MôC LôC
PHẦN I : MỞ ĐẦU 1
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1.Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Phạm vi về không gian 3
1.3.2. Phạm vi về thời gian 3
1.3.3. Về nội dung 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Nội dung của kế toán quản trị 4
2.1.1.1 Qúa trình phát triển của KTQT 4
2.1.1.2 Khái niệm KTQT 5
2.1.1.3 Mục tiêu của kế toán quản trị 6
2.1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán quản trị 6
2.1.1.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên KTQT trong tổ chức 8
2.1. 2 Nội dung kế toán quản trị và công tác lập dự toán 11
2.1.3 Nội dung công tác lập dự toán 12
2.1.3.1 Ý nghĩa việc lập dự toán 13
2.1.3.2 Yêu cầu của quá trình lập dự toán 13
2.1.3.3 Các loại dự toán 14
2.1.3.4 Dự toán theo đơn vị đo lường 15
2.1.3.5 Trình tự và phương pháp xây dựng dự toán theo đơn vị đo lường 15
2.2 Cơ sở thực tiễn 28
2.2.1 Kế hoạch hàng năm do bộ giao 28
2.2.2 Chỉ tiêu định mức do bộ giao 28
2.2.2.1 Chi phí nguyên phụ liệu 28
2.2.2.2 Chi phí gia công trực tiếp 29
PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm công ty May 19/5 - Bộ Công An 30
3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 30
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 33
3.1.3 Đặc điểm về tổ chức quản lý của công ty 33
4.3.1.4 Các sản phẩm chính tại công ty 37
3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty 38
3.1.6 Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác lập dự toán tại công ty 39
3.1.6.1 Những thuận lợi 39
3.16.2 Những khó khăn 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
4.1 Tìm hiểu về bộ máy kế toán quản trị tại doanh nghiệp 41
4.1.1 Mô hình tổ chức 41
4.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 42
4.2 Tìm hiểu về công tác lập dự toán tại công ty 43
4.2.1 Các phòng ban chức năng được huy động thực hiện lập dự toán 43
4.2.2 Các loại dự toán được lập tại công ty May 19/5 – BCA 44
4.2.3 Hệ thống dự toán trình Cục H14 45
4.2.3.1 Về chi phí nguyên vật liệu 45
4.2.3.2 Về chi phí nhân công 45
4.2.3.3 Các khoản chi phí khác 46
4.2.4 Hệ thống dự toán nội bộ 48
4.2.4.1 Dự toán giá thành 48
4.2.4.2 Dự toán chi phí nguyên vật liệu chính 57
4.3 Đánh giá chung về bộ máy KTQT và công tác lập dự toán tại công ty May 19/5 – BCA 59
4.3.1 Ưu điểm 59
4.3.1.1 Về tổ chức bộ máy KTQT 59
4.3.1.2 Về công tác lập dự toán 60
4.3.2 Nhược điểm 61
4.3.2.1 Về bộ máy KTQT 61
4.3.2.2 Về công tác lập dự toán 62
4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy KTQT và công tác lập dự toán tại công ty 62
4.4.1 Về bộ máy KTQT 62
4.4.2 Về công tác lập dự toán 62
PHẦN V: KẾT LUẬN 64
5.1 Kêt luận 64
5.2 Kiến nghị 65
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán quản trị và công tác lập dự toán tại công ty May 19/5 – Bộ Công An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể. Nếu sử dụng cách tính toán giá thành toàn bộ, việc tăng giảm của các chi phí này thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị từng khu vực, từng trung tâm. Các chi phí này thường độc lập tương đối với mức độ hoạt động, nó liên quan chủ yếu với cấu trúc của phân xưỏng, phải sử dụng các kỹ thuật tách biệt phần biến phí và định phí đối với chi phi phí hỗn hợp. Như vậy, chi phí sản xuất chung hoàn toàn có thể kiểm tra được.
Dự toán chi phí sản xuất chung
=
Dự toán định phí sản xuất chung
+
Dự toán biến phí sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung có thể được xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho một đơn vị hoạt động( chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp,...). Tuy nhiên thường cách này làm khá phức tạp, tốn nhiều thời gian. Do vậy khi dự toán chi phí này, người ta thường xác lập biến phí sản xuất chung cho từng đơn vị hoạt động.
Dự toán biến phí sản xuất chung
=
Dự toán biến phí đơn vị xuất chung
x
Số lượng sản xuất theo dự toán
Dự toán biến phí cũng có thể được lập theo tỷ lệ trên biến phí trực tiếp, khi đó biến phí sản xuất chung dự toán sẽ xác định:
Dự toán biến phí sản xuất chung
=
Dự toán biến phí trực tiếp
x
Tỷ lệ biến phí theo dự kiến
Dự toán định phí sản xuất chung cần thiết phải phân biệt định phí bắt buộc và địnhm phí tuỳ ý. Đối với định phí bắt buộc, trên cơ sở định phí chung cả năm chia đều cho 4 quý nếu là dự toán quý hoặc chia đều cho 12 nếu là dự toán tháng. Còn đôí với định phí tuỳ ý thì phải căn cứ vào kế hoạch của nhà quản trị trong kỳ dự toán. Dự toán định phí hàng năm có thể được lập dựa vào mức độ tăng giảm liên quan đến việc trang bị, đầu tư mới ở doanh nghiệp.
Dự toán định phí sản xuất chung
=
Định phí sản xuất chung thực tế kỳ trước
x
Tỷ lệ % tăng
( giảm) định phí sản xuất chung theo dự kiến
Dự toán giá vốn hàng bán
Gía vốn hàng bán thực chất là tổng giá thành của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ tính theo phương pháp giá toàn bộ. Như vậy trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất theo dự tóan, gía thành dự toán để sản xuất sản phẩm, số lượng sản phẩm dự trữ dự toán vào cuối kỳ, dự toán giá vốn hàng xuất bán được xây dựng như sau:
Dự toán giá vốn hàng xuất bán
=
Gía thành sản phẩm sản xuất trong kỳ theo dự toán
+
Gía thành sản phẩm tồn kho cuối kỳ dự toán
-
Gía thành sản phẩm tồn đầu kỳ thực tế
Nếu đơn vị không có tồn kho sản phẩm hoặc chi phí đơn vị tồn kho tương tự nhau thì giá vốn hàng bán có thể được tính bằng tích của sản lượng tiêu thụ nhân với gía thành sản xuất đơn vị sản phẩm. Tương tự như dự toán chi phí nguyên vật liệu, khi lập dự toán giá vốn hàng bán phải chú ý các phương pháp đánh gía hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng để tính toán chính xác.
d) Dự toán chi phí bán hàng
Các loại chi phí này được lập tương tự như chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, chi phí bán hàng có thể ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp và ngược lại nên khi lập dự toán chi phí bán hàng phải tính đến mối liên hệ với dự toán tiêu thụ của doanh nghiệp.
Dự toán chi phí bán hàng phản ánh các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm dự toán kỳ sau. Dự toán này nhằm mục đích tính trước và tập hợp các phương tiện chủ yếu trong quá trình bán hàng. Khi xây dựng dự toán cho các chi phí này cần tính đến nội dung kinh tế của chi phí cũng như yếu tố biến đổi và yếu tố cố định trong thành phần chi phí.
Dự toán chi phí bán hàng
=
Dự toán định phí bán hàng
+
Dự toán biến phí bán hàng
Dự toán định phí bán hàng
Yếu tố định phí thường ít biến đổi trong một phạm vi phù hợp gắn với các quyết định dài hạn, và có thể dự báo một cách dễ dàng dựa vào chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Các chi phí này cũng có thể thay đổi trong trường hợp phát triển thêm mạng phân phối mới, thêm các dịch vụ mới sau bán hàng, dịch vụ nghiên cưư phát triển thị trường...
Khi dự báo các yếu tố này cần phân tích đầy đủ các dữ liệu quá khứ của doanh nghiệp. Thông thường các mô hình hồi quy cho phép ta tách biệt các thành phần định phí và biến phí bán hàng của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở tính toán tỷ lệ thay đổi dự kiến.
Dự toán định phí bán hàng
=
Định phí bán hàng thực tế kỳ trước
x
Tỷ lệ % tăng( giảm) theo dự kiến
Dự toán biến phí bán hàng
Các biến phí bán hàng của doanh nghiệp có thể là biến phí trực tiếp như hoa hồng, lương nhân viên bán hàng... Biến phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến bộ phận bán hàng như chi phí bảo trì, xăng dầu, hỗ trợ bán hàng... và thường dự toán trên cơ sở số lượng hàng bán dự toán hoặc xác định một tỷ lệ biến phí bán hàng theo thống kê kinh nghiệm nhiều kỳ.
Dự toán biến phí bán hàng
=
Dự toán biến phí đơn vị bán hàng
x
Sản lượng tiêu thụ theo dự toán
Hoặc
Dự toán biến phí bán hàng
=
Dự toán biến phí trực tiếp
x
Tỷ lệ biến phí theo dự kiến
e) Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Chi phí này liên quan đến toàn bộ doanh nghịêp, chứ không liên quan đến từng bộ phận, đơn vị hoạt động nào. Tương tự như dự toán bán hàng, việc lập dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp thường dựa vào biến phí quản lý đơn vị nhân với sản lượng tiêu thu dự kiến.
Dự toán biến phí QLDN
=
Dự toán biến phí đơn vị QLDN
x
Sản lượng tiêu thụ theo dự toán
Dự toán biến phí QLDN cũng có thể sử dụng phương pháp thống kế kinh nghiệm, trên cơ sở tỷ lệ biến phí QLDN trên biến phí trực tiếp trong và ngoài khâu sản xuất ở các kỳ kế toán. Công thức để xác định biến phí này như sau:
Dự toán biến phí QLDN
=
Dự toán biến phí trực tiếp
x
Tỷ lệ biến phí QLDN
Số liệu từ dự toán này còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và báo cáo kết quả kinh doanh dự toán của doanh nghiệp.
Còn định phí quản lý doanh nghiệp thường không thay đổ theo mức độ hoạt động. Các thay đổi của loại chi phí này chủ yếu do việc trang bị đầu tư thêm cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp. Lập dự toán bộ phận này cần căn cứ vào dự báo các nội dung cụ thể của từng yếu tố chi phí để xác định chính xác định phí theo dự toán.
f) Dự toán chi phí tài chính
Thu nhập và chi phí tài chính liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập và chi phí tài chính bao gồm rất nhiều nội dung. Theo chế độ kế toán hiện nay, chi phí và thu nhập tài chính phải được tính toán đầy đủ trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để dự toán chị phí tài chính trong phần này ta cần quan tâm đến chi phí lãi vay- bộ phận lớn nhất trong chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải trả. Cơ sở để lập dự toán chi phí lãi vay là số tiền cần vay dài hạn và ngắn hạn trong mỗi kỳ lập dự toán cũng như lãi suất vay phải trả từng khoản vay.
g) Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh
Trên cơ sở các dự toán bộ phận đã lập, bộ phận kế toán quản trị lập các báo cáo kết quả kinh doanh dự toán. Số liệu dự toán trên báo cáo tài chính này thể hiện kỳ vọng của các nhà quản lý tại doanh nghiệp và có thể được xem như một công cụ quản lý doanh nghiệp cho phép ra các quyết định về quản trị, nó cũng là cơ sở để đánh gía tình hình thực hiện dự toán đã đề ra.
Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh được lập căn cứ vào các dự toán doanh thu, dự toán giá vốn và các dự toán chi phí ngoài sản xuất đã được lập. Dự toán này có thể lập theo phương pháp tính giá toàn bộ hoặc theo phương pháp tính gía trực tiếp.
Dự toán báo cáo lãi lỗ theo phương pháp tính giá toàn bộ
Dự toán báo cáo lãi lỗ theo phương phương pháp tính giá trực tiếp
Doanh thu
Gía vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng và QLDN
Lợi nhuận từ HĐKD
XXX
XXX
XXX
XXX
XXX
Doanh thu
Biến phí SX hàng bán
Biến phí bán hàng và QLDN
Số dư đảm phí
Định phí sản xuất chung
Định phí bán hàng và QLDN
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
XXX
XXX
XXX
XXX
XXX
XXX
XXX
h) Dự toán vốn bằng tiền
Dự toán vốn bằng tiền được tính bao gồm việc tính toán các luồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng thu vào và chi ra liên quan đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp trong các thời kỳ. Dự toán này có thể được lập hàng năm, hàng quý và nhiều khi cần thiết phải lập hàng tháng, tuần, ngày.
Dự toán vốn bằng tiền là một trong những dự toán quan trọng của doanh nghiệp. Vì qua đó nó thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền cho người lao động, các nhà cung cấp và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác. Dự toán vốn bằng tiền là cơ sở để doanh nghiệp có dự toán vay mượn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu... kịp thời khi lượng tiền mặt thiếu hoặc có kế hoạch đầu tư sinh lợi khi lượng tiền mặt tồn quỹ thừa.
Khi lập dự toán vốn bằng tiền, doanh nghiệp cần chú ý đến các điểm sau:
Dự toán vốn bằng tiền được lập từ các khoản thu nhập và chi phí của dự toán hoạt động, dự toán vốn và dự toán chi phí tài chính.
Phải dự đoán khoảng thời gian giữa doanh thu được ghi nhận và thời điểm thu tiền bán hàng thực tế.
Phải dự đoán khoảng thời gian giữa chi phí đã ghi nhận và thời điểm thực tế trả tiền cho các khoản chi phí.
Phải loại trừ các khoản chi không tiền mặt
Phải xây dựng số dư tồn quỹ tối thiểu tại đơn vị. Tồn quỹ tiền tối thiểu và các kết quả dự báo về luồng tiền thu chi là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng hợp lý tiền của mình.
Công tác lập dự toán vốn bằng tiền giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Dự toán vốn bằng tiền là cơ sở để các nhà quản lý có dự toán vay nợ thích hợp, kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Dự toán vốn bằng tiền cũng là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng tài nguyên của mình có hiệu quả nhất. Trong điều kiện tin học hoá hiện nay trong kế toán, dự toán vốn bằng tiền có thể lập cho từng ngày, tuần, tháng, nhờ vậy công tác quản lý tiền tại đơn vị được chăt chẽ hơn.
i) Lập Bảng cân đối kế toán dự toán
Trên cơ sở các dự toán về vốn bằng tiền, về tồn kho... mà các bộ phận đã lập, phòng kế toán lập bảng cân đối kế toán dự toán. Dự toán được lập căn cứ vào bảng cân đối kế toán của thời kỳ trước và tình hình nhân tố của các chỉ tiêu được dự tính trong kỳ. Kết cấu của bảng cân đối kế toán dự toán có kết cấu trên cơ sở của KTTC với mẫu sau:
TÀI SẢN
Sô tiền
NGUỒN VỐN
Số tiền
Tài sản ngắn hạn
1.Tiền
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Nợ phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
1. Nợ phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định
3. Bất động sản đầu tư
4. Đầu tư tài chín dài hạn
5. Tài sản dài hạn khác
A Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
B Vốn chủ sở hữu
1. Vốn chủ sở hữu
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng cộng
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kế hoạch hàng năm do bộ giao
Hàng năm, công ty gửi bản báo cáo năng lực sản xuất lên Tổng Cục Hậu Cần - Bộ Công An.
Căn cứ vào nhu cầu về quân trang quân phục của cán bộ chiến trong ngành và căn cứ vào năng lực sản xuất tại công ty. Tổng cục trưởng sẽ tiến hành giao chỉ tiêu kế hoạch từng loại, từng thông số kỹ thuật xuống công ty thông qua các hợp đồng.
Công ty phải có trách nhiệm lập dự toán giá thành cho từng loại sản phẩm để trình lên bộ duyệt, lấy đó làm cơ sở để thanh toán hợp đồng giữa tổng cục và công ty.
2.2.2 Chỉ tiêu định mức do bộ giao
2.2.2.1 Chi phí nguyên phụ liệu
Định mức nguyên phụ liệu lấy theo định mức H14 giao.
Gía nguyên phụ liệu theo giá thực tế tại mặt bằng thị trường năm trước mà công ty đã mua và dự báo về biến động thị trường năm nay.
2.2.2.2 Chi phí gia công trực tiếp
Căn cứ Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 và thông tư số 04/2002/ TTLTBLĐTBXH – BTC ngày 9/1/2002 của Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội hướng dẫn thực hiện quản lý tiền lương và thu nhập đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
Căn cứ thông tư số 04/2003/ TT- BLĐTBXH ngày 17/02/2003 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện quản lý tiền lương và phụ cấp trong các doanh nghiệp Nhà nước và công văn số 421/ LĐTBXH – TL về việc xây dựng và đăng ký định lao động kế hoạch lợi nhuận, đơn giá tiền lương năm 2003 đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ quyết định số 253/2002/QĐ- BCA (X11) ngày 03/04/2002 của Bộ trưởng BCA về việc ban hành quy đinh một số chế độ chính sách đối với cán bộ CNV trong các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích của lực lượng CAND.
Căn cứ Nghị định 203 + 204 /2004/NĐ –CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ về chính sách tiền lương mới đựơc thực hiện từ tháng 10/2004.
Căn cứ thông tư 07+ 09/ 2005/ TT – BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội quy định quản lý lao động tiền lương, thu nhập và hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân, tiền lương, thu nhập bình quân trong các công ty Nhà nước theo Nghị định 206/ 2004/ NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ.
Căn cứ thông 12/ 2006. TT – BLĐTBXH ngày 14/09/2006 của Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã Hội về hướng dẫn thực hiện điều chính tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định 94/2006/ NĐ- CP ngày 07/09/2006 của Chính Phủ.
PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm công ty May 19/5 - Bộ Công An
3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90, khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, lực lượng công an nhân dân vốn được Nhà nước bao cấp hoàn toàn bằng hiện vật cũng được cơ cấu theo hướng giảm dần về hiện vật, tăng tỷ lệ tiền tệ hoá để các đơn vị tự mua sắm trang bị. Mặt khác, do yêu cầu về sắp xếp lại tổ chức, công tác giảm biên chê tạo sức ép giải quyết việc làm cho số cán bộ chiến sỹ dư thừa trong toàn lực lượng và con em cán bộ chiến sỹ không có việc làm, đồng thời đòi hỏi việc trang bị máy móc thiết bị ngày càng chính quy hiện đại, Bộ Công An đã nghiên cứu, đề xuất và được Chính Phủ chấp thuận cho ra đời một số đơn vị, một số loại hình sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù, trước hết là để đảm bảo các nhu cầu công tác trong nội bộ ngành và nếu năng lực dư thừa thì tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh phục vụ cho nền kinh tế của đất nước và tự trang trải một phần kinh phí. Công ty May 19/5 đã ra đời trong hoàn cảnh đó và đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 1988 – 1993
Năm 1988 xí nghiệp may 19/5 và xí nghiệp sản xuất trang phục được thành lập theo quyết đinh của Bộ trưởng bộ nội vụ( nay là Bộ Công An), do Tổng cục hậu cần Công An Nhân Dân trực tiếp quản lý. Ở thời gian đầu, do quy mô nhỏ, năng lực bị hạn chế nên 2 xí nghiệp này cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của ngành.
Giai đoạn 2: Từ năm 1993- 1996
Do yêu cầu của công tác sắp xếp lại tổ chức, hợp lý hoá sản xuất trong các doanh nghiệp của Nhà nước nói chung và của ngành Công An nói riêng, thực hiện Nghị định 338/ HĐBT của hội đồng bộ trưởng( nay là Chính Phủ ), theo quyết định số 302/ QB-BNV ngày 9/7/1993, xí nghiệp may 19/5 và xí nghiệp sản xuất trang phục thành 2 doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập.
Giai đoạn 3: Từ năm 1996- 1999
Ngày 26/10/1996 Bộ trưởng Bộ Nội Vụ( nay là Bộ Công An) đã ký quyết định số 727/QĐ-BNV thành lập công ty May 19/5 trên cơ sở hợp nhất hai xí nghiệp ( xí nghiệp may 19/5 và xí nghiệp sản xuất trang phục ). Theo quyết định thành lập Công ty có 2 xí nghiệp thành viên. Từ đây ngành may mặc và cung cấp quân trang quân dụng của ngành đã có được vị thế mới trên thị trường và dần đáp ứng được nhu cầu của ngành. Tuy nhiên do cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên công ty vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của ngành.
Giai đoạn 4: Từ 1999 đến nay
Để khắc phục tình trạng thiếu trang phục và để đảm bảo sự thống nhất quân phục trong ngành, Bộ Công An thấy cần thiết phải nâng cấp công ty lên một quy mô lớn hơn về mọi mặt. Sau khi được Chính Phủ phê duyệt, ngày 23/11/1999, Bộ trưởng Bộ Công An đã ký quyết định 736/QĐ- BCA về việc chuyển đổi doanh nghiệp sang doanh nghiệp hoạt động công ích trên cơ sở giữ nguyên tư cách pháp nhân doanh nghiệp nhà nước công ty May 19/5 về tổ chức.
Quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng hơn khi năm 2000 đã sáp nhập thêm xí nghiệp may Phương Nam( trong TP Hồ Chí Minh ).
Tháng 12/2007 công ty đã xây dựng song và đi vào sản xuất xí nghiệp 4 tại TP Đà Nẵng. Như vậy hoạt động sản xuất của công ty đã trải khăp 3 miền Bắc – Trung- Nam của đất nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về quân trang quân phục của cán bộ chiến sỹ trong ngành và mộtphân tham gia thị trường trong nứơc và thị trường xuất khẩu.
Về cơ cấu tổ chức hiện nay công ty có 4 xí nghiệp thành viên
Xí nghiệp 1: Xí nghiệp may Chiến Thắng
Địa điểm: Đường Chiến Thắng, Phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Nhiệm vụ: sản xuất trang phục trong ngành và tham gia may hàng xuất khẩu theo quy định.
Tổng số lao động: 569 người ( Tháng 3/ 2009 )
Xí nghiệp 1 gồm 4 phân xưởng: 1 phân xưởng cắt và 3 phân xưởng may.
Xí nghiệp 2: Xí nghiệp Hoàng Cầu
Địa điểm: 282 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân- Hà Nội
Nhiệm vụ: chuyên sản xuất giày da, mũ, dây lưng và một số quân trang khác.
Tổng số lao động: 233 lao động ( Tháng 3/2009 ).
Xí nghiệp gồm 3 phân xưởng chính: phân xưởng may chuyên may các loại như mũ, dây lưng;
Phân xưởng giày chuyên sản xuất giày;
Phân xưởng mũ chuyên sản xuất mũ, quân hàm, quân hiệu...
Xí nghiệp 3: Xí nghiệp Phương Nam
Địa điểm: 135 Kha Văn Can, quận Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ: cung cấp trang phục cho ngành khu vực phía Nam
Tổng số lao động: 383 người ( Tháng 3/ 2009).
Xí nghiệp gồm 4 phân xưởng: phân xưởng may; phân xưởng giày; phân xưởng mộc; phân xưởng cơ khí.
Xí nghiệp 4: Xí nghiệp Sơn Trà
Địa điểm: TP Đà Nẵng
Nhiệm vụ: cung cấp trang phục cho ngành khu vực miền Trung.
Tổng số lao động hiện nay là 170 người ( Tháng 3/ 2009)
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty May 19/5 – BCA là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hậu Cần – BCA có nhiệm vụ:
Công ty May 19/5 – BCA có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuât hàng năm và tổ chức sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Công An giao cho. Chủ yếu sản xuất các mặt hàng như: Sản xuất gia công hàng may mặc, quân trang ( quần ao, sao, quân hàm, mũ, giầy...);
Sản xuất các thiết bị nhu yếu phẩm phục vụ cho ngành Công An;
Sản xuất gia công quần áo phạm nhân, hàng may mặc thạm gia thị trường phục vụ dân sinh và tham gia xuất khẩu khi được bộ giao hạn ngạch;
Nhập khẩu các thiết bị vật tư, nguyên liệu chuyên ngành may và sản xuất nhu yếu phẩm.
Hàng năm công ty gia công cho ngành từ 2536000 đến 2800000 sản phẩm tiêu chuẩn, đảm bảo kế hoạch của ngành giao cho. Ngoài ra công ty còn tham gia ký kết các hợp đồng ngoài với các đơn vị khác, các nước trên thị trường các nước trong khu vực.
3.1.3 Đặc điểm về tổ chức quản lý của công ty
Công ty May 19/5 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc BCA. Chính vì đặc thù như vậy nên công ty có trách nhiệm cung cấp các loại quân trang phục vụ cho các chiến sỹ trong ngành là chính. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thị trường ngoài khi có đủ khả năng. Chính điều đó đã khiến cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu của ngành và đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất cũng như tìm kiếm bạn hàng ngoài nhằm nâng cao doanh thu cũng như tạo công ăn vịêc làm cho các lao động, góp phần làm giảm sức ép giải quyết việc làm cho các đoàn thể chức năng.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty May 19/5 là công ty hạch toán độc lập, tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng trực tuyến. Đứng đầu là Giám đốc công ty. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Cục Hậu Cần về công tác quản lý, tài sản, hoạt động sản xuất toàn công ty. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết trong toàn công ty, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Dưới Giám đốc có Phó giám đốc. Phó Giám đốc là những người được uỷ quyền và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về chất lượng công việc thực hiện. Phó giám đốc có thể kiêm giám đốc xí nghiệp, nếu kiêm nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ như Giám đốc xí nghiệp thành viên.
Các phòng ban chức năng gồm có:
Phòng kỹ thuật: Trưởng phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc nghiên cứu về mẫu mã nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng dẫn quản lý, giám sát, kiểm tra sản xuất đối với xí nghiệp trực thuộc, đại diện giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, xây dựng định mức vật tư, lao động, nghiên cứu dây truyền công nghệ để tăng năng suất lao động. Được quyền đình chỉ, kiểm tra biên bản báo cáo Giám đốc công ty xử lý trong phạm vi, quyền hạn quản lý tổ chức cán bộ, tài sản của phòng ban và làm những công việc chức năng do Giám đốc giao.
Phòng kế hoạch vật tư: Trưởng phòng lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu kế hoạch sản xuất hàng năm, nghiên cứu tình hình thị trường... Trong các giai đoạn hoạt động của công ty để đưa ra kế hoạch phù hợp. Phòng còn làm nhiệm vụ tổ chức cung ứng thanh quyết toán nguyên vật liệu, xây dựng các dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về tài sản và hoạt động của nhân viên trong phòng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao.
Văn phòng công ty: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...và công tác thanh toán hành chính quản trị.
Phòng tài chính - kế toán: Chủ yếu giúp Giám đốc thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính, tài sản, vật tư của công ty theo quy định của Nhà nước. Phòng kế toán lập các dự toán, tính gía thành sản phẩm, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án giá thành đã được duyệt, tháng, quý, năm, thanh quyết toán và báo cáo theo đinh hướng. Đồng thời còn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác ở các xí nghiệp thành viên.
Giám đốc các xí nghiệp: Nhận lệnh sản xuất và các lệnh khác để trực tiếp giải quyết hoặc giao đến các phân xưởng, các tổ chức điều hành thực hiện.
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Giám đốc Cty
Phó giám đốc kiêm GĐ XN 2
Phó gíam đốc 2
Ban quản lý chất lượng
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch vật tư
Các phân xưởng
Các phân xưởng
GĐ XN I
GĐ XN II
GĐ XN III
Phó giám đốc 1
Văn phòng công ty
Các phân xưởng
Các phân xưởng
Các phân xưởng
Các phân xưởng
Các phân xưởng
Các phân xưởng
GĐ XN IV
4.3.1.4 Các sản phẩm chính tại công ty
Các nhóm sản phẩm chính của Công ty là quần áo, quân trang, quân nhu cho cán bộ chiến sỹ trong ngành Công An. Đây là những sản phẩm đặc thù do đó các sản phẩm này hiện nay trong cả nước chỉ có một số Công ty được nhà nước, Bộ Công An chỉ định mới có quyền sản xuất.
Các sản phẩm của công ty có một đặc điểm đó là mẫu mã của sản phẩm hầu như không thay đổi trong thời gian dài. Lần thay đổi gần đây nhất đó là năm 1989. Để được phép thay đổi mẫu mã của trang phục thì Công ty phải được sự đồng ý của Nhà nước, Quốc Hội. Vì sản phẩm của Công ty được toàn bộ lực lượng Công An trong nước mặc, đó là bộ măt của lực lượng an ninh của một quốc gia. Do đó, để thay đổi mẫu mã của sản phẩm cần được xem xét kỹ lưỡng. Hơ nữa, vật liệu để sản xuất các loại trang phục cho ngành cũng là loại vật liệu không có bán trên thị trường, do đó việc làm giả sản phẩm cũng là rất khó khăn, hầu như là không có.
Trong những năm gần đây. Công ty cũng đã được sự quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện để mua thêm máy móc và các dây chuyền công nghệ. Chính vì vậy, sản phẩm may mặc cho các chiến sỹ đã không ngừng được cải thiện kể cả hình thức lẫn chất lượng. Hiện nay sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú, ta có thể tham khảo ở bảng sản phẩm của công ty.
Ngoài một số mặt hàng công ty tự sản xuất được, công ty còn nhận gia công thêm một số mặt hàng trên cơ sở các hợp đồng uỷ thác gia công xuất khẩu được ký kết. Công ty tiếp nhận nguyên liệu, mẫu và tài liệu của bên đặt gia công. Những mặt hàng công ty gia công xuất khẩu như: áo Jacket( một lớp, hai lớp, ba lớp ), quần áo thể thao, áo nỉ, áo sơ mi, quần áo công nhân.
Dưới đây là bảng các mặt hàng chính của công ty
Bảng những mặt hàng chính của công ty
QA thu đông lễ phục
QA xuân hè lễ phục
QA xuân hè sỹ quan may đo
QA xuân hè hạ sỹ quan cỡ số
QA thu đông sỹ quan may đo
QA thu đông hạ sỹ quan cỡ số
QA phạm dài
QA xuân hè rằn ri
QA phạm cọc
QA hè tiêu binh
QA đông tiêu binh
QA mưa sỹ quan may đo
QA mưa sỹ quan cỡ số
Balô
Vỏ chăn các loại
Áo trấn thủ các loại
Áo bông gác
Áo jilê may đo
Áo sơ mi trắng
Cavát các loại
Mũ cứng an ninh + mũ cảnh sát
Mũ kêpi các loại
Gìây da các loại
Găng tay
Dây lưng
Màn tuyn
Tăng võng màn
Áo ấm
3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng trưởng và phát triển, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao( tăng khoảng 20% mỗi năm )
Thể hiện thông qua bảng tổng hợp
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh thu
Hàng ngành
Hàng thị trường
Hàng xuất khẩu
109.090.230.633
73.722.060.396
31.102.085.487
4.266.084.750
159.205.537.216
111.288.661.043
43.385.207.173
4.531.669.000
209.958.000.000
155.862.000.000
49.963.000.000
4.133.000.000
Lợi nhuận
11.687.519.821
15.370.355.294
8.000.000.000
Nguồn vốn SX- KD
27.157.277.709
37.410.370.757
47.000.000.000
Tổng số lao động
1.350
1.500
1.670
3.1.6 Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác lập dự toán tại công ty
3.1.6.1 Những thuận lợi
Do đặc thù của ngành nên các mặt hàng mà công ty sản xuất hầu như không thay đổi về mẫu mã qua các năm. Do đó căn cứ vào tình hình thực hiện năm trước và những dự đoán về tình hình biến động năm nay công ty có thể lập được dự toán khá chính xác.
Hơn nữa đối với m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- đề cương.doc