MỤC MỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ. 2
1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ và vai trò của kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh. 2
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ: 2
1.1.2 Vai trò của kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp Thương mại dịch vụ: 3
1.2. Kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ: 3
1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí: 3
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí: 9
1.2.3 Kế toán chi phí bán hàng: 10
1.2.6 Doanh thu hoạt động tài chính. 12
1.2.7 Tài khoản Chi phí khác: 12
1.2.8 Tài khoản thu nhập khác. 12
1.2.9 Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 12
1.3 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh: 14
1.4 Các hình thức kế toán: 15
1.4.1 Hình thức nhật ký chung: 15
1.4.2 Hình thức Nhật ký sổ cái: 17
1.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ: 18
1.4.4 Hình thức nhật ký chứng từ: 20
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ & XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở C ÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI – TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỬU LONG. 22
2.1 Đặc điểm và tình hình chung của trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long. 22
2.1.1 Quá trình hình thành & phát triển của trung tâm TMDV Cửu Long: 22
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: 23
2.1.3 Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của trung tâm: . 24
2.1.4 Tổ chức sổ sách kế toán: 25
2.2 Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long: 27
2.2.1 Tính giá của hàng xuất bán: 28
2.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng: 34
2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng: 40
3.1 Đánh giá chung vè công tác tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh của trung tâm TMDV Cửu Long. 54
3.1.1 Ưu điểm: 54
3.1.2 Nhược điểm: 55
3.2 Một số ý kiến hoàn thiện bộ máy kế toán của trung tâm: 55
MỤC MỤC 60
Trang 60
KẾT LUẬN 59
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:
+ Các khoản được phép ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911, TK 142 hoặc TK 242.
+ Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
TK 642 có 8 tài khoản cấp 2:
+ TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý.
+ TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý.
+ TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng.
+ TK 6424: Chi phí kháu hao TSCĐ.
+ TK 6425: Thuế, lệ phí, phí.
+ TK 6426: Chi phí dự phòng.
+ TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6428: Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí tài chính:
Khái niệm: Chi phí tài chính là các khoản chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: 635.
Kết cấu tài khoản: Bên nợ:
+ Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
Bên có:
+ Các khoản giảm chi phí tài chính.
+ Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh.
+ Tài khoản 635 không có số dư.
Doanh thu hoạt động tài chính.
Khái niệm: Phản ánh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: 515.
Kết cấu tài khoản: Bên nợ:
+ Thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
+ Kết chuyển các khoản doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Bên có:
+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
+ Tài khoản 515 không có số dư.
1.2.7 Tài khoản Chi phí khác:
Khái niệm:dùng để phản ánh các khoản chi phí khác theo các nội dung trên của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: 811
Kết cấu tài khoản
Bên nợ: Phản ánh các loại chi phí khác thực tế phát sinh.
Bên có: Kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả.
Tài khoản 811 không có số dư.
Tài khoản thu nhập khác.
- Khái niệm:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác theo nội dung trên của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng:711
Kết cấu tài khoản:
Bên nợ: - Số thuế GTGT phải nộp về các khoản thu nhập khác tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).
Kết chuyển các khoản thu nhập khác để xác định kết quả.
Bên có: - Các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh.
Tài khoản 711 không có số dư.
Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Khái niệm: Tài khoản này phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Tổng số doanh thu bán hàng ghi nhận có thể là tổng giá thanh toán ( đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng như các đối tượng không chịu thuế GTGT ), hoặc giá bán không thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT teho phương pháp kháu trừ.
Tài khoản sử dụng: 511
Kết cấu tài khoản: Bên nợ:
+ Số thuế phải nộp (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), tính trên doanh thu bán hàng trong kỳ.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, trị giá hàng trả lại) kết chuyển trừ vào doanh thu.
+ Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
+ Phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ.
+ TK 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2:
+ TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
+ TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ TK 5114: Doanh thu cung cấp trợ cấp, trợ giá.
+ TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
Kế toán giá vốn hàng bán:
Khái niệm: Kế toán về giá vốn hàng hóa phỉa được theo dõi chính xác, kịp thời, phản ánh đúng giá trị hàng xuất bán (vì có như vậy mới là cơ sở xác định giá hàng bán cho khách hàng).
Tài khoản sử dụng: 632
Kết cấu tài khoản theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Bên nợ: + Phản ánh giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ.
+ Phản ánh các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Phản ánh số chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng năm trước.
Bên có:+ Phản ánh hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước lớn hơn số lập năm nay.
+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả.
+ Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Kết cấu tài khoản theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Bên nợ: + Trị giá vốn hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ trong kỳ.
+ Các khoản khác tính vào giá vốn hàng hóa.
Bên có: + Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ để XĐKQHĐKD.
+ TK 632 không có số dư cuối kỳ.
Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Khái niệm: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Nội dung: dùng để xác định kết quả kinh doanh.
Kết cấu: Bên nợ
+Kết chuyển giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ.
+Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
+Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.
+Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
+Kết chuyển khoản lãi hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Bên có:
+Kết chuyển doanh thu thuần.
+Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.
+Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp.
+Kết chuyển khoản lỗ hoạt động kinh doanh.
+Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
Kết quả HĐKD trg kỳ
==
Lợi nhuận của HĐSXKD trong kỳ
+
Lợi nhuận của HĐTC
+
Lợi nhuận của HĐ khác
Lợi nhuận của HĐSXKD
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán
-
CPQL
-
CP bán hàng
Lợi nhuận của HĐTC
=
Doanh thu HĐTC
-
Chi phí HĐTC
Lợi nhuận của HĐ khác
=
Thu nhập khác
-
Chi phí khác
Các hình thức kế toán:
Hình thức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về chức năng ghi chép, về kết cấu nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở của chứng từ gốc. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những hình thức sổ kế toán sau:
Hình thức nhật ký chung.
Hình thức nhật ký – sổ cái.
Hình thức nhật ký – chứng từ.
Hình thức chứng từ ghi sổ.
1.4.1 Hình thức nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các nhật ký để chuyển ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hình thức sổ nhật ký chung sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu:
Sổ Nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký đặc biệt)
Sổ cái
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ:
SƠ ĐỒ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng TH chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú: ghi hàng ngày
ghi cuối tháng
đối chiếu, kiểm tra
1.4.2 Hình thức Nhật ký sổ cái:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ vào sổ nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái gồm các loại sổ: Nhật ký – Sổ cái, các sổ chi tiết, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – sổ cái được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ – SỔ CÁI:
Chứng từ gốc
SỔ QUỸ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
NHẬT KÝ- SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ:
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là: “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có nọi dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau:
Chứng từ ghi sổ.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
SƠ ĐỒ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ.
Ghi chú: ghi hàng ngày
ghi cuối tháng
đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ gốc
SỔ QUỸ
Bảng tổng hợp CT gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
1.4.4 Hình thức nhật ký chứng từ:
Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chứng từ là:
Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản tập hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Sử dụng mẫu sổ có sẵn, có các mối quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ sử dụng các loại sổ kế toán sau:
Nhật ký chứng từ.
Bảng kê
Sổ cái
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ.
Chứng từ ghi sổ và các bảng phân bổ
Bảng kê
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú: ghi hàng ngày
đối chiếu kiểm tra
ghi cuối tháng
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ & XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THỰC PHẨM HÀ NỘI – TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỬU LONG.
Đặc điểm và tình hình chung của trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long.
Quá trình hình thành & phát triển của trung tâm TMDV Cửu Long:
Trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long tiền thân là Cửa hàng rượu bia nước giải khát Hà Nội có trụ sở chính tại số 30 Hàng Đào – Quận Hoàn Kiếm Hà Nội, được sở Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép thành lập vào ngày 19 tháng 3 năm 1993 theo quyết định số 1204 QĐ/UB. Với số vốn kinh doanh ban đầu là 179,435 triệu đồng. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu bao gồm: kinh doanh hàng công nghệ thực phẩm: rượu bia nước giải khát, thuốc lá, bánh kẹo, ăn uống, bán hàng lưu niệm va dịch vụ khách sạn. Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp hạch toán độc lập.
Đến ngày 9/6/1993 theo quyết định số 2239/QĐ – UB đổi tên thành Công ty Cửu Long thuộc sở Thương mại Hà Nội, là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả ngân hàng ngoại tệ), được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Ngày 23/8/1995 theo Quyết định số 3136 QĐUB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chuyển giao khu nhà xưởng sản xuất than Vọng tại địa chỉ 253 phố Vọng – Quận Hai Bà Trưng của Công ty xăng dầu chất đốt sang Công ty Cửu Long.
Ngày 6/5/2005 theo Quyết định số 2671 QĐUB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc sáp nhập công ty Cửu Long vào công ty TNHH Nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội trực thuộc tổng công ty Thương mại Hà Nội.
Ngày 28/6/2005 theo quyết định số 306 QĐ/TPHN về việc thành lập Trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long. Có trụ sở tại 253 Phố Vọng – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội là đơn vị hạch toán trực thuộc Công ty Thực phẩm Hà Nội, chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh công ty giao.
Có trách nhiệm quản lý tốt tài sản, bảo toàn và phát triển vốn. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và nghĩa vụ đối với công ty.
Quản lý, bố trí, sắp xếp hợp lý lao động.
Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ theo giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty do UBND thành phố cấp.
Chấp hành tốt các quy định của Công ty và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
TT TMDV Cửu Long
Ban Giám Đốc
Phòng Kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Kho Tựu Liệt
Kho Vọng
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của công ty:
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc.
+ Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của trung tâm.
+ Phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành hoạt động của các phòng ban trong công ty, trực tiếp tham gia xử lý các hợp đồng kinh tế...
Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý trực tiếp công tác tổ chức hành chính văn phòng trong toàn công ty. Triển khai thực hiện các chế độ chính sách, thực hiện công tác quản lý hành chính pháp chế, công văn, thư từ, báo chí, phụ trách công tác đào tạo, tuyển dụng và đề bạt CBCNV theo yêu cầu của từng bộ phận, xây dựng định mức tiền lương chung của Công ty, theo dõi, quản lý thực hiện các nhiệm vụ về chính sách cho người lao động, tổ chức, sắp xếp các cuộc họp, hội nghị lớn của công ty.
Phòng kinh doanh: Tổ chức, quản lý, điều hành công tác kinh doanh. Tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường, phụ trách về liên hệ giao dịch với khách hàng, quan hệ với các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan, tìm kiếm và khai thác khả năng đầu tư từ bên ngoài.
Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Tổ chức và quản lý nguồn tài chính và thu chi tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính trong sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản xuất.
Các kho: Có chức năng dự trữ hàng hóa, đảm bảo quá trình lưu chuyển hàng hóa không bị gián đoạn, cơ số hàng hóa an toàn.
Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của trung tâm:
Tổ chức công tác kế toán của trung tâm gồm:
Kế toán theo dõi công nợ (người mua và người bán): theo dõi tình hình mua hàng và trả nợ của người mua, đối với người bán thì theo dõi tình hình mua hàng và trả nợ của đơn vị.
Kế toán theo dõi quỹ tiền mặt, ngân hàng: bám sát số dư và số phát sinh hàng ngày của ngân hàng qua sổ phụ, theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt và tồn quỹ tiền mặt hàng ngày.
Kế toán theo dõi kho hàng hóa: bám sát tình hình nhập xuất kho hàng ngày và lực lượng hàng hóa tồn kho để có kế hoạch nhập hàng.
Kế toán thanh toán bán hàng: Theo dõi tình hình bán hàng của phòng kinh doanh, theo dõi số tiền thu được và cân đối giữa tiền và hàng của bộ phận bán hàng hàng ngày trên cơ sở báo cáo bán hàng.
Kế toán theo dõi tài sản (tài sản cố định, công cụ lao động nhỏ), theo dõi chi phí: tập hợp chi phí phát sinh hàng ngày (chi phí bán hàng, chi phí mua hàng, chi phí mua ngoài, chi phí hoạt động tài chính...), sổ chi tiết theo dõi tài sản cố định và công cụ lao động nhỏ của từng bộ phận.
Kế toán tiền lương, bảo hộ lao động: Tính lương, trích bảo hiểm xã hội, cung cấp bảo hộ lao động cho các bộ phận.
Kế toán tổng hợp: làm công tác tổng hợp của toàn trung tâm để báo cáo cho giám đốc kết quả kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm...
Bộ máy kế toán:
Gồm kế toán trưởng và các kế toán viên.
Kế toán trưởng
Kế toán theo dõi công nợ
Kế toán theo dõi quỹ TM
Kế toán theo dõi kho HH
Kế toán thanh toán BH
Kế toán theo dõi tài sản
Kế toán tiền lương BHXH
Kế toán tổng hợp
Tổ chức sổ sách kế toán:
Trước năm 2002 doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ phục vụ hạch toán kế toán. Từ sau năm 2002, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phần mềm kế toán do phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam cung cấp đồng thời chuyển sang hình thức Nhật ký chung để hạch toán phù hợp với hệ thống kế toán máy, cũng như thuận tiện hơn cho công tác kế toán.
Với hình thức sổ nhật ký chung, tại trung tâm TM Cửu Long ngoài sổ tổng hợp là nhật ký chung, với mỗi phần kế toán riêng còn sử dụng 1 hệ thống sổ cái, sổ tổng hợp chi tiết và sổ chi tiết riêng.
Chế độ báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính do trung tâm lập căn cứ theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính. Cuối niên độ kế toán trung tâm lập và sử dụng 4 báo cáo:
Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 – DNN)
Kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 – DNN)
Thuyết minh Báo cáo Tài chính (mẫu số B09 – DNN)
Bảng cân đối tài khoản (mẫu số F01- DNN)
Các báo cáo tài chính của trung tâm sau khi làm xong thì được gửi lên công ty.
Trình tự ghi sổ kế toán của trung tâm được xây dựng theo trình tự chung của hình thức sổ nhật ký chung và yêu cầu quản lý của kế toán.
Nhờ sử dụng phần mền kế toán trong hạch toán, công việc tiến hành kế toán được tiến hành đơn giản và thuận tiện hơn. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ chứng từ gốc, kế toán tập hợp và phân loại theo từng phần hành, kiểm tra ban đầu về các quy định ghi chứng từ. Dữ liệu kế toán sẽ được vào máy theo từng phần hành riêng biệt. Từ dữ liệu ban đầu, chương trình sẽ tự động quản lý vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo trình tự ghi sổ, cuối kỳ, sau khi kiểm tra tính cân đối và thực hiện các bút toán cuối kỳ cũng như bút toán điều chỉnh kế toán chạy trương trình lập các báo cáo tài chính.
Toàn bộ quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại trung tâm thương mại Cửu Long được mô tả qua sơ đồ sau:
Báo cáo TC
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Hàng ngày:
Cuối tháng:
Đối chiếu:
Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long:
Do hoạt động chủ yếu của trung tâm thương mại dịch vụ Cửu Long là mua hàng và bán hàng nên các chi phí của trung tâm chỉ tập hợp chung vào tài khoản chi phí bán hàng.
Kế toán bán hàng:
Phương thức bán hàng của trung tâm: Khi khách hàng có nhu cầu, trung tâm sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì thế, thường là hàng hóa của trung tâm được tiêu thụ trực tiếp.
Thủ tục, chứng từ:
+ Phiếu thu: Được nhận sau khi nhận hóa đơn bán hàng, khi có khách hàng đến mua hàng trực tiếp tại trung tâm theo các hợp đồng đã ký kết. Nếu khách hàng đã ký kết và thanh toán ngay bằng tiền mặt, chứng từ ban đầu kế toán phải lập ngay là phiếu thu.
+ Phiếu xuất kho: Khi có khách hàng đến mua hàng và có lệnh xuất hàng của giám đốc, kế toán ghi phiếu xuất kho.
+ Hóa đơn bán hàng: Khi khách hàng đến mua hàng kế toán lập hóa đơn bán hàng, khi lập xong khách hàng cầm hóa đơn này cùng phiếu xuất kho xuống để lấy hàng.
- Chứng từ, sổ sách hạch toán:
Hiện nay, trung tâm đang sử dụng những loại chứng từ, sổ sách kế toán sau để thuận tiện cho việc theo dõi cũng như quản lý việc tập hợp chi phí:
Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái.
Giá thực tế của HH mua ngoài
=
Giá mua của hàng hóa
+
Thuế nhập khẩu, thuế TT ĐB phải nộp (nếu có)
-
Giảm giá hàng bán
+
Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng
Thẻ kho.
Phiếu xuấ kho.
Phiếu nhập kho.
Phiếu thu.
Phiếu chi.
Hóa đơn GTGT.
Sổ nhật ký chung.
Tính giá của hàng xuất bán:
Tính giá hàng mua là việc xác định giá ghi sổ của hàng hóa mua vào. Khi phản ánh trên sổ kế toán, hàng hóa được phản ánh theo giá thực tế:
Trong đó:
Giá mua của hàng hóa: là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo hợp đồng hoặc hóa đơn. Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá mua của hàng hóa là giá mua chưa có thếu GTGT đầu vào.
Chi phí mua hàng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình ma hàng: vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
Giảm giá hàng mua: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua (doanh nghiệp).
Kế toán giá vốn hàng bán:
Trung tâm áp dụng phương pháp tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ)
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ và thực tế của hàng nhập trong kỳ để tính giá vốn hàng bán ra. Do đó cuối tháng thì giá vốn của hàng nhập kho bán ra mới tính được giá vốn.
Giá hàng hóa xuất bán được tính như sau:
Trị giá thực tế của hàng hóa XK
=
Số lượng hàng hóa XK
x
Đơn giá thực tế bình quân
Trong đó:
Đơn giá thực tế BQ
=
Trị giá thực tế của hàng hóa tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế của hàng hóa nhập kho trong kỳ
Số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ
Số lượng hàng hóa nhập trong kỳ
+
Căn cứ vào số lượng hàng hóa xuất bán và hóa đơn thuế GTGT mua hàng, phiếu thu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán tính được trị giá vốn hàng bán trong kỳ đối với các mặt hàng.
Phiếu xuất kho: Được dùng khi xuất thành phẩm cho các mục đích khác xuất bán.
Ví dụ: xuất kho...
Phiếu xuất kho được phòng kinh doanh lập thành 3 liên:
Liên 1: Phòng kinh doanh giữ.
Liên 2: Giao cho thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển lại cho phòng kế toán để ghi vào sổ kế toán.
Liên 3: Giao cho người nhận giữ.
Phiếu xuát kho kiêm vận chuyển nội bộ:
Được lập ra trong trường hợp trung tâm xuất thành phẩm đi triển lãm giới thiệu sản phẩm, chào hàng, chào mẫu... Phiếu này cũng do phòng kinh doanh lập theo mẫu số 03 – VT và được lập thành 3 liên:
Liên 1: lưu lại phòng kinh doanh.
Liên 2: giao cho đơn vị nhận hàng
Liên 3: Người nhận hàng xuất mang xuống kho làm căn cứ để thủ kho giao hàng đúng số lượng. Sau khi nhận đủ hàng, người nhận hàng sẽ ký xác nhận vào phiếu. Thủ kho sẽ ghi vào thẻ kho rồi chuyển lên cho kế toán thành phẩm ghi vào sổ chi tiết.
Ví dụ 1:
Ngày 25 tháng 3 năm 2008, xuất kho hàng hóa bán cho trung tâm triển lãm Vân Hồ - Hà Nội:
+ Cà phê Trung Nguyên. Số lượng 200 thùng, đơn giá 140.000 đồng.
+ Sữa tươi Mộc Châu. Số lượng 100 thùng, đơn giá 90.000 đồng.
Trung tâm TMDV Cửu Long
253 Phố Vọng – Hà Nội
Số 120
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 25 tháng 03 năm 2008
Nợ: TK 632
Có: TK156
Người nhận hàng: Chị Mai
Đơn vị : Trung tâm triển lãm Vân Hồ
Địa chỉ : 105 Hoa Lư – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Số hóa đơn: 003203 Seri HH/2007 Ngày 27/3/2008
Nội dung : Bán hàng cho trung tâm triển lãm Vân Hồ - Hà Nội
Tên hàng hóa, sản phẩm
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo C.Từ
Thực xuất
Cà phê Trung Nguyên
Thùng
200
200
140.000
28.000.000
Sữa tươi Mộc Châu
Thùng
100
100
90.000
9.000.000
Cộng
37.000.000
Bằng chữ: Ba mươi bảy triệu đồng chẵn.
Xuất ngày 25 tháng 3 năm 2008
Người nhận hàng Người giao hàng Thủ kho Kế toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 120 ngày 25/3/2008 kế toán ghi:
Nợ TK 632: 37.000.000
Có TK156: 37.000.000
Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc tiến hành lập sổ nhật ký chung. Căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái tài khoản 632. Sau khi đã lấy các chứng từ kế toán làm căn cứ, ghi vào sổ chi tiết tài khoản 632.
SỔ CHI TIẾT TK 632
Từ ngày 01/3/2008 đến ngày 31/3/2008
Dư đầu kỳ:
Ngày
Số chứng từ
Nội dung
TKĐƯ
Nợ
Có
23/3
Bán hàng cho công ty Đức Anh
156
16.800.000
0
25/3
120
Bán hàng cho trung tâm triển lãm Vân Hồ
156
37.000.000
0
Cộng
307.000.000
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632
Giá vốn hàng bán.
Từ ngày 01/3/2008 Đến ngày 31/3/2008
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
SHTK ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
31/3
119
31/3
Giá vốn của hàng hóa đã bán
156
16.800.000
31/3
120
31/3
Giá vốn của hàng hóa đã bán
156
37.000.000
.............
31/3
31/3
Kết chuyển giá vốn hàng bán vào KQHĐKD
911
307.000.000
Cộng
307.000.000
307.000.000
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
Kế toán doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng là số tiền mà doanh nghiệp thu được qua quá trình bán hàng, không bao gồm thuế GTGT đầu ra. Doanh thu bán hàng của công ty được xác định hàng tháng dựa trên các hợp đồng bán hàng, hóa đơn GTGT, các chứng từ thanh toán.
Doanh thu bán hàng được xác định bằng giá bán đơn vị của từng loại sản phẩm nhân với số lượng tiêu thụ trong tháng.
Khi có hợp đồng mua bán, phòng kinh doanh lập hóa đơn bán hàng trong đó ghi rõ số lượng, đơn giá, thành tiền và tổng hợp giá thanh toán trong đó có con dấu của công ty và chữ ký cảu trưởng phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh lập chứng từ thống kê chi tiết theo khách hàng và chuyển chứng từ cho phòng tài chính kế toán.
Ví dụ: Ngày 23/3/2008 bán cho công ty TNHH Đức Anh 120 thùng cà phê Trung Nguyên với đơn giá là 150.000 đồng/thùng. Công ty TNHH Đức Anh chấp nhận thanh toán.
Trung tâm TMDV Cửu Long
253 Phố Vọng – Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Số 119
Ngày 23 tháng 3 năm 2008
Nợ TK 632
Có TK 156
Người nhận hàng: Anh Trần Ngọc Khoa
Đơn vị : Công ty TNHH Đức Anh
Lý do xuất : Xuất bán
Xuất tại kho : Kho Vọng
Tên hàng hóa,sản phẩm
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo C.từ
Thực xuất
Cà phê Trung Nguyên
Thùng
120
120
150.000
18.000.000
Cộng
18.000.000
Bằng chữ: Mười tám triệu đồng chẵn.
Xuất ngày 23 tháng 3 năm 2008
Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33328.doc