Các khoản phụ cấp, trợ cấp tại công ty :
Phụ cấp : công ty có quy định nhiều mức phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của công ty như : phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm, nhằm tăng cường và gắn trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ công nhân viên chức đảm đương công việc quan trọng như : trưởng phòng, phó phòng, giám đốc, Các điều kiện hưởng phụ cấp theo quy định của công ty là :
- Hoàn thành công việc được giao theo đúng kế hoạch (chất lượng, số lượng, thời gian).
- Không xảy ra bất cứ sự cố nào hoặc gây hậu quả ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty và kế hoạch sản xuất.
- Không xảy ra thất thoát hư hỏng hàng hóa, vật tư thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ vào xếp hạng doanh nghiệp (công ty hiện nay được xếp là doanh nghiệp hạng I) để tính các hệ số phụ cấp, tính trên lương hệ số trong tháng :
- Đối với phụ cấp chức vụ :
Trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp hệ số là 0,5
Phó phòng, phó giám đốc xí nghiệp hệ số là 0,4
- Đối với phụ cấp trách nhiệm :
Thuyền trưởng, máy trưởng hệ số là 0,1
Các tổ trưởng, thủ quỹ hệ số là 0,1
- Đối với phụ cấp độc hại nguy hiểm :
Áp dụng hệ số 0.2 cho các đối tượng sau đây :
Những nhân viên KCS của phòng kỹ thuật công ty.
Thuyền trưởng, thủy thủ, thợ máy, thợ hàn, thợ điện.
Bán soát vé, bảo vệ.
Trợ cấp : bên cạnh các khoản phụ cấp trên, công nhân viên còn hưởng các khoản trợ cấp như : trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
74 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty phà An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu Giang
Ban Giám Đốc
Trạm Thu Phí tỉnh lộ 941
Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính
Sơ đồ 4 : Tổ chức công ty phà An Giang
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
Giám đốc : là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên như chịu trách nhiệm về điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và bảo toàn đồng vốn bao gồm các phương tiện vận tải thiết bị kỹ thuật và bất động sản, qua đó hoạch định các mục tiêu phát triển của đơn vị. Có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động của phó giám đốc ở lĩnh vực công tác được phân công. Chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh theo đúng kế hoạch chính sách của pháp luật.
Phó giám đốc : phụ trách sản xuất kinh doanh là người phụ tá cho giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi mặt được phân công.
Phòng tổ chức hành chính : có chức năng quản lý và điều động nhân sự phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, tuyển dụng lao động và tính lương cho cán bộ công nhân viên. Đánh máy và nhận các công văn quyết định từ trong ra ngoài công ty. Quản lý công tác y tế đời sống của cán bộ công nhân viên.
Phòng kế hoạch : chịu trách nhiệm khai thác nguồn hàng, điều động phương tiện vận tải phù hợp năng lực quản lý, giám sát kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ.
Phòng kế toán tài vụ : có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý tài sản và nguồn vốn, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh qua hệ thống tiền tệ. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng kỹ thuật : đảm bảo công tác kỹ thuật, phụ trách giám sát phương tiện khi sửa chữa lớn. Đảm bảo công tác sửa chữa tuân thủ theo năng lực, giám sát theo dõi tiến độ thi công và nghiệm thu đóng mới phương tiện theo dự án đã được duyệt và hợp đồng ký kết, định mức nhiên liệu tiêu thụ.
Phòng cung ứng vật tư – nhiên liệu : tìm nguồn nhiên liệu và ký kết hợp đồng giao hàng, theo dõi tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu.
3.3 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 - 2007 :
3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty :
ĐVT : đồng
Bảng 1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn công ty năm 2006 -2007
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2006
2007
Tuyệt đối
Tỷ lệ
TÀI SẢN
I. Tài sản ngắn hạn
14.711.755.759
20.080.994.344
5.369.238.585
36,5 %
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
3.976.088.159
437.468.245
-3.538.619.914
-89 %
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
6.918.023.038
11.636.238.082
4.718.215.044
68,2 %
3. Hàng tồn kho
3.372.003.015
7.812.090.449
4.440.087.434
131,7 %
4. Tài sản ngắn hạn khác
445.641.547
195.197.568
-250.443.979
-56,2 %
II. Tài sản dài hạn
156.133.963.793
170.481.668.571
14.347.704.778
9,2 %
1. Các khoản phải thu dài hạn
927.742.331
-927.742.331
-100 %
2. Tài sản cố định
154.684.367.110
170.172.205.017
15.487.837.907
10 %
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
180.000.000
80.000.000
-100.000.000
-55,6 %
4. Tài sản dài hạn khác
341.854.352
229.463.554
-112.390.798
-32,9 %
Tổng tài sản
170.845.719.552
190.562.662.915
19.716.943.363
11,5 %
NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả
56.251.256.974
67.829.809.813
11.578.552.839
20,6 %
1. Nợ ngắn hạn
10.659.060.807
18.614.199.438
7.955.138.631
74,6 %
2. Nợ dài hạn
45.592.196.167
49.215.610.375
3.623.414.208
7,9 %
II. Vốn chủ sở hữu
114.594.462.578
122.732.853.102
8.138.390.524
7,1 %
1. Vốn chủ sở hữu
113.706.436.178
121.984.251.443
8.277.815.265
7,3 %
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác
888.026.400
748.601.659
-139.424.741
-15,7 %
Tổng nguồn vốn
170.845.719.552
190.562.662.915
19.716.934.363
11,5 %
Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Vụ
(1) Tình hình tài sản : vào thời điểm cuối năm 2007 tổng tài sản của công ty tăng hơn so với cuối năm 2006 với số tiền là 19.716.943.363 đồng, tăng 11,5%. Điều này chứng tỏ vào năm 2007 quy mô hoạt động của công ty tăng. Cụ thể như sau :
Tài sản ngắn hạn : tăng 5.369.238.585 đồng hay tăng 36,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô sản xuất để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh được liên tục dẫn đến nhu cầu hàng tồn kho tăng, nợ phải thu tăng 68,2% do công ty chưa hoàn thành xong các công trình sản phẩm còn dở dang trong năm để bàn giao cho khách hàng.
Tài sản dài hạn : tăng 14.347.704.778 đồng hay tăng 9,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định với số tiền là 15.487.837.907 đồng, trong đó mua sắm thêm máy móc thiết bị là chính, điều này góp phần làm gia tăng tài sản cố định.
(2) Tình hình nguồn vốn : cuối năm 2007 tổng số nguồn vốn tăng lên 190.562.662.915 đồng, cụ thể nguồn vốn tăng 19.716.934.363 đồng so với cuối năm 2006, tăng 11,5%. Cụ thể như sau :
Nợ phải trả : tăng 11.578.552.839 đồng, tăng 20,6%. Nguyên nhân tăng là do công ty mở rộng quy mô sản xuất vì nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng chủ yếu là nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn tăng cao.
Nguồn vốn chủ sở hữu : tăng 8.138.390.524 đồng, tăng 7,1%. Nguyên nhân tăng là do hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006. Lợi nhuân thực hiện năm 2007 có giảm hơn so với năm 2006. Lợi nhuận giảm là do giá cả các mặt hàng đầu vào tăng cao như nhiên liệu, sắt, thép,…đã làm tăng chi phí sản xuất, nên lợi nhuận giảm so với năm trước liền kề. Tuy nhiên, công ty cũng đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện vượt 25% so với lợi nhuận kế hoạch được giao.
Nhìn chung, nguồn vốn của công ty tăng lên nhằm trang trãi cho tài sản trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
3.3.2 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 : hồi công nợ chưa tốt.
ĐVT : đồng
Bảng 2 : Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007
DIỄN GIẢI
NĂM
CHÊNH LỆCH
2006
2007
Tuyệt đối
Tỷ lệ
I. DOANH THU
79.115.611.557
89.144.696.650
10.029.085.093
12,7 %
Vận chuyển phà
75.452.163.150
86.587.737.694
11.135.574.544
14,8 %
Thu khác + BT + TC
3.199.094.955
2.556.958.956
-642.135.999
-20,1 %
Truy thuế
464.353.452
-464.353.452
-100 %
II. TỔNG CHI PHÍ
66.397.982.642
77.916.360.502
11.518.377.860
17,3 %
Chi phí nhân công
13.546.365.187
16.683.863.929
3.137.498.742
23,2 %
Chi phí nguyên – nhiên liệu
24.086.136.656
36.563.336.628
12.477.199.972
52 %
Chi phí sản xuất chung
16.256.758.785
17.685.489.753
1.428.730.968
8,8 %
Chi phí QLDN
4.848.277.259
4.253.866.034
-594.411.225
-12,3 %
Trả vốn vay + lãi vay, CP bất T
7.660.444.755
2.729.804.158
-4.930.640.597
-64,4 %
III. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
12.717.628.915
11.228.336.148
-1.489.292.767
-11,7 %
Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Vụ
Qua 2 năm 2006 và 2007 ta thấy có sự biến động, doanh thu năm 2007 tăng 12,7% so với năm 2006, nhưng lợi nhuận năm 2007 lại giảm 11,7% so với năm 2006, nguyên nhân là do chi phí tăng đột biến, cụ thể là những chi phí sau :
- Chi phí nhân công tăng 23,2% do mức lương tối thiểu tăng làm cho quỹ tiền lương tăng lên.
- Chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào năm 2007 tăng 52% so với năm 2006, do giá nhiên liệu tăng đột biến do bị ảnh hưởng khủng hoảng thị trường dầu mỏ trên thế giới kéo theo sự ảnh hưởng của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, trong khi đó giá vé thu lại không đổi. Do đầu tư đổi mới công nghệ, đóng mới phà có trọng tải máy móc công suất lớn hơn, nên chi phí cho việc sử dụng nguyên vật liệu tăng lên.
- Chi phí sản xuất chung tăng 8,8% do :
Vật liệu quản lý tăng do nhận các bến mới Trà Ôn, Ô Môi dẫn đến việc đầu tư thêm trang thiết bị, bố trí thêm nhân sự.
Sửa chữa thường xuyên tăng do các phương tiện đến hạn sửa chữa theo quy định để đảm bảo an toàn.
Khấu hao tài sản cố định tăng do đầu tư vào 6 phà 60 Tấn và 2 phà 100 Tấn.
Mặc dù, năm 2007 chi phí tăng, lợi nhuận giảm 11,7% so với năm 2006, nhưng công ty vẫn có những biện pháp quản lý điều hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch nhờ :
- Tuyến đường từ Vàm Cống đến Mỹ Thuận bị hư hỏng nặng dẫn đến tăng sản lượng xe qua tuyến phà An Giang.
- Công ty đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường quản lý điều hành sản xuất, thay đổi công nghệ mới, đóng thêm phà có trọng tải lớn 200 Tấn nên đã thu hút được nhiều sản lượng xe và hành khách qua phà tăng. Từ đó đạt doanh thu cao, lợi nhuận tăng, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
3.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển :
3.4.1 Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của UBND tỉnh và sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, công ty không ngừng chủ động xây dựng phương hướng hoạt động, có dự báo và đưa ra giải pháp cụ thể trong từng thời kì.
- Đội ngũ quản lý trực tiếp có trình độ cao, không ngừng được đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu công tác sản xuất kinh doanh và phát triển của đơn vị.
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thường xuyên bảo dưỡng tốt và đầu tư đổi mới công nghệ.
- Quy mô hoạt động công nghiệp cơ khí được tập trung phát triển (đã mở rộng thêm 2 phân xưởng cơ khí).
- Mùa lũ năm nay mực nước thấp, ít tác động đến cơ sở hạ tầng, do đó cũng giảm đáng kể thiệt hại của công ty so với hàng năm.
3.4.2 Khó khăn :
- Hoạt động vận chuyển phà bị tư nhân cạnh tranh.
- Mức thu phí cầu đường bộ theo theo Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 06/12/2002 của Bộ Tài Chính áp dụng từ ngày 01/03/2003 ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của trạm thu phí cầu Ông Chưởng và tỉnh lộ 941.
- Giá điện, nhiên liệu, sắt thép tăng làm tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
3.4.3 Phương hướng phát triển :
- Thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD của công ty.
- Đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác phong đạo đức, đáp ứng nhiệm vụ.
- Tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động đa ngành nghề về lĩnh vực phà tiếp tục : xây dựng thêm 02 bến phụ An Hòa, tiếp tục xây dựng cầu Tân An phục vụ biên giới.
- Phát huy lợi thế SXKD cơ khí giao thông, mở rộng thêm mặt bằng sản xuất, trang bị máy móc hiện đại, xây dựng các ụ nổi cho các phân xưởng thực hiện sửa chữa trung, đại tu các phương tiện nội bộ và khách hàng đồng bằng Sông Cửu Long, đáp ứng cạnh tranh thị trường cơ khí trong và ngoài tỉnh.
- Tiếp nhận và mở rộng các ngành nghề như xây dựng cầu đường, thủy lợi, sáng cát, kể cả khai thác tiềm năng du lịch trên sông nước…
- Đóng mới thêm phà có trọng tải 200T, nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà và Nhà nước.
- Tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn hàng hải trong lĩnh vực vận tải phà.
3.5 Tổ chức công tác kế toán :
3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán :
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty thể hiện theo sơ đồ sau :
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
tài sản
lưu
Kế toán thanh toán
Kế toán giá thành
Kế toán NVL, TSCĐ, CCDC
Thủ quỹ
Các nhân viên kế toán ở đơn vị trực thuộc
Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Vụ
Sơ đồ 5 : Tổ chức bộ máy kế toán
v Chức năng và nhiệm vụ các thành phần kế toán :
Kế toán trưởng : là người phân công và chỉ đạo trực tiếp các nhân viên trong phòng, chịu trách nhiệm giám sát và điều hành mọi hoạt động tài chính tại công ty, là người tham mưu cho giám đốc trong công việc sản xuất kinh doanh.
Kế toán tổng hợp : dựa vào chứng từ do các bộ phận kế toán chuyển sang tổng lại đến cuối tháng kết chuyển số dư và tiến hành lập bảng cân đối phát sinh. Tổng hợp kết quả tình hình sản xuất kinh doanh, lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính chuyển lên kế toán trưởng kiểm tra xét duyệt.
Thủ quỹ : là người quản lý tình hình thu chi tiền mặt hằng ngày, cuối mỗi ngày làm việc thủ quỹ kiểm tra số tiền còn tồn lại tại quỹ, đối chiếu số liệu của sổ kế toán. Nếu xảy ra trường hợp chênh lệch thì kế toán thanh toán và thủ quỹ kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ : theo dõi tình hình sử dụng NVL, tình hình tăng giảm TSCĐ và theo dõi tài sản, hao mòn tài sản hiện có của công ty. Phản ánh nguyên giá của tài sản, hao mòn tài sản và giá trị còn lại, mở sổ chi tiết theo dõi tình hình sửa chữa thanh lý tài sản và các khoản thu nhập khác có liên quan tới tài sản cố định.
Kế toán giá thành : là nhận diện thu nhập, tập hợp chi phí giá thành đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí, giá thành cho các quyết định kinh tế liên quan đến giá thành, thành phẩm, giá vốn, giá bán, lợi nhuận, kiểm soát và hoàn thành định mức chi phí trong việc tính giá thành sản phẩm.
Kế toán thanh toán : thanh toán các khoản.
Các nhân viên kế toán ở đơn vị trực thuộc : có trách nhiệm tập hợp chi phí có liên quan đến đơn vị của mình đến định kỳ chuyển về phòng kế toán, hạch toán theo từng loại chi phí.
3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty :
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ : Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm :
Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau :
Chứng từ ghi sổ.
Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái.
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CÔNG TY PHÀ AN GIANG
4.1 Quỹ tiền lương và hình thức trả lương tại công ty :
4.1.1 Tổng quỹ tiền lương và nguồn hình thành quỹ tiền lương :
Tổng quỹ tiền lương của công ty để chi trả căn cứ vào kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng kế hoạch quỹ lương từ đầu năm và khác nhau ở mỗi năm.
Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính
Bảng 3 : Kế hoạch quỹ lương và thu nhập của người lao động năm 2007 công ty phà An Giang
STT
CHỈ TIÊU
ĐVT
ƯỚC TH
NĂM BC
Kế hoạch năm 2007
I
Tổng số lao động trong doanh nghiệp
Người
505
560
Trong đó : lao động gián tiếp
Người
121
130
II
Tổng quỹ lương tính theo đơn giá :
Tr.đồng
13.362
17.200
1
Quỹ tiền lương tính theo định mức lao động
Tr.đồng
13.362
17.200
2
Quỹ tiền lương của CNVC nếu chưa tính trong định mức lao động tổng hợp (nếu có)
Tr.đồng
III
Đơn giá tiền lương
Tr.đồng
1,72
2,498
IV
Quỹ tiền lương ngoài đơn giá (Vtg)
Tr.đồng
1.660
2.131
V
Tổng quỹ tiền lương chung (II + IV) :
Tr.đồng
15.002
19331
VI
Thu nhập khác ngoài lương :
Tr.đồng
3.344
4.299
1
Thu nhập từ quỹ KT.PL
Tr.đồng
3.344
4.299
2
Thu nhập khác
Tr.đồng
VII
Tổng thu nhập (II + V)
Tr.đồng
16.706
21.499
VIII
Tiền lương bình quân người/tháng (VI/II/12)
1000 đ
2.205
2.560
IX
Thu nhập bq người/tháng (VII/I/12)
1000 đ
2.757
3.200
Nguồn hình thành quỹ tiền lương của công ty trên cơ sở xây dựng theo phương pháp đơn giá tiền lương trên lợi nhuận và theo chế độ quy định của Nhà nước. Công ty sử dụng quỹ tiền lương phân bổ hàng tháng để chi trả cho CNV. Tổng quỹ tiền lương của công ty được hình thành từ 3 nguồn : lương hệ số, lương sản phẩm và phụ cấp. Trong đó :
- Lương hệ số là lương mà công ty căn cứ theo Nghị Định 206/2004/NĐ-CP.
- Lương sản phẩm là lương theo sản phẩm mà công ty căn cứ vào hoạt động kinh doanh của mình.
- Phụ cấp mà công ty áp dụng gồm các phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp nguy hiểm độc hại, phụ cấp đêm.
Bảng 4: Tổng quỹ tiền lương năm 2006 – 2007
ĐVT : đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tỷ trọng
Chênh lệch
2006
2007
2006
2007
Tuyệt đối
Tỷ lệ
Lương hệ số
6.888.610.600
8.864.257.500
51%
51%
1.975.646.900
28,7%
Lương sản phẩm
6.490.687.844
8.392.011.483
48%
48%
1.901.323.639
29,3%
Phụ cấp
93.935.000
117.360.000
1%
1%
23.425.000
24,9%
Tổng
13.473.233.444
17.373.628.983
100%
100%
3.900.395.539
28,9%
Nguồn : Phòng Tổ Chức – Hành Chính
¨ Nhận xét :
Qua bảng số liệu trên ta thấy : tổng quỹ tiền lương năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.900.395.539 đồng tương đương tỷ lệ 28,9%. Trong đó, tỷ lệ lương hệ số tăng 28,7%, lương sản phẩm tăng 29,3% và phụ cấp tăng 24,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên công ty tuyển dụng thêm số lượng lao động có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, vì thế mà số lượng lao động tăng lên làm cho quỹ tiền lương tăng theo.
4.1.2 Hình thức trả lương tại công ty : đó là sự kết hợp lương sản phẩm và lương hệ số, bao gồm :
4.1.2.1 Trả lương theo sản phẩm :
Lương theo sản phẩm căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty.
9 tỷ đồng
12 tháng
=
750 triệu đồng/tháng
Ví dụ như : lợi nhuận của công ty trong một năm hoạt động là 9 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận bình quân của một tháng là :
Đây là cơ sở để trả lương sản phẩm cho công nhân viên để kích thích công nhân viên tăng năng suất lao động.
4.1.2.2 Trả lương theo hệ số được sắp xếp theo ngạch bậc :
Lương theo Nghị Định 206/2004/NĐ-CP của công ty trả cho CNV căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, thang lương và hệ số lương do Nhà nước quy định.
4.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương :
4.2.1 Hạch toán lao động :
Công ty có đội ngũ nhân viên dao động từ 526 – 560 lao động.
Cụ thể trong tháng 09/2007 tình hình sử dụng lao động của công ty như sau :
- Số lao động hiện nay công ty đang quản lý là 526 người, được phân thành các bộ phận sau :
+ Các phòng ban : 53 người, trong đó
Ban Giám Đốc : 3 người
Phòng Tổ Chức Hành Chính : 17 người
Phòng Kế Toán : 8 người
Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp : 11 người
Phòng Vật Tư : 6 người
Phòng Kỹ Thuật : 8 người
+ Các xí nghiệp trực thuộc : 473 người.
- Trong tổng số 526 lao động của công ty thì :
+ Số lao động định biên là chiếm đa phần ( chiếm gần 90%), đó là các công nhân viên làm việc tại các phòng ban, các xí nghiệp trực thuộc của công ty.
+ Sở dĩ số lao trong công ty có sự dao động trong năm là do : công ty sử dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
4.2.2 Tính và thanh toán lương, các khoản trích theo lương :
4.2.2.1 Cách tính lương :
Tiền lương thanh toán cho CB-CNV tại công ty phà An Giang gồm 2 khoản : lương hệ số và lương sản phẩm.
HSQĐ = NCTTi * HSCD * HSBX
Mà
Trong đó :
· HSCBi : Hệ số cấp bậc nhân viên i
· HSPC : Hệ số phụ cấp (Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ, phụ cấp nguy hiểm độc hại)
· ĐGSP : Đơn giá sản phẩm
· HSQĐ : Hệ số quy đổi.
· NCTTi : Ngày công thực tế của nhân viên i
· HSCD : Hệ số chức danh
· HSBX : Hệ số bình xét
· Lương hệ số theo quy định Nhà nước : 1 hệ số = 450.000 đồng
Để tính lương cho nhân viên theo hệ số, công ty phà An Giang căn cứ vào, thang bảng lương và hệ số lương theo quy định của Nhà nước.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp tại công ty :
² Phụ cấp : công ty có quy định nhiều mức phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của công ty như : phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm, nhằm tăng cường và gắn trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ công nhân viên chức đảm đương công việc quan trọng như : trưởng phòng, phó phòng, giám đốc,… Các điều kiện hưởng phụ cấp theo quy định của công ty là :
- Hoàn thành công việc được giao theo đúng kế hoạch (chất lượng, số lượng, thời gian).
- Không xảy ra bất cứ sự cố nào hoặc gây hậu quả ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty và kế hoạch sản xuất.
- Không xảy ra thất thoát hư hỏng hàng hóa, vật tư thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ vào xếp hạng doanh nghiệp (công ty hiện nay được xếp là doanh nghiệp hạng I) để tính các hệ số phụ cấp, tính trên lương hệ số trong tháng :
- Đối với phụ cấp chức vụ :
Trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp hệ số là 0,5
Phó phòng, phó giám đốc xí nghiệp hệ số là 0,4
- Đối với phụ cấp trách nhiệm :
Thuyền trưởng, máy trưởng hệ số là 0,1
Các tổ trưởng, thủ quỹ hệ số là 0,1
- Đối với phụ cấp độc hại nguy hiểm :
Áp dụng hệ số 0.2 cho các đối tượng sau đây :
Những nhân viên KCS của phòng kỹ thuật công ty.
Thuyền trưởng, thủy thủ, thợ máy, thợ hàn, thợ điện.
Bán soát vé, bảo vệ.
² Trợ cấp : bên cạnh các khoản phụ cấp trên, công nhân viên còn hưởng các khoản trợ cấp như : trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bảng 5 : Hệ số lương và hệ số phụ cấp của nhân viên công ty thuộc phòng Kế Toán Tài Vụ tháng 09/2007
STT
Họ và tên
Chức danh
Hệ số lương
HS phụ cấp
1
Trần Thị Thu Dung
Trưởng phòng TV
5,98
0,5
2
Trang Thị Ngọc Giao
Thủ quỹ
3,33
3
Lương Thị Trúc Giang
PP Tài vụ
2,96
0,4
4
Phan Hữu Hiền
PP Tài vụ
2,96
0,4
5
Nguyễn Kim Thơ
Kế toán
2,34
6
Bùi Thị Kim Thanh
Kế toán
2,96
7
Trần Thị Lệ
Kế toán
4,51
8
Trịnh Tấn Phước
Nhân viên
3,13
9
Đỗ Trung Hiếu
Nhân viên
1,71
Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính
Để tính lương cho nhân viên theo sản phẩm, công ty phà An Giang căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, hệ số công việc theo quy định của Nhà nước (hệ số sản phẩm theo chức danh, hệ số bình xét), đơn giá được xây dựng theo kế hoạch từ đầu năm của công ty.
Sau đây là cách tính đơn giá sản phẩm năm 2007 :
Bước 1 :
å Quỹ tiền lương KH được phân bổ = å Quỹ tiền lương KH năm - 5% Quỹ dự phòng
Trích 5% Quỹ dự phòng = 17.200.000.000 x 5% = 860.000.000 đồng
Vậy å Quỹ tiền lương KH được phân bổ = 17.200.000.000 - 860.000.000
= 16.340.000.000 đồng
Bước 2 :
Lương sản phẩm = å Quỹ tiền lương KH được phân bổ - ( lương cơ bản + phụ cấp )
= 16.340.000.000 - ( 6.888.610.600 + 93.935.000 )
= 9.357.454.400 đồng
Với: 6.888.610.600đ là lương hệ số năm 2006
Và 93.935.000đ là phụ cấp năm 2006
9.357.454.400
2.424.211
Lương sản phẩm
å Hệ số quy đổi
Đơn giá sản phẩm
Bước 3 :
= 3.860 đồng
=
=
( Số 2.424.211 do phòng kế toán cấp, dựa theo HS SP theo chức danh, bảng chấm công và hệ số bình xét)
Cụ thể tính lương cho từng nhân viên trong phòng Kế Toán như sau :
Trong tháng 09/2007, tiền lương phải trả cho kế toán trưởng Trần Thị Thu Dung là :
Tiền lương = (5,98 +0,5) 450.000 + ( 30 * 8,0 * 2 * 3.860) = 4.768.800 đồng
Tương tự ta có lương của từng nhân viên phòng Kế Toán như bảng sau :
Bảng 6 : Tiền lương tháng 09/2007 phải trả cho nhân viên phòng Kế Toán
ĐVT : đồng
Họ và tên
Chức danh
Hệ số lương
Lương hệ số
Phụ cấp chức vụ
HS SP theo chức danh
Ngày công
HS bình xét
HS quy đổi
Lương sản phẩm
Tổng lương
Trần Thị Thu Dung
Tr phòng
5,98
2.691.000
225.000
8,0
30
2
480
1.852.800
4.768.800
Trang T.Ngọc Giao
Thủ quỹ
3,33
1.498.500
4,5
30
2
270
1.042.200
2.540.700
Lương T.T.Giang
PP Tài vụ
2,96
1.332.000
180.000
7,0
30
2
420
1.621.200
3.133.200
Phan Hữu Hiền
PP Tài vụ
2,96
1.332.000
180.000
7,0
30
2
420
1.621.200
3.133.200
Nguyễn Kim Thơ
Kế toán
2,34
1.053.000
5,5
30
2
330
1.273.800
2.326.800
Bùi Thị Kim Thanh
Kế toán
2,96
1.332.000
5,5
30
2
330
1.273.800
2.605.800
Trần Thị Lệ
Kế toán
4,51
2.029.500
4,0
30
2
240
926.400
2.955.900
Trịnh Tấn Phước
Nhân viên
3,13
1.408.500
4,5
31
2
270
1.042.200
2.450.700
Đỗ Trung Hiếu
Nhân viên
1,71
769.500
3,0
30
2
180
694.800
1.464.300
Tổng cộng
13.509.000
585.000
11.285.400
25.379.400
Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính
4.2.2.2 Các khoản trích theo lương :
Các khoản trích theo lương tại công ty phà An Giang gồm có : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Việc trích lập các khoản BHXH, BHYT dựa vào lương hệ số. Mức lương nộp BHXH, BHYT được xác định trên hệ số cấp bậc (cộng phụ cấp trách nhiệm nếu có) tiền lương của công nhân viên. Việc xác định mức lương đóng BHXH, BHYT được thực hiện như sau :
Lương hệ số = Mức lương BHXH, BHYT = 450.000 * hệ số cấp bậc
Công ty tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn theo quy định của Nhà nước hiện hành.
- Trích BHXH 20% trên lương hệ số. Trong đó, doanh nghiệp chi trả được tính vào chi phí 15%, người lao động chi trả bằng cách trừ vào lương 5%.
- Trích BHYT 3% trên lương hệ số. Trong đó, doanh nghiệp chi trả được tính vào chi phí 2%, 1% trừ vào lương của công nhân viên.
- Đối với kinh phí công đoàn : mức trích 2% trên tổng số lương phải trả cho công nhân viên, do công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khoản này được trích dựa trên lương thực tế trả trong tháng áp dụng cho toàn bộ công nhân viên công ty (gồm lương hệ số và lương sản phẩm).
Hàng tháng, kế toán tiền lương phải tính và lên mức lương trích BHXH, BHYT, đồng thời mỗi quý kế toán tiền lương của công ty phải lên danh sách lao động nộp bảo hiểm xã hội trong từng tháng của quý.
Vào cuối quý, phòng kế toán có nhiệm vụ tính số nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Sau đó mang lên nộp cho cơ quan BHXH, BHYT, KPCĐ.
Cụ thể các khoản trích theo lương của kế toán trưởng Trần Thị Thu Dung vào tháng 09/2007 như sau :
ĐVT : đồng
Bảng 7 : Các khoản trích theo lương của kế toán trưởng Trần Thị Thu Dung vào tháng 09/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Phà An Giang.doc