Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN 2

TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG. 2

1.1.Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2

1.2.Phân loaị lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: 2

1.3.Ý tưởng tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động. 4

1.4.Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương. 4

1.5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT của nhà nước quy định. 5

1.5.1.Chế độ của nhà nước quy định về tiền lương. 5

1.5.2. chế độ nhà nước quy định về các khoản tính trích theo tiền lương. 8

1.6.Các hình thức tiền lương. 9

1.7. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản tính trích theo tiền lương. 13

1.8. Nội dung và phương pháp tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. 14

1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT. 14

CHƯƠNG II 17

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHỎAN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10-10 17

1 Tổng quan về công ty cổ phần dệt 10-10. 17

2.1.Đặc điểm chung của doanh nghiệp. 18

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dệt 10-10. 18

2.1.2.Chức năng , nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt 10-10 . 20

2.1.3.Công tác tổ chức quản lý, tổ chứcbộ máy kế toán của công ty cổ phần dệt 10-10. 22

2.2.Thực tế công tác quản lý lao động vè kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần dệt 10-10 25

2.2.1.Công tác tổ chức và quản lý lao động ở doanh nghiệp. 25

2.2.2.Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp. 26

CHƯƠNG III 55

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10-10 55

I . Đánh giá công tác tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần dệt 10-10 . 56

1. Ưu điểm. 56

2. Hạn chế . 57

II . Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo tại công ty cổ phần dệt 10-10. 58

KẾT LUẬN 60

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dệt 10-10. Tên doanh nghiệp : công ty cổ phần dệt 10-10. Tên giao dịch quốc tế: 10-10 Textile Joint Company. Đựơc thành lập theo quyết định 262/CN ngày 25-12-1973 của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ: dệt may, xuất khẩu vải Tuyn. Trụ sở công ty: 235 Minh Khai- Vĩnh Tuy- Hà Nội. Số tài khoản: 0.021.000.000.606 NH Ngoại Thương Hà Nội. Mã số thuế: 01001005901. Số điện thoại: 04.8624097, 04.8621922, 04.8621923. 2.1.Đặc điểm chung của doanh nghiệp. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dệt 10-10. a.Giai đoạn 1: Đầu năm 1973 đến hết tháng 6 năm 1975. Đầu năm 1973, sở Công nghiệp Hà Nội cử một nhóm cán bộ, công nhân viên gồm 14 người thành lập ban nghiên cứu dệt kokett sản xuất thử vải valyde, vải tuyn trên cơ sở dây truyền máy móccủa Cộng hòa dân chủ Đức. Sau 1 thời gian chế thử, ngày 1-9-1974, nhóm nghiên cứu đã chế thử thành công vải valyde bằng sợi víco và cho xuất xưởng. Cuối năm 1974, sở Công nghiệp Hà Nội đề nghị ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, ky thuật công nghệ và kèm theo quyết định số 2580/QĐ-UB lấy ngày giải phóng thủ đô 10-10-1974 đặt tên xí nghiệp là “ Xí nghiệp dệt 10-10”. Ban đầu xí nghiệp có tổng diên tích là 580 m2 với 2 địa điểm là số 6 Ngô Văn Sở và Trần Quý Cáp . b.Giai đoạn 2: Từ tháng 7 năm 1975 đến năm 1982. Đây là giai đoạn xí nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước. Tháng 7-1975, xí nghiệp chính thức nhận các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao với toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu do nhà nước cấp và xí nghiệp luôn phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Đầu năm 1976, vải tuyn được đưa và sản xúât đại trà đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong quá trình phát triển của xí nghiệp. Mặt hàng vải tuyn ngày càng phù hợp với nhu cầu của xã hội do vậy vải tuyn được chọn làm sản phẩm chủ yếu và lâu dài của xí nghiệp. c. Giai đoạn 3: Từ năm 1983 đến 1-2000. Trong những năm 80, nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động lớn. Trước tình hình như vậy, hoạt động của xí nghiệp có thay đổi đáng kể cho phù hợp với quy chế mới, xí nghiệp phải tự tìm nguyên vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ để phát triển. Bằng vốn đi vay ( chủ yếu là vốn đi vay của nhà nước ), xí nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, thay đổi máy móc cũ kỹ, lạc hậu, mở rộng mặt hàng sản suất. Công ty cũng được cấp thêm 10.000 m2 đặt ở 253 Minh Khai để đặt các phân xưởng sản xuất chính gồm phân xưởng dệt, phân xưởng vắt sấy, cơ điện, bộ phận bảo dưỡng, kho nguyên vật liệu còn khu vực số 6 Ngô Văn Sở làm nơi đặt trụ sở chính với các phân xưởng cắt may và kho thành phẩm. Tháng 10-1992, xí nghiệp dệt 10-10 được Công Nghiệp Hà Nội đồng ý đổi thành “công ty dệt 10-10 “ với số vốn 4.210.560.000 VNĐ trong đó vốn ngân sách là 2.775.540.000 VNĐ, vốn bổ xung là 1.329.180.000 VNĐ. Từ ngày thành lập, nhiều năm liền công ty được truy tặng huy chương vàng tại hội chợ triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật và được cấp dấu chất lượng tại hội chợ triển lãm khoa học kỹ thuật và được cấp dấu chất lượng từ năm 1985 đến nay. Đến năm 1995, công ty được trao 10 huy chương vàng và 6 huy chương bạc. Bên cạnh đó công ty còn được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng bằng khen cùng với huân chương lao động. Năm 1981: Huân chương lao dộng hạng 3. Năm 1982: Huân chương lao động hạng 2. Năm 1993: Huân chương lao động hạng nhất. d.Giai đoạn 4: Từ tháng 1-2000 đến nay. Đây là giai đoạn công ty được chọn là 1 trong những đơn vị đi đầu về kế hoạch cổ phần hóa của nhà nước theo quyết định số 4784/ QĐ-UB ngày 29-12-1999 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc chuyển đổi công ty dệt 10-10 thành “công ty cổ phần dệt 10-10 “. 100% công nhân viên chức của công ty đã mua cổ phiếu của công ty. Giai đoạn này công ty tiếp tục khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thị trường . Công ty đặc biệt nhấn mạnh vào công tác xuất khẩu và coi đây là mũi nhọn của mình. Bạn hàng xuất khẩu lớn của công ty là hãng đặt nhận thầu quốc tế Đan Mạch- FRANSEN VESTERGAAD. Bên cạnh đó công ty cũng không xem nhẹ thị trường nội địa. Là doanh nghiệp nhỏ nhưng nhờ có ý chí vươn lên cộng với nhiệt tình gắn bó , tinh thần hăng say nên từ chỗ số lao động có 14 người nay tổng số cán bộ công nhân viên là 490 người trong đó co 324 cán bộ công nhân nữ. Công ty cổ phần dệt 10-10 đã đứng vững và ngày càng phát triẻn, uy tín ngày càng được nâng cao. Đặc biệt năm 2000 công ty đã đạt chứng chỉ ISO 9001: 2000 và đang tiếp tục duy trì chất lượng sản phẩm và phấn đấu đạt chất lượng sản phẩm cao hơn nữa. Công ty đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu trên thị trường thế giới. Qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt, cơ sở vạt chất, trình độ quản lý ngày con người là năng động, sáng tạo, làm ăn có hiệu quả. Cán bộ công nhân viên có việc làm ổn định và ngày càng được nâng lên. Song song với việc ổn định sản xuất , tìm kiếm thị trường, công ty còn luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần . Hàng năm, công ty đều tổ chức đi tham quan du lich cho cán bộ công nhân viên trong công ty, phát độnh các phong trào thi đua sản xuất, quản lý, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho công nhân viên. Do vậy, công ty đã tạo được sự thống nhất, đoàn kết gắn bó trong nội bộ công ty góp phần hoàn thành tố nhiệm vụ được giao. 2.1.2.Chức năng , nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt 10-10 . Công ty cổ phần dệt 10-10 có cơ cấu bộ máy quản lý tương đối khoa học và hợp lý. Bộ máy quản lý của công ty đựoc hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Mô hình này áp dụng tổng hợp đối với công ty có quy mô sản xuất vừa. Mặt khác việc quản lý theo mô hình này cũng rất linh hoạt, dễ kiểm soát, dễ điều hành. SƠ Đồ Bộ MáY QUảN Lý CủA CÔNG TY PX dệt II Phũng KTCĐ PX mỏy I PX cắt PX văng sấy Phũng KD PX mỏy II PX dệt I Phũng ĐBCL Phũng TCBV Phũng tài vụ PGĐ sản xuất Giỏm đốc PGĐ kinh tế Phũng KHSX Mối quan hệ thực hiện chức năng hướng dẫn điều hành. Mối quan hệ thực hiện chức năng nghiệp vụ. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. Giám đốc: giám sát, điều hành mọi hoật động của công ty, trực tiếp quản lý phòng tài vụ và phòng tổ chức bảo vệ, chỉ đạo hoạt động tới các phân xưởng. Phó giám đốc sản xuất: trực tiếp quản lý phòng đảm bảo chất lượng và phòng kỹ thuật cơ điện. Phó giám đốc kinh tế: trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch sản xuất và phòng kinh doanh. Phòng kỹ thuật cơ điện: xây dựng, bổ xung, hoàn thiện quy trình kỹ thuật công nghệ cho quá trình sản xuất. Vận hành thiết bị, tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình đó. Phòng đảm bảo chất lượng ( hay quản lý chất lượng ): Nghiên cứu soạn thảo văn bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO để ban hành trong công ty. Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư, hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định của công ty. Phòng kế hoạch sản xuất: xây dựng các kế hoạch nhắn hạn và dài hạn trình lên giám đốc, hội đồng quản trị. Đôn đốc các bộ phận kỹ thuật, chất lượng, vật tư để đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu sản xuất. Phòng kinh doanh: cung ứng vật tư, nguyên vật liệu kịp thời đảm bảo chất lượng, số lượng chủng loại với giá cả hợp lý nhất. Tổ chức việc bán hàng tai công ty, cacá cửa hàng giới thiệu sản phẩm với mục tiêu tất cả hoàn thành kế hoạch doanh thu đặt ra. Phòng tài vụ: thực hiện các nhiệm vụ tài chính kế toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nứơc trong toàn bộ khâu sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức – bảo vệ: xây dựng quy chế về khen thưởng, kỷ luật lao động áp dụng trong toàn bộ công ty và theo dõi việc thực hiện các quy định đó. Phòng hành chính- y tế: tổ chức công tác văn thư, văn phòng. Tiếp nhận công văn giấy tờ, thư từ, bưu phẩm, fax theo quy định. Các phân xưởng: trực tiếp sản xuất từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đó là mắc và dệt sợi đến khâu cuối cùng là đóng gói sản phẩm. 2.1.3.Công tác tổ chức quản lý, tổ chứcbộ máy kế toán của công ty cổ phần dệt 10-10. Mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của công ty là sản xuất màn Tuyn và được tuân theo quy trình sau: Công đoạn mắc sợi: sợi đưa vào các bobin, các bobin mắc xong chuyển sang bộ phận dệt. Công đoạn dệt: sợi được dệt thành vải tuyn khổ 1,8m sau đó chuyển sang bộ phận tẩy trắng hoặc nhuộm màu và văng sấy. Công đoạn văng sấy: vải tuyn đưa vào văng sấy có nhiệm vụ định hình và kéo khổ vảo còn 1,6m . Sản phẩm của giai đoạn này là vai tuyn và được chuyển sang cắt may. Công đoạn cắt may: thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm màn. Thành phẩm chuyển sang bộ phận KCS và đóng gói. SƠ Đồ QUY TRìNH CÔNG NGHệ SảN XUấT SảN PHẩM. Văng sấy Sợi Pitex Tẩy nhuộm màu Dệt vải Mắc sợi Đúnggúi Thành phẩm May Cắt KCS Tổ chức công tác kế toán trong danh nghiệp. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu của phòng kế toán: để phát huy vai trò và chức năng quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý nhằm cung cấp thông tin 1 cách kịp thời đầy đủ và chính xác đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Có nghĩa là tổ chức kế toán phải đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước ban hành, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả. ở công ty cổ phần dệt 10-10, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung phòng kế toán ( hay phòng tài vụ ) gồm 7 kế toán viên sơ đồ bộ máy kế toán. Kế Toán Trưởng (KT tổng hợp) KT Vật Tư KT tiêu thụ và TSCĐ KT Giá Thành KT thanh toán KT Tiền lương Thủ Quỹ Trong đó : Kế toán trưởng: chỉ đạo chung công tác kế toán, tài chính trong phòng. Phân tích và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công ty để chỉ đạo kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán vật tư: mở sổ theo dõi vật tư theo từng nhóm cả hiện vật lẫn giá trị đồng thời theo dõi tình hình biến động( nhập- xuất- tồn) của các loại công cụ, dụng cụ. Cuối kỳ phải tiến hành tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp bình quân giá quyền. Kế toán tiêu thụ và TSCĐ: theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn về thành phẩm về mặt giá trị và chất lượng, tính doanh thu bán hàng, các khoản phải thu, theo dõi tình hình biến động TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ. Kế toán tiền lương: tính tổng số tiền lương và các khoản mang tính chất tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng sử dụng đồng thời tiến hành tính và trich BHXH, BHYT, KPCĐ. Hàng tháng lập nbảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận, từng tổ chức, phân xưởng để cuối tháng công ty tiến hành trả lương. Kế toán thanh toán: theo dõi tinmhf hình thu chi tiền mặt,các khoản phải thu, phải trả của công ty và tình hình thanh toán với ngân sách. Kế toán tính giá thành: xác định đối tượng tính giá, lựa chọn phương pháp tính giá, theo dõi về chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí dich vụ mua ngoài để tập hợp tính giá thành sản phẩm. Thủ quỹ: theo dõi nghiệp vụ chi tiền mặt và bảo quản chứng từ thu chi ban đầu cung cấp cho kế toán thanh toán vào sổ quỹ hàng tháng để báo cáo quỹ. Hình thức sổ kế toán của công ty. Công ty áp dụng hình thức “ Nhật ký- chứng từ”. Theo hình thức này toàn bộ công viẹc kế toán từ việc ghi sổ chi tiết đến tổng hợp báo cáo kiểm tra kế toán đều thực hiện tại phòng tài vụ. Trong các phân xưởng không bố trí các nhân viên kế toán chỉ có nhân viên thống kê ghi chép những thông tin ban đầu của các phân xưởng, cuối tháng lập báo cáo gửi về phòng tài vụ. Công ty sử dụng sổ tổng hợp, sổ cái các tài khoản, NK-CT số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11. Công ty sử dụng bảng kê số 1, 2, 4, 5, 11. Công ty sử dụng sổ chi tiết: TSCĐ, vật tư, phải trả người bán, thanh toán với người mua, tiêu thụ, thuế nhập khẩu, thuế GTGT… Trình tự luân chuyển và ghi sổ kế toán tại công ty Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính 2.2.Thực tế công tác quản lý lao động vè kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần dệt 10-10 2.2.1.Công tác tổ chức và quản lý lao động ở doanh nghiệp. ở công ty cổ phần dệt 10-10, áp dụng hình thức phân loại công nhân viên theo quan hệ với quá trình sản xuất nên phân thành 2 loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp sản xuất gồm: các bộ phận công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch, vụ. Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất ( kể cả cán bộ trực tiếp sử dụng ), những người phục vụ quá trình sản xuất ( vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất…). Lao động gián tiếp gồm: bộ phận lao động tham gia 1 cách gián tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Thuộc loại này bao gồm nhân viên kỹ thuật ( trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật), nhân viên quản lý kinh tế ( trực tiếp lãnh đạo, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, cán bộ các phòng kế toán, thống kê…), nhân viên quản lý hành chính ( những người làm công tác tổ chức nhân sự, văn thư, quản trị…). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giản bộ máy gián tiếp. Ngoài ra công ty còn có 1 bộ phận lao động là thợ học việc và lao động phổ thông. Để quản lý và hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau bao gồm những nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công viẹc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành… Đó chính là các báo cáo về kết quả như “ Phiếu giao, nhận sản phẩm”, ” phiếu khoán“, ” Hợp đồng lao động ”, “ Phiếu báo làm thêm giờ “, “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “ Bảng kê năng suất tổ”, “ Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành “, “ Bảng kê sản lượng từng người “ … 2.2.2.Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý mà mỗi doanh nghiệp áp dụng chế độ tiền lương theo nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay, công ty cổ phần dệt 10-10 đang áp dụng 2 hình thức trả lương là: - Hình thức trả lương thời gian. - Hình thức trả lương sản phẩm. Hình thức trả lương theo thời gian. Đây là hình thức tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Hình thức này áp dụng đối với những nhân viên không trực tiếp sản xuất. Công thức tính: Lương thời gian = Hệ số lương cấp bậc x Mức lương tối thiểu 26 x Số ngày làm việc thực tế Ngoài ra các cán bộ công nhân viên hưởng lương cấp bậc còn được hưởng chênh lệch sản phẩm nếu trong kỳ công ty đạt số lượng sản phẩm nhập kho cao , doanh thu bán sản phẩm lớn, lợi nhuận tích lũy nhiều. Lương chất lượng SP = Đơn giỏ chất lượng SP x Hệ số chất lượng SP Số ngày làm việc trong thỏng x Số ngày làm việc thực tế Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu. Hình thức trả lương theo sản phẩm . Đây là hình thức trả lương tính theo khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm . Lương sản phẩm của công ty bao gồm lương sản phẩm tập thể, cá nhân , lương sản phẩm lũy tiến… Hình thức trả lương này áp dụng đối với công nhân thuộc phân xưởng dệt, văng sấy , cắt may. -Lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Lương cụng nhõn trực tiếp sản xuất = Khố lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn gia tiền lương sản phẩm Lương sản phẩm cho công nhân gián tiếp sản xuất. Lương cụng nhõn giỏn tiếp sản xuất = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giỏ tiền lương sản phẩm Tiền lương ca đêm được tính như sau: Đối với cán bộ công nhân trực tiếp hưởng lương sản phẩm. Tiền lương ca đêm = tiền lương cả ngày x 130% . Đối với cán bộ công nhân viên hưởng lương thời gian: Tiền lương ca đêm = Tiền lương trợ cấp ngày x 130% . Để quy định trả lương gắn với kết quả lao động, giám đốc công ty và trưởng phòng tổ chức đã quyết định lập bảng lương khoán 1 tháng của công nhân viên ( bao gồm lương cơ bản + ăn trưa + trách nhiệm). Phân nhóm đối tượng xác định lương khoán : Nhóm 1 : Ban điều hành thuộc công ty. Nhóm 2: Nhân viên nghiệp vụ làm việc chuyên môn tại phòng ban tài vụ , vật tư , Kế hoạch sản xuất, Kỹ thuật cơ điện , lao động tiền lương trực thuộc phòng ban phân theo công việc và trình độ. Nhóm 3 : nhân viên phục vụ làm công việc tiếp liệu, văn thư, quản trị hành chính , lái xe… Nhóm 4 : nhân viên phân xưởng, thống kê, thủ kho , bảo toàn máy, đóng kiện xuất khẩu… Căn cứ từng nhóm , công việc và trình độ , xác định bảng lương khoán từ mức lương tối thiể đến mức lương tối đa theo hệ số lương của từng loại công việc. BảNG LƯƠNG KHOáN STT Chức danh Bậc Hệ số Lương 1 2 3 4 Nhóm I : cán bộ quản lý Giám đốc điều hành. PGĐ điều hành. Trưởng phòng,quản đốc . Phó trưởng phòng 5,26 4,6 4.000.000 3.500.000 3.000.000 2.500.000 1 2 3 Nhóm II: Nhân Viên nghiệp vụ Chuyên viên XK Chuyên viên nghiệp vụ khác Cán sự trung cấp ,CĐ 85% 1/8 2/8 – 4/8 85%(1/8) 1/8 2/8 – 3/8 – 5/8 6/8 7/8 8/8 1/12 – 3/12 4/12 -- 7/12 - - 1,51 1,78 2.02 –- 2.5 1,51 1,78 2,02 2,5 2,74 2,98 3,23 3,48 1,46 – 1,82 – 2,18 – 2,55 – 600.000 650.000 700.000 720.000 550.000 600.000 650.000 700.000 750.000 800.000 850.000 900.000 550.000 600.000 650.000 720.000 4 Cán sự - sơ cấp 10/12 11/12 1/12 -- 3/12 4/12 -- 7/12 -- 10/12 11/12 2,81 1,46 – 1,82 – 2,18 – 2,55 – 2,81– 750.000 500.000 550.000 600.000 700.000 730.000 1 2 3 4 5 6 Nhóm III : Nhân viên Phục vụ Nấu ăn Vệ sinh công nghiệp Kiểm tra chất lượng sản phẩm làm mẫu Thiết kế cơ bản Lái xe con, xe tải Theo dõi gia công, nhân viên phục vụ, y tá, trông xe Bác sĩ 1/7 – 3/7 -- 5/7 6/7 7/7 4/5* 1/7 3/7 5/7 6/7 7/7 1/6 2/6 5/6 6/6 # 1/7 3/7 5/7 6/7 7/7 4/5 6/6 1/3 2/3 3/3 1/12 3/12 6/12 8/12 11/12 1/8 1,28-1 1,35 1,62 2,18 2,67 3,28 1,40 1,58 2,54 4,2 2,56 500.000 550.000 600.000 650.000 750.000 600.000 500.000 550.000 600.000 700.000 750.000 550.000 600.000 650.000 1.500.000 7 8 9 10 Thủ quỹ Bảo vệ, thủ kho Bán hàng giới thiệu, vận chuyển cho cửa hàng Tiếp liệu,áp tải 1/12 3/12 6/12 9/12 11/12 1/5 2/5 3/5 6/6 1/12 2/12 4/12 6/12 8/12 10/12 4/5 1/12 3/12 5/12 7/12 10/12 CV 1/8 Nhóm IV: Nhân viên phân xưởng. Thống kê trình độ Đại học 1/8 2/8 Ngoài ra công ty còn có chế độ trả lương làm thêm cho người lao động theo điều 3 khoản 8 và khoản 3 của NĐ 197 CP ngày 31/ 12/ 1994. Người làm thêm thường xuyên có số công từ 8 công / tháng ở lên được trả thêm 35% so với lương tiêu chuẩn. Tiền lương làm thờm giờ = Tiền lương giờ x Số giờ làm thờm x 150% ( 200% ) Trong đó: 150% là mức lương giờ của ngày làm việc bình thường áp dụng đối với những giờ làm thêm vào ngày thưòng. 200% là mức lương giờ của ngày làm việc vình thường áp dụng đối với những giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc lễ tết. Trong đó: Tiền lương trả thờm = Tiền lương giờ x Số giờ làm việc x Ít nhất 30% ( 35% ) 35% là tiền lương làm việc vào ban ngày áp dụng cho trường hợp làm liên tục vào ban đêm từ 8 ngày trở lên trong 1 tháng không phân biết hình thức trả lương. 30% là tiền lương làm việc vào ban ngày áp dụng cho trường hợp làm việc vào ban đêm còn lại không phân biệt hình thức trả lương. Trích lập và sử dụng BHXH, BHYT, KPCĐ. Hiện nay ở công ty, BHXH, BHYT, KPCĐ được tính bằng 25% tiền lương cấp bậc phải trả cán bộ công nhân viên. trong 25% trích từ tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên thì : 19 % công ty tính vào chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm trong đó: BHXH trớch theo lương thỏng = Lương phải trả cỏn bộ cụng nhõn viờn x 15% BHYT trớch theo lương = Lương phải trả cỏn bộ cụng nhõn viờn x 2% KPCĐ trớch theo lương = Lương phải trả cỏn bộ cụng nhõn viờn x 2% Trong đó 1% nộp công đoàn cấp trên, 1% để lại công đoàn của công ty. -6% người lao động đóng góp, trích trực tiếp từ lương. BHXH trớch theo lương thỏng = Lương cơ sở + Phụ cấp x 5% BHXH trớch theo lương thỏng = Lương cơ sở + Phụ cấp x 1% Nội dung, phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hiện nay, việc thanh toán cho người lao động ở công ty cổ phần dệt 10-10 được chia làm 2 kỳ: Kỳ 1: Tạm ứng. Kỳ 2: thanh toán ( khi được thanh toán các khoản thu nhập, người lao động phải ký nhận ). Căn cứ vào mức lương cơ bản (hoặc lương khoán ), đầu mỗi kỳ (tháng), kế toán tiền lương lập bảng tạm ứng kỳ 1 cho các bộ phận thuộc công ty. Số tiền tạm ứng = Lương cấp bậc ( hoặc lương khoán ) x 1/2 Chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Các chứng từ lao động trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong công ty cổ phần dệt 10-10 bao gồm: Bảng chấm công ( Mẫu số 01-LĐTL ): Theo dõi thời gian làm việc thực tế của từng công nhân viên. - Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành ( Mẫu số 06-LĐTL) theo dõi khối lượng sản phẩm thực tế của đơn vị hoặc cá nhân người lao động. - Phiếu làm thêm giờ ( Mẫu số 07-LĐTL): là chứng từ xác nhận số giờ đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của tưng công việc và là cơ sở để tính trả lương cho người lao động. - Hợp đồng giao khoán ( Mẫu số 08 LĐTL): là hợp đồng lao động giữa người sử dụng và đại diện người sử dụng nhận giao khoán. - Phiếu nghỉ hưởng BHXH ( Mẫu số 03 – LĐTL): xác nhận số ngày nghỉ hưởng BHXH của người lao động làm căn cứ để tính BHXH trả thay lương theo chế độ quy định. - Bảng thanh toán tiền thưởng ( Mẫu số 05 – LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH ( Mẫu số C04 – LĐTL ) Trình tự tính lương, BHXH phải trả và tổng hợp số liệu. Trình tự kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty theo hình thức “ Nhật ký chứng từ “ Hàng tháng phòng tổ chức tính lương căn cứ vào số lượng thống kê ở phân xưởng gửi lên về số lượng sản phẩm hoàn thành , bảng chấm công , bảng báo cáo kết quả lao động, phiếu nhập kho thành phẩm … nhân viên tính của phòng tổ chức tính lương rồi chuyển sang phòng tài vụ . Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng lương , bảng chấm công lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phòng , ban. Sau đó dựa vào bảng thanh toán tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân viên, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Căn cứ vào số liệu đã tổng hợp được trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, tình hìh thực tế về thanh tán tiền lương, BHXH, tình hình nộp và quyết toán KPCĐ, BHXH, BHYT… ở công ty để lập định khoản kế toán và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp có liên quan. Căn cứ vào hình thức kế toán áp dụng trong công ty là hình thức “ Nhật ký chứng từ ” có thể khái quát trình tự luân chuyển chứng từ và sơ đồ trình tự kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau . TRìNH Tự LUÂN CHUYểN CHứNG Từ Kế toỏn lập danh sỏch lương ( viết phiếu chi ) Duyệt chi Bảng chấm cụng Lương chuyển chứng từ Hạch toỏn TK 334, 338 Kế toỏn tập hợp chứng từ Thủ quỹ phỏt tiền SƠ Đồ TRìNH Tự Kế TOáN TIềN LƯƠNG Và CáC Khoản TRíCH THEO LƯƠNG Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Phiếu nghỉ hưởng BHXH Sổ cỏi TK 334 . 338 Bảng phân bổ tiền lương Sổ chi tiết TK 334, 338 Bảng tổng hợp tiền lương Nhật ký chứng từ số 7 Bất cứ người lao động nào khi vào làm tại công ty đều có hợp đồng lao động. đây là bản giao kèo giữa người lao động và người sử dụng lao động . Người lao động cần biết được sự thống nhất và sử dụng lao động của người sử dụng lao động có hợp lý với chế độ lao động của nhà nước và Bộ LĐTB_XH hay không ?, chế độ hưởng lương, cách đối sử với người lao động. Bản hợp đồng được lập 2 bản: 1 bản do người lao động giữ, 1 bản do người sử dụng lao động giữ. ổ công ty, bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của từng lao động do các trưởng phòng ban trực tiếp ghi và để nơi công khai, người lao động có thể giám sát thời gian lao động của mình . Bảng chấm công được tính từ ngày 1 đến ngày 31 cuối tháng( trừ thứ bảy và chủ nhật và các ngày lễ trong năm). Cuối tháng , bảng chấm công dùng để tổng hợp thời gian lao động để tính lương cho từng bộ phận , khi các bộ phận đó hưởng lương theo thời gian hay sản phẩm thì các bộ phận phụ trách phải xem xét ký duyệt và chuyển chứng từ liên quan sang phòng tài vụ để tính trả lương số công trong tháng tính theo ngày, trong ngày tính theo giờ. Cuối tháng khi nhận được bảng chấm công kế toán tiền lương phải kiểm tra đối chiếu , quy ra ngày công thực tế tính lương và BHXH . Kế toán tiền lương căn cứ vào ký hiệu chấm công của từng người để tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng. Căn cứ vào chứng từ hạch toán về thời gian lao độn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32572.doc
Tài liệu liên quan