Chuyên đề Kế toán nguyên vật liệu may tại công ty Thanh Hà - Cục Hậu cần

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục sơ đồ

Danh mục bảng biểu Trang

Lời nói đầu 1

 

Phần 1: Cơ sở lý luận của hạch toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

I. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá NVL

1. Khái niệm nguyên vật liệu.2

2. Đặc điểm nguyên vật liệu.2

3. Phân loại nguyên vật liệu.2

4. Tính giá nguyên vật liệu.4

a. Giá thực tế của NVL nhập kho.4

b. Giá thực tế của NVL xuất kho.5

II. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

2.1. Phương pháp thẻ song song.9

2.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển.11

2.3. Phương pháp sổ số dư.11

III. Hạch toán tổng hợp tình hình luân chuyển NVL

3.1. Các phương pháp hạch toán tổng hợp NVL

a. Phương pháp kê khai thường xuyên.14

b. Phương pháp kiểm kê định kỳ.14

3.2. Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX

a. Tài khoản sử dụng.14

b. Phương pháp hạch toán.16

3.3. Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKDK

a. Tài khoản sử dụng.21

b. Phương pháp hạch toán.22

3.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.23

3.5. Các hình thức sổ

3.5.1. Hình thức sổ “ Nhật ký chung”.25

3.5.2. Hình thức sổ “ Nhật ký- Sổ cái”.26

3.5.3. Hình thức sổ “ Chứng từ ghi sổ”.26

3.5.4. . Hình thức sổ “ Nhật ký chứng từ”.28

Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán kế toán NVL tại Công ty Thanh Hà

I. Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của Công ty Thanh Hà- Cục Hậu Cần

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thanh Hà 29

2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thanh Hà 32

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Thanh Hà 35

4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Thanh Hà 38

5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Thanh Hà

5.1. Chính sách kế toán áp dụng của công ty .41

5.2. Hệ thống chứng từ kế toán 41

5.3. Hệ thống tài khoản kế toán . 43

5.4. Hệ thống sổ kế toán . 44

5.5. Hệ thống báo cáo kế toán . 47

II. Thực trạng kế toán NVL tại công ty Thanh Hà

2.1. Đặc điểm, phân loại và quản lý NVL tại công ty Thanh Hà

2.1.1. Đặc điểm NVL tại công ty Thanh Hà 47

2.1.2. Phân loại NVL tại công ty Thanh Hà . 47

2.1.3. Công tác quản lý NVL tại công ty Thanh Hà . 48

2.1.4. Tính giá NVL tại công ty Thanh Hà

2.1.4.1. Tính giá NVL nhập kho . 49

2.1.4.2. Tính giá NVL xuất kho 49

2.2. Chứng từ và kế toán chi tiết NVL tại công ty Thanh Hà

a. Nhiệp vụ nhập kho NVL .50

b. Nhiệp vụ xuất kho NVL .56

2.3. Kế toán tổng hợp NVL tại công ty Thanh Hà

2.3.1. Tài khoản sử dụng .66

2.3.2. Hạch toán NVL nhập kho .66

2.3.3. Hạch toán NVL xuất kho .73

2.3.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho .77

Phần 3: Phương hướng hoàn thiện hạch toán kế toán NVL may tại Công ty Thanh Hà- Cục Hậu Cần

3.1. Đánh giá thực trạng kế toán NVL tại Công ty Thanh Hà .81

3.1.1. Ưu điểm .82

3.1.2. Nhược điểm 85

3.2. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty Thanh Hà 86

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL may tại Công ty Thanh Hà .88

KẾT LUẬN . 96

Danh mục tài liệu tham khảo . 97

 

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán nguyên vật liệu may tại công ty Thanh Hà - Cục Hậu cần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
202.570 1.230.240 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thanh Hà Sản phẩm kinh doanh của Công ty Thanh Hà bao gồm nhiều loại như trang trí nội thất, may tạp trang, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng và sửa chữa... nhưng các sản phẩm may chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty. Để mở rộng thị trường may phục vụ nhu cầu riêng của nhiều đối tượng khác nhau nên các sản phẩm may của Công ty có thể khái quát thành 2 dạng quy trình là may đo lẻ và may đo hàng loạt. *- May đo lẻ: Dạng phục vụ số ít với yêu cầu tỷ mỷ của khách hàng, quy trình may đo lẻ bao gồm: - Bộ phận đo: Tiến hành đo cho từng người, ghi số đo vào phiếu (mỗi sản phẩm 1 phiếu đo). Ghi thành 2 liên, liên 1 lưu cuống phiếu để chuyển cho bộ phận cắt, liên 2 giao cho khách hàng. - Bộ phận cắt: căn cứ vào phiếu đo của từng người ghi trên phiếu để cắt sau đó giao cho bộ phận may - Bộ phận may + Theo chuyên môn hoá, chia cho từng người may hoàn thiện. + Sản phẩm may xong được thùa khuy, đính cúc là hoàn chỉnh và kiểm tra chất lượng. - Bộ phận đồng bộ: Theo số phiếu, ghép các sản phẩm thành 1suất cho từng người. Sau đó nhập sang cửa hàng để trả cho khách. Sơ đồ 1.10: Sơ đồ qui trình công nghệ may đo lẻ CẮT may Đ®ång bé OkiÓm tra chÊt l­îng hoµn chØnh CẮT MAY NHẬP CỬA HÀNG THÀNv¶i (NVL chÝnh) M TRA CHẤT LƯỢNG HOÀN CHỈNH MAY ĐỒNG BỘ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HOÀN CHỈNH THÀNH PHẨM NHẬP CỬA HÀNG VẢI (NVL chính) ĐO ĐO CẮT MAY NHẬP CỬA HÀNG THÀNH PHẨM ĐỒNG BỘ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HOÀN CHỈNH *- May hàng loạt: Bao gồm các sản phẩm của hàng Quốc phòng. Các sản phẩm này có đặc điểm là sản xuất theo cỡ số quy định của cục Quân nhu, quy trình này bao gồm: - Tại phân xưởng cắt + Tiến hành phân khổ vải, sau đó báo cho kỹ thuật giác mẫu theo từng cỡ số và trổ mẫu. + Rải vải theo từng bàn cắt, ghi mẫu và xoa phấn. + Cắt phá theo đường giác lớn sau đó cắt vòng theo đường giác nhỏ. + Đánh số thứ tự, bó buộc chuyển sang tổ may. - Tại các tổ may + Bóc mầu bán thành phẩm theo số thứ tự. + Rải chuyền theo quy trình công nghệ. + S¶n phÈm may xong ®­îc thïa khuy, ®Ýnh cóc, lµ hoµn chØnh, kiÓm tra chÊt l­îng vµ ®ãng gãi theo quy ®Þnh sau ®ã nhËp kho thµnh phÈm. Sơ đồ 1.11: Sơ đồ quy trình công nghệ may hàng loạt PHÂN KHỔ MAY ĐỒNG BỘ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HOÀN CHỈNH THÀNH PHẨM NHẬP CỬA HÀNG VẢI (NLC) PHÂN KHỔ PHÂN KHỔ Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của cấp trên giao cho Công ty hàng năm. Công ty xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu cho các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty như sau: - Xí nghiệp may có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng may phục vụ Quốc phòng và sản xuất quân trang như ba lô, quần lót, vỏ chăn, võng, màn, tất chống vắt ... của Cục Quân Nhu và sản xuất hàng Quân y của Cục Quân y theo kế hoạch và hàng tạo nguồn của Công ty. - Xí nghiệp 1: Kinh doanh mặt hàng ăn uống, phục vụ hội nghị, cưới hỏi. - Xí nghiệp 2: Đóng quân tại Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng và sửa chữa theo kế hoạch hàng năm và tận thu mặt bằng phía nam. - Xí nghiệp 3: Sản xuất hàng doanh cụ như bàn, ghế, tủ, giường ... và trang trí nội thất của các công trình xây dựng. - Đội xây dựng và tổ sửa chữa chuyên xây dựng và sửa chữa các công trình theo kế hoạch và tạo nguồn. - Trường Mầm non có nhiệm vụ nuôi dạy tốt các cháu là con em của CB-CNV trong Công ty, theo chương trình của Sở Giáo dục quy định . Sơ đồ 1.12: Sơ đồ tổ chức hoạt động sx-kd của Công ty Thanh Hà CÔNG TY XÍ NGHIỆP 1 XÍ NGHIỆP 2 XÍ NGHIỆP 3 ĐỘI XÂY DỰNG TỔ SỬA CHỮA TRƯỜNG MẦN NON XÍ NGHIỆP MAY 3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thanh Hà Công ty Thanh Hà xây dựng được 1 mô hình quản lý và hạch toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh, có uy tín trên thị trường, bảo đảm đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. a. Giám đốc Công ty Là người đại diện có tư cách pháp nhân cao nhất tại Công ty, chịu trách nhiệm trước TCHC - BQP, trước pháp luật và cấp uỷ về điều hành hoạt động của Công ty. Có nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành và quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch được cấp trên phê duyệt và nghị quyết Đại hội CN-VC hàng năm. b.Các phó giám đốc Công ty Có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực, phần việc được phân công. Được quyền chủ động điều hành, giải quyết các lĩnh vực công việc được Giám đốc phân công và ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của mình. - Phó Giám đốc kinh doanh: Giúp Giám đốc điều hành về các hoạt động kinh doanh của đơn vị trực tiếp chỉ đạo phòng Tài chính - kế toán và phòng Kinh doanh. - Phó Giám đốc sản xuất: Giúp Giám đốc điều hành trong công tác tổ chức sản xuất và toàn bộ công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sản xuất ra của Công ty. Trực tiếp chỉ đạo phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất và phòng Kỹ thuật - Chất lượng. - Phó Giám đốc chính trị: Giúp Giám đốc điều hành công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn đơn vị. Trực tiếp chỉ đạo phòng Chính trị và phòng Hành chính. c. Phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Giám đốc Công ty về mọi mặt. Trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt : công tác kế hoạch hoá, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương . d. Phòng kinh doanh Là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc Công ty xác định phương hướng mục tiêu KD và dịch vụ. Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ về KD, dịch vụ theo kế hoạch của Công ty trong từng thời kỳ. Tư vấn cho Giám đốc về việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. e. Phòng chính trị Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị ở công ty. Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty thực hiện công tác tuyên huấn, công tác tổ chức xây dựng đảng, công tác cán bộ chính sách, và các công tác đoàn thể như công đoàn, phụ nữ, thanh niên trong đơn vị. f. Phòng kỹ thuật- chất lượng Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty. g. Phòng tài chính- kế toán Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán. Thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà Nước tại Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty. h. Phòng hành chính Là cơ quan giúp việc cho Giám đốc công ty thực hiện các chế độ về hành chính, văn thư, bảo mật. Thường xuyên bảo đảm trật tự an toàn cho Công ty, tổ chức phục vụ ăn ca trong toàn Công ty, quản lý và đảm bảo phương tiện làm việc, phương tiện vận tải chung cho toàn công ty. GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC CHÍNH TRỊ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SẢN XUẤT PHÒNG KỸ THUẬT CHẤT LỢNG PHÒNG CHÍNH TRỊ PHÒNG HÀNH CHÍNH XÍ NGHIỆP 2 XÍ NGHIỆP 1 XÍ NGHIỆP 3 TỔ SỬA CHỮA ĐỘI XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON XÍ NGHIỆP MAY Sơ đồ 1.13: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Thanh Hà Từ ngày 01/01/1996 chấp hành nghiêm chỉnh quyết định số 114 TC/QĐ của Bộ Tài Chính Công ty Thanh Hà đã tiến hành thực hiện chế độ kế toán mới. Mặc dù ban đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng dần dần công tác kế toán đã đi vào nề nếp. Bộ máy kế toán của Công ty Bộ máy kế toán của Công ty Thanh Hà được tổ chức theo hình thức tập trung. Mọi hoạt động về tài chính của Công ty và xí nghiệp đều được phản ánh về phòng tài chính- kế toán. Tại các xí nghiệp thành viên, tài chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về các mặt hạch toán, quản lý thu chi tài chính trong phạm vi các khoản mục và tỷ lệ chi phí được công ty phân cấp. Hàng tháng tính tiền lương, thưởng, BHXH cho CB-CNV thuộc xí nghiệp mình quản lý theo sự chỉ đạo của công ty. Thực hiện đối chiếu, thanh quyết toán các khoản vay nợ, thu hộ, chi hộ giữa xí nghiệp với công ty và đơn vị bạn. Cụ thể: Tại xí nghiệp thành viên Các kho công ty (cung cấp vật liệu cho các xí nghiệp thành viên) tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi vào thẻ kho, cuối tháng lên báo cáo “nhập, xuất, tồn” và từ ngày 3 đến ngày 5 tháng sau chuyển báo cáo lên phòng kế toán công ty. Ngoài ra phải chấp hành nội quy hạch toán nội bộ công ty về cấp phát nguyên vật liệu theo định mức, công tác đo đếm nguyên vật liệu trước khi cấp phát cho các xí nghiệp. Nhân viên kế toán xí nghiệp theo dõi từ khâu nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho công ty. Nội dung hạch toán như sau: Các xí nghiệp theo dõi: Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng Số lượng bán thành phẩm được cấp phát cho từng tổ sản xuất Tình hình sản xuất nhập kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho từng công nhân Cuối tháng lập báo cáo và chuyển lên phòng kế toán (bao gồm các báo cáo sau Báo cáo chế biến bán thành phẩm Báo cáo thanh toán nguyên vật liệu Báo cáo sản phẩm dở dang và thành phẩm Tóm lại, hạch toán ở các xí nghiệp là hạch toán đơn Tại phòng kế toán công ty Quan hệ giữa kế toán trưởng với các nhân viên kế toán trong phòng theo phương thức trực tiếp nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán. Hiện nay phòng tài chính kế toán gồm 5 người được phân công cụ thể như sau: Kế toán trưởng (trưởng phòng): là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của công ty và giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực chuyên môn về tài chính kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán của công ty. Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, phân công, kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác của các nhân viên kế toán trong phòng. Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các xí nghiệp thành viên. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ tài chính, chính sách của tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua và ký duyệt tất cả các chứng từ thu, chi cũng như các báo cáo kế toán, hợp đồng kinh tế. Được giám đốc ủy quyền trực tiếp giao dịch với ngân hàng và các cơ quan tài chính cấp trên về công tác tài chính kế toán của công ty. Kế toán thanh toán – ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi và thanh toán toàn bộ công nợ của các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp và nội bộ công ty. Theo dõi công nợ với ngân hàng về các khoản tiền gửi, tiền mặt, tiền vay của công ty. Ngoài ra còn theo dõi các khoản tiền tạm ứng của CB-CNV trong công ty. Kế toán vật tư thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi việc mua bán với các khách hàng trên sổ chi tiết. Phản ánh chính xác tình hình nhập xuất về mặt số lượng, chi tiết theo từng chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại vật tư, hàng hoá. Tính toán đầy đủ, chính xác kịp thời giá thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá cuối tháng để làm căn cứ tính giá thành phẩm sản phẩm. Kế toán tiền lương-TSCĐ: có nhiệm vụ tính tiền lương, thưởng, BHXH cho CB - CNV thuộc khối quản lý của công ty. Tổng hợp tình hình thanh toán tiền lương, thưởng, BHXH của toàn công ty trên sổ chi tiết. Quyết toán BHXH với cơ quan tài chính cấp trên.Theo dõi sự bíên động về TSCĐ trên sổ chi tiết, trong toàn công ty và tính khấu hao TSCĐ Kế toán giá thành-tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ chính xác kịp thời các loại chi phí sản xuất theo các đối tượng hạch toán và đối tượng tính giá thành.Tính toán chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sơ đồ1.14: Bộ máy kế toán của công ty Thanh Hà Kế toán trưởng Tài chính các xí nghiệp thành viên Kế toán TGNH và thanh toán Kế toán vật tư thành phẩm Kế toán tiền lương TSCD Kế toán giá thành tổng hợp Thủ quỹ 5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Thanh Hà 5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Công ty hiện nay áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 114/TC/BTC ngày 01/01/1996 của Bộ Tài Chính và áp dụng đúng theo 26 chuẩn mực kế toán hiện hành. Các chính sách áp dụng: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch. Kỳ kế toán theo tháng. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Việt Nam Đồng. Các đồng tiền khác phát sinh phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Tỷ giá ngoại tệ xuất theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong hạch toán hàng tồn kho: Công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thực tế đối với NVL nhập kho và áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước đối với NVL xuất kho. Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho. Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song. Kế toán TSCĐ hữu hình: Tài sản, nhà cửa và thiết bị được xác định bằng nguyên giá trừ đi khấu hao tích luỹ. Khấu hao được tính theo phương pháp tuyến tính, căn cứ vào thời gian sử dụng ước tính của tài sản. 5.2. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong Công ty bao gồm - Lao động tiền lương: Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; Phiếu nghỉ BHXH; Bảng thanh toán BHXH. - Hàng tồn kho: Phiếu xuất kho; Phiếu nhập kho; Biên bản kiểm nghiệm; Thẻ kho; Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hóa. - Bán hàng: Hóa đơn bán hàng. - Tiền tệ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Bảng kiểm kê quỹ. - Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành; Biên bản đánh gía lại TSCĐ. Tổ chức luân chuyển các chứng từ chủ yếu - Phiếu thu, chi tiền mặt do phòng Tài chính - Kế toán lập (phiếu thu gồm 3 liên, phiếu chi gồm 2 liên). Kế toán thanh toán căn cứ vào giấy đề nghị nộp tiền, giấy đề nghị thanh toán (có chữ ký của Giám đốc hoặc Phó giám đốc Công ty xác nhận đồng ý chi), kiểm tra các chứng từ kèm theo đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ. Sau đó viết phiếu thu, chi ( ký ) -> Kế toán trưởng ký -> Giám đốc ký phiếu chi -> Thủ quỹ thu, chi ( ký ) -> Kế toán ghi sổ -> Bảo quản chứng từ. - Phiếu nhập, xuất kho và hoá đơn bán hàng (gồm 3 liên) do phòng Kế hoạch- Tổ chức sản xuất lập. kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế ký kết giữa Công ty với các nhà cung cấp và hợp đồng sản xuất với các Xí nghiệp thành viên. Căn cứ vào lệnh mua bán của Giám đốc và phiếu báo kiểm nghiệm vật tư của phòng kỹ thuật, kiểm tra các chứng từ kèm theo đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ . Sau đó viết phiếu nhập, xuất kho và hoá đơn bán hàng cho từng đối tượng -> phụ trách phòng ký -> Giám đốc ký -> thủ kho và khách hàng ký. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, xuất và hoá đơn vào thẻ kho, hàng ngày chuyển chứng từ cho kế toán Nguyên liệu - Thành phẩm , Phòng Tài chính - Kế toán để ghi sổ. - Tại các Xí nghiệp thành viên, theo sự phân cấp của Công ty: Phiếu thu, chi tiền mặt do kế toán thanh toán lập -> trưởng ban ký -> Giám đốc Xí nghiệp ký. Hàng tháng Xí nghiệp lập bảng thanh toán chi phí sản xuất theo định mức khoán của Công ty và các Bảng thanh toán tiền lương, Bảng chấm công, Bảng thanh toán BHXH, Bảng cân đối tiền lương, chuyển về Phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất duyệt -> phòng Tài chính-kế toán kiểm tra tổng hợp và thanh toán. - Phòng Tài chính - Kế toán sau khi tiếp nhận các chứng từ ban đầu, theo từng lĩnh vực công việc phân công, các nhân viên kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại và ghi số liệu từ các chứng từ vào sổ -> bảo quản chứng từ. Sơ đồ 1.15: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Các chứng từ và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp từ sổ chi tiết Báo cáo tài chính Ghi trong kỳ Ghi cuối kỳ Đối chiếu 5.3. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất Nhà Nước đã ban hành, các văn bản hướng dẫn của ngành và của cơ quan quản lý. Cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu, trình độ quản lý, Công ty đã áp dụng 54 tài khoản trong số 72 tài khoản trong bảng, và 5 trong số 7 tài khoản ngoài bảng của hệ thống tài khoản kế toán, áp dụng cho các doanh nghiệp theo quyết định số 114/ TC/QD/CDKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính. 5.4. Hình thức sổ kế toán Do đơn vị sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm nên Công ty Thanh Hà chọn hình thức tổ chức sổ là hình thức “ Nhật ký- chứng từ”. Hiện tại Công ty đang áp dụng kế toán thủ công. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các NKCT hoặc các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với NKCT được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng hợp của bảng kê, sổ chi tiết vào NKCT. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần họăc mang tính phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và NKCT có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào sổ và các thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ, các thẻ kế toán chi tiết, căn cứ vào sổ và thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái. Số liệu tổng hợp ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. * Nhật ký chứng từ Trong hình thức nhật ký chứng từ có 10 NKCT được đánh số từ NKCT số 1 đến NKCT số 10. Nhật ký chứng từ là một sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo vế Có của các tài khoản. Một NKCT có thể mở cho một tài khoản hoặc có thể mở cho một số tài khoản có nội dung kinh tÕ giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Khi mở nhật ký chứng từ dùng cho nhiều tài khoản thì trên NKCT đó số phát sinh của mỗi tài khoản được phản ánh riêng biệt ở một số dòng hoặc một số cột dành cho mỗi tài khoản. Trong mọi trường hợp số phát sinh bên Có của mỗi tài khoản chỉ tập trung phản ánh trên một NKCT và từ NKCT này ghi vào sổ cái một lần vào cuối tháng. Số phát sinh Nợ của mỗi tài khoản được phản ánh trên các NKCT khác nhau, ghi Có của các tài khoản có liên quan đối ứng Nợ với tài khoản này và cuối tháng được tập hợp vào sổ Cái từ các NKCT đó. Để phục vụ nhu cầu phân tích và kiểm tra, ngoài phần chính dùng để phản ánh số phát sinh bên Có, một số NKCT có bố trí thêm các cột phản ánh số phát sinh bên Nợ, số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của mỗi tài khoản. Số liệu của các cột phản ánh số phát sinh bên Nợ các tài khoản trong trường hợp này chỉ dùng cho mục đích kiểm tra phân tích không dùng để ghi sổ cái. Căn cứ để ghi chép các NKCT là chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết, của bảng kê và bảng phân bổ. NKCT phải mở từng tháng một, hết mỗi tháng phải khoá sổ NKCT cũ và mở NKCT mới cho tháng sau. Mỗi lần khoá sổ cũ, mở sổ mới phải chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ NKCT cũ sang NKCT mới tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản . *Bảng kê Để phục vụ việc hạch toán công ty sử dụng 9 bảng kê từ bảng kê số 1 đến bảng kê số 11(không có bảng kê 7,10). Bảng kê được sử dụng trong những trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của mỗi TK không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên NKCT được. Khi. Bảng kê có thể mở theo vế Có hoặc vế Nợ của các TK , có thể kết hợp phản sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng kê. Cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào các NKCT có liên quan ánh cả số dư đầu tháng, số phát sinh Nợ, số phát sinh Có trong tháng và số dư cuối tháng ... phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu và chuyển sổ cuối tháng. Số liệu của bảng kê không sử dụng để ghi sổ cái. *Sổ chi tiết -Sổ chi tiết số 1 + Là sổ chi tiết theo dõi tiền vay ( TK 311,315,341,342 ) + Số liệu tổng cộng được ghi vào NKCT số 4 -Sổ chi tiết số 2 + Là sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người bán, được mở riêng cho từng đối tượng. + Cuối tháng cộng và ghi vào NKCT số 5. -Sổ chi tiết số 3 + Là sổ chi tiết theo dõi doanh thu và các tài khoản loại 5 khác . + Cuối tháng cộng và ghi vào NKCT số 8. -Sổ chi tiết số 4 + Là sổ chi tiết theo dõi tình hình thanh toán với người mua. + Cuối tháng cộng và chuyển vào NKCT số 8, bảng kê số 11. -Sổ chi tiết số 5 + Là sổ chi tiết theo dõi TSCĐ. + Cuối tháng cộng sổ và chuyển vào NKCT số 9. -Sổ chi tiết số 6 + Là sổ chi tiết theo dõi các tài khoản trên NKCT số 10. + Cuối tháng cộng sổ và chuyển vào NKCT số 10. *Bảng phân bổ Là bảng dùng để tập hợp chi phí phát sinh nhiều lần, thường xuyên hoặc chi phí đòi hỏi phải tập hợp tính toán sau đó phân tách cho từng đối tượng . -Bảng phân bổ số 1: Tiền lương và BHXH -Bảng phân bổ số 2: NVL, CCDC -Bảng phân bổ số 3: Khấu hao TSCĐ *Sổ cái: Là sổ tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh phát sinh Nợ, phát sinh Có, số dư cuối tháng hoặc cuối quý. Số phát sinh Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ cái theo tổng số được lấy từ NKCT ghi Có tài khoản đó, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các NKCT có liên quan. Sổ cái chỉ ghi một lần vào cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT. 5.5. Hệ thống báo cáo kế toán 5.5.1. Bảng cân đối kế toán 5.5.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 5.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5.5.4. Thuyết minh báo cáo tài chính II. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thanh Hà 2. 1.Đặc điểm, phân loại, và quản lý NVL may tại Công ty 2.1.1. Đặc điểm NVL tại Công ty Công ty Thanh Hà - Cục Hậu cần là một doanh nghiệp có ngành may chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Sản phẩm tại công ty. liệu tại xí nghiệp may - côhiệp may - Côảng kê, sổ chi tiết bảng phân bổ để theo dõi. Số liệuđầu ra của Công ty chủ yếu là mặt hàng quân trang như quần áo, chăn… Do vậy vật liệu dùng để sản xuất các mặt hàng trên cũng đa dạng như vải chéo, vải thô, cúc, chỉ … Mỗi loại NVL đều có đặc điểm riêng nên việc bảo quản và lưu kho đều khác nhau. 2.1.2. Phân loại NVL tại Công ty Nguyên, vật liệu chính bao gồm các loại vải chéo, vải thô. Về mặt chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí NVL, thường được đóng thành từng kiện trong quá trình vận chuyển và bảo quản ở những kho có mái che. * Nguyên, vật liệu phụ: Là những loại vật liệu không cấu thành thực thể của sản phẩm nhưng lại có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất bao gồm cúc, chỉ, nhãn, mác… * Ngoài ra còn có một số loại vật liệu gián tiếp không thể thiếu được cho quá trình sản xuất như bao bì và các loại phụ liệu khác. * Phế liệu được thu hồi từ sản xuất như vải cắt thừa, vải hỏng, vải kém phẩm chất và… Các loại phế liệu này sử dụng và xuất bán để tái sản xuất , và dùng vệ sinh máy. 2.1.3. Công tác quản lý NVL tại Công ty Do đặc điểm khác biệt cụ thể của Công ty, từng loại NVL như đã nói ở trên, Công ty có kế hoạch thu mua NVL một cách hợp lý để dự trữ cho sản xuất và vừa để hạn chế ứ đọng vốn, giảm tiền vay Ngân hàng. Công tác quản lý NVL được Công ty đặt ra là: Phải bảo quản tốt và sử dụng tiết kiệm hiệu quả tối đa đặc biệt là NVL chính. Hiểu rõ được điều này Công ty đã tổ chức hệ thống kho tàng để lưu giữ NVL được tốt hơn, gần các phân xưởng sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi việc vận chuyển, cung ứng vật liệu cho sản xuất một cách tiện lợi và nhanh nhất. Hệ thống kho được trang bị khá đẩy đủ các phương tiện cân, đong, đo, đếm để tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát. Công ty đã tổ chức quy hoạch thành hệ thống kho: Kho 1. Kho chứa vải (VLC) đo đồng chí Hà phụ trách Kho 2. Kho chứa các phụ liệu do đồng chí Hồng phụ trách Kho 3. Kho chứa các phế liệu thu hồi, thiết bị máy móc dùng trong việc thay thế do đồng chí Hồng phụ trách. 2.1.4. Tính giá NVL tại Công ty Nguyên, vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm giá trị NVL chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%) giá thành của sản phẩm vì vậy, việc tính giá NVL một cách hợp lý, chính xác có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu sử dụng hiệu quả NVL, làm hạ giá thành, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc tính giá vật liệu là dùng tiền đề biểu hiện giá trị của chúng. Muốn việc tính toán được chính xác thì mỗi một doanh nghiệp phải tìm cho mình một cách tính toán hợp lý nhất, hiện nay ở Công ty Thanh Hà, để phản ánh đúng giá trị NVL may kế toán của Công ty đã sử dụng phương pháp tính giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán nguyên vật liệu may tại Công ty Thanh Hà - Cục Hậu Cần.DOC
Tài liệu liên quan