Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hung ga ri là doanh nghiệp gia công cơ khí, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm, cho phép công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng. công ty có hai phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau :
- Xưởng cơ khí : Có nhiệm vụ sản xuất khuôn mẫu, gá lắp,gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm như rô to, stato, trục động cơ, nắp mỡ, cánh gió, lõi thép ba lát. và thực hiện các dịch vụ cơ khí.
- Xưởng điện: Có nhiệm vụ thực hiện tiếp một số bước công nghệ và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm như thực hiện lồng đấu, quấn, tẩm, sấy. lắp ráp động cơ. Sản phẩm hoàn thành phải qua bộ phận KCS để kiểm tra sau đó sẽ đưa vào nhập kho thành phẩm.
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc
Phó giám đốc
Hành chính
Phó giám đốc
Sản xuất
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phó giám đốc
kỹ thuật
Đại diện lãnh đạo về chất lượng
Phòng TCHC và LĐ
(HC)
Phòng bảo vệ
(BV)
Phòng thiết bị
(TB)
Chi nhánh
Phòng Kinh doanh (KD)
Phòng kỹ thuật (KT)
Phòng tài chính (TC)
Phòng QLCL
(CL)
Quan hệ quản lý điều hành chung
Quan hệ điều hành hệ thống chất lượng
Xưởng điện(LR)
Xưởng cơ khí (CK)
2.1.2.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty :
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất chế biến kiểu liên tục, tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhưng kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm động cơ với công suất, vòng quay khác nhau và một nhóm sản phẩm ba lát với hai loại khác nhau.
Động cơ điện của Công ty bao gồm nhiều loại được chia thành động cơ 1 pha và động cơ 3 pha trong 2 loại đó lại chia thành từng loại động cơ với công suất vòng quay khác nhau.
Việc sản xuất động cơ được thực hiện ở 2 phân xưởng : Xưởng điện và xưởng cơ khí.
- Phôi động cơ gồm : Thân, nắp trước, nắp sau, sau khi làm sạch sẽ được chuyển vào bộ phận gia công để tạo thành bán thành phẩm đạt các thông số kỹ thuật.
- Thép trục các loại qua bộ phận gia công thép để tạo thành phôi trục sau đó được đưa qua bộ phận tiện, phay, mài tạo thành các trục động cơ.
- Tôn cuốn được pha cắt, sau đó được dập theo kích cỡ từng loại động cơ tạo thành lá tôn stato và rô to. lá tôn được chuyển qua bộ phận xếp ép tạo thành lõi thép stato và rô to.
- Rô to được chuyển sang đúc tạo thành rô to đúc nhôm.
- Rô to và trục qua bộ phận ép tạo thành rô ro trên trục.
- Dây điện từ qua bộ phận quấn dây tạo thành bối dây stato.
- Bối dây được lồng vào lõi thép stato tạo thành stato lồng dây.
- Stato lồng dây được chuyển sang bộ phận tẩm sấy.
Tất cả các bán thành phẩm được chuyển sang bộ phận lắp rắp để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm hoàn thành qua bộ phận kiểm tra, sau đó mới nhập vào kho thành phẩm.
Cụ thể sơ đồ quy trình sản xuất động cơ điện như sau :
Sơ đồ 7 : Qui trình sản xuất động cơ điện
Vật tư
Rô to đúc nhôm
Lõi thép Stato
Trục
Tẩm sấy
Rô to trên trục
Chi tiết phụ
Nắp sau
Nắp trước
Sta to lồng dây
Bối dây Stato
Thân
Lắp ráp
Nhập kho
Sản phẩm ba lát của công ty được chia làm 2 loại ba lát 20w và ba lát 40w
Việc sản xuất ba lát cũng được thực hiện ở 2 xưởng : Xưởng điện và xưởng cơ khí.
Quy trình sản xuất sản phẩm ba lát như sau :
Sơ đồ 8 : Quy trình sản xuất Ba lát
Vật tư
Hộp Carton
Chi tiết TC
Vỏ
Đế
Lõi thép
Cuộn dây
Bao gói
Lắp ráp
Sấy tẩm
Nhập kho
2.1.2.5. Đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari:
Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hung ga ri là doanh nghiệp gia công cơ khí, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm, cho phép công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng. công ty có hai phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau :
Xưởng cơ khí : Có nhiệm vụ sản xuất khuôn mẫu, gá lắp,gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm như rô to, stato, trục động cơ, nắp mỡ, cánh gió, lõi thép ba lát... và thực hiện các dịch vụ cơ khí.
Xưởng điện: Có nhiệm vụ thực hiện tiếp một số bước công nghệ và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm như thực hiện lồng đấu, quấn, tẩm, sấy... lắp ráp động cơ. Sản phẩm hoàn thành phải qua bộ phận KCS để kiểm tra sau đó sẽ đưa vào nhập kho thành phẩm.
2.1.2.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VIHEM trong những năm gần đây:
Bảng số 3:
Kết quả hoạt động sản xuất của công ty năm 2000-2001:
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
(Đồng)
(Đồng)
Giá trị
%
- Tổng DT
39.920.762.410
50.914.125.901
10.993.363.491
28
- Giảm trừ
99.223.030
672.975.991
573.752.961
578
- DT thuần
39.821.539.380
50.241.149.910
10.419.610.350
26
- Giá vốn hàng bán
33.587.074.130
41.947.729.128
8.360.654.998
25
- Lãi gộp
6.234.465.250
8.293.420.782
2.058.955.532
33
- Chi phí bán hàng
1.636.439.858
2.466.737.751
830.297.893
51
- Chi phí QLDN
2.839.208.176
3.470.641.956
631.433.780
22
- Lợi nhuận từ SXKD
1.758.817.216
2.356.041.075
597.223.859
34
+ Thu nhập HĐTC
5.098.105
28.743.453
23.645.348
464
+ Chi phí HĐTC
746.069.149
917.132.025
171.062.876
23
- Lợi nhuận từ HĐTC
(740.971.044)
(888.388.572)
147.417.528
20
+ Thu nhập bất thường
35.076.000
34.599.891
(476.109)
+ Chi phí bất thường
14.675.272
-
- Lợi nhuận từ HĐB T
20.400.728
34.599.891
14.199.163
70
- Lợi nhuận trước thuế
1.038.246.900
1.502.252.394
464.005.494
45
- Thuế thu nhập D/n
259.561.725
375.563.100
116.001.375
45
- Lợi nhuận sau thuế
778.685.175
1.126.689.294
348.004.119
45
Qua bảng kết quả hoạt động SXKD của công ty cho thấy :
Tổng doanh thu năm 2000 đạt 39.920.762.410 đồng đến năm 2001 doanh thu là 50.914.125.901 đồng tăng so với năm 2000 là 10.993.363.491 đồng hay tăng 28%.
- Doanh thu thuần năm 2001 so với năm 2000 tăng 42% tương ứng với giá trị là 16.654.075.780 đồng. Sở dĩ doanh thu tăng lên là do Công ty không ngừng đầu tư tăng năng suất sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ như thành lập các chi nhánh tại miền Nam, miền Trung. Sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín đối với khách hàng.
Giá vốn hàng bán năm 2001 so với năm 2000 tăng 25% tương ứng 8.360.654.998 đồng do số lượng hàng hoá bán ra tăng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng cũng tăng lên tương ứng 631.433.780 đồng (22%) và 830.297.893 (51%). Chi phí bán hàng tăng lên khá cao là do chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm nhiều.
Cùng với việc tăng doanh thu, lợi nhuận thực hiện của Công ty năm 2001 so với năm 2000 là 348.004.119 tương ứng 45%.
Tính chỉ tiêu :
GVHB/DTTnăm 2000 = 33.587.074.130/39.821.539.380 = 0.84
GVHB/DTTnăm 2001 = 41.947.729.128/50.241.149.910 = 0.83
Tỉ trọng Giá vốn hàng bán (GVHB) trên Doanh thu thuần (DTT) năm 2001 giảm hơn so với năm 2000, trong đó, DTT và GVHB năm 2001 đều tăng so với năm 2000. GVHB tăng do số lượng sản phẩm sản xuất tăng, mặt khác, tốc độ tăng DTT cao hơn tốc độ tăng GVHB, chứng tỏ Doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí ngoài sản xuất. Điều đó cho thấy lượng Sản phẩm được tiêu thụ tăng, Công ty mở rộng được thị trường, đồng thời sử dụng hiệu quả các chi phí GVHB và QLDN.
Tính chỉ tiêu :
CPBH/DTTnăm 2000 = 1.636.439.858/39.821.539.380 = 0.04
CPBH/DTTnăm 2001 = 2.466.737.751/50.241.149.910 = 0.05
Tỉ lệ Chi phí bán hàng (CPBH) trên Doanh thu thuần năm 2001 cao hơn năm 2000 là do trong năm 2001, để thực hiện chiến lược mở rộng thị trường và thị phần, Công ty VIHEM đã mở thêm một chi nhánh tại Miền trung, do vậy, chi phí tiếp thị, quảng cáo tăng lên đáng kể. Đồng thời, chi phí hỗ trợ chi nhánh Miền Nam còn non trẻ để giữ vững và mở rộng thị trường cũng cần phải kể đến. So sánh giữa năm 2001 và 2000 thì CPBH là tăng nhưng xét trong dài hạn thì sự biến động này là hợp lý và cần thiết.
Tính chỉ tiêu :
CPQLDN/DTTnăm 2000 = 2.839.208.176/39.821.539.380 = 0.07
CPQLDN/DTTnăm 2001 = 3.470.641.956/50.241.149.910 = 0.07
Về cơ bản tỉ lệ chi phí QLDN/DTT giữa 2 năm 2001 và 2000 là không có biến động. Điều này cho thấy tốc độ biến động chi phí QLDN tăng hợp lý với tốc độ tăng Doanh thu thuần qua các năm.
Bảng số 4: Tình hình tài chính của công ty
A/ Phần tài sản :
Chỉ tiêu
Năm 2000
%
Năm 2001
%
Chênh lệch
(Đồng)
(Đồng)
Giá trị
%
I/ TSLĐ và ĐTNH
17.089.664.574
48,232
21.815.701.873
54,51
4.726.037.299
27,65
1. Tiền
629.342.560
1,78
397.829.796
0,99
(231.512.764)
(36,79)
2. Đầu tư TC ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
6.403.404.471
18,07
8.331.358.255
20,82
1.927.953.784
30,11
4. Hàng tồn kho
10.015.444.685
28,26
13.030.128.287
32,56
3.014.683.602
30,10
5. Tài sản LĐ khác
41.472.858
0,12
56.385.535
0,14
14.912.677
35,96
6. Chi sự nghiệp
II/ TSCĐ và ĐTDH
18.347.570.184
51,77
18.205.436.106
45,49
(142.134.078)
(0,77)
1. Tài sản cố định
8.552.446.282
24,13
7.880337.014
19,69
(672.109.268)
(7,86)
2. Đầu tư TC dài hạn
9.778.125.000
27,59
9.778.125.000
24,43
3. Chi phí XDCB dở dang
16.998.902
0,05
546.974.092
1,37
529.975.190
3.117,7
4. Ký quý, ký cược DH
Tổng tài sản :
35.437.234.758
100
40.021.137.979
100
4.583.903.221
12,94
B/ Phần nguồn vốn :
Chỉ tiêu
Năm 2000
%
Năm 2001
%
Chênh lệch
(Đồng)
(Đồng)
Giá trị
%
I/Nợ phải trả
16.101.871.916
45,44
19.580.885.218
48,93
3.479.013.302
21,61
1. Nợ ngắn hạn
12.840.835.886
36,24
17.183.849.188
42,94
4.343.013.302
33,82
2. Nợ dài hạn
3.261.036.030
9,20
2.397.036.030
5,99
(864.000.000)
(26,49)
3. Nợ khác
II/ Nguồn vốn chủ sở hữu
19.335.362.842
54,56
20.440.252.761
51,07
1.104.889.919
5,71
1. Nguồn vốn, quỹ
19.234.948.434
54,28
20.253.906.059
50,61
1.018.957.625
5,30
2. Nguồn k. phí, quỹ khác
100.414.408
0,28
186.346.702
0,47
85.932.294
85,58
Tổng cộng nguồn vốn :
35.437.234.758
100
40.021.137.979
100
4.583.903.221
12,94
Theo kết quả tính được từ bảng phân tích cho thấy, Tổng tài sản năm 2001 tăng so với năm 2000 4.583.903.221 đ tương đương 12.94%. Sự biến động này là do ảnh hưởng của các nguyên tố sau:
+ TSLĐ: TSLĐ năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 4.726.037.299 đ tương đương 27,65%. Mặc dù tồn quỹ tiền mặt giảm nhưng sự tăng trưởng về TSLĐ chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu (tăng 1.927.953.784 đ tương đương 30,11%) và Hàng tồn kho (3.014.683.602đ tương đương 30,1%). Cùng với chiến lược mở rộng thị trường của Công ty việc tăng thêm mức dư nợ đối với khách hàng cũng như lượng hàng dự trữ tại Kho Công ty, các cửa hàng và Chi nhánh là hợp lý. Tuy nhiên, việc này cũng yêu cầu Công ty tăng cường quản lý và kiểm soát đối việc thu hồi công nợ và điều độ sản xuất.
+TSCĐ: TSCĐ của Công ty năm 2001 giảm so với năm trước 142.134.078 đ tương ứng 0.77%. Trong sự biến động này có sự giảm sút về giá trị TSCĐ (giảm 672.109.268 đ = 7.86%) và sự tăng lên đáng kể của Chi phí ĐTXDD. Điều này là kết quả của việc Công ty đang thực hiện thay đổi máy móc thiết bị, thanh lý, xử lý máy móc thiết bị cũ, XD và đầu tư cơ sở vật chất mới.
Về Nguồn vốn:
Nợ phải trả của Công ty năm 2001 tăng so với năm 2000 là 3.479.013.302đ tương ứng 21,61%, là do nợ ngắn hạn tăng 4.343.013.302 đ (=33,82%) và Nợ dài hạn giảm 864.000.000 đ (= 26,49%).
Trong khi đó, Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 1.104.889.919đ (=5,71%) là do sự tăng thêm của tất cả các nguồn vốn, quỹ, và các nguồn kinh phí. Đây là một biểu hiện tốt của kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về Cơ cầu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:
Cùng với việc tăng Hàng tồn kho và dư nợ khách hàng đã làm cho cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp thay đổi đáng kể - Tỉ trọng TSLĐ từ chỗ chiếm 48,23% tổng tài sản đã tăng lên 54,51%. Song song với việc tăng lên của TSLĐ, cơ cấu nợ ngắn hạn trong Nợ phải trả cũng tăng (Năm 2000: 36,24% ; năm 2001: 42,94%). Như vậy, ta có thể thấy rằng, Công ty đã thực hiện việc vay ngắn hạn để đầu tư vào làm tăng TSLĐ, tăng hàng hoá, nguyên vật liệu… phục vụ cho nhu cầu mở rộng thị trường.
Xét một cách toàn diện, khi nợ dài hạn giảm, tiền tồn quỹ giảm đồng thời chi phí DTXDCBDD tăng, có thể thấy rằng, Công ty đã tự trang trải một phần Chi phí DTXDCB. Đây là một dấu hiệu cho thấy khả năng Tài chính vững mạnh của Công ty trong năm phân tích.
Bảng số 5: tình hình tiêu thụ, thu nhập của cán bộ cnv
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
(đồng)
(đồng)
Giá trị (đ)
%
Doanh thu thuần
39.821.539.380
50.241.149.910
10.419.610.530
126,2
Xuất nhập khẩu
-
-
-
-
Vốn s x k d
18.727.033.268
19.027.033.268
300.000.000
101,6
Lợi nhuận
778.685.175
1.126.189.294
348.004.119
144,7
Lao động
509
503
(6)
Thu nhập BQ/ người
1.129.666
1.441.352
311.686
127,6
Tổng Doanh thu thực hiện năm 2001 tăng 26,17% so với năm 2000 tương ứng với giá trị tuyệt đối là 10.419.610.530 đ. Cùng với việc tăng Doanh thu, Lợi nhuận năm 2001 cũng tăng lên nhiều so với năm 2000 (44,69% tương ứng với 348.044.119 đ). Sở dĩ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển như vậy là do Công ty không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất, mở rộng thị trường. Sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín đối với khách hàng, có khả năng cạnh tranh cao, thêm vào đó là sự cố gắng của toàn thể CB CNV Công ty. Mặc dù số lượng CNV giảm nhưng Công ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra trong từng năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 27,59 % so với năm 2000.
2.1.3. Tình hình chung về công tác kế toán :
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán :
Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari là công ty có qui mô vừa, có địa bàn sản xuất kinh doanh tập chung tại một địa điểm. Xuất phát từ đặc điểm đó, để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ của cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập chung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập chung tại phòng kế toán của công ty, ở các phân xưởng không tỏ chức bộ máy kế toán riêng. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ :
- Ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời liên tục và có hệ thống số hiện có và tình hình biến động về sản lượng, vật tư, tiền vốn.
Tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lãi lỗ, các khoản thanh toán với ngân sách theo đúng chế độ kế toán thống kê và thông tin kinh tế của nhà nước và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của công ty.
Thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị nhằm phục vụ việc lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phục vụ công tác hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo theo qui định của nhà nước.
Kiểm tra việc thực hiện các chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế – tài chính của nhà nước trong phạm vi công ty.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự lãnh đạo tập chung thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý mà bộ máy kế toán của công ty có cơ cấu như sau :
Sơ đồ số 9
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng phòng
Phó phòng
1.Kế toán tổng hợp
2.Kế toán phải thu phải trả
3.kế toán XDCB nội bộ
4.Kế toán CPSX và tính giá thành SP
Kế toán mua hàng
Kế toán tiêu thụ
1.Kế toán thanh toán tiền mặt
2.Kế toán tạm ứng
3.Kế toán lương
Kế toán vật liệu
1.kế toán TSCĐ
2.Kế toán tiền gửi tiền vay
Thủ quĩ và kế toán bảo hiểm xã hội
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy kế toán được qui định như sau :
Kế toán trưởng : Giúp giám đốc công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của công ty.
- Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp : Phụ trách phần việc hạch toán kế toán. cuối quí thu thập tài liệu từ các bộ phận kế toán có liên quan, tiến hành lập báo cáo tài chính.
- Kế toán mua hàng : Theo dõi tình hình mua hàng và thanh toán tiền hàng của công ty, theo dõi tình hình công nợ với từng khách hàng.
- Kế toán bán hàng : Theo dõi tình hình bán hàng và thanh toán tiền hàng của khách hàng.
Kế toán vật liệu : Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu vật tư nhập, xuất, tồn kho. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư.
Kế toán tài sản cố định : Phản ánh giá trị hiện có, tình hình tăng giảm tài sản cố định theo nguyên giá và giá trị hao mòn. Hàng tháng trích khấu hao tài sản cố định, hàng quí lập bảng tính và bảng trích khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán tiền gửi tiền vay : theo dõi tình hình tiền gửi tiền vay của công ty tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Định kỳ hàng tháng lên nhật ký chứng từ số 2 và nhật ký chứng từ số 4.
- Kế toán tiền mặt : Ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh thu chi xuất nhập quĩ tiền mặt.
- Kế toán tạm ứng : Phản ánh khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng.
- Kế toán tiền lương : Phản ánh các khoản phải trả và tình hình đã trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Thủ quĩ : Quản lý quĩ tiền mặt của công ty
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Cuối quí căn cứ vào các nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ và các sổ sách có liên quan để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang đầu và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ và tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm.
2.1.3.2. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán :
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ và yêu cầu quản lý, công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari đã lựa chon áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ . Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ số 10:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ (thể) kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ (vài ngày hoặc cuối kỳ)
Hệ thống sổ kế toán công ty áp dụng :
- Sổ kế toán tổng hợp : bao gồm các nhật ký chứng từ (NKCT số 1, NKCT số 2, NKCT số 4, NKCT số 5, NKCT số 10), các bảng kê (bảng kê số 1, bảng kê số 2, bảng kê số 3, bảng kê số 10, bange kê số 11), bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao.
- Sổ kế toán chi tiết : Bao gồm sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết vật liệu, sổ theo dõi chi tiết công nợ với khách hàng...
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là để đơn giản hoá công tác kế toán, công ty không mở các bảng kê và các nhật ký chứng từ còn lại. Công ty thực hiện kế toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. tình hình nhập – xuất – tồn kho các loại vật liệu, công cụ dụng cụ được phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống trên cơ sở các chứng từ nhập xuất.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty:
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty:
Chi phí sản xuất của công ty bao gồm nhiều loại, có tính chất kinh tế, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí ở công ty, kế toán tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thức :
- Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất của công ty được chia thành 3 khoản mục :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
Trong 3 khoản mục trên khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 60% đến 70%. Đây là một trọng tâm trong công tác quản lý chi phí của công ty.
Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, kế toán chia chi phí sản xuất thành các yếu tố chi phí nhằm phục vụ cho việc quản lý chi phí theo yếu tố và lập thuyết minh báo cáo tài chính. Trong các yếu tố chi phí sản xuất, yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khấu hao tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí.
Công ty đã xây dựng hệ thống định mức chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm bao gồm : định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên việc quản lý chi phí theo định mức vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.
2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác thì yếu tố đầu tiên, cần thiết là kế toán phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm qui trình công nghệ tình hình sản xuất kinh doanh và trình dộ quản lý của Công ty.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty được căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm và căn cứ vào trình độ quản lý, trình độ hạch toán của công ty. Sản phẩm của công ty rất đa dạng, mỗi sản phẩm được cấu tạo từ nhiều chi tiết khác nhau và sử dụng chung nhiều loại vật liệu, cùng một qui trình công nghệ sẽ tạo ra nhiều loại sản phẩm. Do vậy Công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
2.2.3. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty:
2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu ở Công ty được chia thành 2 loại:
Nguyên vật liệu chính : Là các loại nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất, chế tạo sản phẩm gồm toàn bộ nguyên vật liệu chế tạo nên sản phẩm. nguyên vật liệu chính ở Công ty rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau như : tôn, thép trục, dây điện từ, nhôm, đồng, gang...
Nguyên vật liệu phụ : Là các loại vật liệu không cấu tạo nên sản phẩm, chỉ để phục vụ các hoạt động khác như : xi măng, cát, sỏi phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản nội bộ... Ngoài ra còn có nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu thu hồi.
Toàn bộ nguyên vật liệu được Công ty theo dõi trên các tài khoản cấp 2 như sau :
TK 1521 – Vật liệu chính
TK 1522 – Vật liệu phụ
TK 1523 – Nhiên liệu
TK 1524 – Phụ tùng thay thế
TK 1527 – Phế liệu thu hồi
Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng để phản ánh quy trình nhập - xuất vật tư gồm:
Phiếu nhập kho
Phiếu yêu cầu
Phiếu kê mua hàng
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Bảng kê nhập nguyên nhiên vật liệu (Bảng kê số 3), Bảng phân bổ nguyên nhiên vật liệu xuất kho.
Sổ cái
* Nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu tại Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari :
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu, phòng kinh doanh (bộ phận sản xuất) lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư. Phòng kinh doanh căn cứ vào phiếu yêu cầu đó lập phiếu xuất vật tư để làm thủ tục xuất kho.
- Tại kho vật tư, thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho và lượng vật tư thực tế còn trong kho để tiến hành xuất vật tư và ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho (theo đơn vị hiện vật) vào phiếu xuất kho.
Nguyên vật liệu được xuất về kho phân xưởng, thủ kho xưởng căn cứ vào phiếu xuất kho trên để nhập kho số vật tư đó (Ghi vào thẻ kho ở xưởng – phần nhập). Sau đó gửi phiếu xuất này lên phòng kinh doanh. Khi xuất vật liệu cho các tổ sản xuất thủ kho xưởng ghi số lượng vật tư xuất kho vào thẻ kho.
- Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên. Công ty thực hiện kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song. Sau khi ghi số thực xuất, thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi vào các thẻ kho (Thẻ kho được mở cho từng loại, từng qui cách vật tư ). Định kỳ thủ kho gửi chứng từ lên phòng kế toán. Kế toán nhận được phiếu xuất kho kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi vào thẻ kho, tính giá thực tế vật liệu xuất kho.
+ Tính giá thực tế vật tư xuất kho
Công ty hạch toán vật tư xuất kho theo giá thực tế và sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước. Giá vật liệu xuất kho được tính theo công thức sau :
Giá trị thực tế Số lượng nguyên vật liệu Giá trị thực tế nguyên
nguyên vật liệu = xuất kho thuộc từng ´ vật liệu nhập kho theo
xuất kho lần nhập từng lần nhập
ở công ty phòng kế toán không theo dõi tình hình lĩnh và thanh toán vật tư dùng vào sản xuất trong kỳ. Công việc này do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Toàn bộ vật tư xuất kho được kế toán hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ.
Ví dụ : Tình hình nhập xuất nguyên vật liệu ở Công ty chế tạo máy điện Việt Nam Hungari quí 1/ 2002 như sau : (Trích thẻ kho quí 1/ 2002 và phiếu xuất kho số 90).
Công ty áp dụng tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này 200 chiếc thân động cơ 1,5KW - 4K xuất kho dùng để sản xuất động cơ gồm 174 chiếc tồn từ đầu quí (1/1/2002), 24 chiếc nhập ngày 5/1/2002, 2 chiếc nhập ngày 17/1/2002.
Vậy giá trị thân động cơ xuất kho ngày 27/1/2002 là :
(174 ´ 36.322) + (24 ´ 36.322) + (2 ´ 37.136) = 7.266.028 đồng
Phiếu xuất kho
Ngày 27 tháng 1 năm 2002 Số : 90
Bộ phận sử dụng : Chị Yến (Xưởng cơ khí) Nợ TK 621.1
Đối tượng sử dụng : Sản xuất động cơ Có TK 152.1
Xuất tai kho : Chị Hương
Tên nhãn hiệu, qui cách vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Thân động cơ
1,5KW – 4K
Cái
200
200
Cộng thành tiền
7.266.028
(Trích phiếu xuất kho số 90 ngày 27/1/2002)
Thẻ kho
Tên nhãn hiệu, qui cách vật tư : Thân động cơ 1,5 KW – 4K
Đơn vị tính : cái
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá nhập
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Tồn
Kiểm kê 1/1/2002
174
36.322
5/1
1
Mua hàng của hải đăng
24
36.322
17/1
14
Mua hàng của đúc Mai Lâm
10
37.136
27/1
90
Chị yến lĩnh
200
(Trích thẻ kho quí 1/2002)
ở công ty giá thực tế của vật liệu chỉ gồm giá hoá đơn. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu thực tế công ty tiến hành như sau :
Hàng ngày khi xuất dùng nguyên vật liệu, kế toán phản ánh giá trị vật liệu xuất kho vào tờ kê chi tiết xuất vật liệu, công cụ dụng cụ (Trích tờ kê chi tiết xuất vật liệu, công cụ dụng cụ ).
- Căn cứ vào số liệu tổng hợp trên tờ kê chi tiết, cuối quí kế toán ghi vào bả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K2674.DOC