Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng Đông Phương

Mọi hao phí cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực xây dựng, việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về các mặt được thể hiện bằng hợp đồng xây dựng. Chi phí để xây dựng tài sản là chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng, chi phí nhân công tại công trường, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể như chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý chung, các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai.

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng Đông Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, 2 phó phòng chịu trách nhiệm chung và chức năng của phòng là: Lập kế hoạch và quản lý việc thực hiện kế hoạch theo tháng, quý, năm. Trực tiếp quản lý và hướng dẫn thực hiện quy chế thủ tục quy trình XDCB. Công tác quản lý thực hiện hợp đồng kinh tế. Đôn đốc công tác nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán khối lượng của phòng Kỹ thuật – sản xuất và đội công trình. Tìm hiểu thị trường để tham gia đấu thầu, mở rộng thị trường trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi thế của Công ty. Tìm hiểu các nguồn thông tin nhằm phát triển hướng sản xuất kinh doanh cho Công ty như nghiên cứu về quy mô - công nghệ - vốn - thời gian - địa điểm và có chiến lược về quỹ công việc cho các năm tiếp theo của Công ty. Nghiên cứu các khả năng để tham mưu cho Giám đốc dự đấu thầu và nhận việc trong mọi lĩnh vực mà Công ty có lợi thế. Làm các hồ sơ đấu thầu theo đúng quy chế đấu thầu, quy định của Công ty và cập nhật được sự phát triển của thị trường. Nắm kế hoạch của Công ty, đề xuất các đơn hàng mà Công ty có khả năng thực hiện. Ü Phòng tài chính – kế toán: Với quy mô hoạt động gồm 07 người, là phòng thực hiện chức năng giúp Giám đốc về mặt tài chính, thu thập số liệu, phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc. Bên cạnh đó phòng còn thường xuyên báo cáo các tình hình về thu chi, đề ra các biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, lập kế hoạch tài chính, quản lý sự vận động của đồng tiền, lập kế hoạch vay vốn ngân hàng, quản lý chi tiêu hợp lý, hợp pháp: Như việc huy động, bổ sung vốn mở rộng công tác đầu tư, tổ chức sử dụng và điều hòa các nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của toàn Công ty một cách có hiệu quả. Giúp các cơ quan cấp trên, các cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như kiểm tra việc chấp hành các chính sách , chế độ, quy định của nhà nước, làm nghĩa vụ với ngân sách của nhà nước. Quản lý kế toán các đội, các xưởng sản xuất quyết toán các công trình. Ü Phòng kỹ thuật - sản xuất: Gồm 8 người trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng. Phòng này có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về các công tác kinh tế, kỹ thuật, quản lý, chất lượng công trình, làm công tác marketing giúp cho Công ty ký kết được các hợp đồng kinh tế với các đối tác, theo dõi khối lượng công việc, nghiệm thu công trình. Lập quy trình công nghệ, quản lý tiến độ thi công và kỹ thuật chất lượng các công trình cũng như tăng cường vấn đề an toàn lao động cho công nhân. Ü Phòng vật tư – thiết bị: Gồm 6 người trong đó có một trưởng phòng chịu trách nhiệm chung và một phó phòng có chức năng quản lý toàn bộ vật tư, vật tư luân chuyển và thiết bị của công ty: kho công ty (trực tiếp bằng phiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho) và các đội sản xuất (báo cáo vật tư theo từng đợt). Lập kế hoạch mua vật tư, thiết bị theo yêu cầu thiết kế của từng dự án và điều chuyển vật tư, thiết bị theo biện pháp tổ chức thi công. Ü Phòng tổ chức – hành chính: gồm 07 người có chức năng giúp Giám đốc Công ty trong công tác thực hiện các phương án sắp xếp, tổ chức bộ máy của Công ty từ các phòng ban đến các công trường, các đội sản xuất trực thuộc. Tiếp nhận, điều động, làm thủ tục đưa đi đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, sử dụng, điều phối và quản lý nhân lực hợp lý. Đồng thời không ngừng nâng cao việc quản lý lao động, đảm bảo an toàn lao động và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Ü Các đội sản xuất: Tổ chức sản xuất trực tiếp ở các đội, các đơn vị được xây dựng khép kín. Mỗi đội, thực hiện một nhiệm vụ khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của đội thi công là làm sản phẩm trên công trường, các tổ thợ luôn luôn phải tìm tòi phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đẩy nhanh tiến độ đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật công trình. Kiểm tra tất cả các phương tiện, dụng cụ trước khi bước vào sản xuất , chấp hành tốt sự hướng dẫn của cán bộ thi công để sản phẩm làm ra được tốt, đẹp, bền. Khi lao động sản xuất phải thực hiện: Làm gọn, dọn sạch, thực hành tiết kiệm. Khi lao động, sản xuất phải nghiêm túc thực hiện nội quy quy định của đơn vị trên công trường về các mặt an toàn lao động, chất lượng công trình. Ngoài ra còn có chức năng và nhiệm vụ triển khai thi công theo đúng kế hoạch, đúng bản vẽ thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình. 1.6 tỔ chỨc công tác kẾ toán 1.6.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. 1.6.1.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Cùng với sự ra đời và phát triển của Công ty là sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của bộ phận Kế toán. Đây là bộ phận không thể thiếu được khi một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Phòng Tài Chính - Kế toán của Công ty gồm 07 người đảm nhiệm những phần kế toán khác nhau. Trong quá trình hoạt động bộ máy kế toán được tổ chức một cách hợp lý và trong thời gian qua đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp kịp thời thông tin kinh tế cho Ban Giám đốc Công ty. Bộ máy Kế toán của Công ty TNHH đầu tư xây dựng Đông Phương được tổ chức theo hình thức tập trung. Tổ chức kế toán tập trung là mô hình tổ chức có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin. Hình thức này là thuận lợi cho việc quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công công tác, góp phần nâng cao trình độ của từng cán bộ nhân viên. 1.6.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán : Bảng 2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRUỞNG KT chuyên trách, kiểm tra chứng từ đầu vào Kế toán, công nợ và quản lý hợp đồng Thủ quỹ Kế toán thuế KT vật tư, TSCĐ, CCDC Kế toán TM lương Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ nghiệp vụ 1.6.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ máy Kế toán tại Công ty: Trong Công ty các nhân viên kế toán đều là những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, được lãnh đạo Công ty quan tâm trang bị các phương tiện kỹ thuật làm việc nhằm thực hiện tốt công tác kế toán. Phòng kế toán phân công các công việc cụ thể cho từng nhân viên kế toán chuyên trách. Việc phân công này rất phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người, đã tạo điều kiện phát huy hết khả năng và sự sáng tạo của các nhân viên trong các nghiệp vụ. Công việc được phân công như sau: Ü Kế toán trưởng: Là người tổ chức bộ máy Kế toán toàn Công ty,chịu trách nhiệm cao nhất của phòng, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ làm công tác Tài chính - Kế toán. Hướng dẫn, phổ biến các chế độ, chính sách của nhà nước và quy định của Công ty, tham mưu cho Giám Đốc thành viên Công ty ban hành các quy định về quản lý tài chính, tín dụng. Chủ trì xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, kiểm soát thu chi, quản lý việc thực hiện cân đối cấp phát vốn kinh doanh và vay vốn cho các đội, công trường. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi, vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. Nắm bắt kịp thời các chế độ, chính sách của nhà nước nhằm hướng dẫn hệ thống kế toán từ Công ty đến các đội. Phân công giao nhiệm vụ cho các nhân viên đúng trình độ năng lực cá nhân để hoàn thành tốt công việc của Phòng. Các quyền hạn: Có ý kiến bằng văn bản với giám đốc về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ. Yêu cầu các bộ phận liên quan trong Công ty cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu liên quan tới công việc kế toán và giám sát tài chính. Ü Kế toán chuyên trách, kiểm tra chứng từ đầu vào: Quản lý và cấp hóa đơn VAT, lập báo cáo sử dụng hóa đơn thanh toán, thanh lý hóa đơn của Công ty với cơ quan thuế theo quy định. Tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu hồ sơ chứng từ thanh toán của tất cả các công trình ( vật tư, tài sản, CCDC, thuê máy ) trước khi chuyển cho các bộ phận khác và kế toán trưởng. Phối hợp với Kế toán trưởng hợp xử lý các bút toán, hạch toán giá thành, doanh thu, chi phí. Ü Kế toán vật tư, TSCĐ, CCDC: Tham gia kiểm kê và tập hợp báo cáo kiểm kê vật tư, hàng hóa theo quy định. Mở đầy đủ các sổ kế toán, sổ chi tiết, thẻ kho và thực hiện việc ghi chép và lập báo cáo phản ánh kịp thời tình hình tăng, giảm, tồn kho vật tư, hàng hóa. Hàng tháng tập hợp vật tư theo từng công trình và báo cáo với Kế toán trưởng. Đối với vật tư, hàng hóa thuộc bên thi công, cơ giới, phân bổ hợp lý các công trình sử dụng. CCDC được theo dõi, quản lý về mặt, hiện vật và giá trị ( kể cả số lượng và chất lượng), TSCĐ, CCDC của Công ty, đội, công trường trực thuộc Công ty. Hàng tháng lập bảng phân bổ CCDC , định kỳ tham gia kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê hàng hóa toàn Công ty theo quy định. Tiếp nhận, kiểm tra và lưu trữ hồ sơ liên quan đến TSCĐ để đề xuất thanh toán, ra quyết định cấp nguồn vốn đầu tư. Thường xuyên và định kỳ đối chiếu với Kế toán trưởng để xử lý trước khi lập báo cáo các quyết toán. Ü Kế toán thanh toán tiền mặt, lương: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, lương của cán bộ công nhân viên. Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ thanh toán để làm thủ tục thanh toán theo phê duyệt của lãnh đạo. Mở và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày vào các loại sổ kế toán, sau đó tiến hành đối chiếu, xác nhận thường xuyên với các bộ phận có liên quan trong phòng, đội, công trường… theo quy định. Hỗ trợ kế toán thuế, lập các bảng kê khai thuế hàng tháng, quý, năm theo quy định của cơ quan thuế trên cơ sở xử lý và tổng hợp số liệu của các đơn vị thành viên và cơ quan Công ty. Tuy nhiên cũng sẽ thực hiện các nghĩa vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo phòng. Ü Kế toán thuế: Lập báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm theo quy định của cơ quan thuế trên cơ sở xử lý và tổng hợp số liệu của các bộ phận cung cấp. Thực hiện việc đôn đốc và trực tiếp thực hiện công tác thanh toán cũng như thu hồi vốn trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra còn phải nắm vững các chế độ, chính sách của nhà nước về thuế và quản lý kinh tế tài chính, quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của nhà nước, của Công ty để thực hiện việc kiểm tra, lập báo cáo tổng hợp và thực hiện nghĩa vụ về ngân sách đối toàn Công ty. Ü Thủ quỹ kiêm văn thư: Thực hiện việc thu chi tiền mặt của cơ quan theo lệnh, phiếu thu, phiếu chi. Quản lý kho két cơ quan Công ty và thường xuyên thực hiện đối chiếu kiểm kê sổ tiền mặt với kết quả thu chi hàng ngày. Hàng tháng đối chiếu số dư quỹ. Tiếp nhận các công văn, tài liệu từ văn thư Công ty và chuyển về Kế toán trưởng để phân công cho từng thành viên xử lý. Ü Kế toán công nợ và quản lý hợp đồng: Kiểm tra đối chiếu, xem xét tính hợp pháp đầy đủ chứng từ thanh toán công nợ, phân loại ghi chép, hạch toán quản lý các khoản thanh toán và công nợ trên sổ sách kế toán theo quy định của chế độ kế toán, biểu mẫu quy định. Lập biên bản đối chiếu công nợ khi công việc đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành từng phần. Kiểm tra lập báo cáo công nợ theo quy định của bộ tài chính, lưu giữ chứng từ kế toán trong phần việc được giao 1.6.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán của Công ty. 1.6.2.1. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán của Công ty. Hình thức hạch toán kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là : “chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm ( theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được Kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trong các hình thức kế toán thì hình thức kế toán chứng từ ghi sổ có nhiều ưu điểm hơn vì dễ hiểu, rõ ràng, dễ phát hiện sai sót và điều chỉnh thích hợp với mọi hình thức xây dựng cơ bản, từ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa đến lớn. 1.6.2.2. Sơ đồ, trình tự ghi sổ kế toán. a. Sơ đồ: Để dễ kết hợp và xử lý trong công tác điện toán hóa kế toán, theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, công tác kế toán thực hiện trình tự theo sơ đồ sau: CHỨNG TỪ GỐC SỔ CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC SỔ QUỸ BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH b. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng các số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết đã được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. 1.7. HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN SỬ DỤNG ĐỂ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính đã quy định các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có thể sử dụng một trong năm hình thức kế toán để ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp theo đúng chế độ sau đây: - Hình thức Nhật ký chung. - Hình thức Nhật ký - Sổ Cái. - Hình thức Chứng từ ghi sổ. - Hình thức Nhật ký - Chứng từ. - Hình thức kế toán trên máy vi tính. Trong phạm vi, giới hạn của đề tài, em xin trình bày hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng trong các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Sổ kế toán theo hình thức kế toán này bao gồm: - Sổ Nhật Ký Chung, sổ Nhật Ký Đặc Biệt: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng thời kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của các tài khoản kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở doanh nghiệp. Sổ Nhật Ký Chung, Sổ Nhật Ký Đặc Biệt phản ánh đầy đủ các nội dung sau: + Ngày, tháng ghi sổ. + Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Sổ Cái tài khoản: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng thời kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp như: Sổ Cái các TK 154, TK 621, TK 622, TK 623, TK 627. Sổ Cái phản ánh đầy đủ các nội dung sau: + Ngày, tháng ghi sổ. + Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản. - Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật Ký Chung, sổ Nhật Ký Đặc Biệt và sổ Cái như: Sổ Chi Tiết TK 154, TK 621, TK 622, TK 623, TK 627… Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. BẢNG 1.7. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Sổ nhật ký thu tiền, chi tiền... Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 1.8. ThuẬn lỢi, khó khăn và phương hưỚng phát triỂn cỦa Công ty: Ü Thuận lợi: Công ty luôn được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của lãnh đạo công ty. - Ban lãnh đạo có năng lực, đội ngũ nhân viên làm việc tận tình, tuân thủ đúng nguyên tắc, quy phạm kỹ thuật của nhà nước. - Lực lượng nhân công có tay nghề cao, trẻ, khoẻ, đảm bảo được tiến độ thi công công trình và đạt chất lượng. Ü Do tình hình hoạt động Công ty ngoài những mặt thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn: Nhiều công trình có địa bàn ở xa gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển nguyên vật liệu, chi phí tăng cao. Bên cạnh còn gặp không ít khó khăn do điều kiện khách quan gây ra như khó khăn về điều kiện tự nhiên, về tài chính. Ü Chú trọng đến việc phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao nên Công ty đã đề ra một số phương hướng phát triển như sau: - Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh mạnh nhất của Công ty. - Hoàn thiện đầu tư máy móc thiết bị thi công hiện đại, đồng bộ để có thể tiến hành công tác thi công xây dựng đối với bất kỳ công trình loại nào, từ đường ô tô, đường băng sân bay, cầu vượt sông, hầm, cảng với bất kỳ dạng kết cấu nào để có thể tham gia đấu thầu và giành thắng thầu với các Công ty khác cùng ngành. - Mở rộng hình thức tham gia xây dựng các dự án như BT ( xây dựng- chuyển giao), BOT ( Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) ở các khu kinh tế mở, các nút giao thông đô thị, thành phố. - Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật nghiệp vụ có năng lực công tác cao, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ mới của thế giới. PHẦN III THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔNG PHƯƠNG I/. Những vấn đề chung: 1.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, các sản phẩm xây dựng có những đặc điểm riêng biệt khác với sản phẩm của các ngành sản xuất khác, những đặc điểm này có ảnh hưởng tới quản lý và hạch toán - Sản phẩm xây dựng là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây dựng lâu dài, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Những đặc điểm này làm cho tổ chức và hạch toán của doanh nghiệp xây dựng khác biệt với các ngành sản xuất kinh doanh khác: sản phẩm xây dựng phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Thực hiện thi công xây dựng công trình phải theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do Nhà nước ban hành. Quá trình thi công xây dựng phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo. - Sản phẩm xây dựng được tiêu thụ (bán) theo giá dự toán - giá thanh toán với bên chủ đầu tư hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư. Giá này được căn cứ vào hợp đồng giao thầu với đơn vị chủ đầu tư. Do vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng được thể hiện không rõ, nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây dựng hoàn thành đạt điểm dừng kỹ thuật cho chủ đầu tư là quá trình tiêu thụ sản phẩm xây dựng. - Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe máy thi công, thiết bị đầu tư, người lao động) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý tài sản, thiết bị, vật tư, lao động cũng như hạch toán chi phí sản xuất rất phức tạp vì chịu ảnh hưởng tác động của môi trường, dễ tổn thất hư hỏng. Những đặc điểm riêng có của sản phẩm xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán trong doanh nghiệp, thể hiện rõ ở nội dung, phương pháp tập hợp, phân loại chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do đó công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng phải được tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất của ngành và thực hiện nghiêm túc các chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. 1.2 Phân loại chi phí và giá thành: Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào để xây dựng một tài sản đơn lẻ, như: Một chiếc cầu, một toà nhà, một con đường hoặc xây dựng tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế, công nghệ, chức năng hay mục đích sử dụng cơ bản của chúng như: xây dựng công trình kỷ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. Mọi hao phí cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực xây dựng, việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về các mặt được thể hiện bằng hợp đồng xây dựng. Chi phí để xây dựng tài sản là chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng, chi phí nhân công tại công trường, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể như chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý chung, các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai. Như vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp nhằm tạo ra các loại sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết. Giá thành sản phẩm xây dựng bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến việc thi công xây dựng công trình, nội dung các khoản mục bao gồm: Ü Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây dựng như: - Vật liệu xây dựng: là giá thực tế của cát, sỏi, đá, sắt, thép, xi măng. - Vật liệu khác: bột màu, đinh, dây. - Nhiên liệu: than củi dùng để nấu nhựa rải đường. - Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn. - Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm ( kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị). Ü Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cụ thể bao gồm: - Tiền lương chính của công nhân trực tiếp xây dựng kể cả công nhân phụ. Công nhân chính như: Thợ mộc, thợ nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông, công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đà giáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ sắt thép, nhúng gạch. - Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc hại. - Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây dựng. - Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác xây dựng, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm: tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_le_thi_hien_498.doc
Tài liệu liên quan