Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên

a . Nội dung chi phí NL, VL trực tiếp :

Ở CTCPchế biến thực phẩm Phú Yên thì nguyên liệu được dùng cho sản xuất chủ yếu là hạt điều thô. Do đó chi phí nguyên liệu , vật liệu trực tiếp ở đây là giá trị điều thô được xuất dùng cho việc sản xuất nhân hạt điều .

Gía xuất kho nguyên liệu được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cố định .

b. Chứng từ kế toán sử dụng :

Để tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng những chứng từ sau :

- Phiếu nhập kho .

- Phiếu xuất kho.

- Thẻ kho.

- Phiếu đề nghị xuất kho vật tư .

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư .

- Hóa đơn thu mua hàng nông , lâm , thủy sản .

 

doc86 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4157 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay dẫn đến làm suy giảm kinh tế của toàn cầu không ít các DN gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp phá sản (thải bớt công nhân làm ảnh hưởng đến xã hội nhiều người dân phải thất nghiệp), nhưng với sự nổ lực phấn đấu của công ty cùng với chính sách ưu đãi của nhà nước,CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên đang trong giai đoạn phát triển bền vững. 1.4. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần chế biến thực phẩm PhúYên trong thời gian tới như sau: Phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua đồng thời để khắc phục những hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, phương hướng của công ty trong thời gian tới như sau: - Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua đó mở rộng thị trường, tạo uy tín cho công ty. - Tạo thế phát triển ổn định cho công ty, tăng tích lũy ,mở rông SX, trang bị máy móc, phương tiện hiện đại,không ngừng đổi mới thiết bị công nghệ phù hợp. - Ổn định giá mua nguyên vật liệu để người SX yên tâm đầu tư, mở rộng diện tích trồng điều nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào. - Tiếp tục khai thác tiềm năng của đất đai, tài nguyên sức lao động. Đây là định hướng chung còn trước mắt công ty đang tổ chức phát triển cây điều trong các hộ gia đình qua việc tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hạt điều nhằm tạo sự ổn định cho nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây là mục tiêu, là bước đi trước mắt và lâu dài của công ty. 1.5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên. CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên là đơn vị bán công nghiệp, thuộc loại hình SX phức tạp kiểu chế biến liên tục. Hoạt động SX kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục chứ không theo thời vụ, chu kỳ SXSP khoảng 10 ngày.SX được tạo ra là nhân hạt điều được SX trên dây chuyền khép kín.Công ty tổ chức SX chế biến hạt điều theo hệ thống cơ giới kết hợp thủ công, kiểu chế biến này rất thích hợp với những khu vực có nhiều lao động phổ thông ở khu vực nông thôn của tĩnh nhà Phú Yên. 1.5.1. Đặc điểm của SP: Nhân Điều là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng có hàm lượng đạm cao, có hầu hết các loại axit amin quan trong không thay thế, chứa nhiều axit béo chưa bão hòa, giàu muối khoáng và các sinh tố. Được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 485:1998 của Việt Nam và tiêu chuẩn AFI của Mỹ. Khi chế biến hạt điều cần đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như sau: - Nhân hạt điều là SP thu được sau khi tách vỏ hạt và bốc vỏ lụa, nhân hạt điều phải được sấy khô, có hình dạng đặc trưng theo cấp hạn nhân có thể bị sém hoạc không nguyên cả nhân hoặc mảnh, không được dính dầu vỏ hạt điều và không còn vỏ lụa, cho phép tỷ lệ nhân còn sót vỏ lụa không được quá 1% và đường kính của mảnh vỏ lụa còn sót không quá 1mm. - Nhân hạt điều không được có sâu mọt, nấm mốc, khong bị nhiễm bẩn . - Nhân hạt điều phải có mùi thơm tự nhiên, không được có mùi hôi dầu hoặc các mùi lạ khác . - Độ ẩm của nhân hạt điều không được lớn hơn 5% tính theo khối lượng. 1.5.2. Tổ chức sản xuất : Nguyên liệu chính thức để chế biến nhân hạt điều là hạt điều thô và CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên SX theo công nghệ xử lý hạt điều dùng hơi nước chứ không sử dụng nhiệt . Quy trình chế biến hạt điều xuất khẩu: Giải thích quy trình chế biến: Hạt điều thô Sàng Hấp hơi Làm nguội Phân loại Bốc vỏ lụa Sấy Cắt tách Hun trùng Đóng gói Bảo quản SÀNG: Hạt điều trước khi đưa vào chế biến phải được phân loại bằng hệ thống sàng lỗ theo kích thước khác nhau : Loại có đường kính <18mm(loại 4) Loại có đường kính 18-20mm( loại 3) Loại có đường kính từ 21-25 mm( loại 2) Loại có đường kính từ 26-30 mm(loại 1) HẤP HƠI: Hạt điều thô phơi khô, sau khi phân loại hạt được đưa vào hấp hơi với áp xuất 0,5-0,6 at mốt phe trong vòng 20-25 phút là lấy ra một mẻ, trọng lượng mỗi mẻ 300 kg - Þ18mm thời gian hấp 18 phút - Þ 18-20 mm thời gian hấp 20 phút - Þ 21-25 mm thời gian hấp 22 phút - Þ 26-30 mm thời gian hấp 25 phút LÀM NGUỘI: Hạt điều hấp xong đưa ra trải mỏng làm nguội bằng quạt gió ,làm hạt nguội càng nhanh càng tốt, nhằm làm vỏ co rút nhanh tạo khoảng cách giữa nhân và vỏ, tránh nhiệt độ cao kéo dài khi hấp nếu không sẽ làm nám vàng bề mặt nhân hạt điều, giảm chất lượng thành phẩm, khó cắt vỏ và bốc vỏ lụa sau này . CẮT TÁCH : Dùng thiết bị bán thủ công để cắt vỏ, tách riêng vỏ và nhân hột điều. SẤY: Nhân hạt điều sau khi tách vỏ đưa vào sấy. Nhiệt độ từ 720oC -750oC, thời gian sấy từ 8-10 giờ. Độ ẩm sau khi sấy còn 5%. BÓC VỎ LỤA: Công đoạn này sử dụng lao động thủ công hoàn toàn. PHÂN LOẠI THÀNH PHẨM: Nhân điều sau khi đã lột sạch vỏ lụa, đủ khô( độ ẩm<5%), không bị nấm mốc, không có mùi hôi dầu, không sót vỏ lụa và không lẫn các tạp chất từ bên ngoài vào, được phân ra các cấp hạn khác nhau theo quy đinh và yêu cầu của khách hàng. Tùy theo kích cỡ, màu sắc và mức độ bể vỡ của nhân điều đẻ phân loại, gồm các loại sau: -W: nhân nguyên trắng Nhân có hình quả thận, có màu trắng hoặc ngà voi nhạt hoặc màu tro nhạt, thuộc cấp này theo qui cách Việt Nam có các mã hiệu: W180,W210,W240,W320,W400,W450,W500 (chữ số chỉ số nhân có trong một cân Anh (Pound). -SW: nhân nguyên hơi vàng Nhân có hình quả thận, có màu ngà voi đậm hơn hoặc xém lửa, trong khi sấy khô, thuộc cấp này theo qui cách Việt Nam có mã hiệu: SW, SW2, SW240,SW3. Nhân nguyên nám: Có 2 loại -B: Bể góc –nhân bể theo chiều ngang và các lá mầm vẫn còn dính vào nhau. -S:Bể đôi – nhân bể theo chiều dọc, lá mầm tách đôi theo tự nhiên . -LWP:Mảnh vỡ lớn màu trắng . -BB: Mảnh vụn trắng. Nhân vỡ vàng: Nhân có đặc điểm màu nâu do quá trình lửa sấy, gồm có các loại sau: -SB : Bể góc có màu vàng và có những đặc điểm màu nâu. -SS : Bể đôi có màu vàng và có những đặc điểm màu nâu. -SP : Mảnh vỡ lớn vàng . -SSP : Mảnh vỡ nhỏ vàng. -Mảnh vỡ nám : có các đặc điểm sau: -SPS : Mảnh vỡ vàng loại 2 -DP : Mảnh vỡ lớn nám -DSP : Mảnh vỡ nhỏ nám HUN TRÙNG: SPnhân hạt điều sau khi phân loại được đưa vào thiết bị thanh trùng có đèn cực tím để thanh trùng. ĐÓNG GÓI: Nhân điều sau khi phân cấp hạn đúng tiêu chuẩn, đủ khô (độ ẩm <5%), thanh trùng được đóng gói vào thùng thiết –bao bì chuẩn, có bơm khí CO2 rồi hàn kín lại. Một hộp thiết có trọng lượng 11,34 kg hàng hóa, hai hộp thiết đóng vào một thùng carton rồi xếp vào kho. BẢO QUẢN: SPchờ tiêu thụ được bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ từ 8oC-13oC. 1.6. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên: 1.6.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất: CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên tại khu công nghiệp An Phú và nhiều cơ sở chế biến tại các nơi như: Phước Lý –Sông Cầu, Xuân Thọ 2, An Chấn , Hòa Kiến, Phú Lâm ,H òa Mỹ là nơi xí nghiệp chế biến nhân hạt điều xuất khẩu . Cơ cấu tổ chức sản xuất của CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau : Sơ đồ tổ chức SX: Tổ đóng gói TP Nhà máy chế biến hạt điều Xí nghiệp An Phú Tổ phân loại nhân Tổ sấy PX cắt tách Tổ hấp Tổ sàng thô PX bốc vỏ lụa Còn các cơ sở chế biến khác chỉ tham gia vào một công đoạn trong quy trình SX như PX căt tách , PX bóc vỏ lụa …. rồi tập kết về nhà máy tai KCN An Phú để hoàn thành SP và đóng thùng. 1.6.2. Nhiệm vụ của các bộ phận SX: Tổ sàng thô: Nhận nguyên liệu từ kho vận chuyển về vị trí sàng và sàng nguyên liệu theo các loại đã quy định,giữ vệ sinh thiết bị và nơi làm việc, bảo quản tài sản của Xí nghiệp. Tổ hấp: Nhận nguyên liệu từ tổ sàng đưa về hấp, vận chuyển nguyên liệu đã hấp về phân xưởng cắt tách hoặc xếp hàng hấp lên xe để vận chuyển đi các xí nghiệp, giữ vệ sinh thiết bị và nơi làm việc, bảo quản tài sản của Xí nghiệp. Phân xưởng cắt tách: Nhận nguyên liệu từ tổ hấp , cắt hạt và phân loại theo đúng qui trình kỹ thuật, phải đảm bảo chất lượng theo định mức, đổ vỏ về nơi qui định, giữ vệ sinh thiết bị và nơi làm việc, không được rơi vãi hoặc lẫn nhân nguyên -vỡ- thối trong vỏ. Tổ đổ vỏ: Vận chuyển vỏ từ công nhân cắt tách đến nhà đổ vỏ, vệ sinh phân xưởng và khu nhà đổ vỏ sạch sẽ, kiểm tra hàng sót trong vỏ, kịp thời báo cho lãnh đạo Xí nghiệp để chấn chỉnh. Tổ bốc xếp: Bốc nguyên vật liệu xuống xe hoặc đưa nhân bán thành phẩm lên xe. Tổ sấy: Kiểm tra độ lẫn của nhân, sấy nhân theo đúng qui định kỹ thuật, vận chuyển nhân đã sấy đến phân xưởng bốc vỏ lụa. Phân xưởng bốc vỏ lụa: Nhận nhân đã sấy từ tổ giao cho công nhân hoặc các đại lý bố vổ lụa lấy nhân.Kiểm tra nhân thành phẩm theo yêu cầu sau: phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không còn sót vỏ lụa và đạt định mức qui định, sau đó giao thành phẩm cho tổ phân loại nhân. Phân xưởng phân loại: Nhận hàng từ phân xưởng bốc vỏ lụa về sàng phân loại. Phân loại nhân điều theo tiêu chuẩn qui định, không để rơi vãi, thất thoát, giữ vệ sinh nơi làm việc. Tổ đóng gói thành phẩm: Nhận hàng từ tổ phân loại về tịnh và đóng bao bì từng loại đúng theo mẫu mã qui định, hun trùng thành phẩm xuất khẩu, sấy ấm theo yêu cầu . 1.7. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên: 1.7.1. Cơ cấu tổ chức quản lý: CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Với qui mô này, người lãnh đạo được sự tham mưu giúp đỡ của các phòng ban. Nhờ đó việc quản lý đạt hiệu quả cao hơn. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty: Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng Tài chính – hành chính Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phú Lâm Hòa Kiến Hòa Mỹ Xuân Thọ 2 XN Sông Cầu An chấn Nhà máy chế biến hạt điều An Phú 1.7.2. Nhiệm vụ của các phòng ban : * Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu cho giám đốc về vấn đề tuyển dụng , bố trí và sắp xếp lao động , xem xét thi đua , khen thưởng, kỷ luật , đảm bảo các chế độ cho người lao động theo Bộ luật lao động và các qui định hiện hành . *Phòng kế toán : Tổ chức hoạch toán kế toán toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kiinh doanh của công ty , thực hiện nhiệm vụ thu – chi . Tham mưu cho giám đốc các vấn đề về tài chính của công ty , xác định kết quả tài chính và xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty . *Phòng kỹ thuật : Trực tiếp giám sát chỉ đạo về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất tại công ty . *Phòng kế hoạch : Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ SP ,xây dựng các định mức về nguyên vật liệu , xây dựng kế hoạch thu mua , dự trữ nguyên liệu . * Nhà máy chế biến hạt diều An Phú : Trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất của công ty. Các Xí nghiệp như Sông Cầu , Xuân Thọ , Hòa Mỹ , An Chấn, Hòa Kiến, Phú Lâm chỉ tham gia một công đoạn trong qui trình SX như : phân xưởng cắt tách, phân xưởng bốc vỏ lụa …. tất cả tập hợp về nhà máy tại KCN An Phú để hoàn thành sản phẩm và đóng thùng . * Ban giám đốc : Trực tiếp lãnh đạo công ty , chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động SX kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, đảm bảo thực hiện mục tiêu nhiệm của công ty . PHẦN 2 : CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ YÊN . 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán : CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên có địa bàn phân tán nhưng đã trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán thông tin hiên đại . Do đó , công ty lựa chọn loại hình thức tổ chức ccoong tác kế toán tập trung . Bộ máy kế toán của công ty được thực hiện theo sơ đồ sau : Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng , tiền lương Kế toán vật tư ,CCDC, TSCĐ Kế toán thanh toán, công nợ, tiêu thụ Thủ quỹ Nhân viên kế toán ở các cơ sở sản xuất Kế toán trưởng : Phụ trách công tác kế toán chung, phân công trách nhiệm cho các phần hành kế toán, phụ trách công tác từ trên, tập hợp chi phí tính giá thành SP, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng kế toán, kiểm tra các báo cáo kế toán, tham muuw cho giám đốc về vấn đề tài chính . Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp số liệu ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chính Kế toán ngân hàng tiền lương : Phụ trách về công việc tính lương, các khoản trích theo lương – theo dõi tiền gốc, tiền vay, tình hình thu chi dối với tiền gửi ngân hàng . Kế toán vật tư, CCDC, TSCĐ : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vạt tư, nguyen liệu, CCDC cả về mặt số lượng và giá trị . Đồng thời theo dõi các biến động tăng, giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ . Kế toán thanh toán, công nợ, tiêu thụ : Theo dõi tiền mặt, tạm ứng và các khoản thanh toán khác, tình hình công nợ . Đồng thời theo dõi doanh thu, tieu thụ SP, tổng hợp thuế GTGT. Thủ quỹ : Theo dõi quản lý và thực hiện việc thu chi tiền mặt tịa công ty . Nhân viên kế toán ở các cơ sở SX : Có nhiệm vụ tính tiền lương cho công nhân SX trực tiếp tại cơ sở SX, theo dõi, ghi nhận các khoản phát sinh trong phạm vi cơ sở SX, sau đó tổng hợp số liệu chuyển cho cá phần hành kế toán có liên quan . 2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên : Hệ thống kế toán thống nhất áp dụng trong công ty là một mô hình phân loại đối tượng nhằm phục vụ cho việc tổng hợp và kiểm tra, kiểm soát . Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán theo chuẩn mực kế toán hiện hành ( Theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Tài chính ) . Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho công ty bao gồm 10 loại tài khoản : - Từ 1 – 9 thực hiện theo phương pháp ghi kép : + Loại 1 và 2 : Phản ánh tài sản + Loại 3 và 4 : Phản ánh nguồn vốn + Loại 5 và 7 : Phản ánh thu nhập hoạt động kinh doanh và hoạt động khác . + Loại 6 và 8 : Phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh và hoạt động khác . - Loại 0 : là các tài khoán ghi đơn, đây là các tài khoản đặc biệt để theo dõi một số nghiệp vụ thuộc một số chỉ tiêu kinh tế cần phải ghi thêm ngoài bảng cân dối kế toán . 2.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên : Hình thức kế toán tại CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên đang áp dụng là kế toán trên máy ghi sổ theo hình thức nhật ký chung . Sơ đồ trình tự ghi sổ nhật ký chung Chứng từ gốc Bảng cân đối tài khoản Sổ quỹ Sổ chi tiết Sổ nhật ký đặt biệt Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính . Ghi chú : Ghi hàng ngày ( định kỳ ) Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Trình tự ghi sổ kế toán : Hằng ngày , căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ quỹ, sổ nhật ký đặt biệt, sổ nhật ký chung và sổ kế toán chi tiết. Sau khi được kế toán trưởng ký duyệt thì chuyển cho kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái. Cuối tháng căn cứ vào sổ kế toán chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, tiến hành khóa sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số pơhats sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái . Sau khi đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên bảng sổ quỹ vả bảng tổng hợp chi tiết, căn cứ vào sổ cái các tài khoản kế toán tổng hợp lập bảng cân đối tài khoản, và lập báo cáo kế toán . Trình tự ghi chép sử dụng kế toán máy MÁY VI TÍNH – PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN: - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quán trị Ghi chú : Nhập số liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra . Trình tự kế toán máy : Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng tổng hợp kế toán cùng loại . Sau khi chứng từ kế toán được kế toán trưởng duyệt thì nhập vào phần mềm kế toán . Cuối tháng căn cứ vào phần mềm kế toán trên máy vi tính lập các sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị . Sau đó, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết với báo tài chính, báo cáo kế toán quản trị . 2.4. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật trong tổ chức kế toán của công ty cổ phần thực phẩm Phú Yên : Công ty tổ chức trang bị những phương tiện kỹ thuật công nghiệp ứng dụng công nghệ tin học như hệ thống máy tính và hệ thống phần mềm nhằm nâng cao chất lượng của thông tin kế toán đối với công tác quản lý . Tuy nhiên, phải có phương án đầu tư, ứng dụng một cách phù hợp với quy mô và điều kiện quản ở công ty để khai thác một cách triệt để những ưu điểm vốn có của công nghệ thông tin . Tổ chức trang bị những phương tiện kỹ thuật để xử lý thông tin trong điều kiện công nghệ tin học sẽ đảm bảo tính nhanh nhạy và hữu ích của thông tin kế toán cho nhiều đối tượng khác nhau . 2.5. Tổ chức kiểm tra kế toán tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm P hú Yên Tại công ty kiểm tra kế toán bao gồm những công việc như sau : Kiểm tra việc ghi chép, tính toán, phản ánh trên các chứng từ kế toán, báo cáo kế toán, kiểm tra việc chấp hành chế độ, thể lệ về kế toán . Kiểm tra kế toán thực hiện ngay tại đơn vị kế toán là doanh nghiệp cũng như các đơn vị trực thuộc. Bên cạnh đó còn phải chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước theo chế độ kiểm ta kế toán . Kế toán trưởng của công ty có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kế toán căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp mình . Ý nghĩa : Nhằm đảm bảo cho việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm , hiệu quả và thực hiện chính sách, chế độ ban hành, thông tin kế toán có độ tin cậy cao. 2.6. Những chính sách kế toán cơ bản của kế toán Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên : Đối với CTCP chế biến thực phẩm Phú Yên, kỳ kế toán được tính theo quí và niên độ kế toán được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 . Hiện nay, công ty đang hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. PHẦN 3 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ YÊN . 3.1. Kế toán chi phí SX tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Phú Yên : Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phú Yên là đơn vị bán công nghiệp, thuộc loại hình SX phức tạp kiểu chế biến liên tục. SP cuối cùng được hình thành bằng cách chế biến qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, SP thu được có rất nhiều loại nhưng chủ yếu khác nhau về phẩm cấp. Do vậy, chi phí SX không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm cho nên đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ và phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất được công ty sử dụng là phương pháp hoạch toán theo giai đoạn công nghệ . 3.1.1. Kế toán chi phí NL, VL trực tiếp : a . Nội dung chi phí NL, VL trực tiếp : Ở CTCPchế biến thực phẩm Phú Yên thì nguyên liệu được dùng cho sản xuất chủ yếu là hạt điều thô. Do đó chi phí nguyên liệu , vật liệu trực tiếp ở đây là giá trị điều thô được xuất dùng cho việc sản xuất nhân hạt điều . Gía xuất kho nguyên liệu được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cố định . b. Chứng từ kế toán sử dụng : Để tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng những chứng từ sau : Phiếu nhập kho . Phiếu xuất kho. Thẻ kho. Phiếu đề nghị xuất kho vật tư . Biên bản kiểm nghiệm vật tư . Hóa đơn thu mua hàng nông , lâm , thủy sản . c. Tài khoản kế toán sử dụng : Để theo dõi khoản chi phí NL,VL trực tiếp được sử dụng trong quá trình SXSP. Kế toán sử dụng TK621 và các tài khoản khác như : TK1521, TK331, TK1111, TK1121 . Cuối tháng kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm . d . Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí NL, VL trực tiếp : Chi phí NL, VL trực tiếp không phân bổ mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất , phương pháp tập hợp như sau : Trong kỳ, khi bộ phận SX có yêu cầu xuất kho nguyên liệu để sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm thì kế toán vật tư căn cứ vào phiếu đề nghị xuất kho vật tư do tổ sàng lập để tiến hành lập phiếu xuất kho NL, giá nguyên liệu xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. Sau đó,căn cứ vào phiếu xuất kho để kế toán phản ánh vào sổ chi tiết NVL. Cũng với việc phản ánh vào sổ chi tiết NVL kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ ghi sổ. Sau khi chứng từ ghi sổ được kế toán trưởng ký duyệt thì chuyển cho kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái TK621. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NL,VL trực tiếp vào TK154 để tính giá thành sản phấm . Dưới đây là một số chứng từ minh họa : Căn cứ vào phiếu xuất kho tháng 3 : Ngày 31/03/2009 xuất kho 278.292 kg nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất : Nợ TK 6211 : 3.877.166.206 Có TK 1521K : 3.877.166.206 CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ YÊN Nợ TK : 6211 PYFOOD Có TK : 1521K 47Phan Đình Phùng, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Kh : Bp : PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 03 năm 2009 Số : KNL Người nhận hàng : NGUYỄN THI THU Lý do xuất kho : Xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Xuất tại kho : Kho khu công nghiệp An Phú Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm , hàng hóa Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 01 Nguyên liệu DK kg 278.292 13.932 3.877.166.206 214.004,89USD Tổng cộng 278.292 3.877.166.206 214.004,89USD Bằng chữ : Ba tỷ tám trăm bảy mươi bảy triệu một trăm sáu mươi sáu nghìn hai trăm lẻ sáu đồng chẵn . Số chứng từ gốc kèm theo : ………………………… Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán TUQ . Giám trưởng đốc CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ YÊN PYFOODSCO 47 Phan Đình Phùng , TP Tuy Hòa , tỉnh Phú Yên SỔ NHẬT KÝ CHUNG Số hiệu TK : 621 Tháng 03 năm 2009 Đơn vị tính : VNĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền Số hiệu Ngày Nợ Có Nợ Có PXKNL 31/03 Xuất kho nguyên liệu phục vụ sản xuất 6211 3.877.166.206 _ CỘNG x x 3.877.166.206 _ Sổ này có 01 trang , đánh số từ trang số 01 đến trang 01 Ngày mở sổ 01/03/2009 Ngày 31 thang 03 năm2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc CTCP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM PHÚ YÊN PYFOODSCO 47 Phan Đình Phùng , TP Tuy Hòa ,tỉnh Phú Yên SỔ CÁI Tháng 03 năm 2009 Tên tài khoản : Chi phí nguyen vật liệu trực tiếp Số hiệu : 621 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ: PXKNL 31/03 Xuất kho NL phục vụ sản xuất 1521K 3.877.166.206 - KC.621 31/03 Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp 1541 - 3.877.166.206 Cộng số phát sinh x 3.877.166.206 3.877.166.206 Số dư cuối kỳ x - - Sổ này có 01 trang , dánh số từ trang 01 đến trang 01 Ngày mở sổ 01/03/2009 Ngày 31 tháng 03 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 3.1.2. Kế toán nhân công trực tiếp : a . Nội dung chi phí nhân công trực tiếp : Kế toán nhân công trực tiếp là bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán, khoản trích theo tiền lương tính vào chi phí theo quy dịnh (BHXH, BHYYT, KPCĐ ), và các khoản phụ cấp khác … chi phí nhân công trực tiếp cũng được tổ chức theo dõi cho từng đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành . CPCP Chế Biến Thực Phẩm Phú Yên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất , hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất . Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính riêng theo từng tổ sản xuất . Công ty đã xây dựng định mức đơn giá lương thích hợp cho từng công việc . Tuy nhiên , nếu bộ phận sản xuất nào gặp khó khăn trong SX do nguyên nhân khách quan thì quản đốc phân xưởng đó có thể viết giấy đề nghị giám đốc điều chỉnh lại đơn giá lương trong tháng đó . b . Chứng từ kế toán sử dụng : Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng những chứng từ sau : Bảng báo cáo hằng ngày của tổ SX Bảng thanh toán lương cho công nhân trực tiếp SX của từng tổ SX . Bảng tổng hợp tiền lương cho công nhân trực tiếp SX. c . Tài khoản kế toán sử dụng : Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 và các tài khoản khác như : TK3341 ,TK1111 . d . Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung cho toàn bộ công ty, phương pháp tập hợp như sau : Hằng ngày căn cứ vào bảng báo cáo do tổ trưởng của các tổ SX thiết lập, kế toán ở các cơ sở SX sẽ tập hợp lại và nhập vào máy vi tính để cuối tháng tính lương cho công nhân trực tiếp SX . Cuối tháng, căn cứ vào kết quả tập hợp được từ các bảng báo cáo hằng ngày của các tổ, định mức và đơn giá lương của từng công việc, kế toán tính lương cho công nhân trực tiếp SX theo từng tổ sau đó tổng hợp lại . Vậy dưới đây là bảng tổng hợp lương cho công nhân trực tiếp SX ở PX cắt tách thuộc xí nghiệp Sông Cầu . * Áp dụng hình thức tính BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG PHÂN XƯỞNG CẮT TÁCH ở xí nghiệp Sông Cầu tại công ty Cổ Phần Thực Phẩm Phú Yên ( từ ngày 01/03 đến ngày 31/03/2009 ) : Công thức tính lương công nhân : Lương = Số lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại * Đơn Gía tiền lương Ví dụ : Lương cho công nhân trực tiếp sản tiếp sản xuất nhân loại 1, của tổ 1 bộ phận cắt tách được tính như sau : Tỷ lệ hao = Số phát ra / ( Tổng cộng + Thối ) = 29.108.5 / ( 7.612 + 510,8 ) = 3,584 Tỷ lệ vỡ = Vỡ / Tổng cộng = 495,15 /7.612 = 0,06505 Tổng cộng = Nguyên + Vỡ = 7116,85 + 495,15 = 7.612 Thực nhận = Tổng cộng * Đơn giá lương + Thưởng - Thực nhận = 7.612 * 1.450 - ( 2.333 + 13.746 ) = 11.021.321 CTCPCB THỰC PHẨM PHÚ YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÍ NGHIỆP SÔNG CẦU Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG PHÂN XƯỞN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Phú Yên.doc
Tài liệu liên quan