Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I 5

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5

1.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 5

1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 5

1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh. 5

1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 5

1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành 9

1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 9

1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 9

1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 10

1.1.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11

1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12

1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 12

1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 13

1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 14

1.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: 14

1.3.1.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. 14

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tập hợp và phân bổ NVL trực tiếp: 16

Trị giá NVL mua dùng ngay 16

1.3.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 17

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 19

f. Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: 19

1.3.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. 20

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 23

f. Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: 23

1.3.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 24

Sơ đồ 1.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 25

d. Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: 26

1.3.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 26

1.3.2.1. Tài khoản sử dụng 26

1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp hàng tồn kho heo phương pháp kê khai định kỳ 27

1.3.2.1.Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp. 27

1.3.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 27

1.3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 27

1.3.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 27

Sơ đồ1.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 28

1.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 28

1.4.1. Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng 28

1.4.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 29

1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 31

1.5.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp. 31

1.5.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 32

1.5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức 33

1.6. Kế toán giá thành sản phẩm: 34

1.6.1. Đối tượng tính giá thành 34

1.6.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 35

1.7. Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán 43

1.7.1. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán. 43

1.7.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 44

1.7.2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp. 44

1.7.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. 46

1.7.2.3. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ. 46

1.7.2.4. Kế toán giá thành sản phẩm. 46

CHƯƠNG II 48

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HOÀ PHÁT 48

2.1. Đặc điểm chung của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát 48

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh ống thép Hoà Phát 48

Biểu số 2.1:Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 - 2009 52

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. 54

Sơ đồ 2.1 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ỐNG THÉO HOÀ PHÁT 56

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 59

2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và kinh doanh 59

2.1.3.2. Quy trình sản xuất sản phẩm chính 60

Sơ đồ 2.2: Lập kế hoạch sản xuất 61

Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm: 63

Sơ đồ 2.4. Bộ máy kế toán công ty TNHH ống thép Hoà Phát 67

2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán 68

2.2.2.2. Đặc điểm chế độ kế toán áp dụng tại công ty. 69

2.2.2.3. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng 70

2.2.2.4. Hệ thống chứng từ 71

2.3. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính ía thành sản phẩm của công ty TNHH ống thép Hoà Phát 75

2.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất sản phẩm và phân loại chi phí sản xuất của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát 75

2.3.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất: 75

2.3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. 76

2.3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. 77

2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. 78

2.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 79

Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho 81

Biểu số 2.3. Trích Sổ chi tiết TK 6211 86

Biểu 2.4. Sổ tổng hợp tài khoản 621 87

2.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 88

Biểu số 2.5. Bảng chấm công tháng 12 năm 2009 90

Biểu 2.7. Bảng thanh toán lương khối sản xuất 89

Biểu 2.8. Sổ chi tiết tài khoản 6221 90

Biểu 2.8. Sổ tổng hợp tài khoản 91

2.3.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 92

Biểu số 2.10. Sổ chi tiết tài khoản 62711 94

Biểu 2.11. sổ chi tiết tài khoản 62713: 96

Biểu số 2.12. Sổ tổng hợp tài khoản 62714 98

Biểu số 2.13. Phiếu chi 99

Biểu số 2.14. Sổ chi tiết TK 62717 99

Biểu số 2.15. Sổ chi tiết tài khoản 6271 101

Biểu số 1.16. Sổ tổng hợp tài khoản 627 102

2.3.3.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. 103

Biểu số 2.17. Sổ chi tiết tài khoản 1541 105

Biểu số 2.18. Sổ tổng hợp tài khoản 154 106

Biểu số 2.19. Trích nhật ký chung tháng 12/2009 107

2.4. Công tác tính giá thành sản phẩm ở chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. 108

2.4.1. Đối tượng tính giá thành. 109

2.4.2. Kỳ tính giá thành. 109

2.4.3. Phương pháp tính giá thành. 109

Biểu số 2.20. Trích bảng tính giá thành sản phẩm của PX ống đen 113

CHƯƠNG III 114

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HOÀ PHÁT 114

3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở chi nhánh công ty ống thép Hoà Phát. 114

3.1.1. Những ưu điểm. 114

3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục: 116

2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát 118

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty TNHH Ống thép Hoà Phát 118

KẾT LUẬN 123

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 124

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 125

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 126

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

 

 

doc135 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH ống thép Hòa Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỆN P.KỸ THUẬT P.X MẠ C.A TỔ GIA CÔNG CƠ KHÍ M.A U.A TỔ SỬA CHỮA CƠ KHÍ M.B U.B C.B TỔ SỬA CHỮA ĐIỆN BỘ PHẬN KHO BỘ PHẬN BẾP, Y TẾ BỘ PHẬN BẢO VỆ Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý. Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty là đại diện pháp nhân của công ty quản lý điều hành công ty theo định hướng và mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty điều hành công tác lao động, tiền lương, các chế độ về tiền lương, tuyển dụng lao động... Phó giám đốc công ty: Nhận nhiệm vụ từ giám đốc công ty, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao phó. Phụ trách công việc chung của phòng kinh doanh và phòng kế toán, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng kinh doanh và phòng kế toán. Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc nội vụ, đôn đốc thực hiện công việc của các phòng ban trong Công ty, có trách nhiệm báo các thường xuyên tới Giám đốc về các công việc được giao Giám đốc nhà máy: Tiếp nhận và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của công ty. Điều hành, giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động sản xuất của nhà máy, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu về kế hoạch, sản lượng, chất lượng, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh lao động, an toàn, kỷ luật. Chỉ đạo các phòng ban chức năng của nhà máy và các phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy. Phòng kinh doanh: Thực hiện việc nghiên cứu và khai thác thị trường, mở rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường quảng bá sản phẩm ... xem xét ký kết hợp đồng bán hàng giao dịch, liên hệ, với khách hàng, lệnh cho thủ kho xuất hàng theo yêu cầu đã đạt được xem xét và trao đổi với khách hàng. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, tổ chức viêc thực hiện kế hoạch sản xuất của nhà máy ống thép và nhà máy cán nguội . Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp những thông tin tài chính cho ban giám đốc một cách chính xác, kịp thời trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kế toán là thu thập số liệu. Phòng vật tư- xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư đáp ứng nhu cầu vật tư cho sản xuất. Lập kế hoạch mua hàng đối với các loại nguyên vật liệu, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và các thiết bị khác.Giao dịch đàm phán với các nhà cung ứng, các đối tác nhằm lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất. Phòng tổ chức đào tạo : Quản lý bộ phận nhân lực của công ty nhằm theo dõi và cập nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác .Căn cứ vào nhu cầu nhân lực của công ty để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới trình ban giám đốc phê duyệt. Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ, lý lịch của thiết bị trong toàn nhà máy, đề xuất các phương án nhằm hoàn thiện, cải tiến, nâng cấp thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo kỹ thuật cho việc gia công, chế tạo và sữa chữa thiết bị đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Phòng quản lý chất lượng: Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng theo các quy trình thuộc hệ thống ISO 9001:2000 của công ty; đảm bảo cả hệ thống duy trì và hoạt động có hiệu qủa. Phối hợp với các trưởng bộ phận liên quan để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Phân xưởng cắt tôn: Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của phân xưởng cắt tôn, đảm bảo luôn thực hiện tốt các kế hoạch được giao. Nhận kế hoạch cắt tôn từ điều độ kế hoạch sản xuất, phối hợp với điều độ kế hoạch sản xuất, cùng phối hợp với các bộ phận khác trong nhà máy. Phân xưởng mạ kẽm: Quản lý toàn bộ nhân lực, máy móc, thiết bị của hai dây chuyền mạ, thực hiện sản xuất tại hai dây chuyền mạ thông qua kế hoạch sản xuất, đảm bảo sản xuất ổn định. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phân xưởng mạ. Phân xưởng cơ điện: Quản lý toàn bộ thiết bị dụng cụ, vật tư, phụ tùng của phân xưởng cơ điện. Hoàn thành các công việc được giao theo kế hoạch và các công việc phục vụ kịp thời cho sản xuất của toàn Nhà máy. Phân xưởng ống thép đen: Quản lý toàn bộ thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của phân xưởng Uốn ống. Phối hợp với điều độ kế hoạch để tiến hành sản xuất theo đúng kế hoạch. Phối hợp các phòng ban, phân xưởng khác để đảm bảo giải quyết tốt công việc. Phân xưởng khuôn: Quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu và trang thiết bị của xưởng khuôn. Quản lý, theo dõi và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng khuôn cũng như việc sử dụng khuôn hợp lý. Lập kế hoạch dự trữ vật tư, phụ tùng cho phân xưởng hoạt động liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất. Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm trước công ty về nhập kho, xuất kho, sắp xếp hàng hoá tại các kho vật tư phụ, kho tôn nguyên liệu, kho bán thành phẩm, kho ống đen, kho ống mạ, kho dầu nhiên liệu, kho ống đen phế liệu và kho bột kẽm. Kiểm tra việc xuất nhập vật tư hàng hoá theo đúng quy định. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và kinh doanh Công ty ống thép Hoà Phát là một công ty TNHH với 100% vốn đầu tư của doanh nhân Việt Nam, là thành viên thứ ba của tập đoàn Hoà Phát. Do đó công ty luôn được sự hậu thuẫn rất lơ,ns của tập đoàn về tài chính, định hướng sản xuất. Tập đoàn luôn dành cho công ty ống thép một khoản tài chính đáng kể để phục vụ cho những dự án nhằm mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Sản xuất, kinh doanh các loại ống thép đen hàn và ống mạ kẽm. Bảo toàn và tăng vốn của công ty góp phần tăng giá cổ phiếu của tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán. Tuân thủ các quy định của nhà nước đồng thời thực tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước. Thực hiện việc nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên, bồi dưỡng đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, không ngững cải thiện điều kiện làm việc một cách tốt nhất cho người lao động. Ngành nghề kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất ống thép và sản phẩm cơ khí tiêu dùng buôn bán tư liệu sản xuất ( chủ yếu là sắt thép và các sản phẩm từ thép), kinh doanh dịch vụ kho bãi… Sản phẩm sản xuất chính của công ty là các loại thép đen hàn và các loại ống mạ kẽm dùng cho công nghiệp và dân dụng, được bán rộng rãi trên thị trường cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. sản phẩm của công ty được khách hàng biết đến với chất lượng tốt giá thành rẻ, phục vụ hoàn hảo. Sản phẩm của công ty bao gồm: Các loại ống mạ kẽm: đường kính từ D 21.2mm đến D126.8mm theo tiêu chuẩn BS 1387/ 1985 Các loại ống thép đen hàn: đường kính từ D12.7mm đến D126.8mm theo tiêu chuẩn TCVN 3783 – 83 Ống chữ nhật có kích thước từ (10 x 30)mm đến (60 x 120)mm và ống vuông có kích thước từ (12 x 12)mm đến (90 x 90)mm theo tiêu chuẩn TC 01- 2001. Hiện nay, công ty ống thép Hoà Phát là nhà sản xuất duy nhất sản xuất được loại ống thép cỡ lớn có đường kính D 141.3, D 168.3, D219.1 và các loại ống vuông chữ nhật tương đương có độ dày từ 4mm đến 8mm theo tiêu chuẩn ASTM – A53. mặt hàng này được thị trường đánh giá cao. Dự kiến thời gian tới, sản lượng đạt 50.000 tấn/năm cung cấp được cho hầu hết các dự án lớn nhỏ trong cả nước. Sản lượng mỗi loại: Với dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đức, ý, nhật Bản, Đài Loan năng lực nhà máy có thể đạt tới 100.000 tấn/ năm. số lượng sản pphẩm mỗi loại tuỳ thuộc vào như cầu của thị trường, các đơn đặt hànhg của khách hàng, thông thường sản xuất ống thép đen chiếm 2/3 tổng số lượng và 1.3 là sản lượng ống mạ kẽm 2.1.3.2. Quy trình sản xuất sản phẩm chính Nhằm đảm bảo phục vụ tối đa yêu cầu bán hàng của công ty về cả số lượng và chủng loại hàng hoá cũng như thời gian giao hàng. lập kế hoạch sản xuấtcho các dây chuyền máy cắt, máy uốn, máy vét, máy mạ, máy ren và sơn đầu ống áp dụng cho các các bộ phận và cá nhân có liên quan tại công ty TNHH ống thép Hoà Phát. Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Lập kế hoạch sản xuất Lệnh sản xuất Chuẩn bị sản xuất Thực hiện KHSX bổ sung Phát sinh Phê duyệt và Phê duyệt Lập kế hoạch sản xuất Lưu hồ sơ Kết quả thực hiện Kiểm tra và Phê duyệt Œ Lập kế hoạch sản xuất Dựa vào các yếu tố sau: Báo cáo tồn nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Tình trạng khuôn mẫu, máy móc, thiết bị. Đơn đặt hàng, nhu cầu thường xuyên của khách hàng. Kết quả thực hiện KHSX của kỳ kế hoạch trước. Dự đoán nhu cầu thị trường. Lượng tồn kho tối thiểu cần có. Hoạch định chiến lược sản xuất của công ty. Trưởng, phó phòng kinh doanh dựa vào các yếu tố trên lập kế hoạch sản xuất và chuyển cho ban giám đốc xem xét phê duyệt.  Phê duyệt Sau khi lập xong KHSX, trưởng, phó phòng kinh doanh có trách nhiệm trình cho Ban giám đốc xem xét phê duyệt, khi được phê duyệt thì phòng kinh doanh chuyển một bản xuống nhà máy, giám đốc nhà máy và nhân viên điều độ sản xuất tiếp nhận KHSX mới và thực hiện công đoạn chuẩn bị sản xuất. ŽChuẩn bị sản xuất Chuẩn bị tài liệu: Chuẩn bị tài liệu công nghệ, quy trình công nghệ, hướng dẫn vận hành, đảm bảo công việc liên quan, đảm bảo thực hiện đúng các quy định. Chuẩn bị máy móc thiết bị: Đảm bảo máy móc, các thiết bị phụ trợ, công cụ dụng cụ phục vụ đạt yêu cầu kỹ thuật. Tổ chức sản xuất Căn cứ trên KHSX và công đoạn chuẩn bị sản xuất tại các bộ phận nhân viên điều độ sản xuất sẽ lên lệnh sản xuất cho phân xưởng cắt, uốn, mạ, cụ thể: Lệnh sản xuất cho các máy cắt dọc bao gồm số lượng các máy, số cuộn cần cắt, độ dày, loại dải cắt, số dải và bề rộng dải. Lệnh sản xuất chung cho phân xưởng ống thép đen bao gồm các dây chuyền uốn, vét, đóng bó. Lệnh sản xuất chung cho phân xưởng mạ bao gồm kế hoạch mạ, ren ống, sơn ống. Thực hiện Để sản xuất sản phẩm phải thực hiện qua các công đoạn như sau: Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm: QT SX ống thép cao tần QT mạ kẽm ống thép Quá trình xẻ cuộn thép Nhận tôn cuộn Máy cắt dọc tôn Thiết bị hàn nối dải Thiết bị tạo hình (uốn ) Máy nắn thẳng Các bể tảy rửa Hầm sấy khô Bể mạ nhúng kẽm nóng Máy ren đầu ống Kết thúc quá trìnhsGiám đốc_____________________________________________________________________________________________________________________ Nhận tôn cuộn. Công đoạn máy cắt dọc tôn. Máy cắt xẻ dọc tôn cuộn tạo bán thành phẩm cho các máy uốn. Công đoạn hàn nối dải ở máy nhả cuộn. Các dải tôn đi vào lồng phóng liệu ở các máy uốn yêu cầu không bị vặn, ba- via quay lên trên, các mối hàn được mài nhẵn. Máy uốn ống. Đối với ống nội thất, ống đen đặc chủng yêu cầu chất lượng cao và ống mạ kẽm, ống tròn khác, ống vuông ống chữ nhật được nhân viên kiểm soát chất lượng kiểm tra chất lượng ống với tần suất 1lần/ 1 dải tôn và qua máy kiểm tra đường hàn. Ống được sản xuất ra gồm các loại: Ống tròn: được kiểm tra và nhập kho Ống nội thất: Được vét đầu ống ( nếu khách hàng yêu cầu chuyển ra đóng bó theo quy định và được nhập kho). Ống tròn cho mạ kẽm: được chuyển qua máy vét đầu trở thành bán thành phẩm trước mạ. Ống tròn dùng cho xây dựng: được chuyển qua máy vét đầu ống và đóng thành bó theo quy định của từng loại ống trừ các ống khách hàng không yêu cầu vét đầu. Ống vuông và các ống hình chữ nhật: Không được vét đầu được kiểm tra và chuyển ra đóng bó thành bó theo quy định của từng loại ống. Máy vét đầu ống. Máy vét đầu ống được dùng để vét đầu đối với các loại ống tròn. Máy nắn thẳng. Tất cả các loại ống có đường kính 21,2: 59,9 nếu xét thấy cần nắn sẽ có yêu cầu của Quản đốc (Trưởng ca) phòng quản lý chất lượng hoặc ban giám đốc cho nắn còn nếu không cho mạ thẳng. Tẩy rửa. Trước khi ống được đưa vào bể mạ kẽm phải qua các bước tẩy rửa. Các bể tẩy rửa được gia nhiệt bằng hơi nóng lò hơi trừ hai bể axít và hai bể nước rửa chảy tràn sau tẩy axit nhằm nâng cao khả năng tẩy rửa . Sấy khô. Trước khi đưa ống vào bể mạ, ống phải đươc sấy khô nhằm làm khô nước bám bề mặt trong và ngoài ống đồng thời làm tăng nhiệt độ của bản thân ống tránh ống vào bể mạ bị nóng đột ngột. Mạ kẽm nhúng nóng. Bể mạ kẽm được cấp nhiệt bởi 2 đầu đốt và làm cân bằng nhiệt xung quanh bằng quạt tuần hoàn. Theo KHSX, một số loại ống sau khi mạ sẽ chuyển sang ren đầu ống sau đó chuyển sang sơn vạch màu. Quy định chung : Toàn bộ ống đen, ống mạ đã đóng bó được chuyển vào kho, và được thực hiện theo quy trình tiếp nhận, lưu kho, bảo quản, giao hàng. Trong quá trình sản xuất các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm không phù hợp được xử lý theo quy định. ‘Kế hoạch sản xuất bổ sung Khi có sự phát sinh ngoài kế hoạch, trưởng/phó phòng kinh doanh được phép phê duyệt đối với các chủng loại ống đang sản xuất trong kỳ (như bổ sung độ dày, chiều dài). Khi thay đổi chủng loại mới phải được sự phê duyệt của ban giám đốc. ’Kiểm tra Nhân viên điều độ sản xuất, giám đốc nhà máy có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất, xử lý mọi phát sinh trong quá trình sản xuất để cho quá trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả nhất. “Kết quả thực hiện sản xuất Nhân viên điều độ sản xuất có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện KHSX và gửi cho ban giám đốc,phòng kinh doanh sau 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế hoạch. 2.2. Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.2.1. Phương thức tổ chức Hiện nay chế độ kế toán của công ty được tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán. Theo mô hình này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tại phòng tài chính kế toán của công ty, còn kế toán của các chi nhánh, kế toán nhà máy có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ có liên quan, tập hợp chi phí sản xuất tại nhà máy và lập một bảng kê gửi về phòng tài chính kế toán của công ty. Kế toán công ty sẽ đối chiếu, kiểm tra các chứng từ và xem xét các khoản chi phí có đúng với thực tế hay không, kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ. Nếu chứng từ là hợp pháp, hợp lý thì phòng kế toán của công ty sẽ tiến hành hạch toán các chứng từ này. 2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty ống thép Hòa Phát gồm 21 người, trong đó có: 1 kế toán trưởng toàn công ty, 2 kế toán văn phòng công ty, 5 kế toán chi nhánh Sài Gòn, 3 kế toán chi nhánh Đà Nẵng, 7 kế toán chi nhánh Hưng Yên, 3 kế toán Cán nguội. Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán của công ty có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động trong bộ máy kế toán của công ty. Mỗi cán bộ công nhân viên đều được quy định rõ về chức năng. Sơ đồ 2.4. Bộ máy kế toán công ty TNHH ống thép Hoà Phát TRƯỎNG PHÒNG KẾ TOÁN KT TỔNG HỢP CN HƯNG YÊN KT TH CTY THÉP CÁN NGUỘI KT TRƯỞNG CHI NHÁNH SÀI GÒN KT TỔNG HỢP VĂN PHÒNG KT TRUỞNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG KT NHÀ MÁY CÁN NGUỘI KT KHO KT BÁN HÀNG KT BÁN HÀNG KT QUỸ KT BÁN HÀNG KT NGÂN HÀNG KTCN PHẢI TRẢ KT THUẾ, CN, PHẢI THU KT KHO NHÀ MÁY KT BÁN HÀNG KT QUỸ 2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Kế toán tổng hợp: Lập phiếu chi hàng ngày, tập hợp chi phí tính giá thành tại chi nhánh sản xuất ở Hưng Yên, tập hợp và phân bổ khấu hao TSCĐ, chi phí chờ phân bổ, tiền lương BHXH, BHYT, Chi phí phí phải trả …., kiểm tra lương, thực phẩm dưới Nhà máy, quản lý và theo dõi hoàn thiện hồ sơ tài sản cố định, làm báo cáo tài chính, tháng, quý, năm tại chi nhánh Hưng Yên Kế toán quỹ: Thu tiền và chi tiền hàng ngày, đi ngân hàng nộp và rút tiền. Vào phiếu nhập, xuất kho: Vật liệu thép, Hoá chất, Kho dầu, kẽm. Đối chiếu với kế toán nhà máy và thủ kho. Kế toán bán hàng: Làm báo cáo bán hàng nhập xuất, đối chiếu công nợ 10 ngày 1 lần và hàng tháng với tiếp thị, báo cáo hàng ngày cho kế toán trưởng, đối chiếu tồn kho 1 tuần 1 lần với kế toán kho. Kế toán thuế và công nợ phải thu: Vào hóa đơn bán hàng, nhập kho thành phẩm, theo dõi công nợ phải thu, làm báo cáo thuế ( kê khai thuế đầu vào, đầu ra, thuế thu nhập cá nhân, thuế XNK…), làm lương cho cán bộ trong công ty, đối chiếu BHXH, lập phiếu thu tiền hàng ngày. Kế toán ngân hàng: Vào sổ tiền gửi đi ngân hàng cắt ủy nhiệm chi, làm các thủ tục thanh toán trực tiếp, mở L/C, theo dõi tín dụng, L/C tại các ngân hàng, vào Phiếu nhập, xuất kho : Bán thành phẩm, Tôn dải, Cán nguội, đối chiếu kho với kế toán nhà máy và thủ kho. Hàng ngày kê các khoản trả nợ qua ngân hàng báo xuống phòng kinh doanh. Kế toán công nợ phải trả: Hàng ngày vào số dư công nợ, theo dõi công nợ phải trả. Lập phiếu thu, chi của công ty thép Cán nguội, lập ủy nhiệm chi thanh toán công nợ qua ngân hàng. Kế toán nhà máy: Vào hóa đơn bán hàng tại nhà máy ống thép, nhận và kiểm tra phiếu xuất, lệnh xuất hàng để viết hóa đơn cho khách hàng, theo dõi thu, chi tiền tại nhà máy, đối chiếu số tồn thành phẩm cuối tháng với kế toán công ty và thủ kho, vào báo cáo hàng ngày của kho thành phẩm( theo dõi chi tiết từng loại), vào báo cáo ngày các kho Bán thành phẩm, tôn dải, dầu, hóa chất, kẽm. Tập hợp phiếu nhập, xuất để gửi về công ty, fax báo cáo hàng ngày cho phòng kinh doanh. Hàng tuần vào thứ 2 và thứ 5 fax báo cáo cho chi nhánh Đà Nẵng và chi nhánh Sài Gòn. Tổ chức công tác kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu tập trung. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất tổ chức quản lý mà công ty tổ chức bộ máy kế toán đơn giản gọn nhẹ. Trong quá trình hạch toán của công ty mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một phần hành cụ thể tạo thành mắt xích quan trọng trong dây chuyền hạch toán. Bộ máy kế toán của chi nhánh công ty bao gồm 1 kế toán tổng hợp chi nhánh, 1 kế toán quỹ, 1 kế toán bán hàng, 1 kế toán ngân hàng, 1 kế toán thuế và công nợ phải thu, 1 kế toán nhà máy và 1 công nợ phải trả. 2.2.2.2. Đặc điểm chế độ kế toán áp dụng tại công ty. Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12, cuối mỗi quý kế toán tổng hợp tiến hành khoá sổ kế toán. Báo cáo kế toán được trình bày bằng VNĐ theo nguyên tắc giá gốc Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp giá gốc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung 2.2.2.3. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng Hệ thống tài khoản nhìn chung là sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bên cạnh đó các tài khoản còn được công ty mở chi tiết thành các tiểu khoản một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã mở rất nhiều tài khoản cấp 6, cấp 7 nhằm phản ánh đầy đủ chi tiết hơn các nghiệp vụ phát sinh. Việc sử dụng đồng thời các tài khoản chi tiết bên cạnh hệ thống tài khoản tổng hợp đã giúp cho việc theo dõi các đối tượng được rõ ràng hơn, chính xác hơn tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc. Với hệ thống tài khoản này nên trình tự kế toán các phần hành được sử dụng khá tách bạch, thông tin cung cấp cho các nhà quản trị luôn kịp thời, chính xác. TK 152 – nguyên vật liệu Tk 1521: nguyên vật liệu thép Tk 1522: nguyên vật liệu kẽm Tk 1523: nguyên vật liệu dầu. Tk 1524: nguyên vâtỵ liệu thừa. Tk 1525: thiết bị, vật tư cho xây dựng cơ bản. Tk 1526: vật liệu thuê ngoài chế biến. Tk 1528: hoá chất … Tk 621 – chi phí nguyên vật kiệu trực tiếp được chi tiết thành: Tk 6210: chi phí nguyên liệu, VL trực tiếp sản xuất bán thành phẩm Tk 6211: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp – ống đen Tk 6212: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp - ống mạ Tk 622 - chi phí nhân công trực tiếp Tk 6220: chi phí nhân công trực tiếp – xưởng cắt Tk 6221: chi phí nhân công trực tiếp – xưởng ống đen Tk 6222chi phí nhân công trực tiếp - xưởng ống mạ Tk 6223: chi phí nhân công trực tiếp – xưởng ống mạ điện. Tk 627 – chi phí sản xuất chung được chi tiết thành: Tk 6271: chi phí chung phân xưởng ống đen Tk 62711: chi phí nhân viên phân xưởng ống đen Tk 62712: chi phí vật liệu phân xưởng ống đen Tk 62713: chi phí dụng cụ sản xuất PX ống đen Tk 62714: chi phí khấu hao TSCĐ PX ống đen TK 62717: chi phí dịch vụ mua ngoài PX ống đen Tk 62718: chi phí bằng tiền khác PX ống đen 2.2.2.4. Hệ thống chứng từ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Hiện nay công ty sử dụng hệ thống chứng từ đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Số loại chứng từ sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh các yếu tố trong chứng từ đầy đủ chính xác đảm bảo đủ căn cứ cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế. Chế độ lập luân chuyển chứng từ hợp lý, gọn nhẹ song vẫn khá chặt chẽ trong quản lý (Các chứng từ phải có đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực, chữ viết rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt và phải đầy đủ các chữ ký, với những chứng từ đòi hỏi phải có sự phê duyệt thì phải có sự phê duyệt). Tất cả các chứng từ đều được kiểm soát chặt chẽ trước khi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm: chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hoá, biên bản kiểm nghiệm hàng hoá, biên bản kiểm kê,… chi tiêu vốn bằng tiền: phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, giấy uỷ nhiệm thu,giấy uỷ nhiệm chi, giấy báo có, giấy báo nợ… chỉ tiêu tiền lương: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng tthanh toán tiền lương, thanh toán tiền thưởng, bảng phân bổ tiền lương và BHXH. chỉ tiêu TSCĐ gồm có: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 2.2.2.5. Tổ chức vận dụng sổ kế toán. Là doanh nghiệp có quy mô lớn, căn cứ vào đặc điểm loại hình kinh doanh phức tạp và yêu cầu quản lý cao, với trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững của đội ngũ nhân viên kế toán và các trang bị phòng kế toán công ty đã áp dụng hình thức nhật ký chung để tổ chức hệ thống sổ kế toán Theo hình thức này công ty có các loại sổ kế toán sau: nhật ký chung, sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết. Hình thức ghi sổ : Hiện nay công ty đang áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán Bravo 6.3 thực hiện công tác kế toán. trình tự như sau Sơ đồ 2.5. Sơ đồ trình tự kế toán như sau: PHẦN MỀM KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN SỔ TỔNG HỢP SỔ CHI TIẾT NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Nhập số liệu hàng ngày In sổ ,báo cáo cuối tháng, cuối năm, đối chiếu,kiểm tra Ghi chú Màn hình giao diện chính của phần mềm đó như sau: Đây là phần mềm kế toán được thiết kế phù hợp với công ty, với đầy đủ các phân hệ: Vốn bằng tiền, mua hàng – phải trả, bán hàng – phải thu, hàng tồn kho, quản lý tài sản, chi phí giá thành, kế toán tổng hợp. Trong phòng kế toán, mỗi người đều được trang bị máy vi tính có ứng dụng phần mềm để thực hiện nhiệm vụ của mình ứng với từng phân hệ. Hàng ngày nhân viên kế toán tiến hành phân loại chứng từ theo loại chứng từ, theo số chứng từ, theo ngày tháng năm phát sinh rồi vào từng phân hệ tiến hành nhập số liệu. Cuối kỳ, sau khi các nghiệp vụ phát sinh đã được phản ánh đầy đủ, kế toán tổng hợp tiến hành các bút toán phân bổ, kết chuyển, tính giá thành sản phẩm, cuối mỗi quý tiến hành khoá sổ, in các báo cáo và sổ kế toán. Việc mã hoá các tài khoản được thực hiện cùng với việc cài đặt hệ thống khi mới bắt đầu làm việc với chương trình phần mềm và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự thay đổi thì có thể thêm, bớt, sửa các tài khoản chi tiết cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế và thuận tiện cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và sắp xếp theo loại, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập sẽ tự động được ghi vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký chung, Sổ Cái) và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan theo đúng quy trình ghi sổ nhật ký chung. Cuối tháng( hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết ) kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với sổ chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo những thông tin đã nhập trong kỳ. Mặt khác có thể đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính trước hoặc sau khi in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Công ty thường thực hiện in các sổ tổng hợp sổ chi tiết và đóng thành quyển vào thời điểm cuối tháng và cuối năm và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.2.2.6. Báo cáo tài chính tại doanh nghiệp Báo cáo tài chính là những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_chi_phi_san_san_va_tinh_gia_thanh_san_pham_6674.doc
Tài liệu liên quan