Chuyên đề Kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Sasco Blue Lagoon Resort

Phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm về các mặt: số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng sản phẩm, qua đó cung cấp thông tin kịp thời cho việc chỉ đạo kiểm tra quá trình ở từng khâu, từng bộ phận sản xuất kinh doanh tại Resort.

Tổ chức hạch toán thành phẩm nhập - xuất - tồn cả về mặt số lượng, giá trị, chủng loại để cung cấp thông tin kịp thời về tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm cũng như chất lượng dịch vụ.

Sản phẩm đặc thù của Blue Lagoon Resort là chất lượng dịch vụ dựa trên những cơ sở vật chất như dịch vụ Massage, phòng ngủ, ăn uống gọi ngay. nên thành phẩm không có tồn kho. Giá dịch vụ được tính vào công bố giá trên mạng cũng như tại quầy.

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Sasco Blue Lagoon Resort, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa kỳ kế toán, ghi : Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. 2. Kế toán các khoản làm giảm doanh thu: 2.1 Kế toán chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối kượng lớn. 2.1.1 Tài khoản sử dụng: - Kế toán sử dụng tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn. - Kết cấu: + Bên Nợ: số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. + Bên Có: kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần. + Tài khoản 521 không có số dư. - Tài khoản này có 03 tài khoản cấp 2: + TK 5211 - Chiết khấu hàng hoá. + TK 5212 - Chiết khấu thành phẩm. + TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ. - Khi hạch toán vào TK 521 cần tuân thủ các nguyên tắc sau: + Chỉ hạch toán vào tài khoản chiết khấu thương mại cho người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính cách chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp quy định. + Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại cho từng khách hàng và từng loại hàng. + Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu, thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hoá đơn (GTGT) hoặc hoá đơn bán hàng lần cuối. + Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. + Trường hợp giá bán trên hoá đơn là giá đã giảm giá (Trừ chiết khấu thương mại) do người mua hàng với khối lượng lớn thì khoản chiết khấu thương mại này không hạch toán vào TK 521 và doanh thu bán hàng ghi nhận phản ánh đúng theo giá đã trừ chiết khấu thương mại. + TK 521 cuối kỳ kế toán phải kết chuyển toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. 2.1.2 Phương pháp kế toán: - Khi thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng do mua hàng với khối lượng lớn: Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại. Nợ TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp. Có TK 111, 112. Có TK 131. - Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chiết khấu cho khách hàng sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 521 - Chiết khấu thương mại. 2.2 Kế toán giảm giá hàng bán: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua hàng doa hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. 2.2.1 Tài khoản sử dụng: - Kế toán sử dụng tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” để phản ánh các khoản giảm giá mà doanh nghiệp chấp thuận cho khách hàng phát sinh trong kỳ. - Kết cấu: + Bên Nợ: các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua hàng. + Bên Có: kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. + TK 532 không có số dư. Chú ý: chỉ được phản ánh vào TK 532 các khoản giảm giá sau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng. Không được phản ánh vào TK 532 số giảm giá đã được ghi trên hoá đơn. 2.2.2 Phương pháp kế toán: - Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng hàng đã bán, kế toán ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp. Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán. Có TK 111, 112 - Số tiền giảm giá trả lại cho khách hàng. Có TK 131 - Số tiền giảm giá ghi giảm nợ phải thu. - Cuối kỳ kết chuyển số tiền giảm giá mà doanh nghiệp đã chấp nhận cho khách hàng phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 532 - Giảm giá hàng bán. Sơ đồ: Hoạch toán giảm giá hàng bán TK 511 TK 532 TK 111,112,131 Kết chuyển ghi giảm doanh thu Giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ TK 3331 Thuế GTGT trả lại cho khách hàng 2.3 Kế toán hàng bán bị trả lại: Doanh thu hàng bán bị trả lại = Số lượng hàng bán bị trả lại x Đơn giá bán ghi trên HĐ - Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Hàng bán trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại đính kèm hoá đơn (Nếu trả lại toàn bộ), hoặc bản sao hoá đơn nếu trả một phần và đính kèm chứng từ nhập lại kho của lô hàng nói trên. 2.3.1 Tài khoản sử dụng: - Kế toán sử dụng TK 531 “ Hàng bán bị trả lại”. - TK này dùng để phản ánh doanh số bán của hàng bán đã xác định tiêu thụ bị khách hàng trả lại phát sinh trong kỳ. - Kết cấu: + Bên Nợ: doanh thu của hàng bán bị trả lại. + Bên Có: cuối kỳ kết chuyển doanh số hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần. + Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 2.3.2 Phương pháp kế toán: - Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531 - hàng bán bị trả lại (Doanh thu hàng bán bị trả lại chưa có thuế GTGT). Có TK 111, 112, 131. - Phản ánh số tiền trả lại của khách hàng về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 3331. Có TK 111, 112, 131. - Giá trị hàng bán bị trả lại nhập kho: Nợ TK 155. Có TK 632. - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại. Sơ đồ: hoạch toán hàng bán bị trả lại 511 531 111,112,131 Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại Doanh thu hàng hoá bị trả lại 3331 Thuế GTGT trả lại khách hàng 155 632 Giá vốn hàng bán nhập lại 2.4 Kế toán chiết khấu thanh toán (Đây không phải là khoản làm giảm doanh thu): - Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền trước thời hạn theo hợp đồng. - Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính thì khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ khi thanh toán tiền trước thời hạn được hạch toán vào chi phí tài chính TK 635 “Chi phí tài chính”. - Căn cứ vào phiếu thu tiền, giấy báo cáo của ngân hàng, kế toán phản ánh số tiền thu được của khách hàng và số tiền chiếu khấu cho khách hàng do thanh toán trước hạn. Nợ Tk 111, 112 - Số tiền thực thu. Nợ TK 635 – Chi phí tài chính. Có TK 131 - Tổng số tiền phải thu. 3. Kế toán chi phí bán hàng: a. Nội dung: Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Chi phí bán hàng bao gồm: - Chi phí nhân viên bán hàng: gồm tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản… và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT và KPCĐ. - Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu vận chuyển hàng đi tiêu thụ… - Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như: dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính cầm tay… - Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như: tiền thuê kho, bãi, tiền thuê bốc vác hàng đi bán, hoa hồng đại lý… - Chi phí khác bằng tiền đã chi ra phục vụ cho hoạt động bán hàng gồm: chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hoá, chi phí chào hàng, quảng cáo, chi tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi tổ chức hội nghị khách hàng, chi phí bảo hành sản phẩm. b. Tài khoản sử dụng: - Để phản ánh các chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng”. - Kết cấu: + Bên nợ: tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên có: các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (Nếu có). + Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh. + TK 641 không có số dư cuối kỳ. TK này kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng nội dung chi phí đã nêu ở trên tương ứng với các tài khoản cấp 2 sau : * TK 6411 - Chi phí nhân viên bán hàng. * TK 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm. * TK 6412 - Chiphí vật liệu bao bì. * TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. * TK 6413 - Chiphí dụng cụ đồ dùng. * TK 6418 - Chi phí bằng tiền. c. Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng: - Căn cứ vàp bảng tính lương và các khoản phụ cấp phải trả cho bộ phận bán hàng kế toán ghi: Nợ 6411. Có 334. - Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương thực tế phải trả của bộ phận bán hàng. Nợ 641. Có 338(3382, 3383, 3384). - Giá trị vật liệu phụ, bao bì xuất dùng phục vụ cho bán hàng. Nợ 641. Có 152. - Chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng. Nợ 641(6413). Có 153 - Loại phân bổ 1 lần. Có 1421 - Loại phân bổ nhiều lần có thời gian <1 năm. Có 242 - Loại phân bổ nhiều lần có thời gian >1 năm. - Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng. Nợ 641(6414). Có 214. - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận bán hàng Nợ 641(6417). Nợ 133. Có 111,112,331. - Trích truớc chi phí bảo hành. Nợ 6415. Có 335. - Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản 911 để xác định kết quả. Nợ 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Có 641 - Chi phí bán hàng. 4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: a. Nội dung: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn bộ doanh nghiệp, gồm: - Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính chất lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp như BHXH, BHYT và KPCĐ. + Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. + Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp. + Thuế, phí, lệ phí thuế môn bài , thuế nhà đất và các khoản phí lệ phí khác. + Chi phí dự phòng phải thu khó đòi. + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như tiền điện, điện thoại, Fax, thuê nhà làm văn phòng, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ… + Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho việc điều hành quản lý chung toàn doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách, hội nghị công tác phí… b. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. - TK này dùng để phản ánh các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. - Kết cấu: + Bên nợ: tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. + Bên có: các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu có). - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. - Tài khoản này phải mở chi tiết cho từng nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp như trên tương ứng với các tài khoản cấp 2 như sau: + TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp. + TK 6425 - Thuế, phí lệ phí. + TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý. + TK 6426 - Chi phí lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. + TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng. + TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6428 - Chi phí khác bằng tiền. c. Phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp: - Căn cứ vào bảng tính lương và các khoản phụ cấp phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Nợ 642 (6421) - Chi phí nhân viên QLDN. Có 334 - Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Nợ 642 (6421). Có 338. - Chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng phục vụ cho quản lý chung của doanh nghiệp. Nợ 6423- Chiphí đồ dùng văn phòng. Có 153 - Loại xuất dùng phân bổ 1 lần. Có 1421 - Chi phí phân bổ nhiều lần có thời gian dưới 1 năm. Có 242 - Loại phân bổ nhiều lần có thời gian hơn 1 năm. - Trích khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. Nợ 6424. Có 214. - Thuế môn bài, thuế nhà đất vàcác phí lệ phí phải nộp. Nợ 642. Có 333. - Chi phí dự phòng phải thu khó đòi. Nợ 642. Có 139. - Tiền điện, nước, điện thoại, Fax, tiền thuê nhà… dùng chung cho doanh nghiệp. Nợ 642- Chi phí QLDN. Nợ 133- Thuế GTGT được khấu trừ. Có 111,112. Có 1421 - Chi phí phân bổ nhiều lần có thời gian dưới 1 năm. Có 242 - Loại phân bổ nhiều lần có thời gian hơn 1 năm. - Các chi phí khác bằng tiền dùng cho quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp. Nợ 642 - Chi phí QLDN. Nợ 133. Có 111,112,331. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết quả. Nợ 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Có 642 - Chi phí QLDN. Sơ đồ: hoạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 334, 338 641, 642 111, 112, 138 152, 153, 142 911 214 111, 331 142 133 142, 335 333 139 Chi phí dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Thuế và lệ phí tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Phân bổ dần chi phí trả trước hoặc trích chi phí Chi phí KHTSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (không thuế) Thuế GTGT Kết chuyển chi phí cho kỳ sau Kết chuyển chi phí bán hàng quản lý cho kỳ này Các khoản phát sinh giảm chi phí bán hàng và quản lý Chi phí nhân viên bán hàng và quản lý Chi phí vật liệu và dụng cụ phục vụ bán hàng quản lý 5- Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp: a. Khái niệm và nội dung: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ, bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và kết quả của hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường: là chênh lệch giữa doanh thu thuần từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. - Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu. Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế TTĐB, thuế XK Thuế GTGTthep PP trực tiếp _ Tổng doanh thu BH và CCDV ban đầu Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV = Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Doanh thu thuần từ BH và CCDV _ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = b. Tài khoản sử dụng: - Để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Tài khoản này được mở chi tiết cho từng hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác. - Lưu ý: các khoản doanh thu và thu nhập khác được kết chuyển sang TK 911 phải là doanh thu thuần và thu nhập thuần. - Kết cấu: + Bên nợ: * Chi phí của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ đã tiêu thụ trong kỳ. * Chi phí bá hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. * Chi phí tài chính. * Chi phí khác. * Lãi trước thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Bên có: * Doanh thu thuần về số thành phẩm hàng hoá và lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ. * Doanh thu hoạt động tài chính. * Thu nhập khác. * Lỗ về hoạt động trong kỳ. - TK 911 không có số dư cuối kỳ. - Nếu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là lãi, kế toán ghi. Nợ 911. Có 421- khoản lãi. - Nếu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là lỗ, kế toán ghi. Nợ 421- khoản lỗ. Có 911. Sơ đồ: hoạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh TK 632 TK 911 TK 521 TK 511 (3) (1) (2) TK 642 (4) TK 515,711 (5) TK 635, 811, 821 (6) TK 421 (8) (7) Chú thích: Kết chuyển các khoản giảm doanh thu. Kết chuyển doanh thu thuần. Kết chuyển giá vốn hàng bán. Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh. Kết chuyển doanh thu tài chính, thu nhập khác. Kết chuyển chi phí tài chính, chi phí khác và chi phí thuế TNDN. Kết chuyển lãi (Nếu có). Kết chuyển lỗ (Nếu có). CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI SASCO BLUE LAGOON RESORT I- Tình hình thỰC tẾ quá trình kẾ toán tiêu thỤ và xác đỊNH kẾT QUẢ kinh doanh tẠI Sasco Blue Lagoon Resort: 1. Khái quát chung: - Doanh thu tại Sasco Blue Lagoon Resort bao gồm các khoản doanh thu chủ yếu sau: + Doanh thu bán phòng. + Doanh thu bán hàng ăn. + Doanh thu massage. + Doanh thu phí phục vụ. + Doanh thu Ineternet, điện thoại. + Doanh thu bán hàng bách hoá. + Doanh thu hoạt động tài chính. + Doanh thu khác. - Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Khi sản phẩm, dịch vụ được xác định tiêu thụ kế toán tiến hành xuất hoá đơn và xác định doanh thu cho từng hoạt động chuyển sang cho kế toán tổng hợp để xác định kết quả kinh doanh. 2. Kế toán thành phẩm: Phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm về các mặt: số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng sản phẩm, qua đó cung cấp thông tin kịp thời cho việc chỉ đạo kiểm tra quá trình ở từng khâu, từng bộ phận sản xuất kinh doanh tại Resort. Tổ chức hạch toán thành phẩm nhập - xuất - tồn cả về mặt số lượng, giá trị, chủng loại để cung cấp thông tin kịp thời về tình hình nhập - xuất - tồn thành phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Sản phẩm đặc thù của Blue Lagoon Resort là chất lượng dịch vụ dựa trên những cơ sở vật chất như dịch vụ Massage, phòng ngủ, ăn uống gọi ngay... nên thành phẩm không có tồn kho. Giá dịch vụ được tính vào công bố giá trên mạng cũng như tại quầy. 3. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 3.1 Hình thức bán hàng: - Chỉ bán hàng nội địa. - Các loại doanh thu: thuê phòng, minibar, nhà hàng, giặt ủi, massage & spa, bách hóa, điện thoại, lữ hành, thu đổi ngoại tệ, service charge... Cơ chế quản lý hiện tại: - Bộ phận FO và F&B hiện tại đều có trang bị phần mềm quản lý khách sạn và nhà hàng. Hiện tại bộ phận kế toán chỉ ghi nhận doanh thu lúc xuất hóa đơn tương ứng lúc khách hàng làm thủ tục trả phòng. Vì vậy, nếu khách hàng “check in” tháng trước và “check out” trong tháng sau thì doanh thu sẽ được ghi nhận trong tháng sau. - Cuối ngày (24 giờ) kết ca làm việc trong ngày và 8 giờ sáng ngày hôm sau sẽ báo cáo doanh thu của ngày hôm trước. Tổng hợp doanh thu của tất cả dịch vụ kèm theo trong giá phòng. - Hiện tại có 03 loại khách thuê phòng: khách công ty, khách du lịch và khách vãng lai. + Khách công ty: các Lãnh sự quán, các công ty dầu khí (Gas), công ty dược… + Khách du lịch: các công ty du lịch Sai Gon Tourist, VietTravel, các công ty bảo hiểm Prudential, AIA, Bảo Minh… + Khách vãng lai: những khách hàng riêng lẻ thường không có pháp nhân. Þ Hiện tại 03 loại khách hàng tương ứng có 03 mức giá khác nhau. Giá sẽ được điều chỉnh vào số lần khách đăng ký tour. Ví dụ thống kê họ tên, địa chỉ, ngày sinh, số CMND của khách hàng vãng lai về số lần đăng ký tour sẽ chuyển sang khách hàng công ty… Phòng kinh doanh trên công ty sẽ quyết định giá sau đó sẽ chuyển quyết định xuống Resort thực hiện. 3.2 Cách xây dựng giá bán: Xây dựng giá bán theo tiêu chuẩn 4 sao chất lượng dịch vụ chia thành nhiều loại hình dịch vụ. 3.3 Kế toán doanh thu bán hàng: Căn cứ chất lượng và dịch vụ đã được xác định tiêu thụ kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ và hạch toán doanh thu, và doanh thu phí phục vụ theo thông tư liên tịch số 88/TTLT của tổng cục du lịch và bộ tài chính. a. Nội dung: Căn cứ vào các sản phẩm dịch vụ được xác định tiêu thụ kế toán tiến hành hạch toán doanh thu theo từng hoạt động chuyển sang kế toán tổng hợp để xác dịnh kết quả kinh doanh cho từng hoạt động đồng thời tách giá phần doanh thu thu được từ tiền mặt hoặc nợ. b. Chứng từ sử dụng: - Sổ chi tiết tài khoản doanh thu. - Sổ cái doanh thu. - Bảng kê doanh thu. - Hoá đơn đầu ra. - Sổ chi tiết tài khoản liên quan… c. Tài khoản sử dụng: Sử dụng tài khoản theo ban hành theo quyết định số 15 ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ tài chính kết hợp với tài khoản cấp 2. + 5111: doanh thu hàng bách hoá. + 5113: doanh thu phòng ngủ. + 5114: doanh thu hàng ăn. + 5115: doanh thu lữ hành. + 5124: doanh thu bán hàng ăn, uống nội bộ. + 5117: doanh thu cho thuê phòng họp, internet, điện thoại, tennis, massage. + 5119: doanh thu phí phục vụ theo thông tư liên tịch số 88 của Tổng cục Du lịch và Bộ tài chính. d.Quy trình luân chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ: Sơ đồ 1: Quy trình cho thuê phòng và luân chuyển chứng tư hạch toán Diễn giải quy trình Bước1: Phòng kinh doanh * Phòng kinh doanh trên công ty tiếp cận khách hàng và ký kết hợp đồng. * Chuyển quyết định giá xuống Resort. Bước2: Bộ phận FO * Thực hiện bán theo giá hợp đồng quy định. Bước3: Phòng kế toán * Sau khi khách hàng check out sẽ xuất hóa đơn. * Hạch toán và lưu trữ. Khi dịch vụ phòng được khách tiêu thụ, kế toán nhận chứng từ và hạch toán tách riêng doanh thu cho từng hoạt động. Do trong giá phòng có bao gồn ăn sáng, nước suối và phí phục vụ nên kế toán phải hạch toán như sau: Nợ 111, 1311. Có 5113, 5114, 5111, 5119, 3333. Sơ đồ 2: Quy trình cho thuê phòng qua internet, luân chuyển và hoạch toán Diễn giải quy trình Bước1: Khách hàng * Khách hàng có nhu cầu book online thông qua website của công ty www.sasco-bluelagoon-resort.com Bước2: Bộ phận FO * Ghi nhận đặt phòng của khách hàng thông qua mạng trực tuyến của công ty. Bước3: Khách hàng * Khách hàng Check in. Bước4: Khách hàng * Khách hàng Check out. Bước5: Phòng kế toán * Sau khi khách hàng Check out sẽ xuất hóa đơn. * Hạch toán và lưu trữ. Khi dịch vụ phòng được khách tiêu thụ thông qua mạng internet đặt trước kế toán nhận chứng từ và hạch toán tách riêng doanh thu cho từng hoạt động. Do trong giá phòng có bao gồn ăn sáng, nước suối và phí phục vụ nên kế toán phải hạch toán như sau: Nợ 111, 1311 Có 5113, 5114, 5111, 5119, 3333. Sơ đồ 3: Quy trình bán hàng tại bộ phận F&B, Luân Chuyển Chứng Từ và hạch toán Diễn giải quy trình Bước1: Khách hàng * Khách hàng order các món ăn hay thức uống. * Khách hàng có thể thanh toán tại quầy, quầy sẽ nộp tiền và báo cáo cho phòng kế toán. Bước2: Bộ phận F&B * Nhân viên bộ phận F&B nhập order vào máy và in order. Bước3: Quầy hay Bếp * Căn cứ vào order thực hiện. @ Ghi chú: - Doanh thu tiền điện thoại, tennis, karaoke, sẽ được ghi nhận kèm theo tiền phòng lúc xuất hóa đơn. Riêng doanh thu bộ phận Spa thì nếu khách trả tiền tại Spa thì bộ phận Spa sẽ báo cáo về phòng kế toán còn nếu trả tại bộ phận FO thì bộ phận FO sẽ báo cáo về cho phòng kế toán. - Dịch vụ thu đổi ngoại tệ: hằng ngày Phòng kế toán sẽ cung cấp tỷ giá cho bộ phận FO, bộ phận FO có nhiệm vụ thực hiện dịch vụ thu đổi ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng mà Phòng kế toán đã đưa ra. Cuối mỗi ngày nộp tiền và báo cáo về cho Phòng kế toán. Dịch vụ này sẽ được hưởng hoa hồng của ngân hàng theo hợp đồng đã ký giữa hai bên. - Việc điều chỉnh hợp đồng cho thuê du lịch, phòng kinh doanh sẽ thực hiện điều chỉnh. Nếu khách hàng hủy hợp đồng trước 07 ngày thì sẽ phải chịu phí tương ứng 01 ngày thuê, còn nếu sau 03 ngày thì khách hàng phải chịu hết toàn bộ chi phí. - Định mức Service Charge và giá phòng sẽ do bộ phận kinh doanh và Ban Giám đốc văn phòng công ty quyết định. e. Định khoản một số nghiệp vụ: Căn cứ báo cáo của các bộ phận nộp về báo cáo doanh thu ngày như Tiếp Tân, Massage, Nhà hàng…kế toán tiến hành kiểm tra doanh thu bán hàng hóa dịch vụ trả bằng tiền mặt, ngân hàng, nợ và định khoản như sau: + Căn cứ vào hoá đơn GTGT 150675 ngày 5/12/2008 tiền thuê phòng 2 đêm của Công Ty TNHH DL Lữ Hành Thiên Niên Kỷ: Nợ 1111, 1112, 1311 4.399.200 Có 5113 Doanh thu phòng ngủ 3.807.831 Có 5119 Doanh thu phí phục vụ 190.442 Có 3333 Thuế đầu ra 399.927 + Căn cứ vào hóa đơn GTGT 150662 ngày 12/12/2008 tiền ăn uống của khách lẻ. Nợ 1111, 1112, 1311 410.485 Có 5111 Doanh thu hàng ăn 355.378 Có 5119 Doanh thu phí phục vụ 17.791 Có 3333 Thuế đầu ra 37.316 + Căn cứ vào hoá đơn GTGT 150872 ngày 14/12/2008 Doanh thu massage cho khách lẻ. Nợ 1111, 1112, 1311 Tổng tiền Massage 646.464 Có 5117 Doanh thu Massage 604.329 Có 5119 Doanh thu phí phục vụ 41.548 Có 3333 Thuế đầu ra 64.587 ** Riêng doanh thu bán hàng cho nội bộ thì không thu bằng tiền mặt mà cấn trừ công nợ qua tài khỏan phải trả nội bộ 3361. Nợ 3361 Tổng tiền Massage. Có 5124 Doanh thu. Có 5119 Doanh thu phí phục vụ. 4. Kế toán các khoản chi phí của kết quả hoạt động kinh doanh tại Sasco Blue Lagoon Resort: 4.1 Giá vốn hàng bán: a. Chứng từ: chứng từ kết chuyển. b. Sổ sách: + Sổ chi tiết TK 632. + Sổ cái TK 632. + Chứng từ ghi sổ. c. Tài khoản sử dụng tài khoản: TK 632 - Giá vốn hàng bán: công ty sử dụng TK 632 để phản ánh giá vốn của hàng hoá, dịch vụ xuất bán trong kì. - TK 632 không có số dư cuối kì. d. Quy trình luân chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ: Căn cứ vào các chứng từ bán hàng phát sinh, kế toán nhập chứng từ vào máy để hạch toán chi tiết vào TK632. Cuối tháng kế toán tổng hợp hạch toán và kết chuyển. e. Định khoản một số nghiệp vụ: - Căn cứ vào chứng từ 0006/12/08 KC ngày 31/12/2008 kết chuyển từ TK 154 sang giá vốn hàng bán. Nợ 63213: Giá vốn dịch vụ 2.235.194 Có 154 2.235.194 - Căn cứ vào hoá đơn số 070637 ngày 15/12/2008 về vận chuyển khách đi tour: Nợ 63213 : Giá vốn dịch vụ 517.457 Có 3362 517.457 ** Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Nợ 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Có 632 - Giá vốn hàng bán. 4.2 Chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Sasco Blue Lagoon Resort.doc
Tài liệu liên quan