check với hoá đơn GTGT để đảm bảo tính nhất quán của số liệu. ♦ Kế toán công nợ phải thu: Theo dõi, cập nhật công nợ phải thu hàng ngày (TK 131) dựa trên báo cáo doanh thu, báo cáo thu tiền mặt, báo cáo ngân hàng. Thực hiện việc đối chiếu công nợ và phát hành thư đòi nợ đến khách hàng hàng tháng. Phân tích tình hình công nợ để đưa các chính sách thu hồi nợ hoặc trả nợ hoặc trả nợ và lập dự phòng nợ khó đòi. Liên lạc trực tiếp với khách hàng và nhân viên phòng Sales, đốc thúc khách hàng trả nợ. Liên kết với kế toán ngân hàng, kế toán tiền mặt và kế toán doanh thu để lên báo cáo công nợ phải thu hàng tháng. ♦ Giám sát thu ngân: Lập lịch làm việc của nhân viên thu ngân hàng tuần. Giám sát thời gian làm việc và nghiệp vụ của các thu ngân. Lập biên bản những trường hợp sai phạm của nhân viên thu ngân đồng thời đề xuất biện pháp kỹ luật thích hợp. ♦ Kế toán công nợ phải trả, kiểm toán đêm: Đối với kế toán công nợ phải trả: Theo dõi hàng hoá mua vào theo từng mặt hàng, nhà cung cấp, hợp đồng. Theo dõi các khoản phải trả và thanh toán cho nhà cung cấp. Cập nhật các chứng từ bù trừ công nợ. Kết hợp với các kế toán thuộc phân hệ khác để kiểm tra, đối chiếu công nợ phải trả cho các nhà cung cấp. Báo cáo tình hình công nợ và thời hạn thanh toán. Lập kế hoạch thanh toán hàng tháng. Đối với kiểm toán đêm: Kiểm tra chứng từ, sổ sách và kiểm kê bàn giao tiền mặt tại các quầy thu ngân. Chuyển hồ sơ chứng từ đến nhân viên kiểm soát doanh thu. Phụ trách thu ngân các quầy từ 23h hàng ngày. Kiểm kê và xác nhận hàng huỷ tại bếp mở tầng 3. Phụ trách kho thực phẩm từ 21h đến 4h hàng ngày. Báo cáo doanh thu từng vụ việc trong ngày. Báo cáo hàng bể vỡ. Báo cáo sự cố, tai nạn và an ninh khách sạn. Đóng hệ thống POS. ♦ Kế toán hàng hoá, vật liệu: Kiểm tra, kiểm soát các chứng từ nhập xuất điều chuyển hàng phát sinh tại kho tổng. Đối chiếu với các báo cáo sử dụng của các bộ phận. Đối chiếu hoá đơn hợp đồng của nhà cung cấp. Kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng. Lập báo cáo nhập xuất tồn tại kho tổng. Báo cáo nhập xuất tồn tại các quầy. Báo cáo tình hình hàng tồn kho bán chậm, hàng đến hạng cần xử lý. Kiểm tra các biên bản xử lý hàng, hàng trả lại, chuyển kế toán thanh toán. Kết hợp với kế toán công nợ để kiểm tra, đối chiếu công nợ phải trả cho các nhà cung cấp. ♦ Kế toán bếp, kiểm soát giá thực phẩm: Đối với kế toán bếp: Kiểm tra, kiểm soát giá vốn trước khi xuất hàng cho bộ phận bếp. Nếu giá trị hàng hoá yêu cầu chêch lệch thấp hơn hoặc vượt quá mức 5% định mức, yêu cầu sự giải thích của bộ phận bếp. Kiểm tra hàng tồn kho trước khi kiểm phiếu yêu cầu qua thủ kho. Lập phiếu yêu cầu mua hàng để chuyển đến tổ mua hàng. Kiểm tra, kiểm soát chứng từ nhập, xuất điều chuyển hàng phát sinh tại kho bếp. Kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng, lập báo cáo nhập, xuất tồn, báo cáo chênh lệch tồn kho sổ sách và thực tế. Đề xuất biện pháp xử lý. Kiểm tra các biên bản huỹ hàng, báo cáo tình hình hàng hư hỏng, kém phẩm chất. Kết hợp kế toán công nợ phải trả để kiển tra, đối chiếu công nơ phải trả cho các nhà cung cấp thực phẩm. Đối với kế toán kiểm soát giá cả thực phẩm: Nắm vững hợp đồng cung ứng thực phẩm. Kiểm soát giá cả hàng hoá thực phẩm, nếu phát hiện sự chênh lệch tăng so với hợp đồng hoặc bản báo giá gần nhất yêu cầu tổ mua hàng giải trình. ♦ Thủ kho: Kiểm tra và nhập hàng hoá vào. Sắp xếp và lưu trữ hàng hoá một cách khoa học. Xuất hàng theo yêu cầu . Cập nhật số lượng nhập xuất và chuyển chứng từ trong ngày cho kế hoạch phụ trách. Thường xuyên đối chiếu số lượng hàng còn trong kho, so sánh với định mức hàng tồn kho để tiến hành yêu cầu mua hàng. Lập biên bản hàng hư hỏng, trả lại và nộp cho kế toán phụ trách (kế toán kho bếp hoặc kế toán vật tư) ngay trong ngày. Cuối tháng cùng phụ trách đối chiếu và kiểm kê hàng tồn kho. Ký xác nhận hàng tồn kho cuối mỗi tháng. ♦ Thủ quỹ: Quản lý, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt quản lý tiền mặt tại quỹ. Báo cáo tiền mặt tại quỹ vào cuối mỗi ngày. Nộp tiền vào ngân hàng khi tồn quỹ vượt quá hạn mức 3h chiều mỗi ngày với sự hộ tống của một bảo vệ. Đối chiếu các chênh lệch tiền mặt tại quỹ ngay sau khi được phát hiện. Kiểm kê quỹ định kỳ và lập báo cáo kiểm kê và thời điểm cuối mỗi tháng với sự tham gia của nhân viên kế toán thanh toán. Tuân thủ yêu cầu kiểm kê quỹ đột xuất theo yêu cầu của ban giám đốc, có trách nhiệm giải thích các khoản chênh lệch. Tuân thủ chính sách tồn tiền mặt tại quỹ hàng ngày, để hạn chế rủi ro khi để tiền mặt với giá trị lớn. Chỉ chấp thuận chi tiền ra khi có đầy đủ sự phê duyệt theo đúng quy định. Kiểm soát sự biến động của ngoại tệ, đề xuất phương án mua bán ngoại tệ có hiệu quả. Sắp xếp, lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán. ♦ Tổ mua hàng: Tuân thủ quy trình mua hàng đã được Ban Tổng GĐ phê duyệt. Chịu trách nhiệm giao nhận hàng hoá đặt mua, ký xác nhận vào biên bản giao nhận hàng hoá. Tìm và để trình ban TGĐ những nhà cung cấp hàng hoá có những tiêu chí phù hợp với những tiêu chuẩn mà khách sạn đề ra. Thực hiện lệnh mua hàng từ các yêu cầu mua hàng của các bộ phận: kiểm kê và tìm những nhà cung cấp hợp lý nhất đối với những món hàng cần đặt mua. Chịu trách nhiệm trước Ban TGĐ về giá cả, chất lượng hàng hoá đặt mua. Thường xuyên khảo sát thị trường để tìm ra những nhà cung cấp tốt nhất cho khách sạn. Hàng tháng phải báo cáo tình hình mua hàng, phân tích giá cả và đánh giá các nhà cung cấp để trình Ban TGĐ. ♦ Nhân viên thu ngân: Thực hiện công tác thu ngân theo quy trình đã được hướng dẫn. Báo cáo và nộp tiền mặt cho thủ quỹ theo đúng quy định. Kiểm soát nhân viên nhà hàng trong quá trình ghi nhận captain order, thu tiền và hoàn trả tiền lẻ cho khách. Kiểm soát hàng hoá, dụng cụ bể vỡ tại outlet mình phụ trách, lập biên bản và báo cáo đến kế toán công cụ dụng cụ, hàng hoá những công cụ bể vỡ này. Tóm lại, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với quy mô của đơn vị. Mỗi nhân viên kế toán đều được trang bị một máy vi tính đảm bảo công việc được tiến hành một cách nhanh gọn, đạt hiệu quả cao. 3.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung Hiện nay khách sạn đang áp dụng hình thức ghi sổ là phần mềm kế toán máy (phần mềm past Accounting). Áp dụng phần mềm này có ưu điểm: - Linh hoạt mềm dẻo trong việc cho phép người dùng chủ động tổ chức khai báo hệ thống quản lý kế toán từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng hợp đến chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. - Giúp cho công tác kế toán ở các phần hành nhẹ nhàng trong điều kiện có nhiều nghiệp vụ kinh doanh phát sinh hàng ngày, đồng thời có thể kiểm tra đối chiếu ngay lập tức khi Ban Giám Đốc yêu cầu. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và bản tổng hợp chứng từ kế toán, lập chứng từ ghi sổ, sau đó đăng ký chứng từ ghi sổ trước khi làm đăng ký vào sổ cái. Sau đó nhập dữ liệu vào máy và máy sẽ tự động tính toán. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng tại Khách sạn Hoàng Cung hiện nay bao gồm: HĐ bán hàng, HĐ mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán,…ngoài ra khách sạn còn sử dụng tất cả các chứng từ liên quan đến các phần hành. Hệ thống tài khoản được sử dụng tại Khách sạn Hoàng Cung bao gồm: những tài khoản cấp 1 phù hợp với hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán được Bộ Tài Chính ban hành. Ngoài ra Khách sạn còn sử dụng thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3, phù hợp với đặc điểm của khách sạn và của từng phần hành kế toán. Về hệ thống báo cáo kế toán tại khách sạn bao gồm 3 báo cáo bắt buộc được lập theo niên độ kế toán là 01/01- 31/12 đó là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối tài khoản… Khách sạn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Quan hệ đối chiếu Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản lý Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Theo hình thức kế toán này thì hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng phân bổ đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 3.5. Đặc điểm về phương thức thanh toán Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau tùy theo đối tượng và yêu cầu của khách hàng, bao gồm: ♦ Thanh toán bằng tiền mặt: thường diễn ra khi khách hàng sử dụng dịch vụ của khách sạn hoặc khi khách sử dụng các bữa tiệc của khách sạn ♦ Thanh toán bằng chuyển khoản: trường hợp du khách nội địa hay quốc tế sử dụng dịch vụ của khách sạn mà không thanh toán bằng tiền mặt mà chuyển tiền vào TK tiền gởi ngân hàng của Công ty. 3.6. Giới thiệu khái quát về nguồn lực của công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung 3.6.1. Tình hình lao động của khách sạn Hoàng Cung qua 2 năm (2006-2007). Lao động là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình dộ năng lực của người lao động và việc sử dụng hợp lý đội ngũ lao động là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm. Do đó, cần phải tổ chức tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động sao cho hợp lý để hoạt động có hiệu quả. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình lao động của khách sạn Hoàng Cung như sau: tình hình lao động của khách sạn Hoàng Cung tăng lên, cụ thể là: năm 2006 là 280 lao động sang năm 2007 là 286 lao động. Như vậy năm 2007 tăng 6 lao động tương ứng 2,14% so với năm 2006 Về giới tính: tình hình phân bổ số lao động nam và nữ thì gần tưong đương nhau, lao động nữ chiếm nhiều hơn so với lao động nam nhưng không chênh lệch là mấy. Năm 2006 lao động nam chiếm 49,29%; lao động nữ chiếm 50,71%. Năm 2007 lao động nam chiếm 49,30% lao động, lao động nữ chiếm 50,70% lao động. Nguyên nhân chính là do những lao động nam có sưc khoẻ, có sức chịu đựng thì được bố trí vào công việc như mang vác hành lý cho khách, bảo vệ, bảo trì …, còn lao động nữ thì được bố trí vào các công việc nhẹ nhàng, duyên dáng như lễ tân, phục vụ bàn… Về tính chất lao động: do đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn nên phần lớn lao động trong khách sạn là lao động trực tiếp, còn một phần rất nhỏ là lao động gián tiếp. Năm 2006 lao động trực tiếp chiếm 76,79%; năm 2007 lao động trực tiếp chiếm 76,57%. Lao động trực tiếp là lao động ở các bộ phận lễ tân, bếp, buồng, bảo vệ…còn lao động gián tiếp là lao động ở các bộ phận hành chính và quản lý. Về trình độ chuyên môn: nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được rằng trình độ đại học của khách sạn Hoàng Cung đã tăng lên, năm 2006 chiếm 90,36%; năm 2007 chiếm 90,56% và phần lớn lao động có trình độ đại hoc thì tập trung ở các bộ phận hành chính và kế toán. Trình độ trung cấp năm 2006 chiếm 9,64%; năm 2007 chiếm 9,44%, lao động có trình độ trung cấp thì được phân bổ làm việc ở các bộ phận như giặt là, buồng. Còn lao động phổ thông Trình độ ngoại ngữ: hầu hết các nhân viên trong khách sạn đều biết ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh. Bên cạnh đó còn có tiếng Pháp và tiếng Nhật. Trình độ tiếng Anh năm 2006 là 174 lao động chiếm 62,14%. Sang năm 2007 trình độ tiếng Anh vẫn không tăng nhưng tiếng Pháp và tiếng Nhật thì có tăng nhưng không đáng kể do khách quốc tế đến khách sạn ngày càng nhiều. Trình độ tiếng Pháp năm 2006 là 27 lao động chiếm 9,65%, năm 2007 là 29 lao động chiếm 60,84%. Trình độ tiếng Nhật năm 2006 là 79 lao động chiếm 28,21%, năm 2007 là 83 lao động chiếm 29,03%. Đa số các nhân viên này thì thường làm ở bộ phân quan hệ khách hàng, cashier, kế toán. trìNhư vậy qua phân tích trên với tiêu chuẩn là khách sạn 5 sao với 192 phòng thì đòi hỏi Ban Giám Đốc phải cơ cấu số lượng lao động phải hợp lý. Ta thấy đội ngũ lao động của Khách sạn Hoàng Cung tương đối ổn định. Chỉ tiêu 2006 2007 2007/2006 SL % SL % +/- % Tổng số lao động 280 100 286 100 6 2,14 1.Theo giới tính - Nam 138 49,29 141 49,30 3 2,17 - Nữ 142 50,71 145 50,70 3 2,11 2.Theo tính chất lao động - Trực tiếp 215 76,79 219 76,57 4 1,86 - Gián tiếp 65 23,21 67 23,43 2 3,07 3.Theo trình độ chuyên môn - Đại học 253 90,36 259 90,56 6 2,37 - Trung cấp 27 9,64 27 9,44 0 0 4.Theo trình độ ngoại ngữ - Anh 174 62,14 174 60,84 0 0 - Pháp 27 9,65 29 10,13 2 0,7 - Nhật 79 28,21 83 29,03 4 1,42 ( Nguồn: Báo cáo tình hình lao động- phòng nhân sự) Bảng 3: Tình hình lao động của Khách sạn qua 2 năm (2006 – 2007) 3.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Hoàng Cung Bên cạnh yếu tố lao động thì tài sản và nguồn vốn cũng được xem là một nhân tố rất quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng và tiềm lực kinh tế của công ty. Trong những năm qua, công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung luôn tìm cách tạo ra một chính sách vốn linh hoạt, một cơ cấu vốn hợp lý, tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh của công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thông suốt. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Hoàng Cung qua 2 năm 2006-2007: ` *Về tình hình tài sản: du lịch là một ngành kinh tế xã hội có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không có kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các dạng nhu cầu khác. Như vậy du lịch là một ngành đặc biệt có nhiều đặc điểm, tính chất pha trộn của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tạo ra một loại hình kinh doanh phức tạp, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội (tham quan, du lịch, nghỉ ngơi, nhằm tạo ra sức lao động, tăng hiểu biết). Chính những đặc trưng về ngành du lịch cho nên TSCĐ nó không chỉ phục vụ cho kinh doanh đơn thuần mà còn tham gia vào quá trình kinh doanh, TSCĐ được xem là nguyên liệu đầu vào trong quá trình tạo ra thành phẩm chính của khách sạn Hoàng Cung. TSCĐ bao gồm nhà cửa, vật dụng trong khách sạn như giường, tủ, điều hoà, xe ô tô…Để thu hút được khách du lịch khi đến Huế và đối đầu với các khách sạn lớn khác như Hương Giang, Sài Gòn Morin, Century…. thì đòi hỏi khách sạn Hoàng Cung phải có một cơ sở vật chất thật đẹp, đầy đủ tiện nghi mà muốn vậy thì TSCĐ phải lớn. Chính vì lẽ đó mà TSCĐ nó luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn so với tổng tài sản. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng TSCĐ và ĐTDH là giảm sút. TSCĐ năm 2006 là 111.070.464 nghìn đồng, năm 2007 là 58.705.808 nghìn đồng. TSCĐ và ĐTDH năm 2007 giảm 52.364.656 nghìn đồng tương ứng với 47,15% so với năm 2006 TSLĐ và ĐTNH chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. TSLĐ bao gồm tiền mặt, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ,… dùng để phục vụ cho khách hàng. TSLĐ và ĐTNH giảm đi hằng năm nhưng không đồng đều. TSLĐ và ĐTNH năm 2006 là 8.448.590 nghìn đồng, năm 2007 là -21.965.370 nghìn đồng. TSLĐ và ĐTNH năm 2007 giảm 13.516.780 nghìn đồng tương ứng với 159,99% so với năm 2006. *Về tình hình nguồn vốn: nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính là: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Ta thấy rằng tổng nguồn vốn của Khách sạn Hoàng Cung giảm hằng năm nhưng không dồng đều. Tổng nguồn vốn năm 2007 giảm 82.778.616 nghìn đồng tương ứng 69,26% so với năm 2006 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau: -Nợ phải trả giảm 85.398.616 nghìn đồng tương ứng 77,54% -Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.620.000 nghìn đồng tương ứng 27,93% Bước sang năm 2008 các trang thiết bị của khách sạn đã được hoàn thành nhưng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng cao là do khách sạn cần phải có một nguồn vốn lớn để có thể đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, đầy đủ tiện nghi để sẳn sàng đón tiếp khách trong lễ hội Festival của màu hè năm 2008 Qua đó ta thấy được rằng nguồn vốn của khách sạn Hoàng Cung chủ yếu là từ nguồn nợ phải trả. Và qua đó cho chúng ta thấy được rằng Ban Giám Đốc khách sạn rất táo bạo trong việc vay vốn để đầu tư, với sự táo bạo đó hy vọng rằng khách sạn Hoàng Cung sẽ ngày càng vững mạnh hơn. ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2007/2006 +/- % Tổng vốn 119.519.054 36.740.438 -82.778.616 -69,26 A.Tài sản I. TSLĐ & ĐTNH II.TSCĐ & ĐTDH 8.448.590 111.070.464 -21.965.370 58.705.808 -13.516.780 -52.364.656 -159,99 -47,15 B.Nguồn vốn I. Nợ phải trả II.Nguồn vốn CSH 110.139.054 9.380.000 24.740.438 12.000.000 -85.398.616 2.620.000 -77,54 27,93 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007) Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Khách sạn qua 2 năm (2006 – 2007) 3.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 2 năm (2006-2007) Kết quả kinh tế trong kinh doanh phản ánh những gì đạt được sau một thời gian hoạt động. Là một trong những khách sạn lớn của Việt Nam nói chung và của Huế nói riêng, khách sạn Hoàng Cung hoạt động trong điều kiện thuận lợi cũng nhiều và khó khăn cũng không ít, phải luôn đối đầu với các doanh nghiệp khác như: Century, sài gòn Morin… thế nhưng trong hai năm qua Giám Đốc và nhân viên của khách sạn Hoàng Cung đã có nhiều cố gắng mới đạt được một số kết quả đó. Qua số liệu thu thập ta thấy doanh thu, lợi nhuận sau thuế của khách sạn giảm đi rất nhiều do bước đầu hoạt động khách sạn còn gặp nhiều khó khăn. Doanh thu năm 2007 đạt 26.699.404 nghìn đồng tăng 21.399.090 nghìn đồng hay 398,1% so với 2006. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận trước thuế giảm và đạt 9.273.437 nghìn đồng hay giảm 576,6%) do doanh thu không bù đắp đủ cho chi phí hay nói cách khác chi phí của khách sạn lớn hơn rất nhiều so với doanh thu đạt đựơc. Qua đó cho thấy rằng tất cả cán bộ công nhân viên của khách sạn cần phải có nhiều cố gắng đặc biệt là bộ phận quan hệ khách hàng và lễ tân và hy vọng trong vài năm tới khách sạn có thế đứng vững trong thị trường du lịch. ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2007/2006 +/- % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.360.314 26.699.404 21.339.090 398,1 2. Lợi nhuận trước thuế -1.370.541 -9.273.437 -7.902.896 576,6 3. Thuế TNDN*(28%) 0 0 0 0 4. Lợi nhuận sau thuế -1.370.541 -9.273.437 -7.902.896 576,6 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007) Bảng 5: Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn qua 2 năm (2006 – 2007) (Chú thích*: vì khách sạn mới đi vào hoạt động nên trong 2 năm đầu thuế TNDN được nhà nước miễn giảm ) CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN HOÀNG CUNG 4.1. Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung 4.1.1. Kế toán doanh thu tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung 4.1.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng hoá tại khách sạn Hoàng Cung Ở khách sạn hàng hoá chính là thực phẩm như các món ăn, đồ uống, đồ ăn sáng và các loại hàng hoá khác. Để phản ánh chi tiết TK 5111 doanh thu bán hàng hoá khách sạn sử dụng các tài khoản sau: TK 51111 Doanh thu thực phẩm - đây chính là doanh thu từ việc cung cấp các món ăn của khách sạn, hay từ việc cung cấp các bữa tiệc do khách hàng đặt trước. TK 51112 Doanh thu hàng uống - để phản ánh khoản thu từ việc bán các hàng uống kể cả hàng uống phục vụ trong phòng khách. TK 51113 Doanh thu hàng ăn -phản ánh số tiền thu được do cung cấp bữa ăn sáng cho khách hàng. TK 51119 Doanh thu khác- phản ánh các khoản doanh thu từ bán hàng lưu niệm… Doanh thu chủ yếu của hoạt động bán hàng là doanh thu từ bán thực phẩm cách thức hạch toán như sau. Khi khách hàng vào thì bộ phận phục vụ sẽ đưa cho khách hàng phiếu oder, khách hàng muốn mua gì hay dùng gì thì sẽ ghi vào đó, sau đó sẽ đưa lại cho bộ phận liên quan, căn cứ vào phiếu oder đó để lập ra hoá đơn bán hàng. Hoá đơn gồm có hoá đơn đỏ, hoá đơn trắng, hoá đơn xanh. (hoá đơn đỏ khách hàng sẽ giữ nếu có yêu cầu, hoá đơn xanh khách sạn sẽ giữ, hoá đơn trắng sẽ được lưu vào chứng từ gốc để đối chiếu sau này). Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ hoặc đơn đặt hàng của khách hàng, căn cứ vào giá niêm yết của các món ăn, khi bán hàng sẽ lên hóa đơn bán lẻ, cuối ngày nhân viên bán hàng sẽ lập báo cáo bán hàng trong ngày cùng với số tiền nộp về phòng kế toán để nhân viên kế toán xử lý. Việc hạch toán doanh thu do kế toán phần hành doanh thu đảm nhiệm, nhập số liệu vào máy và máy sẽ xử lý. Khách hàng có thể thanh toán cho khách sạn bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản, hoặc bằng card. TK 1382: Đây là TK để ghi nhận khoản doanh thu chưa có hoá đơn. Tức là khoản doanh thu này đã phát sinh, người mua đã chấp nhận thanh toán nhưng tạm thời chưa có hoá đơn vì vậy phải ghi nhận vào TK này. CÔNG TY CP KS HOÀNG CUNG Mẫu số 01 GTKT 3LL-05 8 Hùng Vương Street Ký hiệu/Serial Hue City, Vietnam No:AB/2006–T T + 84 54 88 2222 Số hoá đơn: 0004626 F + 84 54 88 2255 Invoice No: Mã số thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn hoàng cung.doc
Tài liệu liên quan