Chuyên đề Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Tuấn Lợi

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

1. Thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý. 3

1.1 Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm 3

1.2 Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm 4

2. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 6

3. Đặc điểm sổ kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm theo các hình thức sổ kế toán 33

PHẦN 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUẤN LỢI 36

1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý ở Công ty TNHH Tuấn Lợi 36

2. Kế toán thành phẩm tại Công ty TNHH Tuấn Lợi 43

3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Tuấn Lợi 50

PHẦN III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM 56

VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY TNHH TUẤN LỢI 56

1. Nhận xét chung về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty TNHH Tuấn Lợi 56

2. Một số ý kiến đề xuất nhàm hoàn thiện công tác kế toán TP và tiêu thụ TP 57

KẾT LUẬN 59

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Tuấn Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ về trị giá hàng đã giao, đã thu tiền trước bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu. Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản. Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cáp, trợ gía. Doanh thu trợ cấp, trợ giá được phản ánh trên tàI khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá. Không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp sau: . Trị giá hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến. . Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành( sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội bộ) . Số tiền thu được về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. . Trị giá sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp nhận thanh toán. . Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi( chưa được xác định là tiêu thụ). . Các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản sử dụng. Để hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm theo các phương thức khác nhau kế toán sử dụng các tài khoản sau: + TK 157 - Hàng gửi bán. Bên Nợ: Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán,gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận. Bên Có: - Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận hoặc thanh toán. Giá trị hàng gửi bán bị từ chối hoặc trả lại. Dư Nợ: Giá trị hàng còn đang gửi bán, gửi đại lý. + TK 511 - Doanh thu bán hàng. Bên Nợ: Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuát khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiép phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ. Khoản giảm giá hàng bán Trị giá hàng bị trả lại Khoản chiết khấu thương mại Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang tàI khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. . Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu phản ánh vào TK 511 được tính theo giá bán chưa có thuế GTGT, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà doanh nghiệp được hưởng. . Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc các đơn vị kinh doanh sản phẩm, hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu phản ánh vào TK 511 là tổng giá thanh toán bao gồm thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh dóanh được hưởng. TK 511 – Không có số dư cuối kỳ TK 511 có 4 TK cấp 2 . TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá: được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, vật tư. . TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm: được sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất vật chất như: công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lam nghệp. . TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ: được sử dụng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học kỹ thuật. . TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá: được dùng để phản ánh các khoản thu từ trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. + TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Bên Nợ: Số thuế phải nộp tính trên doanh số bán trong kỳ. Số giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại. Kết chuyển doanh thu thuấn vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng thực tế cua doanh nghiệp trong kỳ. TK 512 - cuối kỳ không có số dư. TK 511 có 4 TK cấp 2 TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá. TK 5122: Doanh thu bán các thành phẩm. TK 5123: Doanh tnu cung cấp dịch vụ. + TK 531 - Hàng bán bị trả lại . Bên Nợ: Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng bị trả lại. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại. TK 531 cuối kỳ không có số dư. + TK 532 - Giảm giá hàng bán. Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá bàng bán. Tk 532 cuối kỳ không có số dư. + TK 632 – Giá vốn hàng bán Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Bên Nợ. Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp theo hoá đơn. Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả. TK 632 không có số dư cuối kỳ Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê kiểm kê định kỳ Bên Nợ. . Trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ (với đơn vị kinh doanh vật tư, hàng hoá). . Trị giá vốn của thành phẩmtồn kho đầu kỳ và sản xuất trong kỳ, giá trị dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ (với đơn vị sản xuất, dịch vụ). Bên Có: . Giá trị hàng hoá đã xuất bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ. . Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ (với đơn vị sản xuất, dịch vụ). . Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ và tài khoản xác định kết quả. TK 632 không có số dư cuối kỳ + TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp, số thuế GTGT còn phải nộp. Tài khoản này áp dụng cho các đối tượng tính thuế GTGT theoe phương pháp khấu trừ, trực tiếp và được chi tiết thành: TK 33311: Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ. TK 33312: Thuế GTGT đầu ra của TSCĐ Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cùng với việc phản ánh giá trị của thành phẩm xuất kho bán theo các phương thức tiêu thụ và việc phản ánh giá vốn thành phẩm đã được xác nhận là tiêu thụ, kế toán còn phải phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản khác có liên quan theo từng phương thức bán hàng. Kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB hay thuế xuất khẩu. Cũng giống như các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cùng với việc phản ánh giá trị thành phẩm xuất kho bán theo các phương thức tiêu thụ và việc phản ánh giá vốn thành phẩm đã được coi là tiêu thụ, kế toán còn phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản khác có liên quan theo từng phương thức bán hàng. Tuy nhiên ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trong giá thực tế vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh có thuế GTGT đầu vào và trong doanh thu bán hàng cũng bao gồm cả thuế GTGT phải nộp. Do vậy kế toán doanh thu tiêu thụ theo từng phương thức bán hàng ở doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp giống như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng không có các bút toán ghi thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra phải nộp. Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương thức tiêu thụ trực tiếp Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá hay thực hiện dịch vụ với khách hàng, ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155,156: Xuất kho thành phẩm, hàng hoá Có TK 154: Xuất trực tiếp không qua kho Phản ánh doanh thu bán hàng Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111,112: Doanh thu bằng tiền đã thu Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng Khi xuất hàng chuyển dến cho người mua, kế toán ghi theo trị giá vốn thực tế của hàng xuất: Nợ TK 157: Hàng gửi bán Có TK 155: Xuất kho thành phẩm Có TK 154: Xuất trực tiếp không qua kho Giá trị dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng ghi: Nợ TK 157 Có TK 154 Khi được khách hàng chấp nhận (một phần hay toàn bộ) ghi Phản ánh trị giá vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632 Có TK 157 Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 111,112, 131: Tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ Có TK 511: Doanh thu Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Sơ đồ kế toán doanh thụ theo phương thức trực tiếp và chuyển hàng TK 154.155 TK 632 TK 911 TK 111, 112,131 Trị giá vốn thự tế Hàng đã tiêu thụ Kết chuyển trị giá vốn của hàng tiêu thụ Trực tiếp phải nộp Doanh thu bán hàng K/c giảm giá Doanh thu hàng bị trả lại Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả TK 3331 Thuế GTGT đầu ra phải nộp (phương pháp khấu trừ) TK 157 TK 333 TK 511 Thuế TTDB, thuế XK, thuế GTGT TK 521,531,532 trị giá vốn hàng gửi bán trị giá vốn hàng gửi bán đã tiêu thụ Phương thức tiêu thụ qua các đại lý( ký gửi) Tại đơn vị có hàng ký gửi( chủ hàng): Khi xuất hàng cho các đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gửi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lề phần trăm trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã bán. Khoản hoa hồng này được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng. Nội dung hạch toán: + Phản ánh trị giá thực tế xuất kho hàng ký gửi Nợ TK 157 Có TK 155, 156 + Căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của sản phẩm, hàng hoá bán qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng, doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu của sản phẩm đã tiêu thụ để giao cho đơn vị đại lý và xác định khoản hoa hồng phải trả, kế toán ghi sổ Nợ TK 641: Hoa hồng trả cho đại lý Nợ TK 133: Thuế GTGT tính trên tiền hoa hồng Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền được nhận sau khi trừ khoản hoa hồng Có TK 511: Doanh thu bán hàng qua đại lý Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra + Phản ánh trị giá vốn của hàng ký gửi thực tế đã bán được Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi bán Tại các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi: Số sản phẩm, hàng hoá nhận bán ký gửi không thuộc quyền sở hữu của đơn vị này. Doanh thu của đại lý chính là khoản hoa hồng được hưởng. Trong trường hợp đại lý bán đúng giá ký gửi của chủ hàng và hưởng hoa hồng thì không phảI tính và nộp thuế GTGT tính trên tiền hoa hồng nhận được. Trình tự hạch toán: + Khi nhận hàng ký gửi, căn cứ vào giá trị trong hợp đồng ký gửi ghi: Nợ TK 003: Giá trị hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi + Khi bán được nhận ký gửi: Kế toán ghi giảm giá trị hàng nhận ký gửi: Có TK 003 Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, đại lý hạch toán: Tổng số tiền phải thanh toán cho chủ hàng gồm giá ký gửi theo quy định và cả số thuế GTGT Nợ TK 111,112,131 Có TK 331 + Định kỳ xuất hoá đơn cho bên giao đại lý (chủ hàng) làm cơ sở để thanh toán tiền hoa hồng Nợ TK 331: Tổng số tiền phải thanh toán cho chủ hàng Có TK 511(5113): Hoa hồng được hưởng Có TK 3331 : thuế GTGT tính trên hoa hồng được nhận Có TK 111,112: Số tiền thực trả cho chủ hàng sau khi đã trừ lại khoản hoa hồng được hưởng Sơ đồ kế toán doanh thu theo phương thức bán hàng ký gửi TK 911 TK 511 Hoa hồng bán hàng được hưởng TK 3331 Kết chuyển doanh thu thuần Thuế GTGT của hoa hồng Toàn bộ tiền hàng TK 331 TK 111,112 thu được Phải trả chủ hàng Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng Phương thức bán hàng trả góp Trình tự hạch toán: + Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Khi bán hàng trả chậm, trả góp, ghi số tiền trả lần đầu và số tiền còn phảI thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi: Nợ các TK 111,112, 131 : Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113 –Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT). Có TK 3331: Thuế GTGT phảI nộp Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện( Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi: Nợ TK 111,112,… Có TK 131: PhảI thu của khách hàng Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi: Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515: Doanh thu hoạt độngtàI chính (LãI trả chậm, trả góp). +) Đối với hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi Nợ TK 111,112,131 Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ( Giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT) Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT) Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi: Nợ TK 111,112 Có TK 131: PhảI thu của khách hàng Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi: Nợ TK 3387; Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515: Doanh thu hoạt động tàI chính (Tiền lãi trả chậm, trả góp). Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phảI nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phảI nộp + Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm đã xác định tiêu thụ Nợ TK 632 Có TK 155 Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp hạch toán hàng tồn theo phương pháp kiểm kê định kỳ + Đầu kỳ, kết chuyeenr giá vốn thành phẩm tồn kho: Nợ TK 632 Có TK 155, 157 + Cuối kỳ tiến hành xác định trị giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 632 Có TK 631 + Giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ đã xuất bán chưa xác định là tiêu thụ được, phản ánh như sau: Nợ TK 155: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Nợ TK 157: Trị giá hàng bán chưa được chấp nhận cuối kỳ Có TK 632 + Kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ để xác định kết quả Nợ TK 911 Có TK 632 + Đối với hàng bán bị trả lại, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý (nhập lại kho, gửi tại kho người bán, cá nhân bồi thường, bán thu bằng tiền,…), kế toán ghi sổ : Nợ TK 631: nếu nhập lại kho hay đang gửi tại kho của người mua ghi theo giá vốn hàng bán bị trả lại. Nợ TK 138 (1388): Cá nhân phải bồi thường Nợ TK 334: trừ vào lương Có TK 632: Giá vốn hàng bán bị trả lại đã xử lý. (2) Các khoản giảm trừ doanh thu (2.1).Giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trong hoá đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng. Tài khoản sử dụng: TK532 Bên Nợ: Các khoản giảm giá đã chấp nhận cho người mua hàng Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511 – Doanh thu để xác định doanh thu thuần Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ Trình tự hạch toán + Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng hàng đã bán, kế toán phản ánh: Nợ TK 532 : Số tiền giảm giá chưa có thuế Nợ TK 3331: Thuế GTGT của số tiền giảm giá Có TK 111,112: Số tiền giảm giá trả lại cho khách hàng (nếu lúc mua khách hàng đã thanh toán tiền hàng) Có TK 131: Ghi giảm nợ phải thu khách hàng (nếu lúc mua khách hàng chưa thanh toán tiền hàng) + Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu bán hàng thuần: Nợ TK 511 Có TK532 (2.2). Hàng bán bị trả lại Doanh thu hàng bị trả lại Số lượng hàng bị trả lại Đơn giá đã ghi trên hoá đơn Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại: = x Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bảng sao hoá đơn (nếu trả lại một phần hàng). Và đính kèm theo chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên. Tài khoản sử dụng: TK531 Bên Nợ: Giá bán của sản phẩm, hàng hoá bị người mua hàng trả lại. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ giá trị hàng bán bị trả lại sang TK 511 – Doanh thu để xác định doanh thu thuần Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ Trình tự hạch toán + Phản ánh doanh thu hàng bị trả lại: Nợ TK 531 Theo giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 111, 112, 131 + Phản ánh số tiền trả lại cho khách hàng về thuế GTGTcủa hàng bị trả lại Nợ TK 33311 Có TK 111, 112, 131 + Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại (nếu có) chẳng hạn như chi phí nhận hàng về, được hạch toán vào chi phí bán hàng. Kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 111, 112, 141 + Phản ánh giá vốn của hàng bị trả lại nhập kho: Nợ TK 155: giá thực tế đã xuất kho của sản phẩm bị trả lại Nợ TK 156( hoặc TK 6112): giá thực tế đã xuất kho của hàng hoá bị trả lại Có TK 632 + Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại đã phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu bán hàng thuần: Nợ TK 511 Có TK 531 (2.3). Chiết khấu thương mại Chiết khấu thương mại là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua do việc người mua đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng. Tài khoản sử dụng: TK521 Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 – Doanh thu để xác định doanh thu thuần Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ TK 521 có 3 TK cấp 2 . TK 5211: Chiết khấu hàng hoá: phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng hàng hoá đã bán ra cho người mua hàng hoá. . TK 5212: Chiết khấu thành phẩm: phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã bán ra cho người mua thành phẩm. . TK 5213: Chiết khấu dịch vụ: phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua dịch vụ. Trình tự hạch toán (1) Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,… Có TK 131 (2) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu, ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521: Chiết khấu thương mại 3. Đặc điểm sổ kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm theo các hình thức sổ kế toán Để hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm Kế toán sử dụng một trong các hình thức sổ kế toán sau: a. Hình thức Nhật ký sổ cái: Hình thức này có ưu điểm: + Khối lượng ghi sổ ít. + Phương pháp và trình tự ghi sổ đơn giản. Nhược điểm: + Kế toán tổng hợp chỉ có một quyển sổ duy nhất nên khó phân công nhân viên kế toán. + Quyển sổ cồng kềnh Áp dụng thích hợp với các đơn vị quy mô nhỏ, nghiệp vụ kinh tế ít, sử dụng ít tài khoản, nhân viên kế toán ít. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp c. từ gốc Nhật ký sổ cái TK 632,511,641,642 Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ chi tiết TK 155, 157,511,632,641,642 Bảng tổng hợp chi tiết b. Hình thức Chứng từ ghi sổ: Hình thức này có ưu điểm: + Có khả năng giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ. + Đối chiếu kiểm tra chặt chẽ. Nhược điểm: + Ghi sổ trùng lặp nhiều lần. + Công việc ghi sổ và kiểm tra dồn dập nhiều vào cuối tháng nên lập báo cáo chậm. Hình thức này áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp có quy mô vừa, có khối lượng nghiệp vụ tương đối lớn. Chứng từ gốc (bảng tổng hợp CTG ) Sổ quỹ Sổ đăng ký CT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối PS Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ hạch toán chi tiết c. Hình thức Nhật ký chung: Hình thức ghi sổ này có ưu điểm: + Mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép. + Dùng cho xí nghiệp vừa và lớn. + Rất thích hợp cho việc sử dụng máy vi tính Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái TK 632, 511,641,642 Bảng cân đối PS Báo cáo tài chính Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết TK 155, 157, 632,511,641,642 Bảng tổng hợp chi tiết d. Hình thức Nhật ký chứng từ Phương pháp này có ưu điểm: + Giảm bớt được nhiều động tác ghi sổ. + Cuối kỳ có thể lập được báo cáo nhanh chóng. Nhược điểm: + Hệ thống sổ và mẫu biểu phức tạp. + Không thích hợp cho việc vi tính hoá Nhật ký chứng từ số 8 Chứng từ gốc Sổ cái TK 632, 641,642, 511 Báo cáo tài chính Bảng kê số 8,9,10,11 Sổ chi tiết TK 632,511,641,642 Bảng tổng hợp chi tiết PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TUẤN LỢI 1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý ở Công ty TNHH Tuấn Lợi a. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Tuấn Lợi Xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương phát triển bằng nội lực và đặc biệt là chú trọng về đầu tư trong nước, chủ truơng đã được thể hiện một cách rõ rệt thông qua việc ban hành và sửa đổi Luật Đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp. Môi trường đầu tư đã được cải thiện nhiều và thông thoáng hơn đặc biệt đối với Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, phù hợp với nội dung các Nghị quyết của Quốc Hội về các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2005 và định hướng phát triển kinh tế 2005-2010. Như chúng ta đã biết, ngành công nghiệp sản xuất hàng da và giả da, công nghiệp sản xuất bao bì, hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là một trong những ngành truyền thống, ngành có thế mạnh của Việt Nam, đã không ngừng phát triển mạnh mẽ trong những năm của thập kỷ 90, và trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Nắm bắt kịp thời xu thế kinh tế thuận lợi cùng với mười năm kinh nghiệm đúc kết được từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của “công ty Mẹ” - Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ sản phẩm da (gọi tắt là LADODA); Công ty TNHH Tuấn Lợi ra đời và có cơ hội và quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm da, giả da, bao bì hàng may mặc phục vụ tiêu dùng với công nghệ của CHLB Đức và Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc ... đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật tiên tiến nhằm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Công ty TNHH Tuấn Lợi thành lập vào ngày 05/09/2002 theo ĐKKD số 0502000098 của phòng kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên. Nằm trên khu đất rộng hơn 20.000 m² tại Km32, Quốc lộ 5, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Công ty có một vị trí thuận lợi về địa lý cho ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm da và giả da, sản xuất, kinh doanh các nguyên phụ liệu ngành may, may mặc xuất khẩu,... Nằm tại trung tâm của ngành may mặc khu vực miền Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang), cách không xa là xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội - một làng nghề truyền thống về các sàn phẩm da và giả da, nơi có đội ngũ đông đảo những người thợ lành nghề nhất miền Bắc, việc cung cấp nguyên phụ liệu cho nhà máy hay phân phối sản phẩm ở các tỉnh miền Bắc rất thuận lợi vì đặc tính địa lý của nó. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm da, giả da, nguyên phụ liệu ngành may, may mặc tại thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu ngày càng tăng, Công ty TNHH Tuấn Lợi được thành lập với mục tiêu : Góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, quy mô sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất sản phẩm da, giả da, bao bì và may mặc phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thu hút và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông nhàn tại địa phương, lao động dôi dư trong quá trình xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn; tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động… Tận dụng cơ hội đầu tư kinh doanh hiện tại trước nhu cầu rất lớn của thị trường nội địa và thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.... nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tăng tích luỹ cho công ty. Tăng cường nguồn đóng góp vào ngân sách địa phương và ngân sách Nhà nước (Thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, thuế sử dụng đất,…). Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. b. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty Tuấn Lợi kế thừa và phát huy những lợi thế từ thị trường sản phẩm da và giả da truyền thống của Công ty mẹ (LADODA) phục vụ nhu cầu của các cơ quan hành chính sự nghiệp, quân đội, tổ chức công đoàn, và người tiêu dùng Hà Nội. Tuy nhiên, định hướng phát triển các sản phẩm có khác Công ty mẹ là Công ty chú trọng tới thị phần các sản phẩm da và giả da cao cấp đang còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai. Ngoài thị trường cặp sử dụng cho cán bộ, công chức, nhu cầu thị hiếu của học sinh, sinh viên tại các trường phổ thông, đại học... ngày càng phát triển đa dạng, phong phú về hình thức, chủng loại, mẫu mã, màu sắc, chất liệu... tạo ra một hướng mới cho thị trường da và giả da Việt Nam. Mặt khác, số lượng học sinh phổ thông tăng bình quân 8-10%/năm, sinh viên tăng trung bình 4%/năm (số liệu niên giám thống kê các năm) tạo nhu cầu mới về cặp d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33351.doc
Tài liệu liên quan