MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.1.1. Chi phí sản xuất 3
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 4
1.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm 6
1.2.1. Nội dung giá thành sản phẩm 6
1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm 7
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8
1.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
1.5. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9
1.5.1. Đối tượngkế toán tập hợp chi phí sản xuất 9
1.5.2. Phân biệt giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 10
1.6. Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 11
2. Nội dung cơ bản của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
2.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 11
2.1.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất thực hiện kế toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 11
2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 17
2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19
2.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp 19
2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương 19
2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức 20
2.3. Các phương pháp tính giá thành 20
2.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 21
2.3.2. Phương pháp tính giá thành phân trước 21
2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 24
2.3.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 24
2.3.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ 24
2.3.6. Phương pháp loại trừ chi phí 25
2.3.7. Tính giá thành định mức của sản phẩm 26
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI TÀN TẬT HÀ NỘI 27
1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty 27
1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty 27
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 30
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán 32
1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 35
1.4.1 Phân xưởng nhựa 36
1.4.2. Phân xưởng may 36
1.4.3. Phân xưởng màng 37
1.5. Khái quan một số phân hành kế toán của Công ty 37
2. Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty 38
2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 38
2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 40
2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 40
2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 40
2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 45
2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 48
3. Công tác kế toán giá thành ở Công ty 53
3.1. Đối tượng tính giá thành 53
3.2. Đánh giá sản phẩm làm dở dang và tính giá thành sản phẩm ở phân xưởng nhựa 54
3.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở 54
3.2.2. Tính giá thành sản phẩm 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY 57
1. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất kinh doanh của người tần tật Hà Nội. 57
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. 59
2.1. Kiến nghị 1 59
2.2. Kiến nghị 2 60
2.3. Kiến nghị 3 61
2.4. Kiến nghị 4 63
2.5. Kiến nghị 5 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt: 716.000.000 đồng
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng từ: 100.690 đồng/ tháng lên đến 129.500 đồng/ tháng.
Qua 5 năm hình thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp vẫn phát triển theo hướng tăng dần, do vậy đến tháng 3/ 1994 UBND thành phố Hà Nội, Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội xét quy mô và nhiệm vụ của Xí nghiệp đã quyết định đổi tên Xí nghiệp thành “Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội”. Công ty được thành lập theo căn cứ quyết định 520/ QĐ - UB ngày 36/3/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty có các nhiệm vụ sau:
Sản xuất sản phẩm may mặc
Sản xuất đồ dùng bát đĩa nhựa Melamin
Sản xuất túi ni lông đựng rác thải các loại.
Từ năm 1993 cho tới nay với sự năng động sáng tạo, nắm vững thị trường. Công ty đã thực tế đổi mới về mọi mặt, từ chỗ có một địa điểm làm việc đến nay Công ty đã có ba địa điểm.
25 Thái Thịnh, diện tích làm việc 1.036m2, kho 720 m2 .
Km 9 thanh xuân, diện tích 2000 m2.
Khu sản xuất Mỗ Lao, diện tích 9.470 m2, tập trung ba phân xưởng sản xuất
Lấy chữ tín làm đầu, số hàng hóa và sản phẩm sản xuất của Công ty làm đến đâu tiêu thụ đến đó. Nhờ vậy mà các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty đã tăng cụ thể như sau:
- Lợi nhuận thực hiện:
+ Nâm 1999: 409.597.221 đồng
+ Năm 2000: 282.838.529 đồng
+ Năm 2002: 302.508.649 đồng
- Lương bình quân một công nhân:
+ Năm 1999: 630.000 đồng / tháng
+ Năm 2000: 678.000 đồng / tháng
+ Năm 2002: 750.000 đồng / tháng
- Về doanh thu:
+ Năm 1999: 17.491.339.024 đồng
+ Năm 2000: 19.562.538.474 đồng
+ Năm 2002: 23.120.779.916 đồng
- Tổng số lao động:
+ Năm 1993: 55 người
+ Năm 1996: 116 người
+ Năm 2002: 500 người, trong đó lao động hợp đồng là 150 người và lao động thời vụ là 350 người.
Cho đến nay số vốn đầu tư của Công ty hiện có là: 13.246.203.772 đồng
Trong đó: vốn cố định: 11.826.159.476 đồng
Vốn lưu động: 1.420.044.296 đồng
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội tổ chức quản lý theo một cấp.
- Giám đốc Công ty là người được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý công ty, là người chỉ huy cao nhất, có nhiệm vụ quản lý Công ty một cách toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Giám đốc công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch, pháp lý các chính sách và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Phó Giám đốc Công ty là người trợ giúp cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được giao và thay Giám đốc thực hiện công việc khi Giám đốc đi vắng.
- Các phòng chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý của Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc trợ giúp cho Ban Giám đốc lãnh đạo các công tác sản xuất kinh doanh được thông suốt, các phòng chức năng bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính:
Gồm 5 người: 1 trưởng phòng, 2 lái xe, 1 tạp vụ. 1 văn thư.
Nhiệm vụ của phòng này: phụ trách công tác về tổ chức, nhân sự cho Công ty, quản lý đội ngũ cán bộ Công ty Trưởng phòng với nhiệm vụ chính là: công tác về tổ chức, nhân sự và công việc chung của cả phòng
Văn thư: chuyên phụ trách về dấu, công văn, giấy tờ và tiếp khách.
+ Phòng kế hoạch vật tư: gồm có 8 người
Có 1 trưởng phòng, còn lại là 7 nhân viên trong đó có 4 nhân viên chuyên mua vật tư các loại và trả hàng, còn lại 3 nhân viên khác chuyên đi ký kết hợp đồng với khách hàng và giao dịch với khách hàng dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng.
Phòng kế hoạch có 2 kho: 1 kho thành phẩm
1 kho dự trữ vật tư
+ Phòng kinh doanh: có 8 người
Gồm 1 trưởng phòng và 7 nhân viên
Nhiệm vụ của phòng này là chuyên làm công tác về chào hàng và bán hàng. Trưởng phòng phụ trách các nhân viên của phòng về công tác tiếp thị sản phẩm, chào hàng, bán hàng còn lại 7 nhân viên làm công tác chào hàng và bán hàng.
+ Phòng tài vụ của Công ty gồm 5 người:
1 kế toán trưởng, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán thanh toán, 1 thủ quỹ, 1 kế toán lương bảo hiểm xã hội và tài sản cố định.
Bên cạnh các phòng ban chức năng thì có 3 phân xưởng sản xuất chính:
+ Phân xưởng may: sản xuất các mặt hàng may mặc chủ yếu cho các bệnh viện ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận, may đồng phục học sinh cho một số trường học có nhu cầu…
+ Phân xưởng màng: sản xuất các mặt hàng túi ni lông đựng rác thải phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
+ Phân xưởng nhựa: sản xuất các sản phẩm nhựa Melamin phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc công ty
Phòng GĐ tổ chức hành chính
Phòng vật tư
Phòng tài vụ
Phòng GĐ sản xuất kinh doanh
Phòng kinh doanh
Phân xưởng may
Phân xưởng nhựa
Phân xưởng màng
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán:
Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa, hạch toán độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân, xuất phát từ đặc điểm tổ chức và tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, trực tiếp và tập trung nên Công ty chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng. Phòng kế toán (hay phòng tài vụ) đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, các nhân viên phòng tài vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư
TT.lương, BHXH, TSCĐ
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
Phòng tài vụ của Công ty gồm 5 người, do yêu cầu của sản xuất kinh doanh bố trí công việc cho từng nhân viên phải phù hợp. Phòng tài vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trong công tác sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất đồng vốn đúng mức có hiệu quả với nhiệm vụ cụ thể từng người.
- Kế toán trưởng phân công công việc cho các kế toán phần hành, ký duyệt các chứng từ thu chi. Cuối mỗi kỳ hạch toán kế toán trưởng là người trực tiếp làm công tác kế toán tổng hợp.
- Kế toán thanh toán chuyên viết phiếu thu, phiếu chi, làm công tác thanh toán với khách hàng và thanh toán với nhà cung cấp, theo dõi các khoản phải thu, phải trả nội bộ khác thông qua tài khoản tiền mặt. Ngoài ra kế toán thanh toán còn phải theo dõi các khoản nộp ngân sách nhà nước, hàng tháng kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, theo dõi phần thanh toán qua ngân hàng.
- Kế toán vật tư thường xuyên theo dõi nhập xuất tồn nguyên vật liệu hàng ngày, tập hợp số liệu báo cáo lượng vật tư tồn kho kiêm kế toán thành phẩm, tiêu thụ, theo dõi cụ thể từng phân xưởng. Hàng ngày kế toán vật tư là người xuất hoá đơn GTGT cho nhân viên phòng kinh doanh đi giao hàng sản phẩm nhựa Mê la min và cho nhân viên phòng kế hoạch đi trả hàng may và túi nilon .Cuối mỗi kỳ, kế toán vật tư là người tập hợp chi phí và tính giá thanh sản phẩm.
- Kế toán lương, bảo hiểm xã hội và tài sản cố định làm lương, theo dõi các chế độ về lương và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, theo dõi sổ sách về TSCĐ của Công ty .
- Thủ quỹ có nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt, hàng ngày vào sổ quỹ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, rút tiền từ ngân hàng về quỹ tiền mặt, nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra thủ quỹ còn kiêm nhiệm vụ thu tiền công đoàn của cán bộ công nhân viên hàng tháng, nộp kinh phí công đoàn lên đơn vị cấp trên.
Để phù hợp với công tác quản lý kế toán của đơn vị, Công ty tổ chức sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Trình tự ghi sổ kế toán trên có thể được diễn giải như sau:
Hàng ngày từ các chứng từ gốc đã được phê duyệt, các kế toán phần hành sẽ vào các thẻ và sổ kế toán chi tiết. Đồng thời từ đó cũng vào các bảng kê và nhật ký chứng từ. Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp từng tài khoản trên bảng kê và nhật ký cũng như trên bảng tổng hợp chi tiết để vào sổ cái. Sau khi đối chiếu kiểm tra giữa các bảng tổng hợp với sổ cái, tới cuối kỳ hạch toán từ số liệu trên sổ cái và các tổng hợp chi tiết vào các báo cáo tài chính.
1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình công nghệ tổ chức sản xuất sản phẩm là một trong những yếu tố căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Nói cách khác là đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng rõ nét đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành ở Công ty.
Quá trình sản xuất các sản phẩm của Công ty ở từng phân xưởng được tiến hành theo trình tự sau.
1.4.1. Phân xưởng nhựa.
Kho vật tư
Kho thành phẩm
Tổ hoa
Các tổ máy
Cắt hoa, làm hồ
Hấp bột
ép phôi thô làm sáng sản phẩm
Mài bavia
KCS
Nguyên vật liệu như bột nhựa, giấy hoa, … được chuyển từ kho vật tư lên tổ làm hoa và các tổ đứng máy. Tổ hoa làm công việc cắt hoa và làm hồ rồi chuyển sang các tổ máy . Các tổ này sẽ tiến hành công việc hấp bột, hình thành nên sản phẩm, ép phôi thô làm sáng sản phẩm . Sau đó chuyển những bán thành phẩm này sang tổ mài, tiếp theo qua bộ phận KCS kiểm tra để nhập kho thành phẩm.
1.4.2. Phân xưởng may.
Kho vật tư
Tổ cắt
Các tổ may
Nhập kho
KCS
Thùa, dính, là, gấp, gói
Nguyên vật liệu chuyển từ kho vật tư chuyển lên tổ cắt, sau đó chuyển sang 2 tổ may . Đối với những sản phẩm cần thiết sẽ chuyển sang tổ thùa đính , là gấp gói để hoàn thiện sản phẩm. Cũng như phân xưởng nhựa, những thành phẩm này sẽ được chuyển qua bộ phận KCS rồi nhập kho thành phẩm.
1.4.3. Phân xưởng màng.
Kho vật tư
Máy trộn màu
Máy thổi cuộn
Nhập kho
KCS
Máy cắt, dán
1.5 Khái quát một số phần hành kế toán của Công ty.
1.5.1 Phần hành kế toán thanh toán
*Người làm phần hành kế toán này phải sử dụng các chứng từ thanh toán sau:
-Phiếu thu
-Phiếu chi
- Giấy đề nghị thanh toán
- Giấy đề nghị tạm ứng
Ngoài ra kế toán thanh toán còn mở sổ theo dõi công nợ của các khách hàng theo các hoá đơn đã xuất.
Các sổ chi tiết kế toán mà kế toán thanh toán phải theo dõi, đó là:
- Sổ tiền mặt TK 111
- Sổ tiền gửi ngân hàng TK 112
- Sổ chi tiết tạm ứng - TK 141
- Bảng kê số 11 thanh toán với người mua TK 131
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán TK 331
- Nhật ký chứng từ số 5
1.5.2 Phần hành kế toán vật tư
Kế toán vật tư theo dõi xuất nhập tồn nguyên vật liệu nên phải sử dụng phiếu xuất phiếu nhập kho, thẻ chi tiết vật liệu dụng cụ. Ngoài ra KTVT còn theo dõi xuất nhập tồn thành phẩm và tiêu thụ.
Các tài khoản mà kế toán vật tư phải theo dõi là:-Tài khoản 152, 153
- Sổ chi tiết bán hàng- TK5112
- TK 3331
Cuối kỳ kế toán vật tư là người kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm, vì vậy KTVT còn phải theo dõi là các tài khoản chi phí 621 ,622, 627, 641,642,TK 154, 155,156….
Một số bảng kê cần dùng cho kế toán vật tư là:
- Bảng kê số 4
- Bảng kê số 3
- Bảng kê số 9
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
- Bảng phân bổ tiền lương, BHXH….
- Các sổ chi phí SXKD..
- Thẻ tính giá thành sản phẩm…
2. Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty.
2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
Theo phương pháp phân loại chi phí theo công dụng, toàn bộ chi phí sản xuất ở công ty bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính.
- Nguyên vật liệu chính tạo nên các sản phẩm nhựa làm bằng nhựa tại công ty: nhựa Melamin, bột bóng, giấy hoa…
Nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm may của công ty: vải, chỉ, cúc…
Nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm màng của công ty: nhựa hạt PE…
- Chi phí nguyên vật liệu phụ: để hoàn thiện một số sản phẩm ngoài nguyên vật liệu chính còn có rất nhiều nguyên vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm song nó có những tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất: bột xoa khuôn, nước cất, hồ dán… các loại nguyên vật liệu này chủ yếu là mua ngoài (thị trường trong nước).
- Chi phí tiền lương công nhân sản xuất: tiền lương của công nhân bao gồm các khoản tiền lương chính được tính trên đơn giá tiền lương, ngoài ra còn các khoản phụ cấp, trách nhiệm như: ăn trưa, độc hại, ca ba…
- Chi phí BHXH: hiện nay Công ty thực hiên theo chế độ trích BHXH cho công nhân viên tính trên 19% tổng số tiền lương thực tế trả cho công nhân sản xuất (15% BHXH, 2% kinh phí công đoàn, 2% BHYT).
- Chi phí sản xuất chung là các khoản liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất và chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân viên phân xưởng la các khoản tiềnlương và BHXH phải trả cho nhân viên trực tiếp quản lý sản xuất tại phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí vật liệu, công cụ dùng cho việc sửa chữa trực tiếp máy móc thiết bị, nhà xưởng, thiết bị và dụng cụ dùng cho phục vụ quản lý tại phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định là việc khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất phần giá trị hao mòn của tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc thiết bị tại phân xưởng).
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí điện nước, điện thoại…
+ Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí hội nghị tiếp khách được phép tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Trong quá trình tôngr hợp chi phí vào đối tượng trực tiếp sản xuất (TK 154), chi phí sản xuất được tập hợp qua 3 khoản mục chính:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
2.2. Đối tương kế toán tập hợp chi phí sản xuất .
Với quy trình công nghệ sản xuất liên tục, hoạt động sản xuất, chế tạo diễn ra ở các tổ trong từng phân xương khác nhau, các đơn vị sản phẩm vận động từ tổ sản xuất này qua tổ sản xuất khác một cách liên tục cho đến khi hoàn thành (trở thành sản phẩm).
ở phân xưởng nhựa sản phẩm được làm qua các tổ như: tổ hoa, tổ cắt hoa, các tổ máy, tổ hấp bột, tổ mài bavia…
ở phân xưởng may gồm có tổ cắt, tổ may, tổ thùa…
ở phân xưởng màng có các tổ trộn màu nhựa, tổ phụ trách máy thổi cuộn…
Do đó đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất là theo từng phân xưởng đến kỳ tính giá thành mới phân bổ gián tiếp chi phí cho từng sản phẩm.
2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội được áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng là phương pháp trực tiếp, sau đó đến kỳ tính giá thành mới áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bố chi phí cho từng loại sản phẩm. Do đó trên các bảng phân bổ, bảng kê, sổ chi tiết không chi tiết cho các loậi sản phẩm mà chỉ tập hợp chi phí dến phân xưởng.
Theo phương pháp này việc tập hợp và phân bổ các khoản chi phí sản xuất ở Công ty được thực hiện như sau:
2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu.
Khi một hợp đồng được ký kết với khách hàng, phòng kế hoạch sẽ lập một lệnh về sản xuất sản phẩm. Trong đó ghi rõ yêu cầu về sản xuất sản phẩm như thời gian sản xuất, số lượng sản phẩm, quy cách mẫu mã, thời gian trả hàng… và định mức về nguyên vật liệu cho các sản phẩm đó.
Các phân xưởng tiến hành sản xuất dựa trên lệnh sản xuất đó để viết phiếu xin lĩnh vật tư lên phòng kế toán sau đó phòng kế toán viết phiếu xuất vật tư.
Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất vật tư, kế toán vật tư ghi vào sổ chi tiết vật tư phần xuất. Phiếu xuất kho gồm 3 liên: 01 lưu lại phòng kế toán, 01 giao cho thủ kho, 01 để lại phân xưởng.
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật bao gồm 3 phân xưởng.
+ Phân xưởng nhựa chuyên sản xuất các loại bát nhựa.
+ Phân xưởng may sản xuất các mặt hàng may mặc như quần áo, chăn màn cho y tế.
+ Phân xưởng màng sản xuất các loại túi đựng rác.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập và phân loại trực tiếp những chi phí đó theo từng phân xưởng. Những chi phí xuất dùng cho bộ phận nào, vào mục đích gì được tập hợp trực tiếp vào các tài khoản 621 chi tiết từng phân xưởng.
6211 Phân xưởng nhựa.
6212 Phân xưởng may.
6213 Phân xưởng màng.
* Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực hiện như sau:
- Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ chi tiết nhập xuất tồn theo từng thứ vật tư. Cuối tháng căn cứ vào giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ và số lượng tương ứng để tính dơn giá bình quân cho cả kỳ.
- Sử dụng đơn giá bình quân cả kỳ để tính giá thực tế từng thứ vật tư đó xuất dùng trong kỳ. Từ đó ghi vào cột giá trị xuất trong sổ chi tiết vật tư.
- Đồng thời hàng ngày kế toán sử dụng phiếu xuất vật tư để ghi vào bảng kê chi tiết xuất vật tư cho từng phân xưởng (theo số lượng).
- Cuối tháng căn cứ vào đơn giá đã tính được ở sổ chi tiết vật tư để tính và ghi vào chỉ tiêu giá trị xuất trong bảng kê xuất tính vật tư theo phân xưởng. Sử dụng bảng kê xuất vật tư theo từng phân xưởng để lập bảng phân bổ vật tư (bảng phân bổ số 2).
- Sử dụng bảng phân bổ số 2 để lập bảng kê số 4 liên quan đến phat sinh nợ tài khoản 621, 627… chi tiết theo từng phân xưởng và đối ứng có tài khoản 152,153… chi tiết cho 3 phân xưởng.
- Căn cứ vào bảng kê số 4 phần chi phí nguyên vật liệu kế toán ghi số liệu vào nhật ký số 7. Từ nhật ký số 7 vào các sổ cái TK 621, 622, 627 chi tiết cho phân xưởng May, Nhựa, Màng.
- Căn cứ vào các sổ cái các TK 621, 622, 627 kế toán vào sổ cái tài khoản 154 - kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Biểu số 1.
Bảng kê xuất vật liệu cho phân xưởng nhựa
Tháng 6 năm 2002
Chứng từ
Diễn giải
Dùng cho sản xuất
Dùng cho quản lý phân xưởng
152
Số
Ngày
Số lượng
Số tiền
3
5/6
Melamin
150 kg
2.099.850
5
7/6
Bột bóng
200 kg
6.742.400
6
8/6
Melamin
230 kg
3.219.770
8
9/6
Bột xoa khuôn
120 kg
4.680.000
11
12/6
Mỡ bảo dưỡng
502.000
13
15/6
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
26
25/6
Melamin
420 kg
5.879.580
27
26/6
Dầu lau máy
300.000
Cộng
783.034.565
2.200.745
Biểu số 2.
Doanh nghiệp: ……
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu
công cụ, dụng cụ
Tháng 6 năm 2002
Số TT
Ghi có các TK
Đối tượng
SD (ghi nợ các TK)
Tài khoản 152
Tài khoản 153
HT
TT
HT
TT
1
TK 621
1.831.904.981
29.858.128
6211 PX Nhựa
777.904.888
5.129.677
6212 PX May
964.799.777
23.028.451
62113 PX Màng
89.200.316
1.700.000
2
TK 627
79.079.392
4.472.294
6271 PX Nhựa
32.000.932
2.200.745
6272 PX May
41.756.052
1.971.549
6273 PX Màng
5.322.408
300.000
3
TK 641
7.535.000
4
TK 642
11.247.500
1.910.984.373
53.112.922
Ngày 30 tháng 6 năm 2002
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)
Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tháng 6/2002, tổng số nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ cho
Phân xưởng nhựa là : 777.904.888
Phân xưởng may là : 946.799.777
Phân xưởng mang là : 89.200.316
Số liệu này được chuyển để ghi vào bảng kê số 4 ghi vào dòng nợ tài khoản 621
2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn… khoản chi phí này chiếm tỷ lệ tương đối lổntng cơ cấu giá thành sản phẩm ở Công ty.
Hiện nay Công ty trả lương cho công nhân sản xuất theo hai hình thức: lương sản phẩm và lương thời gian. Nhưng chủ yếu là hình thức lương sản phẩm.
Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất
=
Số sản phẩm hoàn thành
x
Đơn giá sản phẩm
Tiền lương cấp bậc tính theo ngày = Hệ số tiền lương x lương cơ bản / số ngày làm việc trong tháng
Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, công nhân sản xuất ở 3 phân xưởng được hưởng mức lương theo đơn giá trên từng loại sản phẩm mà Công ty quy định, từng công việc trên từng quy trình công nghệ.
Hàng ngày căn cứ vào các phiếu giao việc, bộ phận tiền lương tập hợp được phải chi phí nhân công theo từng loại sản phẩm.
Chi phí nhân công cho từng sản phẩm ở 3 phân xưởng là tính theo số lượng sản xuất ở từng tổ trong mỗi phân xưởng cụ thể.
Bên cạnh việc tính lương theo sản phẩm công nhân trực tiếp còn được tính lương theo thời gian, trong những trường hợp nghỉ phép, ốm đau, thai sản, học việc… có những bộ phận được tính theo thời gian như: bộ phận văn phòng, bộ phận sản xuất phụ trợ (bộ phận cơ điện).
Như vậy tổng tiền lương của công nhân sản xuất gồm 2 bộ phận: tổng tiền lương sản phẩm + tổng tiền lương thời gian.
Cùng với các ngày lễ lớn trong năm, Công ty còn có các khoản lương thưởng cho các cán bộ công nhân viên, nhằm gắn bó trách nhiệm của họ với Công ty nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.
* Thực tế kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty.
- Cuối tháng nhân viên thống kê căn cứ vào bảng chấm công, phiếu giao việc, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương sản phẩm cho công nhân, giấy báo ốm, giấy xin nghỉ phép, giấy báo làm việc ngoài giờ ở 3 phân xưởng. Bộ phận tiền lương tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, sau đó tiến hành lập bảng thanh toán lương của từng phân xưởng.
Hàng tháng Công ty thực hiện trích BHXH là 15%, BHYT là 2%, kinh phí công đoàn2% theo hệ số lương cơ bản của từng công nhân.
Biểu số:
Bảng tính lương tháng 6 năm 2002 phân xưởng nhựa
TT
Họ tên
LCB
BHXH
BHYT
KPCĐ
SLSP
TT
1
Nguyễn Văn Thường
2,92
91.980
12.264
12.264
5.600
873.600
2
Trần Cảnh Điệp
3,48
109.620
14.616
14.616
5.800
904.800
...
...
...
...
...
...
...
...
71
Nguyễn Trọng Xuân
2,54
80.010
10.668
10.668
6.000
936.000
72
Lý Nhận Lương
2,84
89.460
11.928
11.928
5.900
924.000
208,3
6.561.450
874.825
874.825
402.150
62.735.400
Bảng lương quản lý phân xưởng tháng 6 năm 2002
LCB
BHXH
BHYT
KPCĐ
Đỗ Văn Hùng
3,23
101.745
13.566
13.566
Nguyễn Văn Hải
2,74
73.677
10.080
10.080
Cộng
175.422
23.646
23.646
222.714
LSP
1.150.000
2.372.714
1.000.000
Cụ thể được minh họa như sau: dựa vào bảng tính lương tháng 6/2002 ở phân xưởng nhựa.
+ Số công nhân là 72 người
+ Tổng hệ số cấp bậc lương 208,3
+ Lương cơ bản 210.000 đồng
- Số tiền lương cơ bản của 72 người là: 210.000 x 208,3 = 43.743.000
- Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ như sau:
BHXH 43.743.000 x 15% = 6.561.450
BHYT = KPCĐ 43.743.000 x 2 % = 874.825
Và tổng các koản trích là 8.311.100. Kế toán làm bút toán sau:
Nợ TK 622 Phân xưởng nhựa 8.311.100
BHXH 43.743.000 x 15% = 6.561.450
BHYT = KPCĐ 43.743.000 x 2 % = 874.825
Có TK 338 8.311.100
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương ở các phân xưởng, kế toán tiến hành lập bảng lưởng của toàn Công ty.
Sau khi lập bảng lương của toàn Công ty, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Ví dụ: Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương tháng 6 năm 2002.
Số liệu này được ghi vào bảng kê số 4, dòng nợ TK 622 phân xưởng Nhựa, phân xưởng May, phân xưởng Màng, và cột có TK 334, 338.
Cuối tháng các khoản chi phí nhân công trực tiếp được kêt chuyển sang TK 154 theo từng đối tượng, từng phân xưởng.
2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung có tính chất tổng hợp, nó bao gồm toàn bộ chi phí phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức và điều hành cho quá trình sản xuất ở phạm vi Công ty, các phân xưởng sản xuất…Tại Công ty khoản muc chi phí này bao gồm:
- Chi phí vầt liệu, công cụ, dụng cụ.
- Chi phí quản lý.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
2.3.3.1. Kế toán chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ.
ở Công ty các loại chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phụ, chi phí nguyên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí phế liệu và chi phí về công cụ, dụng cụ. Các chi phí này phát sinh thực tế trong tháng xuất dùng cho mục đích phục vụ hay quản lý đều được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Thủ tục giao nhận: tất cả các loại vật liệu khác và công cụ, dụng cụ được trên một sổ chi tiết, và giá thành thực tế xuất kho cũng được tính theo đơn giá bình quân. Do đó trong tháng, kế toán chỉ theo dõi tình hình xuất kho về mặt số lượng. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuât vật tư để tính giá trị thực tế công cụ, dụng cụ và các vật liệu khác xuất dùng ở 3 phân xưởng trong bảng kê xuất vật tư.
Sử dụng bảng kê xuất vật tư theo từng phân xưởng để tạo lập bảng phân bổ vật tư.
Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 kế toán sử dụng số liệu để ghi vào bảng kê số 4, dòng TK 627. Cột TK nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. Việc hạch toán được thực hiện chi tiết cho từng phân xưởng cụ thể.
Ví dụ: dựa vào số liệu tháng 6/2002, vật liệu liệu xuất dùng cho mục đích chi phí sản xuất chung của Công ty được tổng hợp trên bảng phân bổ số 2 ở 3 phân xưởng.
Số liệu này được ghi ở bảng kê số 4, dòng ghi nợ TK 627 và gồm có TK 152, 153.
2.3.3.2. Kế toán chi phí nhân viên.
Chi phí quản lý là chi phí cho nhân viên quản lý Công ty bao gồm: Giám đốc, phó Giám đốc, thủ kho…
Cũng như việc hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất hàng tháng kế toán tiền lương của Công ty có trách nhiệm theo dõi thời gian làm việc của từng nhan viên quản lý trên bảng chấm công.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và BHXH cho từng phân xưởng. Kế toán tiền lương lập “Bảng phẩn bổ số 1”.
Sau đó căn cứ vào số liệu tương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28637.doc