Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I: Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất và phân loại giá thành sản phẩm

1.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .

2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng kế toán giá thành sản phẩm

2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

2.2. Đối tượng tính giá thành

2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng kế toán tính giá thành

3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

4.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên

4.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

6. Sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Chương II: Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội

1. Đặc điểm chung của công ty da giầy Hà Nội

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty da giầy Hà Nội

1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty

1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý

1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất

1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất giầy

2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty da giầy Hà Nội

2.1. Nội dung chi phí và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty da giầy Hà Nội

2.2. Tài khoản sử dụng trong việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất của các đơn hàng

2.3. Các chứng từ, bảng biểu dùng cho việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong tháng cho các đơn hàng

2.4. Quy trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh ở công ty da giầy Hà Nội

2.5. Hạch toán các khoản mục chi phí

2.5.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.5.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.5.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung

2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất.

Chương III: Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội

1. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội

1.1. Ưu điểm

1.2. Hạn chế còn tồn tại

2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội

KẾT LUẬN

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cán bộ công nhân viên trong đó số nhân dân quản lý là 81 người, bộ máy quản lý của công ty được bố trí như sau: - Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc - Giám đốc điều hành chung cả công ty và trực tiếp điều hành các bộ phận sau: + Phòng kinh doanh + Phòng tổ chức + Phòng xuất khẩu + Phòng tài chính kế toán + Liên doanh Việt Hà - Tungshing Phó Giám đốc kinh doanh là người được uỷ quyền đầy đủ để điều hành công ty khi giám đốc đi vắng từ một ngày trở lên PGĐ kinh doanh trực tiếp điều hành bộ phận sau: + Văn phòng công ty + Xí nghiệp gò Phó giám đốc kỹ thuật chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động cho các bộ phận, lĩnh vực mà mình phụ trách, phó giám đốc kỹ thuật là người trực tiếp điều hành các bộ phận sau: + Trung tâm kỹ thuật lấy mẫu + Phòng ISO + Xí nghiệp may + Xí nghiệp cao su Trợ lý giám đốc có chức năng là thư ký tổng hợp văn thư liên lạc và tham mưu cho giám đốc. Phòng tài chính kế toán là nơi cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, chính xác về tình hình tài chính cũng như nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình biến động các tài sản trong công ty, giúp cho giám đốc nắm rõ hiện trạng sản xuất kinh doanh của công ty để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Phòng kinh doanh: có chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty. Phòng thực hiện việc xây kế hoạch, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện, tìm kiếm và đảm bảo các yếu tố đầu vào theo phân cấp của công ty kịp thời và hiệu quả cho các nhu cầu nội bộ của công ty. Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ nhập vật tư, máy móc, hoá chất cho sản xuất, xuất khẩu thành phẩm. Hơn nữa còn tham mưu cho giám đốc trong việc lựa chọn khách hàng xuất nhập khẩu và các biện pháp công tác xuất nhập khẩu. Phòng quản lý chất lượng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của PGĐ kỹ thuật, phòng thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất toàn bộ công ty trên cơ sở duy trì giám sát, kiểm tra, bổ sung và hoàn thiện bằng văn bản quy định của hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001. Văn phòng công ty: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của PGĐ kinh doanh, văn phòng có chức năng giúp việc cho ban giám đốc công ty trong lĩnh vực hành chính, tổng hợp và đối ngoại. Với bộ máy quản lý sản xuất như vậy trong thời gian qua công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Trung tâm kỹ thuật số Phòng ISO Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Phòng TCKT Phòng tổ chức Văn phòng XN may NX cao su Xưởng cơ điện XN gò Liên doanh Việt Hà Tungshing XN gò 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Để đáp ứng yêu cầu của quy trình công nghệ công ty da giầy Hà Nội tổ chức sản xuất với 3 xí nghiệp: xí nghiệp may, xí nghiệp cao su, xí nghiệp gò ráp và một xưởng là xưởng cơ điện. Xưởng cơ điện gồm 2 bộ phận: bộ phận mộc lề và bộ phận cơ khí có nhiệm vụ sản xuất các trang thiết bị phục vụ cho các xí nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng cho các trang thiết bị này, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và thuận lợi. Xí nghiệp may gồm 2 xưởng: xưởng may, xưởng chặt có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp mũ, giầy, đọn tẩy cho xí nghiệp gò ráp để chế tạo ra sản phẩm giầy. Xí nghiệp cao su được chia thành 2 bộ phận: bộ phạn mài dám đế, bộ phận luyện ép đế. Xí nghiệp có nhiệm vụ chế biến ra các sản phẩm từ cao su để cung cấp cho xây dựng gò ráp. Xí nghiệp gò ráp sau khi nhận được các loại vật tư, bán thành phẩm từ xí nghiệp may, xí nghiệp cao su sẽ tiếp tục quy trình sản xuất để hoàn thành sản phẩm. 1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất giầy Mặt hàng chính của công ty hiện nay là giầy da và giầy vải. Ngoài ra công ty còn chế tạo các sản phẩm từ cao su để phục vụ cho quá trình sản xuất giầy da, dầy vải. Do vậy, công ty còn có các bộ phận pha chế hoá chất để phục vụ cho việc chế biến cao su và công đoạn sản xuất giầy như làm mềm da, nhuộm vải. Nhìn chung các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm đều khá phức tạp mang tính chất liên tục. Tuy nhiên thời gian từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm tương đối ngắn, cụ thể như sau: - Phân xưởng may mũ giầy: tiếp nhận các chi tiết là sản phẩm của phân xưởng chuẩn bị sản xuất chuyển sang và tiến hành may thành mũ giầy hoàn chỉnh, công đoạn may này đòi hỏi nhân công phải có tay nghề cao, cẩn thận trong công đoạn vì nó là công đoạn khó cần phải thao tác kỹ thuật như: đấu thầu, vào nẹp ô dê, đường viền, đột dập ô dê. Mũ giầy hoàn chỉnh phải được vệ sinh sạch sẽ kiểm hoá từng đôi đạt yêu cầu mới chuyển cho phân xưởng giầy gò thành giầy hoàn chỉnh. - Phân xưởng giầy đảm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình sản xuất là hoàn chỉnh giầy thành phẩm. Tại đây với mũ giầy từ phân xưởng may và đế cao su từ xí nghiệp cao su cùng với nguyên liệu phụ trách như sau: dây giầy, túi nilon, giấy lót. Phân xưởng tiến hành gò giầy trên cơ sở có khuôn mẫu đó là phom giầy, sản phẩm gò này được lưu hoá cũng phải được vệ sinh, tẩy bẩn và kiểm hoá sau đó được tổ đóng đưa sản phẩm của phân xưởng mình vào thùng hộp bảo quản chờ làm thủ tục xuất khẩu. Để phục vụ cho các xí nghiệp gò giầy thì xí nghiệp cao su có nhiệm vụ chế biến cao su. Phân xưởng này sử dụng các nguyên liệu là cao su và các loại hoá chất khác. Trước tiên là luyện cán khô cao su, sau đó đưa các chất xúc tác để cán tinh cao su đưa hỗn hợp này vào máy cán, cán mỏng theo quy trình kỹ thuật chặt thành đế cán, bím giầy, nẹp ô dê. Nếu giầy có sử dụng đế đúc thì phần hỗn hợp này sẽ được chuyển sang phân xưởng ép để ép thành đế. Sản phẩm của xí nghiệp cao su được phân xưởng giầy kết hợp với mũ giầy gò thành giầy hoàn chỉnh. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIẦY Vải da Chặt mảnh May Cao su Tinh luyện Chuẩn bị gò Gò ráp Hấp Cắt riềm, dán kín, xỏ dây Hoàn tất sản phẩm Sản phẩm giầy Kiểm nghiệm Nhập kho 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Công ty là đơn vị hạch toán độc lập trong tổng công ty da giầy Việt Nam. Hình thức kế toán của công ty là nửa tập trung, nửa phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận trực thuộc do phòng kế toán ở bộ phận đó thực hiện rồi định kỳ tổng hợp số liệu rồi định kỳ gửi về phòng kế toán công ty lập báo cáo tài chính. Các bộ phận trực thuộc của công ty dều có phòng kế toán riêng nhưng theo dõi những phần kế toán chủ chốt ở bộ phận trực thuộc. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp gửi về phòng kế toán ở công ty. Theo biên chế phòng kế toán có 6 người: - Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán, thực chỉ theo đúng chế độ chính sách, hướng dẫn chỉ đạo kiểm ra các hoạt động của các nhân viên kế toán ở bộ phận trực thuộc cũng như ở công ty. - Phó phòng kế toán: Thực hiện công tác kế toán tập hợp, lập báo cáo tài chính, đồng thời theo dõi bảng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản và tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu. - Kế toán thanh toán: Theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. Đồng thời theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Kế toán tiêu thụ thành phẩm và theo dõi công nợ: Theo dõi chi tiết tình hình tiêu thụ và các khoản thanh toán với người bán, người mua. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt. Dưới các xí nghiệp có các nhân viên kế toán của xí nghiệp SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ và NVL Kế toán thanh toán Kế toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm và theo dõi công nợ Thủ quỹ Nhân viên tài chính Phó phòng phụ trách kế toán Kế toán các xí nghiệp Hiện nay ở công ty đang áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐ kỹ thuật ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức “Nhật ký chứng từ”, hình thức này phù hợp với đặc điểm của công ty vì khối lượng công việc tập chung ở phòng tài chính kế toán là chủ yếu, đội ngũ kế toán đông có trình độ khá đồng đều. Theo hình thức này, hàng ngày kế toán ở công ty căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo hệ thống kế toán. Đến cuối tháng tiến hành tổng hợp các số liệu phát sinh của chứng từ tài khoản để ghi vào sổ cái các tài khoản, số liệu tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Chứng từ gốc và bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng 2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty da giầy Hà Nội 2.1. Nội dung chi phí và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty da giầy Hà Nội * Chi phí sản xuất ở công ty da giầy Hà Nội gồm: - Chi phí nguyên vật liệ trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung * Đối tượng tập hợp chi phí tại công ty da giầy Hà Nội Như đã đề cập khách hàng chủ yếu của công ty da giầy Hà Nội là khách hàng nước ngoài. Đặc điểm của khách hàng này là họ mua hàng theo từng lô với số lượng lớn. Chính từ những đặc điểm đặc biệt trong sản xuất ở trên mà đối tượng tập hợp chi phí ở công ty da giầy Hà Nội là từng đơn hàng, từng lệnh sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đơn hàng công ty theo dõi và tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng đơn hàng, chi phí nhân công trực tiếp cũng được theo dõi và tập hợp theo từng đơn hàng. Những chi phí sản xuất chung như điện, nước, khấu hao, dịch vụ mua ngoài không thể theo dõi và tập hợp cho từng đơn hàng nên không thể theo dõi và tập hợp cho từng đơn hàng, vì vậy công ty tập hợp chi phí sản xuất chung trong tháng cho toàn công ty sau đó đem phân bổ chi phí cho các đơn hàng sản xuất trong tháng, tiêu thức phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. * Kỳ tập hợp chi phí và kỳ tính giá thành sản phẩm ở công ty Ở công ty da giầy Hà Nội kế toán theo dõi tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh của từng đơn hàng theo từng tháng. Vậy thời điểm kế toán chi phí tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh cho các đơn hàng là vào cuối mỗi tháng giá thành sản phẩm thường được tính sau khi đơn đặt hàng hoàn thành. Quá trình sản xuất của công ty được liên tục theo mùa và phải thực hiện nhiều đơn hàng khác nhau với thời gian hoàn thành khác nhau. Để minh hoạ được hết các trường hợp thực tế phát sinh chuyên đề này sẽ xem xét việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong tháng 3/2004 của 3 đơn đặt hàng với các tình huống khác nhau. Thứ nhất: đơn hàng FT, đơn hàng bắt đầu sản xuất ngày 10/02/2004 và hoàn thành là ngày 23/3/2004. Như vậy đơn hàng này có đặc điểm là đầu tháng 3 trên thẻ giá thành sản phẩm là có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Thứ hai: là đơn hàng MAXUP, ngày bắt đầu sản xuất là ngày 01/03/2004 và hoàn thành ngày 30/03/2004. Như vậy việc sản xuất của đơn hàng này được tiến hành trọn vẹn trong tháng 3. Thứ ba: Là đơn hàng FOOTTECH đơn hàng này bắt đầu từ ngày 20/04/2004 nên có đặc điểm là cuối tháng 4 công việc sản xuất chưa tiến hành xong, đơn hàng này kéo dài đến 29/05/2004 mới hoàn chỉnh. 2.2. Tài khoản sử dụng trong việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất của các đơn hàng. Công ty da giầy Hà Nội sử dụng các tài khoản để phản ánh, tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất cho các đơn hàng là các tài khoản sau: TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: chi phí NCTT TK 627: chi phí sản xuất chung TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Các tài khoản trên được mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng như: Đơn hàng FT Đơn hàng FOOTTECH Đơn hàng MAXUP 2.3. Các chứng từ bảng biểu dùng cho việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng cho các đơn hàng Chứng từ ban đầu phục vụ cho việc tập hợp và phân bổ chi phí phát sinh trong tháng cho các đơn hàng (lệnh sản xuất) ở công ty da giầy Hà Nội bao gồm: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do kế toán nguyên vật liệu lập và chuyển sang cho kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Bảng phân bổ này được lập vào cuối tháng, cho biết giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng, cho sản xuất chung, cho quản lý doanh nghiệp, cho việc bán hàng và dùng cho chi phí chờ phân bổ. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng này cũng được lập vào cuối của tháng, bảng này là sản phẩm đầu ra của kế toán tiền lương và đồng thời cũng là đầu vào của kế toán chi phí nhằm xác định chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng lệnh sản xuất được sản xuất trong tháng. Chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng còn được chi tiết thành tiền lương và các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT được đưa vào nhân công trực tiếp. Ngoài ra kế toán chi phí còn sử dụng: Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước là công cụ dụng cụ Bảng tính khấu hao trong tháng do kế toán TSCĐ chuyển sang Nhật ký chứng từ số 1 – theo dõi tiền mặt trong tháng Nhật ký chứng từ số 2 – theo dõi tiền gửi ngân hàng trong tháng Nhật ký chứng từ số 10 – nhật ký chung cho các đối tượng còn lại Trên cơ sở những chứng từ này kế toán chi phí sẽ lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung nhằm xác định chi phí sản xuất chung trong tháng phân bổ cho từng đơn hàng. 2.4. Quy trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh ở công ty da giầy Hà Nội, quy trình này được thể hiện ở sơ đồ số 1. SƠ ĐỒ SỐ 1: QUY TRÌNH TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT Bảng phân bổ NVL.CCDC Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Bảng tập hợp và phân bổ chi phí SXC Bảng kê số 4 tập hợp chi phí sản xuất trong tháng theo đơn hàng Thẻ tính giá thành đơn hàng FT Thẻ tính giá thành đơn hàng Foottech Thẻ tính giá thành đơn hàng Maxup Thẻ tính giá thành các đơn hàng khác Nhật ký chứng từ số 7 tập hợp chi phí SXKD trong tháng Sổ cái TK 621 Sổ cái TK 622 Sổ cái TK 627 Sổ cái TK 154 2.5. Hạch toán các khoản mục chi phí 2.5.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sau khi ký được hợp đồng với khách hàng thì công ty tiến hành chuẩn bị sản xuất để chuẩn bị cho sản xuất đơn hàng phòng kế hoạch đầu tư căn cứ vào đơn hàng của khách hàng chuẩn bị những vật tư cần thiết cho đơn hàng. Muốn tiến hành sản xuất công ty da giầy Hà Nội phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu: vải, chỉ may, cao su, ôdê, hoá chất và vật liệu phụ, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất như: bao bì (thùng Carton, hộp, túi nylon), riêng phom nhôm, dao chặt, khuôn có giá trị lớn nhên được phân bổ dần nhiên liệu mà công ty sử dụng cho sản xuất là than. Khi chuẩn bị xong vật tư phòng kế hoạch vật tư phát lệnh sản xuất cho các xí nghiệp và phòng vật tư ra căn cứ vào định mức tính ra mức vật tư cần cấp phát cho lệnh sản xuất này là bao nhiêu. Theo quy trình công nghệ, một đôi giầy hoàn chỉnh được làm từ hai bán thành phẩm là mũ giầy và đế giầy. Để sản xuất ra mũ giầy nguyên vật liệu chủ yếu là các loại vải, chỉ may còn nguyên liệu chủ yếu dùng cho đế là cao su và các loại hoá chất. Nguyên vật liệu chính là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm. Tại công ty nguyên vật liệu nói chung bao gồm nhiều loại với quy cách, màu sắc, chủng loại khác nhau để phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng. Vật liệu phụ là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nó làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, nhiên liệu được dùng chủ yếu là than đốt đòi hỏi cho quá trình lưu hoá và ép đế. Phế liệu của công ty hiện nay thường là vải vụn giao cho đoàn thanh niên bán thu hồi. Số tiền này được sử dụng vào các phong trào của đoàn. Để theo dõi nguyên vật liệu công ty sử dụng TK 152, nhưng ở công ty TK 152 không chi tiết thành TK cấp 2 để theo dõi vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu. Vật liệu phụ được theo dõi trên TK 153, ngoài việc theo dõi công cụ dụng cụ xuất dùng nhiều lần cho sản xuất TK này còn theo dõi cả nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp cho các đơn hàng. Sau đây là phân loại từng kho vật tư tại công ty da giầy Hà Nội. TK 152 – Nguyên liệu chính TK 153 – Vật liệu phụ và công cụ dụng cụ 1. Vải các loại 1. Nguyên vật liệu phụ 2. Hoá chất các loại - Bìa Đài Loan - Xăng công nghiệp - Ôdê - Chỉ may - Giấy độn - Mút xốp - Thùng hộp, băng dính -Đế giầy 2. Công cụ dụng cụ - Da giầy, dây xăng - Phom nhôm ….. - Khuôn, dao chặt Căn cứ vào lệnh cấp phát vật tư, thủ kho tiến hành xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: Một liên lưu tại cuống, một liên thủ kho giữ, một liên đơn vị lĩnh giữ dùng để quyết toán vật tư sử dụng, còn một liên phòng vật tư gửi phòng tài chính kế toán để làm căn cứ hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng. Công ty sử dụng giá thực tế vật liệu xuất dùng theo giá bình quân gia quyền. Căn cứ vào lượng vật tư xuất kho sử dụng trong kỳ là đơn giá vật liệu xuất kho để xác định giá thực tế vật liệu xuất trong kỳ. Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho = Sản lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá nguyên vật liệu Tuy nhiên đối với vật liệu là cao su và các loại hoá chất cấp cho xí nghiệp cao su thì kế toán không theo dõi chi tiết cao su và hoá chất xuất dùng cho từng đơn hàng. Ví dụ như cùng một mẻ cao su nguyên cán luyện kín có thể dùng cho nhiều đơn hàng vì vậy không thể tách riêng đơn hàng FT hay Footech. Chính vì vậy đòi hỏi một kỹ thuật tính toán đặc biệt để tính được giá cao su và hoá chất xuất dùng cho việc sản xuất đế giầy của từng đơn đặt hàng, để từ đó đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của đơn hàng. Giá trị 1kg cao su cán luyện = Tổng giá trị của tất cả vật tư tiêu dùng trong tháng của xí nghiệp cao su Tổng lượng tiêu hao nguyên vật liệu trong tháng của xí nghiệp cao su Trị giá của 1kg cao su cán luyện nhân với số lượng tiêu hao nguyên vật liệu của đế giầy của từng đơn hàng ta sẽ được giá trị của cao su, hoá chất tiêu dùng để sản xuất ra đế giầy của đơn hàng đó. Như vậy xét về thực chất đây chính là việc phân bổ giá trị nguyên vật liệu là cao su và các loại hoá chất trong tháng cho từng đơn hàng theo tiêu thức là lượng tiêu hao định mức nguyên vật liệu. SƠ ĐỒ 2: TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ PHÂN BỔ HOÁ CHẤT DÙNG TRONG THÁNG Đơn hàng FT Đơn hàng Foottech Đơn hàng Maxup Các đơn hàng khác Cao su và các hoá chất tiêu dùng cho các đơn hàng trong tháng XN cao su Tại công ty việc sản xuất được thực hiện theo đơn đặt hàng mỗi đơn hàng được lập 1 phiếu tính giá riêng. Việc làm này sẽ giúp cho quản lý chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng được thuận tiện, chặt chẽ. Mặc dù theo cách này tốn kém nhiều thời gian. Phương pháp kế toán hàng tồn kho của công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, do đó việc nhập xuất vật tư kế toán trực tiếp sử dụng trên TK 152. Bên cạnh đó để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất cho sản phẩm kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Từ bảng kê xuất vật tư kế toán sẽ tính ra được tổng cộng của tất cả nguyên vật liệu được xuất dùng trong tháng cho từng đơn hàng. Số liệu này sẽ được thể hiện trên bảng công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu tron tháng. BIỂU SỐ 4: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Công ty da giầy Hà Nội tháng 3 năm 2004 TT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 152 TK 153 Tổng cộng 1 TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8.421.824.146 413.336.360 8.835.160.506 1.1 Đơn hàng FT 297.355.480 159.046.500 456.404.980 1.2 Đơn hàng Foottech 137.356.240 18.331.200 155.686.440 1.3 Đơn hàng Maxup 480.272.820 104.617.280 584.890.100 … ……. ……. ……. ……. II TK 627 – CPSXC 70.189.800 79.802.692 149.992.492 III TK 142-CP trả trước 60.789.400 60.789.400 IV TK 642-CPQLDN 13.567.900 ….. 13.567.900 Tổng cộng 8.505.581.846 553.928.452 9.059.510.298 Kế toán sẽ ghi bút toán sau: Nợ TK 621 9.059.510.298 Có TK152 8.505.581.846 Có TK152 553.928.452 SƠ ĐỒ 3: TRÌNH TỰ GHI SỔ CHI TIẾT VÀ TỔNG HỢP CỦA TK 621 Bảng phân bổ NLC - CCDC Bảng kê số 4: phần ghi nợ TK 621 (chi tiết các đơn đặt hàng) Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 621 Các thẻ tính giá thành của các đơn hàng: phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nhật ký chứng từ số 7 chính là căn cứ để kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 621 (biểu số 5) BIỂU SỐ 5: TRÍCH SỔ CÁI TK 621 Công ty da giầy Hà Nội năm 2004 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng, Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 TK 152 6.371.579.127 5.675.656.478 8.421.824.146 TK 153 232.120.717 439.878.236 413.336.360 Cộng PS Nợ 6.603.699.844 6.115.534.714 8.835.160.506 Có 6.603.699.844 6.115.534.714 8.835.160.506 Số dư cuối tháng Nợ Có 2.5.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Trình tự và phương pháp: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng. Hiện nay công ty mới chỉ xây dựng được tiền lương cho từng loại giầy chứ không quy đổi thời gian định mức để làm căn cứ tính lương. Từ lệnh sản xuất nhận được, các xí nghiệp giao kế hoạch sản xuất trực tiếp xuống từng phân xưởng, căn cứ vào kế hoạch được giao cho các phân xưởng tiến hành sản xuất. Vì mỗi phân xưởng đều có bộ phận thống kê nên việc theo dõi ghi chép sản phẩm làm được trong tháng là rất chính xác, hơn nữa việc trả lương theo sản phẩm của công ty cũng giúp cho kế toán tiền lương dễ kiểm tra, kiểm soát được việc tính lương của các phân xưởng cuối tháng khi nộp bảng lương lên phòng tổ chức lao động tiền lương các xí nghiệp phải có bảng kê sản phẩm làm được trong tháng chi tiết theo từng lệnh sản xuất từng đơn hàng, kèm theo phiếu nhập kho sản phẩm có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan. Sau khi có được số lượng sản phẩm làm được trong tháng kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương cụ thể tính ra được chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trong tháng bao gồm chi phí nhân công trực tiếp tính cho mỗi đơn hàng có 4 phần: - Thứ nhất: là tiền lương theo sản phẩm, khoản này được tập hợp cho từng đơn hàng. - Thứ hai: là phần thưởng tính theo lương, sản phẩm được tính trực tiếp cho từng đơn hàng. - Thứ ba: là tiền lương thời gian và lương cho bộ phận quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp . - Thứ tư: là các khoản trích theo lương, khoản này cũng được phân bổ cho từng đơn đặt hàng. Tập hợp chi phí tiền lương theo sản phẩm của từng đơn hàng Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, các khoản phụ cấp, tiền trích KPCĐ, BHXH, BHYT. Dựa trên các bảng kê sản phẩm hoàn thành trong tháng (bảng kê sản phẩm hoàn thành liệt kê các sản phẩm hoàn thành trong phân xưởng cho tất cả các đơn hàng trong tháng) của phân xưởng chế biến sản xuất, phân xưởng may của xí nghiệp cao su, kế toán tiền lương sẽ có được số sản phẩm hoàn thành của từng đơn hàng trong từng phân xưởng. Kế toán chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ Ngoài tiền lương phải trả công nhân viên, nhân công trực tiếp còn bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ công ty da giầy Hà Nội đã tiến hành trích khoản chi phí này theo chế độ kế toán hiện hành, cụ thể như sau: trích 19% tổng quỹ lương vào giá thành sản phẩm. Tổng số BHXH = 15% x lương chính Tổng số BHYT = 2% x lương chính Tổng số KPCĐ = 2% x lương chính Người lao động phải chịu 6% khấu trừ vào lương cụ thể là: 5% BHXH + 1% BHYT = 6% x lương chính Đến cuối tháng kế toán lương căn cứ vào bảng tổng hợp và thanh toán lương để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Đơn giá tiền lương được quy định cho từng phân xưởng sản xuất giầy. Bảng đơn giá tiền lương do phòng kỹ thuật và bộ phận lao động tiền lương của phòng tổ chức lập. Ta có bảng đơn giá tiền lương của ba đơn hàng trong từng phân xưởng như sau: Đơn hàng Kiểu giầy Chế biến sản xuất May Giầy CLCS Ép đế Tổng đơn giá FT Superganext 214 1.093 1.092 163 719 3.128 Foottech Vê ma 150 978 905 130 2.163 Maxup Alembon 215 1.030 1.093 170 569 3.171 Dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành của mỗi đơn hàng trong tháng của từng phân xưởng và đơn giá tiền lương của đơn hàng. Thống kê tính ra tiền lương sản phẩm của đơn hàng đó, sau khi tính ra mức tiền thưởng được hưởng trong tháng. Trong tháng 3/2004 thì tất cả các bộ phận trong công ty được xếp loại A và được hưởng 120% lương sản phẩm, ví dụ trong bảng kê của PXCBSX như sau: BIỂU SỐ 6: BẢNG KÊ TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM HOÀN THÀNH Tháng 3/2004 Đơn hàng Số lượng Đơn giá Lương sản phẩm Thưởng theo lương SP Tổng lương sản phẩm thưởng Maxup 17.312 215 3.722.000 744.400 4.446.400 Foottech 24.000 150 3.600.000 720.000 4.320.000 Căn cứ vào bảng kê tính lương cho sản phẩm hoàn thành của phân xưởng. Kế toán tiền lương tập hợp tiền lương theo lệnh sản xuất vào bảng tổng hợp phân bổ tiền lương ở bảng này có phân bổ tiền lương thời gian, lương quản lý phân xưởng, quản lý xí nghiệp cho từng đơn hàng. Vì tiền lương thời gian, lương quản lý của phân xưởng, lương quản lý của xí nghiệp trực tiếp sản xuất không được tính trực tiếp cho đơn hàng nên ở công ty tiền lương thời gian, lương quản lý này sẽ được cộng tổng cho 5 xí nghiệp và một phân xưởng dựa trên tiêu thức tiền lương và tiền lương theo sản phẩm của đơn hàng hoá. Căn cứ vào bảng chấm công của các phân xưởng, thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan