Trong doanh nghiệp sản xuất , chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm (90%-95%). Với đặc điểm của công ty làm theo đơn đặt hàng khác nhau, mỗi đơn hàng đòi hỏi các loại vật tư khác nhau vì vậy nguyên vật liệu hết sức đa dạng, đòi hỏi phải tổ chức công tác quản lý và sử dụng chặt chẽ nguyên vật liệu. Chính vì lẽ này việc phân loại nguyên vật liệuđể thuận lợi cho việc quản lý là rất cần thiết.
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5920 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần giày Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giày Da Thái Bình cùng áp dụng hình thức kế toán trên máy nên hàng ngày kế toán cập nhập tất cá các số liệu phát sinh vào máy, đến cuối tháng in ra sổ.
Trình tự ghi chép:
- Hàng ngày căn cứ váo chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc. Cuối tháng lập chứng từ ghi sổ để ghi vào số đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái.. Các chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ quỹ và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng tính ra tổng số các nghiệp vụ phát sinh trong tháng trên số đăng ký chứng từ ghi sổ. Từ đó làm căn cứ lập bảng cân đối phát sinh.
- sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên số cái và bảng tổng hợp chi tiết. khớp đúng giữa tổng số phát sinh bên nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối phát sinh, sẽ được dùng để làm báo cáo tài chính.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
CHỨNG TỪ GỐC
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân dối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Ghi chú:
. : Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Riêng thành phẩm theo giá thực tế đích danh.
- Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tính và sử dụng trong ghi chép kế toán là: VNĐ (Việt nam đồng).
IV. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT
GIÀY THÁI BÌNH:
1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty:
Công ty cổ phần giày Thái Bình là công ty chuyên sản xuất giày xuất khẩu, phần lớn là thị trường EU, sản lượng xuất hàng năm với từng mẫu mã giày cho từng mùa, từng thị hiếu của khách hàng. Do đó nguyên liệu được sử dụng rất đa dạng, phong phú với nhiều chủng loạivà màu sắc khác nhau. Nguyên vật liệu được sử dụng trong công ty được thay đổi theo từng năm, từng mùa. Vì chính sách giảm tối thiểu chi phí quản lý nguyên vật liệu nên phòng mua và phòng kế hoạch - điều hành sản xuất tính toán, cân đối sao cho thời gian nhập kho và xuất kho gần nhau nên nguyên vật liệu không tồn lâu trong kho.
Nguyên liệu mũ giày:
- Da:
+ Phân biệt: da bò, da heo…
+ Đánh giá diện tích: con da lớn, da nhỏ
+ Đánh giá: dày, mỏng
+ Phần trăm diện tích sử dụng:
95% trở lên: loại 1
85% trở lên: loại 2
Dưới 85% : loại 3
+ chất lượng da: mềm, cứng chắc, xé đứt, thấm nước, thoát hơi…
- Simili và các nguyên liệu giả da:
+ Nguyên liệu trên nền vải dệt: simili phủ PVC, phủ PU
+ Nguyên liệu không có lớp nền.
+ Da nhân tạo
+ Vải các loại: da trơn, dệt chéo, dệt kiểu sa tanh, dệt kim
+ Chỉ các loại: chỉ bông , chỉ nylon, chỉ polyester.
+ Chất trau chuốt: các loại nước, chất làm bóng, si ráp
Nguyên liệu đế:
-Giày thể thao: đế cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, hoá chất, phụ gia, SVP và CSV.
-Giày nữ: đế TPR, PVC, PU
- Giày vải: đế đúc keo khuôn
Keo hoá chất:
- Keo giày thể thao:
+ Keo 6250, 5100, 530 pha 5% nước cứng, keo dán da lót tẩy 8250
+ Hoá chất xử lý: đối với da (230, 234, MEK), cao su (007, P.750) AVE(008), phylon(PE77, P.MT).
- Keo giày nữ
+Keo 93N,338-K1, 393A-5
+ Hoá chất: nước rưa mũ(311), đế(310,330,1017)
- Keo giày vải
+Keo Latex, keo Laterx lưu hoá
+ Keo xăng( xăng trắng, xăng vàng)
- Keo dán vải và bồi dán
+ Keo TGS 1000, dùng sticker nên liên kết rất yếu
+ Keo KC3000P, SP, SPR: vật tư da lót tẩy+ nylex,Mesh,PU, Foam.
+ Keo da 102, keo viny acetate crilic, keo 550: bồi vải nhiều lớp cho dày và cứng.
- Hoá chất các loại- dung môi
+ Toluene
+ Xăng công nghiệp
+ MEK(MethylEthyl Kenton)
+ MC(Methylic Chloric)
+ Hoá chất không có toluene
- Nước cứng:
+ Keo PU:RFE, E930, E810
+ Keo giày nữ: 348
- Hoá chất phụ gia cac su
+Chất xúc tiến
+ Chất phòng lão
+ Trợ thao tác
+ Chất trợ xúc riến
+ Chất lưu hoá
- Packing: dây giày, tem, nhãn, thùng đóng gói
Tool:
+Dao máy lạng cao tốc
+ Đá lăn máy lạng
+ Đá mài máy xén, mũi
+ Xy lanh
+ Trục máy cán keo
2. Phân loại nguyên vật liệu sử dụng tại công ty:
Trong doanh nghiệp sản xuất , chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm (90%-95%). Với đặc điểm của công ty làm theo đơn đặt hàng khác nhau, mỗi đơn hàng đòi hỏi các loại vật tư khác nhau vì vậy nguyên vật liệu hết sức đa dạng, đòi hỏi phải tổ chức công tác quản lý và sử dụng chặt chẽ nguyên vật liệu. Chính vì lẽ này việc phân loại nguyên vật liệuđể thuận lợi cho việc quản lý là rất cần thiết.
2.1 Căn cứ vào vai trò và công dụng của nguyên vật liệu sản xuất mà công ty tổ chức phân loại nguyên vật liệu như sau:
Nguyên vật liệu chính(1521) :bao gồm các loại nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân sản phẩm. Nguyên vật liệu chính bao gồm các loại da, giả da, vải(làm giày vải )… được chia ra thành các kho:
- Kho da
- Kho mũ
- Kho đế
Phụ tùng thay thế (1525): dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ sản xuất … như dao lạng, tấm cách nhiệt, trục máy…
Nhiên liệu(1526): dùng cho việc vệ sinh máy móc, vệ sinh giày các loại keo cho phân xưởng bồi dán, cao su, sơn, mực và dung môi… như: keo TSG.1000, Bond Ace6250, SBR-1052.
Vật tư khác (1527): là những vật tư phục vụ cho sản xuất hoạc các loại vật liệu sử dụng để tái tạo ra bao bì như: chỉ, tem, nhãn, bông , giấy bọc, thuốc chống ẩm, cvarton,… được chia thành các kho sau:
- kho phụ liệu may
- Kho packing: dây giày , tem nhãn, thùng đóng gói
- Kho ciment(keo)
- Kho compoung: cao su đế ép sản xuất ra đế.
Thực tế cách phân loại góp phần trong việc tổ chức các kho nguyên vật liệu trong công ty như sau:
- Kho vật tư quản lý các kho nguyên vật liệu chính và các kho vật tư khác
- Kho bao bì: quản lý bao bì đóng gói
- Kho hoá chất: quản lý các loại hoá chất
2.2 Căn cứ vào chức năng lý hoá
Ngoài ra công ty còn tổ chức phân loại theo mức độ chi tiết hơn bằng cách chia vật liệu ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm bao gồm nhiều loại, mỗi loại cũng được chia thành nhiều thứ khác nhau.
Vật tư mũ da
- vật tư mữ được chia làm nhiều loại da, giả da, vải, PU…
- Lót mũ
- Chi tiết tăng cường
- Phụ liệu
Đế giầy: tẩy, đế…
Keo- hoá chất: xăng, sơn…
Packing: chỉ- đóng gói
Tool: dao máy lạng, đá lăn…
3. Tài khoản sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản dựa theo quyết định số 1141- TCQĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính ban hành. Ngoài ra công ty còn sử dụng nhiều tài khoản cấp 3, cấp 4 phù hợp với đặc điểm công ty.
Tài khoản 152: nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chính 1521
Mũ 1521MU
Da 1521DA
May 1521MA
Packing 1521PK
C&C 1521CC
Đế 1521DE
Phụ tùng thay thế 1525
Nhiên liệu 1526
Vật tư khác 1527
Tài khoản 331: Phải trả nhà cung cấp
Phải trả nhà cung cấp 331
Nguyên vật liệu 3311
Nhập khẩu 33111
Nội địa 33112
Gia công 33113
Trị giá nguyên vật liệu gia công 331131
Phí gia công nguyên vật liệu 331132
Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu 621
Có nhập kho 6211
Nhà máy 1 62111
Nhà máy 2 62112
Nhà máy 3 62113
Xuất thẳng 6212
Nhà máy 1 62121
Nhà máy 2 62122
Nhà máy 3 62123
Tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng
Vật tư, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ 1331
Mũ 1331MU
Da 1331DA
May 1331MA
Packing 1331PK
C&C 1331C&C
Đế 1331DE
Tài khoản 627: chi phí sản xuất chung
Phí gia công thành phẩm 6277
bằng tiền khác 6278
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản như:
TK 111: Tiền mặt
TK 1421: Chi phí trả trước ngắn hạn
TK242: Chi phí trả trước dài hạn
TK 13881: Vật tưi cho mượn
TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu
TK 33881: Vật tư mượn
4. Chứng từ sử dụng
4.1 Trường hợp nhập:
- Phiếu nhập kho
- Hoá đơn
- Hợp đồng kinh tế và hoá đơn đặt hàng
- Biên bản giao nhận
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu
- Contract
- Bill
- Commercial invoice
- Packing list
- Purchase order
- Bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu
4.2 Trường hợp xuất:
- Phiếu xuất kho
- Biên bản xuất gia công
- Biên bản giao nhận
5. Sổ sử dụng:
Sổ chi tiềt vật liệu: được mở theo tháng cho tất cả các nguyên vật liệu của từng kho theo số thứ tự trên mã số nguyên vật liệu. Trên cơ sở các phiếu nhập, phiếu xuất được liệt kê trong “Bảng kê phiếu xuất nhập”, kế toán sẽ nhập vào sổ chi tiềt theo từng mã nguyên vật liệu. Sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất tồn ngưyên vật liệucả về số lượng và giá trị.
Sổ cái tài khoản: Công ty hai loại sổ cái. Một loại được thiết kế trên máy vi tính, được mở cho từng tháng. Sổ này lập trên cơ sở những nghiệp vụ phát sinh được ghi trên chứng từ ghi sổ. Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp số phát sinh nợvà có của từng tài khoản để lập bảng cân đối số phát sinh. Còn một số loại sổ cái tổng hợp được mở cho cả năm, có mẫu quyết định của bộ tài chính. Sổ này chỉ tổng hợp số dư đầu tháng, số phát sinh, luỹ kế phát sinh số dư cuối tháng của tài khoản.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa sử dụng để đăng ký các nghiệp vụ kế toán phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối phát sinh. Sổ này được lập trên cơ sở chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ: Kế toán nguyên vật liệucó 4 loại chứng từ ghi sổ : chứng từ ghi sổ nhập, chứng từ ghi sổ xuất, chứng từ ghi sổ thuế giá trị gia tăng, chứng từ ghi sổ ngoài:
Chứng tư ghi sổ nhập: hằng ngày dựa vào phiếu nhập kho, kế toán lập bảng liệt kê chứng từ gốc nhập. Cuối tháng kế toán lập chu7ng1 từ ghi sổ dựa vào tổng số trên bảng liệt kê chứng từ gốc xuất.
Chứng từ ghi sổ thuế giá trị gia tăng: hằng ngày dựa vào phiếu nhập kho, kế toán lập bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ. Cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ thuế giá trị gia tăngdựa vào tổng số trên bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ.
Chứng từ ghi sổ ngoài: dùng để điều chỉnh công nợ và ghi nhận các bút toán khác không được đưa vào các loại chứng từ ghi sổ trên. Hằng ngày dựa vào chứng từ gốc, kế toán lập bảng liệt kê chứng từ gốc. Cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ dựa vào tổng số trên bảng liệt kê chứng từ gốc.
Báo cáo chi tiết kho: đây chính là bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệuvà vật tư khác. Báo cáo này được lập hằng tháng để theo dõi tình hình nhập xuất tồn trong tháng trên cơ sở sổ chi tiết nguyên vật liệu. Vì nguyên vật liệu chính và vật tư khác có đặc điểm rất đa dạng về quy cách, phong phú về màu sắc nên công ty sử dụng báo cáo chi tiết kho để theo dõi nguyên vật liệu từng kho về số lượng, giá trị và chi tiết cả về quy cách, màu nguyên vật liệu chính và vật tư khác.
Bảng kê nhập xúât tồn: Bảng kê này được lập hàng tháng để theo dõi tình hình nhập xuất tồn trong tháng trên cơ sở sổ chi tiết công cụ , phụ tùng thay thế, nhiên liệu. Phụ tùng thay thế và nhiên liệu có ít loại, đơn giản hơn nguyên vật liệu chính và vật tư khác nên được theo dõi về số lượng và giá trị trên bảng kê nhập xuất tồn.
6. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Kế toán chi tiết nguyên vật liễu của công ty áp dụng phương pháp thẻ song song.
Phiếu nhập kho
Bảng tổng hợp
nhập- xuất- tồn NVL
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ chi tiết nhập- xuất- tồn NVL
Công việc tại phòng mua: Do đặc trưng của từng đơn hàng mà nguyên vật liệucung cấp cho mỗi đơn hàng cũng khác nhau. Vì thế phòng muaquản lý chi tiết về số lượng và giá trịcác loại nguyên vật liệu. Mục đích của việc làm này là để nắm rõ tình hình tồn kho hiện tại của nguyên vật liệu . Từđó căn cứ vảo các đơn hàng của khách hàng, phong mua sẽ xây dụng định mức nguyên vật liệu và tiến hành lập đơn hànggửi cho nhà cung cấp.
- Hàng ngày căn cứ vào nhập xuất , tồn nguyên vật liệu phòng mua sẽ lập phiếu nhập xuất. Đồng thời mở sổ chi tiết nhập xuất tồn để theo dõi số lượng và giá trị nhập xuất đối với từng loại nguyên vật liệu.
- Định kỳ hàng tháng, phòng mua sẽ lập báo cáo nhập xuất tồn.
Công việc của phòng kế toán: Hằng ngày khi nhận được chứng từ về nhập kho nguyên vật liệu, trước tiên kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ . Sau đó , kế toán sẽ mở sổ kế toán theo dõi về mặt giá trị.
Công việc tại kho: - Hằng ngày sau khi tiến hành thực nhập xuất nguyên vật liệu, thủ kho sẽ mở kho để theo dõi số lượng nhập xuất của từng loại.
- Định kỳ hàng tuần thủ kho sẽ lập báo cáo tồn kho cho các phòng ban có liên quan.
Đối chiếu số liệu:
-Giữa phòng kế toán với phòng mua:
Định kỳ hàng tháng, kế toán nguyên vật liệu sẽ tiến hành đối chiếu số lượng trên báo cáo tồn kho với số lượng trên báo cáo nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu.
7. Kế toán tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu:
7.1 Trình tự lập và luân chuyển chứng từ:
7.1.1 Trường hợp nhập
Mô tả- Trên cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng, phòng kế hoạch vật tư- điều hành sản xuấttiến hành lập bảng định mức nguyên vật liệu. Sau đó dựa vào bảng định mức phòng mua sẽ lập đơn đặt hàng nguyên vật liệu gửi cho nhà cung cấp. Nhà cung cấpgiao hàng tại khocủa công ty ( nếu hàng nhập khẩu thì giao tại cảng). Trước khi vào nhà máy phải được bảo vệ đóng dấu xác nhận trên hoá đơn là hàng đã về nhà máy. Khi đến kho , nếu là hàng mua nội bộ thì bộ phận kiểm tr tiếp nhận và kiểm tra bốc hàng, kiểm tra số lượng , chất lượng, quy cách sau đó sẻ dán phiếu quản lý nguyên vật liệu, ký xác nhận vào phiếugiao hàng và chuyển cho thủ kho để lập phiếu nhập khotheo mẫu của Bộ Tài Chính. Cuối ngày, thủ kho chuyển hoá đơn bán hàng(nếu có), phiếu nhập kho( chỉ ghi số lượng) có chữ ký của thủ khocho kế toán vật tư để làm căn cứ lập phiếu nhập kho.Nếu là hàng nhập khẩu thì bộ phận kiểm hàng kiểm tra chất lượng, dán phiếu đã kiểm tra chất lượng. Sau đó bộ phận kiểm nhận tổng hợp lập bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu(phiếu báo nhập khẩu). Phiếu này thay cho phiếu nhập kho do thủ kho lập, thủ kho ký nhận số lượng trên phiếu kiểm tra vật tư. Phiếu kiểm tra vật tư và bộ chứng từ nhập khẩu được chuyển cho kế toán vật tư để lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 4 liên: 1 liên kế toán vật tư lưu, 1 liên chuyển cho thủ kho, 1 liên chuyển cho bộ phận mua hàng và 1 liên chuyển cho kế hoạch vật tư- diều hành sản xuất.
7.1.2 Trường hợp xuất:
Mô tả:Dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng và bảng định mức, phòng kế hoạch- điều hành sản xuấtlập ra kế hoạch sản xuất chuyển cho bộ phận kế hoạch vật tưcên đối vật tư. Hằng ngày căn cứ vào thực tế sản xuất, bộ phận cân đối lập phiếu xuất kho chuyển cho kế toán kiểm tra và ký xác nhận. Sau đó chuyển cho thủ kho xuất kho nguyên vật liệu. Thủ khovà nhân viên vật tư phân xưởng ký xác nhận số lượng thực xuất rồi chuyển lại phòng kế toán. Nhân viên kế toán lập phiếu kho gồm 4 liên: 1 liên kế toán lưu, 1 liên gởi thủ kho, 1 liên chuyển cho bộ phận kế hoạch vật tư, 1 liên chuyển cho bộ phận sản xuất.
7.2 Cách hạch toán đối với trường hợp nhập kho nguyên vật liệu:
7.2.1 Nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho:
7.2.1.1 Trường hợp nhập khẩu:
- Bộ chứng từ đầy đủ:
+ Tờ khai hàng hoá nhập khẩu
+ Contract
+ Bill
+ Commercial invoice
+ Packing list
+ Purchase order
+ Bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu
Nguyên vật liệu và commercial invoice cùng về:
- Cách tính giá:
Giá trị nguyên Giá mua
vật liệu nhập = trên hoá ( gồm chi phí vận chuyển + lệ phí khác)
kho đơn
Theo phương pháp này, giá thực tế của vật tư nhập kho được tính:
+ Giá mua trên hoá đơn: gồm trị giá nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển nguyên vật liệuvà lệ phí khác, không gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
+ chi phí lệ phí khác: Chi phí phát sinh như lệ phí cầu đường.
+ Chi phí vận chuyển: là chi phí vận chuyên nguyên vật liệu về công ty đã được công ty và nhà cung cấp thoả thuân5 và được tính luôn vào đơn giá.
+ thuế nhập khẩu: không được tính vào giá gốc nguyên vật liệu vì khi kế toán ghi nhận giá trị nguyên vật liệu nhập kho thì “ tờ khai hàng hoá nhập khẩu” chưa về đến công ty nên không căn cứ để ghi.
+ Khi “ tờ khai hàng hoá nhas6p5 khẩu” về đến công ty thì nguyên vật liệu đã phục vụ cho sản xuất ( vì chính sách giảm tối thiểu chi phí quản lý nguyên vật liệu nên phòng mua và phòng kế hoạch - điều hành sản xuấttính toán, cân đối sao cho thời gian nhập kho và xuất kho gần nhau) nên kế toán ghi thuế nhập khẩu vào chi phí sản xuất chung.
- Mô tả quy trình và cách hạch toán:
Nhận được bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu, commercial invoice từ thủ kho, perchase order từ phòng mua chuyển đến, kế toán vật tư đối chiếu, kiểm tr số lượng giữa bảng kiểm tr và nhập khẩu vật tư và invoice, đơn giá giữa invoice và perchase order( vì nhà cung cấp duyệt số lượng và đơn giá trên đơn đặt hàng của công ty rồi mới cung cấp hàng nên giá trên đơn đặt hàng rất chính xác nên khi có chênh lệch, kế toán sẽ liên lạc trực tiếp phòng mua để biết đơn giá chính xác) sau đó nhập số liệu thực tế và đơn giá chính xác vào máy in phiếu nhập kho. kế toán hoạch toán như sau:
NỢ TK 152 Giá mua nguyên vật liệu trên hoá đơn
CÓ TK 33111
Thuế giá trị gia tăng nếu có được theo dõi trên bảng kê hoá đơn. Cuối tháng kế toán tính toán tổng số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ để lập chứng từ ghi sổ.
NỢ TK 133 ( tổng số thuế giá trị gia
CÓ TK 33312 tăng được khấu trừ)
Thuế giá trị gia tăng của nguyên vật liệu nhập khẩu thường có thuế suất 0%.
Ví dụ: Ngày 06/12/2006 nhận được bộ chứng từ trên, bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu với số lượng thực nhận là 400sqf da quy cách 1.4- 1.6, màu camo mã số DC31010 và commercial invoice số SITD060506 ngày 28/12/2006 với số lượng 400sqf da trị giá 1,914,840đ, thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%, kế toán đối chiế khớp đúng số lượng giữa bảng kế toán vật tư nhập khẩu và invoice, khớp đúng đơn giá giữa invoice và order, lập phiếu nhập kho ngày 06/12/2006.
NỢ TK1521DA
CÓ TK 33111 1,914,840
Sau đó, nếu có thuế giá trị gia tăng thì kế toán nhập số thuế giá trị gia tăng vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ. Đa số nguyên vật liệu nhập khẩu có thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ tổng số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ dựa trên bảng kê hoá đơn này.
Cho đến ngày 8/12/2006, 400sqf da đã hoàn toàn được hoàn toàn xuất kho để phục vụ sản xuất.
Ngày 15/12/2006 “ tờ khai hàng hoá dịch vụ nhập khẩu” với thuế suất thuế nhập khẩu 15% về công ty thì nguyên vật liệu đã xuất kho, kế toán lập chứng từ ghi sổ:
NỢ TK 6278 287,266 (15% x 1,914,840)
CÓ TK 33111
Trường hợp nguyên vật liệu về trước, commercial invoice về sau:(trường hợp này ít xẩy ra)
- cách tính giá:
Trong thực tế, công ty không hạch toángiá trị nguyên vật liệumà chỉ hạch toán số lượng nguyên vật liệuthực tế nhập kho.
- Mô tả quy trình và cách hạch toán:
+ Đây là trường hợp một loại nguyên vật liệu khác trong cùng một đơn hàng vì cần để phục vụ sản xuất gấp( thông thường công ty sẽ lập đơn đặt hàng bao gồm nhiều loại nguyên vật liệukhác nhau).Hoá đơn thanh toán sẽ được nhận sau( khi các loại nguyên vật liệu khác về đến công ty). Vì để hàng hoá được hợp lệ qua cửa khẩu nên nhà cung cấp vẫn gửi commercial invoice nhưng có ghi chú “ no commercial invoicer”.
+ Khi hàng về công ty, bộ phận kiểm hàng kiểm tra chất lượng, dán phiếu đã kiểm tra chất lượng. Sau đó bộ phận kiểm nhận tổng hợp lập bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu. Thủ kho ký nhận số lượng trên phiếu kiểm tra vật tư nhập khẩu. Bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu và bộ chứng từ nhập khẩu được chuyển cho kế toán vật tư để lập phiế nhập kho.
+ Nhận bộ chứng từ từ thủ kho , perchase order từ phòng mua chuyển đến, kế toán đối chiếu kiểm tra và lập phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng, sau đó lưu vào tập hồ sơ đặc biệt.Kế toán hạch toán như sau:
NỢ TK 152
CÓ TK 33111
+ Khi xuất kho nguyên vật liệu này, kế toán lập phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng như sau:
NỢ TK 6211
CÓ TK 152
+ Khi hoá đơn về thì nguyên vật liệu này đã được xuất kho phục vụ sản xuất rồi( vì chính sách giảm tối thiểu chi phí quản lý nguyên vật liệu nên phòng mua và phòng kế hoạch- điều hành sản xuất tính toán, cân đối sao cho thời gian nhập kho và xuất kho gần nhau) và trường hợp náy cũng ít khi xẩy ranên kế toán lập chứng từ ghi sổ với giá xuất là giá trên hoá đơn, không tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn như sau:
NỢ TK 6211 ( giá nguyên vật liệu theo hoá đơn)
CÓ TK 33111
Đồng thời ghi nhận số thuế giá trị gia tăngvào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ như đã trình bày ở trên.
Ví dụ: ngày 16/05/2006 nhận được bộ chứng từ trên, perchase order với số lượng 131,1sqf da quy cách 1.4- 1.6 màu camo mã số DC31010, 302.2sqf da quy cách 1.4- 1.6, màu Athletic Red mã số DC31026 bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu với số lượngthực tế nhận là 130,1sqf DC31010, 302.3sqf DC31026, commercial i8nvoi số SITd060508 ngày 08/05/2006 có số lượng 130,1sqf DC31010, 302,3sqf DC31026 và tổng giá trị 2,069,942đ, thuế giá trụi gia tăng 0% (nhưng có ghi chú: no commercial value), kế toán so sánh số lượnggiữ order và bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu, lập phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng mà không ghi giá trị.
NỢ TK 152DA
CÓ TK 33111
+ ngày 17/05/2006 xuất kho toàn bộ 432.4sqf da trên để phục vụ sản xuất kế toán lập phiế xuất kho chỉ ghi số lượng mà không ghi giá trị tương tự như phiếu nhập kho
NỢ TK 62111
CÓ TK 152DA 432.4
+ Ngày 22/05/06 nhận được commercial invoi số SITD060509 với số lượng 130,1 sqf DC31010, 302,3sqf DC31026 và tổng giá trị 2,069,942đ, nguyên vật liệu đã xuất kho nên kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh công nợ trên bảng liệt kê chứng từ gốc để cuới tháng lập chứng từ ghi sổ:
NỢ TK 62111
CÓ TK 33111 2,069,942
+ ngày 30/05/06 “Tờ khai hàng hoá nhập khẩu” về đến công ty, thuế suất thuế nhập khẩu 15%, nguyên vật liệu đã xuất kho phục vụ sản xuất nên kế toán không thể ghi thuế nhập khẩu vào giá gốc nguyên vật liệu mà chứng từ ghi sổ như sau:
NỢ TK6278 310,491.3 (15% x 2,069,942)
CÓ TK3333
+ Nguyên vật liệu được khuyến mãi, tặng, thừa trong định mức so với commercial invoice ( không có trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu thừa ngoài định mức)
- Mô tả quy trình và cách hạch toán:
Nhận được bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu và bộ chứng từ nhập khẩu từ thủ kho, kế toán lập phiếu nhập kho với số lượng thực nhận trên bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu ( kể cả số lượng thừa) và giá trị trên invoice nên đơn giá loại nguyên vật liệu này sẽ giảm. Kế toán lập phiếu nhập kho:
NỢ TK 152
CÓ TK 33111
nếu có thuế giá trị gia tăng thì kế toán ghi nhận số thuế giá trị gia tăng vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ dựa trên trị già trên invoice.
Ví dụ: + Ngày 10/05/2006, đặt mua 434.75sqf DC31010 với tỷ lệ hao hụt cho phép là 1%(4.3475sqf) đơn giá 4,787.1đ/sqf.
+ ngày 16/05/2006, số lượng nguyên vật liệu thực nhận trên bảng kê thuế vật tư nhập khẩu là 437sqf. Commercial invoice số SITD060510 có số lượng 434.75sqf, trị giá 2,081,192 thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%.
Dựa vào bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu và invoice, kế toán biết nguyên vật liệu thừa là 2.25sqf< 4.3475sqf và lập phiếu nhập kho với số lượng 437 và tổng giá trị lá 434.75 x 4,787.1 đ = 2,081,192đ. Vậy lúc này đơn giá từ 4,787.1đ/sqf giảm còn là 2,081,192/ 437 = 4,762.5đ/sqf:
NỢ TK 152 DA
CÓ TK 33111 2,081,192
Ngày 30/05/2006 tờ khai hàng hoá nhập khẩu về công ty, nguyên vật liệu đã được xuất kho phục vụ sản xuất nên kế toán lập chứng từ ghi sổ:
NỢ TK 6278 312,179 (15% x 2,081,192)
CÓ TK 3333
Nguyên vật liệu thiếu trong định mức so với commercial invoice( không có trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu thiế ngoài định mức):
- Cách tính giá:
Giá trị nguyên Giá mua
vật liệu = trên hoá đơn (gồm chi phí vận chuyên + lệ phí khác)
nhập kho
-Mô tả quy trình và cách hạch toán:
Nhận được bảng kiểm tra vật tưnhập khẩu và chứng từ nhập khẩu từ thủ kho, kế toán lập phiếu nhập kho theo số lượng thực tế nhập kho, tổng giá trị nguyên vật liệu là tổng giá trị trên commercial invoice. Vì thế đơn giá nguyên vật liệusẽ tăng lên. Kế toán lập phiếu nhập kho như sau:
NỢ TK 152 Giá trị nguyên vật liệu nhập kho
CÓTK 33111
Nếu có thuế giá trị gia tăng thì kế toán ghi nhận số thuế giá trị gia tăng vào bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ dựa trên trị giá invoice.
- Ví dụ:+ Ngày 10/05/2006, công ty đặt mua 434.75 sqf DC31010 với tỉ lệ hao hụt 1%(4.3475sqf), đơn giá 4,787đ/sqf
+ Ngày 16/05/2006, số lượng nguyên vật liệu thực tế được giao là 432.4sqf.Invoice số SITD060511 có số lượng 434.75sqf, trị giá 2,018,192 thuế giá trị gia tăng 0%
Dựa vào bảng kiểm tra vật tư nhập khẩu và invoice, kế toánbiết nguyên vật liệu thiếu là 2.55< 4.3475sqf và lập phiếu nhập kho với số lượng là 432.4sqf nhưng với tổng giá trịlà 434.75 x 4,787,1 = 2,081,192. Vì thế đơn giá nguyên vật liệunhập kho này sẽ tănglên từ 4,787.1đ/sqf lên 2,081,192/432.4 = 4,831.12đ/sqf:
NỢ TK 1521AD 2,081,192
CÓ TK 33111
Ngày 30/05/2006 tờ khai hàng hoá nhập khẩu về công ty, nguyên vật liệuđã xuất kho phục vụ sản xuất nên kế toán lập chứng từ ghi sổ:
NỢ TK 6278 312,179 (15% x2,081,192)
CÓ TK 3333
Trường hợp công ty được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:
khoản chiết khấu hay giảm giá được ghi ngay trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH068.doc