MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN 1:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ 3
1.1. Đặc điểm chung và tình hình chung của công ty giống cây trồng và con nuôi tỉnh Nam Định. 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty giống cây trồng và con nuôi tỉnh Nam Định. 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy đơn vị. 5
1.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị, hình thức kế toán được áp dụng. 7
1.1.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác hạch toán của đơn vị. 10
1.2. Thực trạng công tác kế toán của đơn vị. 11
1.2.1. Hệ thống chứng từ được áp dụng. 11
1.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán của Công ty. 12
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO 13
2.1. Sau đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001-2002 như sau: 16
2.2. Các chỉ tiêu được sử dụng trong đề tài. 17
2.2.1. Công tác nhân sự ở Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định. 18
2.2.2. Hạch toán lao động. 20
2.2.3. Kế toán các khoản trích theo lương. 32
2.2.4. Tiền thưởng. 34
2.2.5. Bảng tổng hợp thanh toán BHXH. 37
2.2.5. Bảng tổng hợp thanh toán BHXH. 38
2.2.6. Hình thức thanh toán lương cho công nhân viên của Công ty. 39
Phần 3: kết luận 40
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty giống cây trồng và con nuôi tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng Công ty. Đó là việc tổ chức mua vào bán ra giống cây trồng và con nuôi theo nhiệm vụ kinh doanh ngoài chỉ tiêu công ích của Công ty mà hợp thành báo cáo riêng thành một phần báo cáo của Công ty.
- Phòng kế toán tài vụ nhận báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc để kiểm tra xét duyệt tổng hợp cùng với phần báo cáo của văn phòng Công ty thành báo cáo chung cho toàn Công ty.
Các đơn vị báo sổ trực thuộc thực hiện công tác hạch toán kế toán đầy đủ từ tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm tới xác định kết quả kinh doanh cuối cùng của từng đơn vị. Công việc này diễn ra thường xuyên và cuối mỗi tháng phải gửi báo cáo quyết toán về phòng kế toán tài vụ Công ty để kiểm tra xét duyệt và tổng hợp.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Nhằm đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ trong tổ chức đồng thời đạt kết quả trong công việc, hiện tại phòng kế toán tài vụ trong Công ty bố trí một người kiêm nhiệm nhiều phần việc.
Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế toán tài vụ
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư tài sản
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán trạm, trại (các đơn vị trực thuộc)
- Kế toán trưởng: với chức năng giúp việc cho Giám đốc công ty, kế toán trưởng là người chỉ đạo toàn diện công tác thống kê và hạch toán kinh tế ở công ty. Kế toán trưởng có quyền phân công, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động công việc về tài chính, có quyền yêu cầu các bộ phận trong công ty cung cấp đầy đủ các tài liệu, số liệu liên quan đến các nghiệp vụ kế toán.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp phần hành chính của văn phòng công ty, nhận báo cáo của các đơn vị trực thuộc, thời gian kiểm tra báo cáo tổng hợp, lập báo cáo kế toán của toàn công ty. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ kế toán BHXH để tổng hợp thanh toán cho người lao động và quyết toán với BHXH.
- Kế toán vật tư tài sản: theo dõi tình hình xuất, nhập khẩu vật tư tài sản mua bán hàng hoá. Theo dõi tình hình hàng tồn kho, tính và khấu hao TSCĐ, tính giá vốn hàng bán ra.
- Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền vay và tiền gửi ngân hàng. Quan hệ với người mua, người bán và các khoản công nợ khác, ngoài ra kế toán thanh toán còn phải thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên gián tiếp, trực tiếp của văn phòng.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ nắm bắt các tình hình thu, chi quỹ của Công ty mình.
- Kế toán các đơn vị trực thuộc: thực hiện công tác kế toán đầy đủ như một đơn vị hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm trước Công ty về phần việc kế toán hạch toán mình được giao.
1.1.3.2. Hình thức sổ sách kế toán trong Công ty.
- Hình thức sổ kế toán là một hệ thống của các loại sổ kế toán có chức năng ghi chép kết cầu nội dung khác nhau, chúng được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở chứng từ ghi sổ.
Theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức ghi sổ kế toán, nhưng để phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh doanh của Công ty nên công ty đã lựa chọn theo hình thức: chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối phát sinh
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Thẻ, sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Chứng từ kế toán
Ghi thường xuyên trong kỳ báo cáo
* Ghi chú:
Ghi cuối ngày
Đối chiếu kiểm tra
1.1.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác hạch toán của đơn vị.
Công ty giống cây trồng và con nuôi hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ nên có những thuận lợi và khó khăn trong công tác hạch toán của Công ty.
a. Thuận lợi.
Việc hạch toán theo chứng từ ghi sổ phù hợp với trình độ, nghiệp vụ và yêu cầu quản lý kinh tế của đơn vị.
Do là một đơn vị hạch toán độc lập và có nhiều các đơn vị phụ thuộc (các trạm trại) dễ lập báo cáo.
b. Khó khăn.
Vì các đơn vị phụ thuộc ở xa Công ty (ở dưới các huyện) nên việc quản lý các chứng từ gốc được lưu trữ ở các đơn vị cơ sở, khi kiểm tra, phân tích gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, xét duyệt.
1.2. Thực trạng công tác kế toán của đơn vị.
1.2.1. Hệ thống chứng từ được áp dụng.
Tổ chức chứng từ tiền lương và BHXH ở các doanh nghiệp được sử dụng chứng từ bắt buộc sau (theo chế độ chứng từ kế toán).
- Bảng chấm công (Mẫu số 02- LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 04- LĐTL)
- Bảng nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 05- LĐTL)
- Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 03- LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương.
Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn:
+ Phiếu xác định sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06- LĐTL)
+ Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07- LĐTL)
+ Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08- LĐTL)
+ Biên bản kiểm tra tai nạn lao động (Mẫu số 09- LĐTL)
Các chứng từ trên được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở để ghi sổ tổng hợp.
Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái TK 334 và sổ cái TK 338.
1.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán của Công ty.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Sổ lương
Bảng thanh toán lương
Bảng chấm công hoặc giấy báo khối lượng công việc hoàn thành
Chứng từ- Bảng kê kế toán
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
* Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 334: Phải trả công nhân viên
TK 338: Phải trả phải nộp khác
Phần 2
Nội dung chính của báo cáo
Khi lập các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, kế toán tiến hành phân loại tiền lương, tiền thưởng phải trả cho từng nhóm lao động bộ phận như: lao động trực tiếp, lao động phục vụ quản lý ở các bộ phận sản xuất, lao động làm việc ở các phòng ban trong doanh nghiệp. Để tiến hành phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Với cách phản ánh vào tài khoản như trên thì tiền lương, tiền thưởng phải trả trong kỳ nào được tính vào chi phí của kỳ đó theo nguyên tắc phù hợp giữa sản xuất và kết quả sản xuất. Cách phản ánh này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động nghỉ phép tương đối đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Còn trong trường hợp những doanh nghiệp sản xuất không có điều kiện bố trí cho người lao động nghỉ phép thì phải dự toán tiền lương nghỉ phép của người lao động trực tiếp để tiến hành trích trước tính vào chi phí của từng kỳ hạch toán để giá thành sản phẩm bị biến đổi đột ngột. Cách tính tiền lương nghỉ phép năm của người lao động trích trước vào chi phí sản xuất.
Mức trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch
=
Tiền lương thực tế phải trả công nhân sản xuất trong tháng
x
Tỷ lệ trích trước
Tỷ lệ trích trước:
Tỷ lệ trích trước =
ồ Tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của CNSX
x
100
ồ Tiền lương chính kế hoạch
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động trực tiếp khi người lao động trực tiếp nghỉ phép, phản ánh tiền lương nghỉ thực tế phải trả cho người lao động trực tiếp phản ánh các khoản phụ cấp, tiền thưởng có nguồn bù đắp riêng như trợ cấp khó khăn từ quỹ phúc lợi, trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH, tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng.
* Sơ đồ.
TK 333
TK 334
TK 622
TK 627, 641, 642
TK 335
TK 338
TK 431
TK 111, 112
TK 141, 131, 138
(6)
(7)
(8)
(4)
(3)
(2)
(1)
(5)
(1): Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
(2): Tiền lương phải trả cho các cán bộ gián tiếp.
(3): Tiền lương nghỉ phép phải trả công nhân sản xuất.
(4): Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên.
(5): Tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên.
(6): Phải nộp thuế.
(7): Các khoản khấu trừ vào lương.
(8): Thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên.
* Sơ đồ hạch toán: BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
TK 622, 627, 641
TK 338 (3382, 3383, 3384)
TK 334
(3)
(2)
(1)
(5)
(4)
TK 334
TK 111, 112, 311
TK 111, 112
(1): Trích kinh phí công đoàn, BHYT, BHXH vào giá thành sản phẩm.
(2): BHYT, BHXH trừ vào lương tháng của công nhân viên.
(3): Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù.
(4): BHXH trả thay lương.
(5): Nộp BHYT, BHXH, kinh phí công đoàn tại Công ty.
2.1. Sau đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001-2002 như sau:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp năm 2001-2002
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Số tuyệt đối
Số tương đối
Tổng doanh thu
15.590,064
19.785,289
4.195,224
126,9
Thuế doanh thu phải nộp
41,323
60,81
19,487
164,36
1. Doanh thu thuần
15.048,733
19.335,816
4.287,083
128,48
2. Giá vốn hàng bán
12.910,091
16.871,637
3.961,546
130,68
3. Lợi nhuận gộp
2.138,642
2.464,178
325,536
115,2
4. Chi phí bán hàng
1.020,556
2.326,59
1.306,033
228,08
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.106,84
641,403
-465,437
57,9
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
11,244
43,815
32,57
389,67
- Thu nhập HĐTC
24,246
32,838
8,591
135,44
- Chi phí HĐTC
22,907
4,923
-17,983
21,49
7. Lợi nhuận thuần từ HĐTC
1,339
27,915
26,575
2.084,7
8. Lợi nhuận bất thường
116,52
665,958
549,405
571,37
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
129,136
190,058
60,921
147,18
Qua số liệu trên đã cho thấy các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của năm 2002 đều tăng so với năm 2001. Do vậy, ta phân tích các chỉ tiêu sau:
Năm 2001
Năm 2002
Giá vốn/Doanh thu
82,8%
85,2%
Lợi nhuận thuần/Doanh thu
0,07%
0,22%
Qua phân tích ta thấy tỷ lệ giá vốn năm 2002 tăng 2,4% so với năm 2001. Phần giá tăng do tăng chi phí bán hàng. Nhưng năm 2002 Công ty lại giảm đáng kể về chi phí quản lý so với năm 2001, chính điều này đã làm cho tỷ lệ lợi nhuận thuần so với doanh thu tăng 0,15%. Tỷ lệ tăng này của Công ty không phải là cao nên Công ty cần có biện pháp kịp thời sắp xếp hợp lý tiết kiệm mọi chi phí để giảm giá thành nhằm tăng được lợi nhuận tối ưu cho Công ty.
Tình hình thu nhập của người lao động.
Đơn vị: 1000đ
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Ghi chú
1
Tổng doanh thu
Tr.đ
14.750
15.590
19.785
2
Tổng quỹ lương
Tr.đ
963
1.002
1.412
3
Thu nhập khác
Tr.đ
158
178
282
4
Số lượng lao động
Người
203
206
253
5
Thu nhập bình quân
Ngàn đồng
406
477
588
Tháng
Qua nghiên cứu trên ta thấy tổng doanh thu tăng đều qua các năm, số lượng người lao động tăng chứng tỏ Công ty gia tăng quy mô sản xuất kinh doanh làm cho lương bình quân của người lao động năm 2000 là 460.000đ đến năm 2002 đã đạt được 558.000đ.
Sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty ổn định và phát triển, do vậy thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước. Là doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động công ích hầu hết lao động ở các đơn vị trực thuộc phân bổ ở các huyện trong tỉnh nên mức thu nhập bình quân trên đủ để tái sản xuất sức lao động, làm cho người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.
2.2. Các chỉ tiêu được sử dụng trong đề tài.
Trên cơ sở những số liệu về lao động và tiền lương của Công ty, trong thời gian nghiên cứu Công ty đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu chất lượng: phân tích đánh giá chất lượng của từng loại giống cây trồng và con nuôi thông qua số lượng sản phẩm nhập kho của người lao động.
- Chỉ tiêu năng suất lao động: phân tích năng suất lao động của từng công nhân theo số lượng sản phẩm của từng người đã nhập kho ở các trạm, trại. Từ đó đánh giá năng suất lao động của các trạm, trại trực thuộc Công ty.
- Chỉ tiêu thống kê thời gian lao động: thống kê, phân tích thời gian lao động của từng bộ phận, từ đó rút ra hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.
- Chỉ tiêu thu nhập (mức lương của người lao động): phân tích mức lương của người lao động qua các năm 2000, 2001, 2002.
2.2.1. Công tác nhân sự ở Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định.
- Công tác nhân sự có vai trò rất quan trọng tong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng to lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc bố trí đội ngũ cán bộ gián tiếp, phục vụ ở các phòng ban, các đơn vị trực thuộc một cách hợp lý, đảm bảo gọn nhẹ trong bộ máy quản lý. Đối với số lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, tổ chức, sắp xếp, phân bổ theo ngành, nghề đảm bảo hợp lý, đầy đủ, đúng người, đúng việc nhằm phát huy một cách tối đa sự năng động sáng tạo của người lao động trong sản xuất mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
- Do có nhận thức đầy đủ trong vai trò công tác nhân sự, Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định đã bố trí hợp lý, phân công cụ thể, các công việc cho từng phòng ban, trạm trại và cho từng lao động trực tiếp tham gia sản xuất ở các trạm trại giống và con nuôi.
Cơ cấu lao động theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
TT
Chi tiết
Năm 2001
Năm 2002
Số người
Cơ cấu
Số người
Cơ cấu
1
Tổng lao động
- Lao động hợp đồng xác định thời hạn
- Lao động hợp đồng không xác định thời hạn
173
165
8
100
227
206
21
100
2
Lao động gián tiếp phục vụ
36
20,8
36
15,8
3
Lao động trực tiếp sản xuất
137
79,1
191
84,1
Qua số liệu trên ta thấy số lượng lao động gián tiếp phục vụ năm 2002 so với năm 2001 vẫn giữ nguyên. Điều đáng chú ý là số lao động trực tiếp sản xuất năm 2002 tăng nhanh so với năm 2001 là 54 lao động tương đương với 5%. Điều này chứng tỏ Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, do đó Công ty tập trung tăng cường lao động trực tiếp sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Bên cạnh sự đổi mới về tổ chức lao động, Công ty còn chú trọng đến chất lượng lao động, Công ty đã tổ chức thi tuyển tay nghề, mở hội đồng thi nâng bậc thợ, những công nhân có đầy đủ các tiêu chuẩn, từ đó nhằm phát huy tính sáng tạo khuyến khích người công nhân nâng cao năng suất lao động, hoàn thành vượt mức mọi công việc mà Công ty đã giao, cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Trình độ tay nghề công nhân trực tiếp sản xuất.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Số người
Cơ cấu
Số người
Cơ cấu
* Tổng số công nhân trực tiếp sản xuất
137
100
191
100
- Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 6
27
19,7
39
20,42
- Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 5
22
16
34
17,8
- Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 4
23
16,8
28
14,7
- Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 3
26
19
44
23
- Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 2
3
2,2
3
1,5
- Công nhân trồng trọt, chăn nuôi bậc 1
8
5,8
8
4,1
- Công nhân khác
28
20,4
35
18,3
Cơ cấu chuyên môn trong bộ máy quản lý của Công ty.
TT
Các bộ phận
Tổng số người
Cơ cấu
Phân theo các loại nhân viên
Kỹ thuật
Kinh tế
Hành chính
Khác
Tổng số
36
100
8
10
1
17
1
Phòng TCHC
8
22,5
1
2
1
4
2
Phòng KT- tài vụ
5
13,8
5
1
3
Phòng KHKD
16
44,45
4
12
4
Phòng kỹ thuật
5
13,88
5
5
Phòng KCS
2
5,56
2
- Phân tích số liệu ở trên ta thấy được đội ngũ cán bộ kinh tế và kỹ thuật gồm 18 người, chiếm 7,93% tổng số lao động trong toàn Công ty, trong đó có 14 người (chiếm 77,*%) có trình độ đại học, 4 người (chiếm 12,2%) có trình độ trung cấp. Đây là lợi thế lớn nhất của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay. Qua đó ta có thể thấy rõ được ảnh hưởng to lớn trong công tác nhân sự đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty giống cây trồng và con nuôi Nam Định đã có những biện pháp thích hợp, bố trí, sắp xếp phân bổ lao động hợp lý trong toàn Công ty nhằm tạo đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
2.2.2. Hạch toán lao động.
a. Hạch toán số lượng lao động.
- Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động, lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất. Số lượng lao động thời gian và năng suất lao động của công nhân viên chức, có quan hệ mật thiết với thực hiện kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu số lượng lao động được phản ánh trên sổ sách lao động của Công ty do phòng lao động tiền lương lập căn cứ vào sổ hiện có của Công ty, bao gồm cả số lao động hợp đồng không xác định thời hạn và sổ lao động hợp đồng xác định thời hạn, cả số lượng lao động gián tiếp, trực tiếp và lao động thuộc các lĩnh vực khác. Ngoài ra danh sách lao động không chỉ tập trung cho toàn Công ty nhằm thường xuyên nắm chắc được số lượng lao động hiện có của từng bộ phận, cơ sở để ghi sổ danh sách lao động là: hợp đồng lao động, nâng bậc, thôi việc. Các chứng từ này, đại bộ phận là do Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương lập mỗi khi tuyển dụng, nâng bậc, cho thôi việc …
- Mọi biến động đều được ghi chép kịp thời vào sổ sách lao động, để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động một cách kịp thời.
b. Hạch toán sử dụng thời gian lao động.
- Hạch toán sử dụng thời gian lao động phải đảm bảo ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế của từng lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong Công ty.
- Việc hạch toán này có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ tính lương, tính thưởng cho người lao động.
- Chứng từ ban đầu và cũng là quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động chính là bảng chấm công (Mẫu 02- LĐTL). Mọi thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đều phải ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công. Bảng chấm công đều phải lập riêng cho từng bộ phận, phòng, ban … và dùng trong một tháng. Danh sách người lao động ghi trong sổ danh sách lao động của từng bộ phân. Trưởng phòng, ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công, căn cứ vào số lượng có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc của đơn vị mình. Bảng chấm công được để tại một địa điểm công khai để người lao động giám sát thời gian lao động của mỗi người. Bảng chấm công là căn cứ để tính lương, thưởng và tổng hợp thời gian lao động trong Công ty ở mỗi bộ phận.
- Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản đều phải có các chứng từ nghỉ việc do các cơ quan có thẩm quyền cấp như y tế, hội đồng y khoa … để được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định. Các chứng từ để được thanh toán ốm đau, tai nạn, thai sản được sử dụng theo quy định.
c. Hạch toán kết quả lao động.
- Đi đôi với việc hạch toán số lượng lao động và thời gian lao động, việc hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất.
- Hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận làm căn cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự chính xác của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế. Tính toán xác định năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức kinh doanh của từng người, từng bộ phận và toàn Công ty.
- Dựa vào đặc điểm ngành sản xuất, tính chất của từng loại công việc Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân viên.
áp dụng hình thức trả lương theo khoán sản phẩm, khoán khối lượng công việc hoàn thành tuỳ theo đặc điểm của từng đơn vị trực thuộc.
Với sản xuất nông nghiệp thì sản xuất thóc giống, lương của người lao động tính trong kế hoạch tài chính của từng vụ sản xuất. Mỗi tháng căn cứ vào diện tích nhận khoán để xác định và chi trả tiền lương cho người lao động đã thực hiện đầy đủ các khâu công việc và thời gian lao động cuối mỗi vụ. Căn cứ vào số lượng giao khoán kế hoạch và số lượng nhập kho để mỗi đơn vị thanh toán lương cho từng lao động (có xem xét các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới số lượng không đạt theo kế hoạch giao khoán).
Với sản xuất chăn nuôi, hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công và phiếu báo trọng lương gia súc gia cầm tăng. Định mức lương của từng loại sản phẩm để thanh toán lương cho người lao động.
Với mua bán giống cây trồng và con nuôi, hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công định mức tiền lương cho từng khối lượng sản phẩm hàng hoá mua vào, bán ra để thanh toán lương cho từng lao động.
d. Tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các đơn vị trực thuộc.
- Đơn vị sản xuất giống lúa: là doanh nghiệp nông nghiệp nên các trạm, trại sản xuất giống lúa của Công ty mang tính thời vụ (thường là 6 tháng 1 vụ) nên đầu vụ Công ty ứng trước tiền cho người lao động. Cuối mỗi vụ căn cứ vào số lượng thóc giống từng loại của từng lao động, cán bộ điều hành trạm trại sản xuất giống lúa, tổng hợp số liệu và tính lương cho từng người theo số lượng sản phẩm quy đổi. Bảng tính lương được cán bộ điều hành chuyển đến cho Phòng kế toán- tài vụ của Công ty. Phòng kế toán xem xét và kiểm tra thanh tra cuối vụ cho người lao động.
* Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau:
Nợ TK 334: 208.847.100
Có TK 141: 183.600.000
Có TK 3382: 400.000
Có TK 3383: 2.331.200
Có TK 3384: 446.240
Có TK 3388: 1.020.000
Có TK 1111: 21.069.660
- Tính lương cho ông Lê Văn Tâm, công nhân trại giống lúa Nghĩa Sơn. Hiện tại Công ty vẫn áp dụng theo chế độ tiền lương trước đây với mức lương tối thiểu là 210.000đ.
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số
= 210.000 x 1,92 = 403.200đ
- Tính số lượng sản phẩm quy đổi = Số sản phẩm x hệ số
Thóc giống nguyên chủng: 1.320 x 1,6 = 2.112kg
Thóc giống xác nhận: 550 x 1,4 = 770kg
Thóc giống tiến bộ kỹ thuật: 200 x 1,2 = 240kg
- Tính tổng sản phẩm quy đổi: 2.112 + 240 + 770 = 3.122kg
- Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 403.200đ x 5% = 20.160đ
- Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 403.200 x 1% = 4.032đ
- Tổng cộng các khoản khấu trừ: 1.800.000 + 20.160 + 4.032 + 10.000
= 1.834.192đ
- Số tiền lương mà ông Tâm còn lĩnh là: 2.575.650 – 1.834.192 = 741.458đ
* Đơn vị chăn nuôi:
Khác với đơn vị sản xuất giống lúa trả lương theo thời vụ của sản xuất, tiền lương của đơn vị chăn nuôi được tính cho từng tháng.
Hàng tháng, cán bộ điều hành của trại căn cứ phiếu báo tăng trọng, căn cứ số lượng gia súc, gia cầm được bán ra trong tháng để tổng hợp số liệu, lập bảng thanh toán lương cho từng lao động.
Bảng lương được chuyển lên phòng kế toán tài vụ xem xét, kiểm tra và thanh toán lương cho từng lao động.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán của trại lập chứng từ ghi sổ:
Nợ TK 334: 10.403.200
Có TK 3383: 321.760
Có TK 3384: 64.352
Có TK 3388: 160.000
Có TK 1111: 9.857.088
- Tính lương cho bà Nguyễn Thị Nga, công nhân trại giống gia súc gia cầm Lộc Hoà.
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số
= 210.000 x 2,5 = 525.000đ
- Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 525.000 x 5% = 26.250đ
- Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 525.000 x 1% = 5.250đ
- Tổng cộng các khoản khấu trừ: 26.250 + 5.250 + 10.000 = 41.500đ
- Số tiền lương còn lĩnh là: 715.000 – 41.500 = 673.500đ
* Đối với cán bộ điều hành phục vụ ở các trạm, trại giống lúa và con nuôi.
Do đặc thù của công tác sản xuất kinh doanh và hình thức trả lương của Công ty, tiền lương của cán bộ điều hành được tính như sau:
Lương cán bộ điều hành
=
Lương cơ bản x hệ số
x
Số ngày công thực tế làm việc trong tháng
26
Tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của trạm, trại trong tháng mà lương cán bộ điều hành cao hay thấp.
- Hệ số tính lương cho cán bộ điều hành cũng khác nhau, tuỳ theo mức độ trách nhiệm và công việc được giao phó cho từng người. Hệ số lương này do Hội đồng của Công ty xét duyệt và được áp dụng cho từng công việc cụ thể.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán lập chứng từ ghi sổ:
Nợ TK 334: 6.503.240
Có TK 3383: 251.475
Có TK 3384: 50.295
Có TK 1111: 6.201.470
- Tính lương cho ông Dương Viết Vinh, chức vụ trại trưởng trại giống lúa Nghĩa Sơn.
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số
= 210.000 x 3,98 = 835.800đ
Lương phải trả =
835.800 x 1,5
x 26
= 1.253.700đ
26
- Tổng tiền lương tháng = 1.253.700 + 63.000 = 1.316.700đ
- Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 835.800 x 5% = 41.790đ
- Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 835.800 x 1% = 8.358đ
- Số tiền lương còn lĩnh là:
1.316.700đ - (41.790 + 8.358) = 1.266.552đ
* Với bộ phận mua bán hàng hoá:
Bộ phận này có vai trò trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty. Khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp thị, năng lực kinh doanh, sự am hiểu thị trường của từng cá nhân trong bộ phận. Nhằm đẩy nhanh doanh thu, Công ty đã áp dụng chính sách giá cả cho cán bộ bộ phận mua và bán hàng.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán lập chứng từ ghi sổ:
Nợ TK 334: 13.624.164
Có TK 3383: 233.230
Có TK 3384: 133.810
Có TK 1111: 13.257.124
-Tính lương cho ông Hà Văn Giang, cán bộ bán hàng Công ty.
- Tiền lương theo số lượng lúa lai: 2.100 x 126 = 264.600đ
- Tiền lương theo số lượng lúa thuần: 7.400 x 70 = 518.000đ
- Tiền lương theo số lợn giống: 5 x 30.000 = 150.000đ
- Tiền lương theo số lượng gia cầm: 1.100 x 300 = 330.000đ
- Tổng tiền lương theo số lượng hàng hoá mua bán được:
264.600 + 518.000 + 150.000 + 330.000 = 1.262.000đ
- Trích BHXH 5% theo lương cơ bản: 625.000 x 5% = 31.250đ
- Trích BHYT 1% theo lương cơ bản: 625.000 x 1% = 6.250đ
- Số tiền lương còn lĩnh = ồ tiền lương bán được – (BHXH + BHYT)
= 1.262.000 – (31.250 + 6.250) = 1.224.500đ
* Đối với cán bộ thuộc bộ máy quản lý của Công ty.
Kế hoạch kinh doanh ngoài công ích hàng năm do Công ty xây dựng để tận dụng mọi khả năng về năng lực tiền vốn và lợi thế kinh doanh của Công ty, được UBND tỉnh đồng ý nhằm trang trải toàn bộ chi phí của bộ máy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34536.doc