Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH N.G.V

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHUNG CỦA CÔNG TY 3

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH N.G.V 3

1. Quá trình hoạt động, hình thành và phát triển của Công ty TNHH N.G.V 3

2. Quá trình phát triển của Công ty. 4

3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH N.G.V 5

4. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 6

5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 7

II. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 11

1. Hình thức tiền lương theo thời gian 11

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 12

3. Theo sản phẩm trực tiếp 12

4. Theo sản phẩm gián tiếp 12

5. Theo khối lượng công việc 12

6. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương 13

III. QUỸ TIỀN LƯƠNG, QUỸ BHXH, QUỸ BHYT VÀ KPCĐ 13

1. Quỹ tiền lương 13

2. Quỹ bảo hiểm xã hội 13

3. Quỹ bảo hiểm y tế 14

4. Kinh phí công đoàn 14

IV. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 14

V. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 14

1. Hạch toán số lượng lao động 14

2. Hạch toán thời gian lao động 14

3. Hạch toán kết quả lao động 14

4. Hạch toán tiền lương cho người lao động 14

VI. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 14

PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM 14

I. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 14

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NHIỆP 14

1. Các chỉ tiêu kết quả 14

2. Các chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ 14

III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ. 14

IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP. 14

1. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 14

2. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 14

V. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 14

PHẦN III: NHẬN XÉT CHUNG 14

I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 14

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY: 14

1. Ưu điểm 14

2. Nhược điểm 14

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH N.G.V, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở Công ty TNHH N.G.V - Vốn cố định của Công ty theo giấy ĐKKD: 1.500.000.000 đ - Vốn lưu động của Công ty và các cổ đông tham gia: 3.500.000.000 đ Vốn lưu động ban đầu: 2.500.000 đ. Để hoạt động thì công ty cần từ 2.500.000.000 đến 3.000.000.000 đ. - TSCĐ của Công ty ban đầu có 02 nhà kho, 01 phòng bán hàng, 01 phòng kinh doanh và hiện nay Công ty có thêm 01 phòng chăm sóc và bảo dưỡng sản phẩm cho khách hàng. - Ngoài ra còn có nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho việc SXKD: Công cụ lắp ráp, máy tính... - Đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty có khoảng 20 người không kể công nhân, với khả năng vốn có và đầy nhiệt huyết đã tạo nền tảng vững chắc cho Công ty cũng như tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Công ty. 4. Chức năng nhiệm vụ của Công ty a) Chức năng: Công ty trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên doanh liên kết tạo ra và các mặt hàng khác theo quy định hiện hành của bộ thương mại và nhà nước. - Các mặt hàng nhập khẩu của công ty: vật tư máy móc thiết bị, xe máy, và hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất và kinh doanh theo quy định hiện hành của bộ thương mại và nhà nước - Công ty được uỷ thác và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng nhà nước cho phép. Công ty được phép làm các dịch vụ thương mại, nhập khẩu theo quy định hiện hành của nhà nước. - Công ty làm đại lý, mở cửa hàng bán buôn bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong và ngoài nước b) Nghiệp vụ Trực tiếp kinh doanh XNK tổng hợp, được chủ động trong giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh liên kết và ký kết với khách hàng trong và ngoài nước, thuộc nội dung hoạt động của công ty. - Kinh doanh thương mại trong các loại hình dịch vụ thương mại - Liên doanh liên kết trong nước để sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu, có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh XNK, mua bán trong và ngoài nước, tiến tới tổ chức bộ máy công ty 5. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Chñ tÞch Héi ®ång qu¶n trÞ kiªm Gi¸m ®èc ®iÒu hµnh Phã Gi¸m ®èc phô tr¸ch kinh doanh Phßng Tæ chøc hµnh chÝnh Phã Gi¸m ®èc phô tr¸ch qu¶n lý Phßng Tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng KÕ ho¹ch kinh doanh Phßng t­ vÊn dÞch vô ch¨m sãc s¶n phÈm Nh©n viªn phßng XNK Nh©n viªn phßng XNK Nh©n viªn phßng XNK Nh©n viªn phßng XNK Sơ đồ bộ máy quản lý a. Về cơ cấu của công ty. Nguyên tắc hoạt động Các phòng ban và đơn vị phụ thuộc vào công ty đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc công ty và đảm bảo một số nguyên tắc sau: - Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước và Bộ thương mại về hoạt động của công ty. - Các phòng kinh doanh và chi nhánh của công ty được quyền chủ động sản xuất kinh doanh trên cơ sở các phương án, được phòng tài chính – kế toán và GĐ duyệt, đồng thời phải đảm bảo trang trải các chi phí và có lãi. - Công tác hạch toán kế toán trong công ty áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. b. Chức năng, nhiệm vụ được giao: + Kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách trong và ngoài nước. + Xếp dỡ hàng hoá, đại lý và dịch vụ vận tải. + Bảo dưỡng, lắp ráp, trung đại tu phương tiện giao thông, vận tải. + Kinh doanh sản xuất gia công hàng may mặc và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. + Thiết kế, cải tổ phương tiện cơ giới đường bộ. - Bộ máy của Công ty có 5 đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc: Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng Kế hoạch, kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng Tư vấn dịch vụ chăm sóc sản phẩm Nhân viên phân xưởng sản xuất và nhân viên văn phòng - Về tổ chức lao động: Tổng số 154 nhân viên Hợp đồng dài hạn là: 32 người Hợp đồng ngắn hạn là: 22 người - Trình độ: Đại học: 27 nhân viên Cao đẳng: 9 nhân viên Trung học: 18 nhân viên Lái xe chở khách: 2 nhân viên Lái xe tải: 3 nhân viên Thợ kỹ thuật: 13 nhân viên Số còn lại là công nhân lao động phổ thông và phục vụ - Tổ chức Đoàn thể: - Có 1 BCH Đoàn và 12 Chi đoàn - Một BCH Công đoàn cơ sở. - TSCĐ của Công ty ban đầu có 03 nhà kho, 04 nhà xưởng, 2 xe ôtô chở khách, 04 xe tải nhẹ, 02 phòng bán hàng, 01 phòng kinh doanh và hiện nay Công ty có thêm 01 phòng chăm sóc và bảo dưỡng sản phẩm cho khách hàng. - Ngoài ra còn có nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh: Công cụ lắp ráp, máy tính... Bộ máy Công ty TNHH N.G.V được tổ chức như sau: c. Ban lãnh đạo Công ty: . Cơ chế lãnh đạo của công ty. Công ty hoạt động theo chế độ thủ trưởng: Giám đốc công ty trực tiếp quản lý, các đơn vị chịu trách nhiệm về phương hướng phát triển, tổ chức sản xuất và điều hành mọi hoạt động kinh tế của công ty theo quyền hạn và trách nhiệm mà nhà nước giao cho giám đốc doanh nghiệp nhà nước - Giám đốc công ty thực hiện chế độ uỷ quyền bằng văn bản đối với những người thuộc quyền quản lý theo đúng pháp luật. - Cơ chế lãnh đạo trên có ưu điểm phát huy năng lực chuyên môn của bộ máy chức năng, đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến Đặc điểm lao động của công ty. TT Chỉ tiêu S/lượng % 1 Tổng số lao động 257 100 - Nam 201 78,2 - Nữ 56 21,8 2 Lao động quản lý 64 24,9 3 Lao động sản xuất 193 75,05 - Công nhân sơ cấp 42 16,3 - LĐ hợp đồng không thời hạn 128 49,8 - Lao động hợp đồng có thời hạn (1-3 năm) 23 8,95 - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Công ty, là người phụ trách chung, có quyền lực cao nhất, có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban lãnh đạo và các cổ đông về toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, vật tư, kiêm Bí thư Đoàn Công ty. - Một Phó giám đốc phụ trách kinh doanh kiêm Chủ tịch Công đoàn Công ty. d. Các phòng nghiệp vụ: - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề về nhân sự, tiền lương, chế độ chính sách của Nhà nước, các công việc về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ trong Công ty. - Phòng Kế toán tài chính: Gồm có 6 người: + Một kế toán trưởng + Một kế toán CCDC, NVL, kiêm TSCĐ + Một kế toán tiền lương + Một kế toán thanh toán + Một kế toán thành phẩm tiêu thụ sản phẩm + Một kế toán tổng hợp giá thành Trong đó có chức năng quản lý vốn, phân tích và giúp Giám đốc nắm bắt và quản lý tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về thực hiện nguyên tắc, chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước, kiểm tra tình hình chi tiêu của Công ty. - Phòng Kế hoạch - kinh doanh xuất, nhập khẩu: Chức năng nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng kinh tế thưng mại với khách hàng trong và ngoài nước, lập kế hoạch ngắn và dài hạn, theo dõi tổ chức sản xuất, thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu của Công ty. Môi giới sản phẩm của Công ty để mở rộng thi trường kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng Tư vấn dịch vụ chăm sóc khách hàng: Chức năng quản lý, xây dựng định mức vật tư, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật và sửa chữa, bảo hành các thành phẩm của Công ty cũng như của khách hàng. - Dưới các phòng là nhân viên phân xưởng sản xuất. II. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Hình thức tiền lương theo thời gian Là tiền lương trả cố định căn cứ vào hợp đồng lao động và thời gian làm việc: Hình thức tiền lương theo thời gian được chia thành: Tiền lương tháng, ngày, giờ. - Tiền lương tháng: là tiền lương trả cho người lao động theo bậc lương quy định gồm có tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Được áp dụng cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. - Lương ngày: được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phi trả công nhân, tính trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. - Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra. 3. Theo sản phẩm trực tiếp Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng qui cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm. 4. Theo sản phẩm gián tiếp Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất. 5. Theo khối lượng công việc Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc đơn giản, có tính chất đột xuất như: Khoán bốc vác khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. 6. Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương Ngoài tiền lương, BHXH công nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tác được hưởng khoản tiền lương, tiền thưởng thi đua được trích từ quỹ khen thưởng căn cứ vào kết quả bình xét A, B, C và hệ số tiền lương để tính. - Tiền lương về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động sẽ căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định. III. QUỸ TIỀN LƯƠNG, QUỸ BHXH, QUỸ BHYT VÀ KPCĐ 1. Quỹ tiền lương Là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. Về phưng diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ. - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế bao gồm tiền lương cấp bậc, tiền lương, phụ cấp. - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động khi họ không làm việc bao gồm: nghỉ lễ, nghỉ phép, ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan 2. Quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ qui định là 20% trên tổng số tiền lương thực tế phi trả công nhân viên trong tháng, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động. - Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản. - Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động. - Chi công tác quản lý quỹ BHXH. 3. Quỹ bảo hiểm y tế Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ qui định trên tiền lương phí trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phi trả công nhân viên trong tháng, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được chi tiêu trong trường hợp: khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang, kinh phí công đoàn. 4. Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương thực tế phi trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp. IV. YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. - Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương theo đúng chế độ. - Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp V. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1. Hạch toán số lượng lao động Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận, phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số lượng lao động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công kế toán có thể nắm được từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người với lý do gì. Hàng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng người tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối tháng các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tập hợp và hạch toán số lượng công nhân viên lao động trong tháng. 2. Hạch toán thời gian lao động Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công là bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH của từng người cụ thể và từ đó có thể căn cứ tính trả lương, BHXH Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, nhóm) hoặc người ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các kí hiệu qui định. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người rồi tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35, 36. Ngày công quy định là 8h nếu giờ lễ thì đánh thêm dấu phẩy. Ví dụ: 24 công 4 giờ thì ghi 24,4 Tùy thuộc vào điều kiện đặc điểm sản xuất, công tác và trình độ hạch toán đơn vị có thể sử dụng một trong các phương pháp chấm công sau: Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như họp, thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó. Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã qui định và ghi số giờ công việc thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng. Chấm công nghỉ bù: Chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm. 3. Hạch toán kết quả lao động Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Do phiếu là chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động nên nó làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động. Phiếu này được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại quyển 1 và 1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động và phiếu phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành được dùng trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối lượng công việc. 4. Hạch toán tiền lương cho người lao động Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận (phòng, ban, tổ chức, nhóm…) tương ứng với bảng chấm công. Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này lưu tại phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương người lao động phải trực tiếp ký vào cột ký nhận hoặc người nhận hộ phải ký thay. Từ bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. VI. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG * Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm các biểu mẫu sau: Mẫu số 01 - LĐTL - Bảng chấm công Mẫu số 02 - LĐTL - Bảng thanh toán TL Mẫu số 03 - LĐTL - Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH Mẫu số 04 - LĐTL - Danh sách người lao động hưởng BHXH Mẫu số 05 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 06 - LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn chỉnh Mẫu số 07 - LĐTL - Phiếu báo làm thêm giờ Mẫu số 08 - LĐTL - Hợp đồng giao khoán Mẫu số 09 - LĐTL - Biên bản điều tra tai nạn lao động PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM I. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá giúp cho doanh nghiệp biết được các nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, qua đó có biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Nhiệm vụ của phân tích tiêu thụ bao gồm: - Đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hoá về mặt số lượng, chất lượng, mặt hàng và thời hạn tiêu thụ. - Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm có đạt hiệu quả hay không là khâu cuối cùng của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó giúp cho doanh nghiệp thấy được những mặt được cũng như những mặt yếu kém còn tồn tại. Từ đó doanh nghiệp có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu kém trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Đánh giá kết quả của công tác tiêu thụ là việc hết sức cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu kế hoạch hoặc kết quả kỳ trước làm thước đo so sánh để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch hay mức độ phát triển của kỳ hiện tại. II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NHIỆP Để đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng theo từng loại sản phẩm, hàng hoá, có thể dùng thước đo hiện vật và sử dụng công thức: Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch tiêu thụ từng loại SP = Số lượng SP từng loại tiêu thụ kỳ thực tế ´100 Số lượng SP từng loại tiêu thụ kỳ kế hoạch Tuy nhiên, muốn đánh giá chung tình hình tiêu thụ của toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, ta phải sử dụng thước đo giá trị bằng chỉ tiêu sau: Itt/kh = å Qtti ´ Poi ´ 100 å Qkhi ´ Poi Trong đó: Itt/kh: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ Qtti: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế trong kỳ Qkhi: Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ theo kế hoạch trong kỳ Poi: Giá bán sản phẩm i Ngoài việc đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt khối lượng thì doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá việc tiêu thụ sản phẩm qua các chủng loại mặt hàng. Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được mặt hàng nào bán được, thị trường nào đang cần mặt hàng này, với số lượng bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được.v.v. qua đó doanh nghiệp sẽ có hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. 1. Các chỉ tiêu kết quả Kết quả của công tác tiêu thụ sản phẩm được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiện vật và giá trị: * Bằng thước đo hiện vật: Thước đo hiện vật biểu hiện cụ thể số lượng sản phẩm được tiêu thụ trong kỳ, số lượng sản phẩm trong kỳ được thể hiện qua các đơn vị đo lường như: chiếc, bộ, kg .v.v. sản phẩm đã được bán. Khối lượng tiêu thụ của từng loại sản phẩm được tính như sau: Qi = Qđk + Qsx – Qck Trong đó: Qi: Số lượng sản phẩm loại i được tiêu thụ Qđk: Số lượng sản phẩm loại i tồn đầu kỳ Qsx: Số lượng sản phẩm loại i sản xuất trong kỳ Qck: Số lượng sản phẩm loại i tồn cuối kỳ * Bằng thước đo giá trị: + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Đó là lượng sản phẩm tiêu thụ được biểu hiện bằng doanh thu tiêu thụ DTi = Qi ´ Pi Trong đó: DTi: Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm i trong kỳ Qi: Khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ Pi: Giá bán của một đơn vị sản phẩm i + Thị phần tiêu thụ tuyệt đối và tương đối: Phân tích thị phần để so sánh doanh số của doanh nghiệp với tổng doanh số của ngành để biết kết quả hoạt động của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Trở ngại lớn nhất để phân tích thị phần là làm sao có được các số liệu về doanh số của ngành nói chung và số liệu doanh số chi tiết theo sản phẩm, theo khu vực và theo khách hàng. 2. Các chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ + Vòng quay hàng tồn kho: Một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu VQhtk = å DT å HTKbq Trong đó: VQhtk: Vòng quay hàng tồn kho DT : Doanh thu HTKbq: Hàng tồn kho bình quân + Vòng quay vốn lưu động: NVLĐ = Doanh thu bán hàng Vốn lưu động bình quân + Vòng quay vốn kinh doanh: NVKD = Doanh thu bán hàng Nguồn vốn kinh doanh + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần: LSC = åLN åDT Trong đó : LSC : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu åLN: Tổng mức lợi nhuận åDT : Tổng mức doanh thu + Doanh thu trên nhân viên bán hàng: DTS = åDT åN DTS: Tỷ suất doanh thu theo nhân viên DT: Tổng doanh thu N: Số nhân viên của phòng kinh doanh + Doanh thu trên giá vốn hàng bán: DTV = åDT åGV DTV: Tỷ suất doanh thu trên giá vốn DT: Tổng doanh thu GV: Giá vốn hàng bán III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ: Căn cứ vào cơ sở lý thuyết tiêu thụ sản phẩm kết hợp với kết quả phân tích quá trình tiêu thụ sản phẩm thực tế tại công ty TNHH N.G.V có thể đưa ra một số phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản cho công ty như sau : - Tổ chức lại hệ thống kênh phân phối của công ty. - Định giá bán và chiết khấu thương mại cho hệ thống phân phối sản phẩm để phù hợp với tình hình thực tế và đối thủ cạnh tranh. - Các hình thức xúc tiến bán có thể áp dụng IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP: 1. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm * Những căn cứ để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Kế hoạch tiêu thụ là một văn bản xác định các bước trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được các mục tiêu tiêu thụ. Căn cứ để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm bao gồm: phân tích tình hình thị trường, xác định các vấn đề, phát hiện các cơ hội tiêu thụ, đặt ra các mục tiêu, đề xuất các chiến lược và chiến thuật để giải quyết các vấn đề này nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Thường thì kế hoạch tiêu thụ đưa ra cho từng tháng, từng quí, từng năm. * Nội dung lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Lập kế hoạch là giai đoạn đặt mục tiêu và xác định các chiến lược chiến thuật để đạt các mục tiêu đó. Trong lập kế hoạch nhà quản trị cố gắng làm cho nguồn lực của tổ chức phù hợp với cơ hội thị trường. * Các nội dung cần có của một bản kế hoạch tiêu thụ hàng năm: - Xác định mục tiêu: số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch, chủng loại sản phẩm, thời gian hoàn thành kế hoạch. - Xác định chiến lược: tập trung tiêu thụ theo kênh phân phối nào, tổ chức xây dựng lực lượng bán hàng. - Xây dựng chiến thuật: các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán. - Dự kiến lãi lỗ và ngân sách - Kiểm tra đánh giá 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm * Tổ chức hệ thống phân phối: Kênh phân phối là một hệ thống gồm những cá nhân, tổ chức có liên hệ qua lại với nhau, tham gia vào các hoạt động mua bán và quá trình chuyển quyền sở hữu đối với các sản phẩm hữu hình hay quyền sử dụng đối với dịch vụ từ nhà sản xuất tới người sử dụng cuối cùng. Việc thiết lập được các kênh phân phối phù hợp sẽ bảo đảm đưa được các sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những căn cứ để doanh nghiệp tổ chức được các kênh phân phối cho phù hợp với thị trường hay tiêu thức lựa chọn kênh, nhà phân phối bao gồm: - Yếu tố thị trường. - Trạng thái của thị trường. - Yếu tố nhà trung gian. - Yếu tố cạnh tranh. - Yếu tố doanh nghiệp: Tiềm năng và khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đặc điểm ngành hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . * Tổ chức bán hàng và lực lượng bán hàng: Hoạt động bán hàng là hoạt động có tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý của người mua nhằm mục tiêu là bán được nhiều hàng hoá nhất. - Doanh nghiệp có thể tổ chức lực lượng bán hàng theo 3 dạng chuyên môn hóa sau: + Chuyên môn hóa theo khu vực địa lý: đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Mỗi nhân viên bán hàng được giao nhiệm vụ trong khu vực địa lý cụ thể, thường được gọi là khu vực bán hàng hay thị trường khu vực. Các nhân viên bán hàng trong các khu vực giáp nhau sẽ được đặt dưới sự quản trị của người quản trị bán hàng khu vực . + Chuyên môn hóa theo sản phẩm: Một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại mặt hàng, có nhiều dòng sản phẩm. Mỗi nhóm nhân viên bán hàng sẽ phụ trách một dòng sản phẩm. + Chuyên môn hóa theo khách hàng: Các khách hàng của doanh nghiệp được phân nhóm theo ngành công nghiệp hay kênh phân phối. - Tổ chức lực lượng bán hàng: + Tuyển dụng người bán hàng:Tuyển dụng bán hàng là một chuỗi các hoạt động tạo ra để sắp xếp những người mà họ có thể phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp về nhân viên bán hàng. Mục tiêu của giai đoạn tuyển dụng là phát triển nhóm người dự tuyển có xu hướng chuyên môn hóa càng rộng càng tốt. + Đào tạo: Cả những nhân viên mới lẫn người có kinh nghiệm đều cần được đào tạo để nâng cao kỹ năng bán hàng, hiểu biết về sản phẩm mới, hoàn thiện những hoạt động quản trị và địa giới bán hàng của họ. + Động viên: Lực lượng bán hàng luôn đối mặt với những nhiệm vụ không rõ ràng và thách thức, do đó họ rất cần sự động viên đúng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có nhiều loại công cụ động viên khác nhau. Các động viên về tài chính như tiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21543.doc
Tài liệu liên quan