Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3

CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Thanh Hóa 3

1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 4

1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh 4

1.2.2. Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh 5

1.2.2.1. Sản phẩm 5

1.2.2.2. Thị trường kinh doanh 5

1.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh 6

1.2.3. Nguồn nhân lực 6

1.2.4. Quy mô tài sản, vốn 8

1.2.5. Kết quả hoạt động qua các thời kỳ 10

1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 12

1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 12

1.3.2. Mô hình tổ chức sản xuất – kinh doanh 14

1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 15

1.4.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý 15

1.4.2. Mô hình bộ máy quản lý 18

CHƯƠNG 2 19

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI 19

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ 19

2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 19

2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 21

2.2.1. Đặc điểm hệ thống chứng từ tại Công ty 21

2.2.2. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán 22

2.2.3 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán 22

2.2.4. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán 23

2.3. Đặc điểm kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu: 24

2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền 24

2.3.2. Kế toán TSCĐ 25

2.3.3. Kế toán hàng tồn kho 28

2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 29

2.3.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 31

2.3.6. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm: 32

2.3.7. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 33

2.3.8. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu: 34

2.4. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá: 34

2.4.1. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động tại Công ty: 34

2.4.1.1. Đặc điểm về lao động: 34

2.4.1.2. Đặc điểm quản lý lao động: 35

2.4.2. Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương 35

2.4.2.1. Các hình thức tiền lương 35

2.4.2.2. Quỹ tiền lương 36

2.4.3. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động 36

2.4.3.1. Hạch toán số lượng lao động 36

2.4.3.2. Hạch toán thời gian lao động 37

2.4.3.3. Hạch toán kết quả lao động 38

2.4.4. Kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động 38

2.4.4.1. Xây dựng đơn giá tiền lương và tính lương, thưởng cho người lao động 38

2.4.4.2. Hạch toán tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động ở phân xưởng sản xuất 39

2.4.4.3. Kế toán tiền lương và tình hình thanh toán với nhân viên văn phòng 47

2.4.4.4. Thủ tục tính BHXH phải trả trực tiếp cho CBCNV 53

2.4.5. Kế toán các khoản trích theo lương 55

2.4.5.1. Chế độ trích các khoản theo lương 55

2.4.5.2. Kế toán các khoản trích theo lương 55

2.4.6. Kế toán các nghiệp vụ khác 65

2.4.6.1. Thanh toán tiền lương và tạm ứng 65

2.4.6.2. Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý 68

CHƯƠNG 3 69

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LUƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ 69

3.1. Những ưu điểm chủ yếu 69

3.1.1. Về thực trạng tổ chức hệ thống kế toán 69

3.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán 69

3.1.1.2. Về chế độ tài chính kế toán 69

3.1.1.3. Về hệ thống chứng từ tại Công ty 69

3.1.1.4. Về hệ thống tài khoản kế toán 70

3.1.1.5. Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 70

3.1.1.6. Về hệ thống báo cáo kế toán 70

3.1.1.7. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 70

3.1.2. Về hệ thống kiểm soát nội bộ 71

3.1.2.1. Về môi trường kiểm soát 71

3.1.2.2. Về hệ thống kế toán 72

3.1.2.3. Về các thủ tục kiểm soát 72

3.2. Những mặt còn tồn tại 72

3.2.1. Về hệ thống kế toán 72

3.2.1.1. Về chứng từ sử dụng, sổ sách, báo cáo kế toán 72

3.2.1.2. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 72

3.2.2. Về hệ thống kiểm soát nội bộ 73

3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 73

3.3.1. Về chứng từ và kiểm tra chứng từ, báo cáo tài chính và kiểm tra báo cáo tài chính 73

3.3.2. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 74

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ của Công ty được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Công ty không có tài sản thuê tài chính. Nguyên giá TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng, TSCĐ tại Công ty hình thành chủ yếu do mua sắm được tính theo công thức: NG = Gt + Tp + Pt + Lv – Tk – Cm – Th Trong đó: - NG: Nguyên giá TSCĐ - Gt: Giá thanh toán cho người bán tài sản ( tính theo giá thu tiền 1 lần) - Tp: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước ngoài giá mua( thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) - Pt: Phí tổn trước khi dùng, như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử… - Lv: Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng - Tk: Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại - Cm: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng - Th: Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử. Trong quá trình sử dụng luôn có sự giảm dần giá trị do bị cọ xát, ăn mòn hoặc tiến bộ kỹ thuật… gọi là hao mòn TSCĐ. Hiện tượng này là một phạm trù khách quan, cho nên khi sử dụng Công ty đã tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao hằng năm của 1 TSCĐ ( Mkhn ) được tính theo công thức sau: Mkhn = Nguyên giá TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao năm Trong đó: Tỷ lệ khấu hao năm = 1/ Số năm sử dụng Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, Công ty ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không trích khấu hao. Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng, Công ty lập hội đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số uỷ viên để lập “ Biên bản giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng TSCĐ. Đối với những TSCĐ cùng loại, giao cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập cùng một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao lại cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ. Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm: “ Biên bản giao nhận TSCĐ”, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ,các bản sao tài liệu kỹ thuật và các chứng từ khác có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của Công ty.Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ này được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Khi lập xong, thẻ TSCĐ được dùng để ghi vào “ Sổ TSCĐ”. Để phản ánh biến động TSCĐ, doanh nghiệp phải sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK 211 “ TSCĐ hữu hình” : TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của Công ty theo nguyên giá. TK 211 được chi tiết để theo dõi tình hình biến động của từng loại TSCĐ hữu hình như: - TK 2111 “ Nhà cửa, vật kiến trúc ” - TK 2112 “ Máy móc thiết bị ” - TK 2113 “ Phương tiện vận tải, truyền dẫn ” - TK 2114 “ Thiết bị vận tải, truyền dẫn ” - TK 2118 “ TSCĐ hữu hình khác ”. TK 213 “ TSCĐ vô hình ”: TK này phản ánh biến động TSCĐ vô hình của Công ty theo nguyên giá. TK này được chi tiết thành: - TK 2131 “ Quyền sử dụng đất ” - TK 2132 “ Quyền phát hành ” - TK 2136 “ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền ” - TK 2138 “ TSCĐ vô hình khác ” TK 214 “ Hao mòn TSCĐ ”: TK này phản ánh tình hình biến động của TSCĐ theo giá trị hao mòn. TK này được chi tiết thành: - TK 2141 “ Hao mòn TSCĐ hữu hình ” - TK 2143 “ Hao mòn TSCĐ vô hình ”. Số dư TK 211, 213, 214 được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. 2.3.3. Kế toán hàng tồn kho Do hoạt động sản xuất của Công ty là gia công hàng may mặc xuất khẩu nên nguyên vật liệu phần lớn do phía đối tác cung cấp. Mặc dù vậy, Công ty cũng đã quản lý tốt khâu dự trữ, bảo quản và sử dụng vật liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty. Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán NVL Công ty đã xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL rõ ràng, chính xác tương ứng về quy cách, chủng loại của NVL. Bên cạnh đó, kế toán NVL đã thực hiện ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị của NVL xuất kho, nhập kho, tồn kho đồng thời phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào chi phí sản xuất – kinh doanh. Điều này đòi hỏi Công ty áp dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho hợp lý dựa vào đặc điểm sản xuất, trình độ nhân viên kế toán trong Công ty đó chính là phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân. Giá thực tế của NVL xuất kho = Giá bình quân của 1 đơn vị NVL × Lượng vật liệu xuất kho Với đặc điểm ít danh điểm NVL, Công ty sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết NVL là phương pháp thẻ song song. Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL để ghi “ Thẻ kho ”. Kế toán NVL cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng và tính thành tiền NVL nhập, xuất vào “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu ” ( mở tương ứng với thẻ kho ).Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu trên “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu ” với “ Thẻ kho ” tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “ Sổ kế toán chi tiết vật liệu” , kế toán lấy số liệu để ghi vào “ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu ” theo từng danh điểm, từng loại NVL để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu. Công ty thực hiện kiểm kê NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên, theo dõi, phản ánh liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư trên sổ kế toán. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế NVL tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để phát hiện số lượng thừa, thiếu và tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với CCDC, Công ty tiến hành phân bổ nhiều lần, phần giá trị của nó được tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh của kỳ xuất dùng, được quản lý và hạch toán giống như NVL. Cũng do đặc điểm hoạt động là gia công hàng may mặc theo hợp đồng xuất khẩu đi nước ngoài nên Công ty thường không có số dư TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK hàng hoá, hàng gửi bán. Để hạch toán tổng hợp về NVL theo phương pháp KKTX Công ty sử dụng TK 152: “ Nguyên liệu, vật liệu ” chi tiết thành: - TK 1521: NVL chính - TK 1522: Vật liệu phụ … TK 151: “ Hàng mua đang đi đường ”. TK sử dụng để hạch toán CCDC là TK 153: “ Công cụ, dụng cụ ” được chi tiết thành TK 1531: CCDC - TK 1532: Bao bì luân chuyển - TK 1533: Đồ dùng cho thuê. Số dư các TK 152, 153 được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. 2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức tiền lương: - Tiền lương thời gian theo cấp bậc và dựa trên kết quả SXKD tính cho bộ phận quản lý; nhân viên văn phòng trong Công ty. - Tiền lương theo sản phẩm: tính cho các đối tượng còn lại. Ngoài ra, bộ phận quản lý cũng được hưởng % trên tổng giá trị sản phẩm sản xuất. Hàng tháng phòng Kế toán tính lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan ( giấy nghỉ phép, giấy tạm ứng, biên bản ngừng việc…). Tất cả các chứng từ trên phải được kiểm tra trước khi tính lương, thưởng và phải đảm bảo các yêu cầu của chứng từ kế toán. Sau khi kiểm tra xong, kế toán tiến hành tính lương, thưởng, trợ cấp phải trả người lao động. Dựa vào các bảng thanh toán lương, thưởng kế toán tiến hành phân loại tiền lương, thưởng theo đối tượng sử dụng lao động để tiến hành lập chứng từ phân bổ tiền lương , thưởng vào chi phí kinh doanh. “ Bảng thanh toán tiền lương ” là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động được lập cho từng bộ phận tương ứng với “ Bảng chấm công ”. Khi tính tiền thưởng kế toán dựa trên “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ”… và phương án thưởng đã được người có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp thưởng đột xuất cho người lao động kế toán có thể tự thiết kế mẫu phù hợp. “ Bảng thanh toán tiền lương ” theo mẫu số 02 – LĐTL “ Bảng thanh toán tiền thưởng ” theo mẫu số 03 – LĐTL. Phương pháp tính lương tại Công ty sẽ được trình bày chi tiết ở phần 2.4 Công ty thực hiện trích các khoản theo lương đúng theo tỷ lệ chế độ Nhà nước quy định TK sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, thưởng, các khoản trích theo lương là: - TK 334: “ Phải trả người lao động ” - TK 338: “ Phải trả, phải nộp khác ” được chi tiết thành 3 TK cấp 2: TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: BHXH TK 3384: BHYT - TK 351: “ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm ” - TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp ” - TK 627: “ Chi phí sản xuất chung ” - TK 641: “ Chi phí bán hàng ” - TK 642: “ Chi phí QLDN ”. Số liệu trên các TK 334, 338 được đưa vào Bảng cân đối kế toán theo dõi tình hình nguồn vốn của Công ty. 2.3.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó, Công ty phân chia chi phí thành 6 yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí gia công - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Công ty tiến hành xây dựng giá thành định mức trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm… Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng Công ty tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá. - Bước 1: Mở sổ ( hoặc thẻ ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng bộ phận. Sổ được mở riêng cho TK 621, 622, 627, 631, 142, 242, 335, 641, 642. Căn cứ để ghi vào sổ là sổ chi tiết các TK tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ ( tiền lương, BHXH, vật liệu, dụng cụ, khấu hao…), bảng kê chi phí theo dự toán. - Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến từng đối tượng hạch toán. - Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng yếu tố thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ hoặc kết thúc đơn đặt hàng làm cơ sở cho việc tính giá thành. Đồng thời lập thẻ tính giá thành sản phẩm căn cứ vào các thẻ tính giá thành sản phẩm kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và bảng kê khai khối lượng sản phẩm hoàn thành khi kết thúc đơn đặt hàng. Việc tập hợp chi phí sản xuất thực hiện từ tập hợp các chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng sau đó tính toán, phân bổ cho các loại sản phẩm liên quan vào NKCT số 7 mẫu số S04a7 - DN. Do không hạch toán sản phẩm dở dang nên ngay sau đó Công ty có thể tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Các TK sử dụng: - TK 621: “ Chi phí NVL trực tiếp ” - TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp ” - TK 627: “ Chi phí sản xuất chung ” - TK 631: “ Giá thành sản xuất ” - TK 142: “ Chi phí trả trước ” - TK 242: “ Chi phí trả trước dài hạn ” - TK 335: “ Chi phí phải trả ” - TK 641: “ Chi phí bán hàng ” - TK 642: “ Chi phí QLDN ”. 2.3.6. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm: Thành phẩm là sản phẩm đã chế tạo xong ở giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Giá thực tế của thành phẩm xuất kho là giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ hạch toán theo phương pháp thẻ song song. Khi có sản phẩm sản xuất xong, nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ trưởng sản xuất lập “ Phiếu nhập kho ” và giao thành phẩm vào kho. Mỗi lần xuất kho thành phẩm để tiêu thụ cần lập “ Phiếu xuất kho thành phẩm”. Trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho thành phẩm, thủ kho phản ánh tình hình nhập, xuất kho thành phẩm vào thẻ kho. Việc hạch toán thành phẩm ở phòng kế toán được hạch toán trên các sổ chi tiết sau đó vào sổ cái TK. Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, Công ty chuyển thành phẩm cho đối tác, được trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và Công ty sử dụng “ Hoá đơn GTGT ”. Ở Công ty, việc tiêu thụ thành phẩm xem như đã được thực hiện, chỉ cần theo dõi công việc thanh toán với khách hàng. Để hạch toán tình hình tăng, giảm và tồn kho thành phẩm, kế toán sử dụng TK 155: “ Thành phẩm ”. Khi số lượng sản phẩm chuyển giao cho người đặt hàng mà chưa được chấp nhận thanh toán thì sẽ phản ánh vào TK 157: “ Hàng gửi bán”. Công ty còn sử dụng các TK phản ánh doanh thu: - TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ” chi tiết TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm. - TK 521: “ Chiết khấu thương mại” - TK 531: “ Hàng bán bị trả lại ” - TK 532: “ Giảm giá hàng bán ” - TK 632: “ Giá vốn hàng bán ”. Số dư trên các TK này được phản ánh trên mục các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.3.7. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động SXKD được tính theo công thức: Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả hoạt động SXKD trên TK 911 chi tiết theo từng hoạt động ( hoạt động SXKD, hoạt động tài chính và hoạt động khác ). Số dư tổng cộng TK này sẽ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các TK sử dụng: - TK 641: “ Chi phí bán hàng ” - TK 642: “ Chi phí QLDN ” - TK 635: “ Chi phí hoạt động tài chính ” - TK 515: “ Doanh thu hoạt động tài chính ” - TK 911: “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh ”. 2.3.8. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu: Công ty cổ phần May Thanh Hoá nguồn vốn chủ sở hữu được hạch toán chi tiết thành: - Vốn đầu tư của CSH : TK 4111 - Thặng dư vốn cổ phần : TK 4112 - Vốn khác của CSH : TK 4118 - Cổ phiếu quỹ : TK 419 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản : TK 412 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái : TK 413 - Quỹ đầu tư phát triển : TK 414 - Quỹ dự phòng tài chính : TK 415 - Các quỹ khác thuộc nguồn vốn CSH : TK 418 Số dư các TK này được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. 2.4. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá: 2.4.1. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động tại Công ty: 2.4.1.1. Đặc điểm về lao động: Do đặc thù là đơn vị gia công hàng may mặc xuất khẩu nên lao động trong Công ty phần lớn là công nhân trực tiếp sản xuất, chủ yếu là nữ. Việc phân công lao động được tiến hành rất cụ thể và khoa học thành: - Lao động gián tiếp: Bao gồm lao động làm công tác quản lý và hỗ trợ SXKD - Lao động trực tiếp: Là lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm Trong lao động trực tiếp lại được phân thành lao động kỹ thuật và lao động phổ thông, căn cứ vào bậc thợ để phân loại. Về định mức lao động của Công ty cụ thể: - Đối với lao động quản lý: Căn cứ vào khối lượng và chất lượng công tác để xây dựng định mức lao động cho từng nghiệp vụ cụ thể sẽ xác định biên chế cho từng phòng ban. - Đối với lao động trực tiếp: Định mức lao động sẽ xác định theo theo từng lô hàng cụ thể, căn cứ vào đường chuyền công nghệ để xác định định mức. Hàng năm Công ty căn cứ vào kế hoạch SXKD, căn cứ điều kiện hiện tại và tương lai để lập kế hoạch sử dụng lao động. 2.4.1.2. Đặc điểm quản lý lao động: Công ty thực hiên việc quản lý và sử dụng lao động theo Bộ luật lao động và thoả ước đã ký giữa Giám đốc với đại diện tập thể người lao động. Căn cứ vào hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, Công ty quản lý về số lượng và chất lượng lao động dựa trên sổ theo dõi tổng hợp và sổ theo dõi chi tiết về lao động. Công ty phân lao động thành các phòng ban, tổ sản xuất cụ thể để tiện cho việc quản lý. 2.4.2. Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương 2.4.2.1. Các hình thức tiền lương Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức tiền lương - Hình thức tiền lương theo thời gian: thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động đối với bộ phận quản lý và nhân viên văn phòng tại Công ty - Hình thức tiền lương theo sản phẩm: thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành đối với lao động trực tiếp sản xuất. 2.4.2.2. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của Công ty là toàn bộ tiền lương của Công ty trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.Thành phần bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian thực tế làm việc( theo thời gian, sản phẩm); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học; các loại tiền thưởng, phụ cấp thường xuyên. Căn cứ vào đơn giá gia công từng mã hàng mà Công ty đã ký hợp đồng, sau khi đã trừ đi các chi phí như phí uỷ thác, phí nguyên liệu bao bì mua ngoài; phần còn lại Công ty khoán 50% cho chi phí trả lương và các khoản có tính chất lương. Phần tiền công 50% được phân bổ cho bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ hợp lý. 2.4.3. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động 2.4.3.1. Hạch toán số lượng lao động Chỉ tiêu số lượng lao động của Công ty được phản ánh trên “ Sổ danh sách lao động ” do phòng tổ chức lập và quản lý bao gồm cả số lao động dài hạn, tạm thời; lao động trực tiếp, gián tiếp. “ Sổ danh sách lao động ”không chỉ được lập chung cho toàn doanh nghiệp mà còn được lập riêng cho từng bộ phận để thường xuyên nắm vững số lượng lao động hiện có. Cơ sở để ghi “ Sổ danh sách lao động ” là chứng từ ban đầu về tuyển dụng, nâng bậc, thôi việc do phòng tổ chức lập, mọi sự biến động về số lượng lao động đều phải được ghi chép kịp thời vào sổ để làm căn cứ tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời. Trích danh sách CBCNV tính đến tháng 06 năm 2009 STT Tập số Họ và tên Chức vụ Hệ số lương Mức lương cấp bậc BQ ngày Quê quán 1 1 Lưu Trọng Mạnh GĐ 5,65 141250 Vĩnh Lộc- TH 2 1 Lương Tú Lĩnh PGĐ 4,66 116500 Hà Trung- TH 3 1 Lê Văn Khái KTT 4,66 116500 Hoằng Hoá- TH 4 2 Nguyễn Thị Nguyệt NV 4,2 105000 Hoằng Hoá- TH 5 2 Lê Thị Sáu NV 4,09 102250 Hoằng Hoá- TH 6 2 Lê Thị Hạnh NV 2,96 74000 Hoằng Hoá- TH … … 418 Đỗ Tất Loan Tổ trưởng 2,42 60500 TP TH 419 Lưu Thị Nụ Tổ phó 2,9 72500 Quảng Xương-TH 420 Lê Thị Tuyết NV 1,67 41750 Hà Trung- TH ( Nguồn: Phòng Tổ chức- Bảo vệ Công ty cổ phần May Thanh Hoá ) 2.4.3.2. Hạch toán thời gian lao động Theo quyết định số 15/ 2006 QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ Tài chính, Công ty theo dõi thời gian lao động của người lao động bằng: Bảng chấm công( Mẫu số 01- LĐTL ). Bảng chấm công do tổ trưởng mỗi tổ phụ trách, ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ, nguyên nhân nghỉ việc của từng cá nhân để căn cứ tính lương, BHXH cho từng người, từng tổ sản xuất, từng phòng ban. Hàng tháng trưởng phòng, tổ trưởng được phân công theo dõi chấm công cho người lao động ghi từ cột 1 đến cột 31 theo quy định. Sau chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như: Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH… về phòng tổ chức để kiểm tra đối chiếu. Căn cứ ký hiệu trên bảng chấm công của từng người để quy ra số ngày công tác tính lương và BHXH theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32, 33, 34. Sau đó chuyển lên phòng kế toán, kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho người lao động trong Công ty. Thời gian làm việc của Công ty quy định như sau: - Ngày làm việc: 8h - Tuần làm việc: 6 ngày - Nghỉ do bản thân ốm, con ốm,… được hưởng 75% lương cơ bản. Nghỉ thai sản được hưởng 100% lương cơ bản và BHXH chi trả. 2.4.3.3. Hạch toán kết quả lao động Để phản ánh kết quả lao động của CNV biểu hiện bằng khối lượng sản phẩm hoàn thành, Công ty sử dụng “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” và “ Phiếu nhập kho thành phẩm ” đối với các tổ sản xuất hay đối với các xí nghiệp. Cuối tháng dựa vào: “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” thể hiện số sản phẩm mỗi lao động hoàn thành được trong tháng theo từng công đoạn sản xuất và “ Phiếu nhập kho thành phẩm ” làm căn cứ tính, trả lương cho người lao động. Cụ thể ta xem biểu “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” và “ Nhập kho thành phẩm ” trong tháng 06/ 2009 của tổ 3- XN 2. 2.4.4. Kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động 2.4.4.1. Xây dựng đơn giá tiền lương và tính lương, thưởng cho người lao động Việc xây dựng đơn giá tiền lương do cán bộ phòng kỹ thuật trực tiếp xây dựng căn cứ vào công nghệ sản xuất, từng bước công việc trong quá trình sản xuất. Cán bộ định mức tiền lương tiến hành bấm giờ để xác định thời gian lao động tiêu hao cho từng chi tiết sản phẩm và tổng hợp cho từng sản phẩm. Căn cứ vào kinh nghiệm đơn giá của các lô hàng tương tự để xây dựng định mức tiền lương trình hội đồng lương Công ty duyệt thì đơn giá tiền lương mới được thực hiện. Công việc tính lương, thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện hàng tháng tại phòng Kế toán. Căn cứ để tính là các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan như: Giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc... “Bảng thanh toán tiền lương” theo mẫu số 02- LĐTL là căn cứ tính lương, phụ cấp cho người lao động được lập cho từng bộ phận tương ứng với “ Bảng chấm công”. Khi tính tiền thưởng thường xuyên cho người lao động, kế toán lập “ Bảng thanh toán tiền thưởng ” theo mẫu 03- LĐTL dựa trên các chứng từ ban đầu như “ Bảng chấm công”, “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”… và phương án tính thưởng đã được lãnh đạo phê duyệt. Trong trường hợp thưởng đột xuất kế toán tự thiết kế mẫu phù hợp với phương án tính thưởng. 2.4.4.2. Hạch toán tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động ở phân xưởng sản xuất Cụ thể trong tháng 06/ 2009 Công ty tính lương cho tổ 3- XN 2 như sau: Kế toán tiền lương căn cứ vào: Đơn vị: Công ty CP May Thanh Hoá Bộ phận: Tổ 3 xí nghiệp 2 BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 06 năm 2009 TT Họ và tên Ngày trong tháng Cộng trong tháng 1 2 3 4 5 6 7 CN 8 9 10 11 12 13 14CN 15 16 17 18 19 20 21CN 22 23 24 25 26 27 28CN 29 30 K Ô RoF O 1 Đỗ Tất Loan x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 2 Lưu Thị Nụ x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 3 Lê Thi Tuyết x x x x x x - x x x x x x - x x x x x Ro - Ro x x x x x - x x 24 2 4 Nguyễn Thanh x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - ô ô x x x x - x x 24 2 5 Lê Thị Sơn x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 6 Đỗ Thị Hà x x x - x x - x x x x x x - Ro Ro x x x x - x x x x x x - x x 24 2 7 Cù Anh Tuấn x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 8 Trần Thị Tuyến x x x - x x - ô ô x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 24 2 9 Lê Thị Hương x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x Ro - Ro Ro 23 3 10 Lê Thị Nga x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 11 Nhữ Mai Hồng x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 12 Lê Thị Minh x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 Cộng : Ngày 01 tháng 07 năm 2009. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Công ty cổ phần May Thanh Hoá ĐƠN GIÁ CHI TIẾT MÃ ÁO 8702/ 200 STT BƯỚC CÔNG VIỆC THIẾT BỊ ĐƠN GIÁ 1 Giáp vai nẹp cổ 450 2 Viền xung quanh nẹp+ diềm bản 420 3 Diễn tay+ may sườn 470 4 May gấu+ tra tay 550 5 Di cúc 550 6 Vắt sổ+ đính cúc 500 7 Nhặt chỉ+ sang dây cúc 400 8 Vác đổi hàng 470 9 Hớt gọt 400 10 Là chi tiết 450 11 VSCN kiểm nhập kho 620 12 Kỹ thuật thanh hoá 620 Cộng 5900 Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Phòng kỹ thuật Người lập Đơn vị: Công ty CP May Thanh Hoá Bộ phận: Tổ 3 xí nghiệp 2 BẢNG KÊ THANH TOÁN SẢN PHẨM Mã hàng: áo 8702/200 số lượng sản phẩm 3450 cái STT Bước công đoạn Họ tên công nhân của tổ Giáp vải + may nẹp cổ Viền xung quanh nẹp+diễn bản Diễn tay + may sườn May gấu tay + tra tay Di cúc tay + may gấu Vắt sổ + đính cúc Nhặt chỉ + sang dây cúc Vác đổi hàng + cắt sửa Hớt gọt, bấm, lộn, cài cúc Là chi tiết thành phẩm + đóng gói VSCN kiểm nhập kho + tổ trưởng Kỹ thuật thanh hoá 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Đỗ Tât Loan 3450 2 Lưu Thị Nụ 3450 3 Lê Thị Tuyết 3450 4 Nguyễn Thanh 3450 5 Lê Thị Sơn 3450 6 Đỗ Thị Hà 3450 7 Cù Anh Tuấn 3450 8 Trần Thị Tuyến 3450 9 Lê Thị Hương 3450 10 Lê Thị Nga 3450 11 Nhữ Mai Hồng 3450 12 Lê Thị Minh 3450 Cộng: 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 Xác nhận của GĐ phân xưởng Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Tổ trưởng sản xuất Công ty cổ phần May Thanh Hoá Bộ phận: Tổ3 xí nghiệp 2 PHIẾU NHẬP KHO THÀNH PHẨM Tên người nhập: Đỗ Tất Loan Địa chỉ: Tổ 3 XN 2 Lý do nhập: Thàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21188.doc
Tài liệu liên quan