Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long

Thực hiện Điều 1 Nghị định số 188/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của chính phủ và cắn cứ vào thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của, công ty hiện đang sử dụng chế độ tiền lương theo thời gian và theo sản phẩm.

+ Đối với lao động tham gia gián tiếp: ( gồm tất cả các nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng, .) đều dược áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.

 + Đối với lao động tham gia trực tiếp sản xuất DN áp dụng hình thức trả lương khoán theo sản phẩm hoàn thành.

 Mức lương tối thiểu của Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long là 350.000đ/tháng đây là mức lương tối thiểu cho người lao động. Ngoài ra còn có hình thức trả lương như lương nghỉ phép cho từng ngày lễ.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1.5.4. Chế độ tiền thưởng quy định. Tiền thưởng cho công nhân viên theo tính chất mức độ mà doanh nghiệp có thể trích từ giá thành, Quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng hoặc do tiết kiệm nguyên vật liệu thì có thể lấy từ giá thành( nếu giá thành cho phép) 1.1.6. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản tính trích theo tiền lương. - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số liệu lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương , phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động. - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. -Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. -Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp. 1.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.2.1 . Chứng từ và các tài khoản kế toán. a) Chứng từ kế toán và thủ tục kế toán: Hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ chủ yếu sử dụng các chứng từ về tính toán lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT. Các chứng từ ban đầu là: các báo cáo về kết quả như: "Hợp đồng giao khoán", "phiếu báo làm thêm giờ", "Phiếu xác nhận sản phẩm hoạc công việc hoàn thành", "Bảng kê năng suất tổ", "Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành", "bảng kê sản lượng từng người".Sau đó là các chứng từ thanh toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH như: + Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số 02- LĐTL) + Bảng thanh toán BHXH ( Mẫu số 04 - LĐTL ) + Bảng thanh toán tiền thưởng ( Mẫu số 05 - LĐTL ) Các phiếu chi, các chứng từ, tài liệu khác về các khoản khấu trừ, trích nộp liên quan, các chứng từ trên có thể căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi sổ kế toán. b Tài khoản sử dụng. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 3 loại tài khoản chủ yếu sau: TK 334 : Phải trả công nhân viên (PTCNV) TK 335 : Chi phí phải trả TK 338 : Phải trả phải nộp khác. * TK 334 : Phải trả công nhân viên. TK 334 : Phải trả công nhân viên dùng để thanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương tiền công, tiền thưởng, BHXH, và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. TK 334 - Phải trả công nhân viên - Các khoản tiền lương (tiền công), tiền thưởng BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho CNV - Các khoản khấu trừ vào tiền lương(tiền công) của CNV. - Các khoản tiền lương ( tiền công ), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi chi CNV. SD( nếu có) : - Số tiền đã trả lớn hơn số phải trả cho CNV SD: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả, phải chi cho CNV Cá biệt có trường hợp TK 334 : Phải trảcông nhân viên có số dư bên nợ, phản ánh số tiền đã trả thừa cho CNV. * TK 338 : Phải trả phải nộp khác. TK 338 : Phải trả phải nộp khác được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã được phản ánh ở các tài khoản khác ( Từ TK 331 đến TK336 ) nội dung , kết cấu - Kết chuyển giao trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý - BHXH phải trả cho CNV - KPCĐ chi trả tại đơn vị - Sổ BHYT, BHXH, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ - Doanh thu ghi nhận cho từng kỳ kế toán : Trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện cho thuê tài sản. - Các khoảnđã trả đã nộp khác. D đk: - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý ( chưa rõ nguyên nhân ). - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể ( trong vả ngoài đơn vị ) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. -Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SXKD - Trích BHXH, BHYT khấu hao vào lương của CNV - Các khoản thanh toán với CNV tiền nhà, điện nước ở tập thể. - BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù. - Doanh thu chưa thực hiện. - Các khoản phải nộp khác SD ( nếu có) : - Số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm chi trả, KPCĐ chi vượt chưa được cấp bù. SD: - Số tiền còn phải trả, còn phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý sổ quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. - Doanh thu chưa thực hiện còn lại. TK 338 - Phải trả phải nộp khác. TK 338 - Phải trả phải nộp khác, có các TK cấp 2 sau TK3381 - Tài sản thừa chờ giả quyết TK 3382 - KPCĐ TK 3383 - BHXH TK 3384 - BHYT TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác * TK 335 - Chi phí phải trả. TK 335 - Chi phí phải trả này dùng để phản ánh các khoản ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, mà sẽ phát sinh trong kỳ nay hoặc trong nhiều kỳ sau. Nội dung, kết cấu cụ thể: TK 335 - Chi phí phải trả + Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã tính vào chi phí phải trả. + Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán vào thu nhập khác. + Chi phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí SXKD D ck : Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động SXKD. 1.2.2 . Kế toán tổng hợp tiền lương a) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho CNV. Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trưc tiếp Nợ TK 623 ( 6231) - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 ( 6271) - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 ( 6411) - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 ( 6421) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 335 ( Tiền lương CNSX nghỉ phép phải trả, nếu doanh nghiệp đã trích trước vào chi phí SXKD) Có TK 334 - Phải trả CNV b) Tính trước tiền lương nghỉ phép của CNSX Tổng số tiền lương nghỉ phép trong Tỷ lệ trước = tỷ lệ Kế hoạch của CNSX trong tháng x 100 Tổng số tiền lương chính kế hoạch của CNSX trong năm Mức trích trước Tổng số tiền lương nghỉ phép trong kế hoạch Một tháng = của CNSX trong năm 12 tháng Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả 1.2.3 Tiền thưởng phải trả CNV a) Tiền thưởng có tính chất thường xuyên ( thưởng NSLĐ, tiết kiệm NVL) tính vào chi phí SXKD Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK642 - Chi phí QLDN Có TK 334 - Phải trả CNV b) Thưởng CNV trong các kỳ sơ kết, tổng kết, tính vào quỹ khen thưởng Nợ TK 431 (4311) - Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 - Phải trả CNV 1.2.4 .Tính tiền ăn ca phải trả cho CNV Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phi QLDN Có TK 334 - Phải trả CNV 1.2.5 . BHXH phải trả CNV ( ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…) Nợ TK 338 ( 3383 - BHXH) Có TK 334 - Phải trả CNV 1.2.6 . Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí QLDN Có TK 338( 3382 - KPCĐ, 3383 - BHXH, 3384 - BHYT) 1.2.7. Các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả CNV( như: tạm ứng BHYT, BHXH, tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý) Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 138 - Phải thu khác Có TK 338( 3383- BHXH, 3384- BHYT) 1.1.8. Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp Nhà nước( nếu có) Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 333( 3383) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.2.9. Trả tiền lương và các khoản phải trả cho CNV Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - TGNH Nếu DN trả lương cho CNV thành 2 kỳ thì số tiền lương trả kỳ I (thường khoảng giữa tháng) gọi là số tiền lương tạm ứng. Số tiềncần thiết để trả lương kỳ II được tính theo công thức sau: Số tiền phải Tổng số thu Số tiền đã tạm Các khoản khấu trừ trả kỳ II = nhập của CNV - ứng kỳ I - vào thu nhập của cho CNV trong tháng CNV 1.2.10. Số tiền tạm giữ CNV đi vắng. Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 338( 3388 - Phải trả, phải nộp khác) 1.2.11. Trường hợp trả lương cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá. a) Đối với sản phẩm, hàng hoá chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT: Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 3331( 33311) - Thuế GTGT phải nộp Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ ( giá bán chưa thuế GTGT) b) Đối với sản phẩm, hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh DTBH theo giá thanh toán: Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK512 - Doanh thu bán hàng nội bộ ( giá thanh toán) 1.2.12. Chỉ tiêu KPCĐ tại đơn vị: Nợ TK 338( 3382 - KPCĐ) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - TGNH 1.2.13 Chuyển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý chức năng theo chế độ Nợ TK338( 3382 - KPCĐ, 3383- BHXH, 3384 - BHYT) Có TK111 - Tiền mặt Có TK112 - TGNH 1.2.14. Cơ quan BHXH thanh toán số thực chi cuối quý: Nợ TK111 - Tiền mặt Nợ TK112 - TGNH Có TK338( 3383 - BHXH) Chương II. Thực trạng Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long 2.1-Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long 2.1.1- Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long Công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc bộ Thương Mại, hoạt động với chức năng chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Công ty ra đời ngày 26/6/1989 theo quyết định số 382/KTĐN - TCCB của Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại với tên gọi “Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ và dịch vụ” do sát nhập hai Công ty thành viên là “Công ty Mỹ nghệ xuất khẩu” và “Công ty sản xuất gia công dịch vụ hàng xuất khẩu”. Theo quyết định số 859/ KTĐN - TCCB ngày 30/12/1989 đã đưa “Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ và dịch vụ” lên trực thuộc Bộ Thương mại và đổi tên thành “Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng Long”. Theo quyết định 388/CP của Chính phủ chủ trương sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thì quyết định 481/TM- TCCT, ngày 7/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ký quyết định đổi tên Công ty thành “Công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long” (viết tắt là ARTEX Thăng Long) và được giữ nguyên tên đó cho tới nay. Trụ sở chính của công ty được đặt tại số 164 – Tôn Đức Thắng – Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: Thang Long art article import export company. -Về vốn kinh doanh: giấy phép đăng ký kinh doanh cuả công ty số 108246 ( ngày 14/5/93 ), ARTEX Thăng Long là một Công ty trực thuộc Bộ Thương Mại, vốn kinh doanh của công ty hiện tại là hơn 10 tỷ (trong đó vốn nhà nước là hơn 9 tỷ và vốn cổ phần là hơn 1 tỷ) . Hiện nay công ty đang từng bước tiến hành cổ phần hóa. -Về lao động: Nhân sự là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh doanh phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Căn cứ vào đặc điểm, quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính chất phức tạp của công việc, công ty đã thành lập cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu tập trung. Cơ cấu nhân sự của công ty bao gồm 140 người, trong đó có 28 người bộ phận quản lý, còn 112 là công nhân viên kinh doanh. Sơ đồ bộ máy tổ chức ở công ty Ban Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế hoạch Phòng thị trường Chi nhánh thành phố HCM Phòng nghiệp vụ 1 Phòng nghiệp vụ 2 Phòng nghiệp vụ 5 Phòng nghiệp vụ 6 Xưởng sản xuất Phòng thu hoá số 1 Phòng thu hoá số 2 Tại công ty các phòng ban đều có chức năng rõ ràng nhưng giữa các phòng ban vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. *Ban giám đốc Công ty : gồm một giám đốc và một phó giám đốc -Giám đốc Công ty là người đứng đầu Công ty đại diện lợi ích của tập thể cán bộ công nhân viên, có quyền quyết định và điều hành hoạt động của Công ty theo đúng chính sách pháp luật của Nhà Nước. -Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc thay mặt giám đốc chịu trách nhiệm như giám đốc trong thời giam giám đốc đi công tác. Phó giám đốc giải quyết công việc trong phạm vi mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc của mình. *Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ: -Tuyển dụng và bố trí cán bộ công nhân viên chức -Giải quyết các vấn đề thuộc về nhân sự trong Công ty như thi đua, khen thưởng, đào tạo cán bộ công nhân viên trong Công ty . *Phòng tài chính - kế hoạch : -Xây dựng các phương án kinh doanh. -Thực hiện chức năng của bộ phận kế hoạch. -Thực hiện công việc hạch toán kế toán : phản ánh toàn bộ đầy đủ tài sản hiện có cũng như sự vận động tài sản của công ty , cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của công ty cho giám đốc, giúp giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính có hiệu quả. *Phòng nghiên cứu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị phần, tìm kiếm bạn hàng. *Các phòng nghiệp vụ: thực hiện kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, phân theo đối tượng khách hàng. Khi có phương án kinh doanh trình lên giám đốc , giám đốc ký duyệt sau đó các phòng tự đàm phán ký kết hợp đồng. *Chi nhánh của Công ty tại TPHCM: thực hiện hạch toán độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc,hàng tháng phải trình báo cáo cho giám đốc,cuối quý và cuối niên độ kế toán phải trình những số liệu liên quan lên các phòng ban tại trụ sở chính. 2.1.2- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng kế toán: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán xử lý chứng từ Kế toán kho kiêm thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán XK Kế toán thuế Bộ máy kế toán của công ty thuộc phòng tài chính kế hoạch. Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo kiểu tập trung, trong phòng kế toán gồm có 7 người: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chung cho mọi hoạt động liên quan đến kế toán của Công ty, chỉ đạo chung hoạt động của phòng và các nhân viên kế toán. Ngoài ra kế toán trưởng còn tham gia xét duyệt các phương án kinh doanh của phòng kinh doanh, phân tích tính toán các kết quả kinh doanh của Công ty. Hàng tháng, hàng quý theo niên độ kế toán phải chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành để nộp lên cho ban lãnh đạo công ty và bộ phận chủ quản. - Kế toán tổng hợp: Theo dõi hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lấy số liệu của các kế toán phần hành cụ thể để ghi vào sổ tổng hợp, thực hiện xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ và tổng hợp số liệu cho kế toán trưởng lập báo cáo tài chính. Đồng thời kế toán này theo dõi mảng nhập khẩu của công ty. -Kế toán xuất khẩu: kế toán này lấy số liệu kế toán từ các phòng nghiệp vụ phản ánh các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá, thực hiện theo dõi và ghi nhận doanh thu xuất khẩu và tình hình thanh toán với ngân hàng vào sổ sách kế toán liên quan. -Kế toán tiền mặt: kế toán này có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi tiền mặt của công ty, thanh toán lương và các nghiệp vụ khác liên quan đến tiền mặt như xuất quỹ trả tiền lương, bán hàng thu bằng tiền mặt hay trả tiền hàng, trả các khoản thuê gia công đồng thời giữ nhiệm vụ đối chiếu với sổ quỹ về số dư tồn quỹ vào cuối ngày. -Kế toán thuế: theo dõi thuế và tình hình thực hiện công tác thuế với ngân sách nhà nước, đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng. -Kế toán xử lý chứng từ: kế toán này thực hiện nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp rồi chuyển cho những bộ phân kế toán liên quan, đồng thời tiến hành đưa chứng từ vào lưu trữ. Ngoài ra kế toán này còn làm nhiệm vụ đi ngân hàng lấy chứng từ và làm việc với ngân hàng về các vấn đề có liên quan. -Thủ kho kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ nhập quỹ hoặc xuất quỹ tiền mặt cho các đối tượng có yêu cầu theo các phiếu thu, phiếu chi đã được người có thẩm quyền ký duyệt, đồng thời thực hiện việc xuất kho và nhập kho khi có phiếu xuất và phiếu nhập. *Các chính sách kế toán hiện tại của công ty: -Đơn vị tiền tệ hạch toán công ty sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền +Đơn vị tiền tệ hạch toán: Việt Nam đồng (đ). +Phương pháp chuyển đổi các đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam: theo tỷ giá thời điểm sử dụng tại ngân hàng và ghi nhận doanh thu xuất khẩu theo tỷ giá bình quân tháng (tỷ giá mua vào đầu tháng của ngân hàng ngoại thương Việt Nam). -Phương pháp khấu hao TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TS: theo quy định chung của nhà nước. + Phương pháp khấu hao áp dụng: theo đường thẳng (QĐ 166/1999/ QĐ-BT) -Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc xác định giá hàng nhập kho: theo giá mua + chi phí thực tế nhập kho. + Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho: xác định theo giá thực tế, sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh. +Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: kê khai thường xuyên -Phương pháp tính toán hạch toán các khoản dự phòng: theo chế độ của Bộ tài chính qui định. -Thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là 0%, hàng gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu. 2.2 Thực trạng công tác tổ chức tiền lương của Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long 2.2.1. Tình hình lao động. Hiện nay tổng số công nhân viên là 140 người. Dưới đây là cơ cấu tuổi và trình độ của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Thống kê đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty. STT Cán bộ công nhân Dưới 30 30-40 40-45 45-50 1 Trên đại học 1 2 Đại học 5 10 7 2 3 ` Cao đẳng 10 11 5 2 4 Trung cấp 1 2 2 II Công nhân 40 32 10 Tổng cộng 56 55 24 5 Tỷ lệ % 40% 39% 17% 4% Qua biểu đồ trên ta thấy công ty có đội ngũ cán bộ công nhân lao động đông đảo ở độ tuổi sung sức của cuộc đời lao động của con người. Tỷ lệ của độ tuổi dưới 30 là 40% và tỷ lệ ở độ tuổi 30-40 là 39% đây là một dấu hiệu rất đáng khả quan, là thành phần giúp công ty không ngừng phát triển mạnh mẽ. Đội ngũ này đã có trên dưới 5 năm kinh nghiệm nên họ có thể nắm bắt nhanh nhạy những kỹ thuật, ngững máy móc thiết bị tiên tiến hơn. Nhưng bên cạnh đó không thể không kể đến ngững người có thâm niên công tác rất dày dặn kinh nghiệm. Dây là một đội ngũ rất quan trọng với công ty vì chính họ là người hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm trong công việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên mới vào công ty, chỉ cho họ những hướng đi đúng và làm việc cho đúng công việc được giao một cách tốt nhất. Vì vậy nhìn vào cơ cấu độ tuổi của Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long là đem lại lợi nhuận tối đa cho DN. 2.2.2. Các hình thức trả lương và phạm vi áp dụng Thực hiện Điều 1 Nghị định số 188/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của chính phủ và cắn cứ vào thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của, công ty hiện đang sử dụng chế độ tiền lương theo thời gian và theo sản phẩm. + Đối với lao động tham gia gián tiếp: ( gồm tất cả các nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng, ...) đều dược áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. + Đối với lao động tham gia trực tiếp sản xuất DN áp dụng hình thức trả lương khoán theo sản phẩm hoàn thành. Mức lương tối thiểu của Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long là 350.000đ/tháng đây là mức lương tối thiểu cho người lao động. Ngoài ra còn có hình thức trả lương như lương nghỉ phép cho từng ngày lễ. 2.2.3 Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long. 2.2.3.1 Kế toán lao động - Hạch toán lao động gồm thời gian lao động, hạch toán kết quả lao động, hạch toán số lao động. Hạch toán số lao đọng là theo dõi số lượng lao động, từng loại lao động theo nghề nghiệp và cấp bậc kỹ thuật của người lao động , cơ cấu quy mô lao động cảu công ty. - Hạch toán thời gian lao động là theo dõi số lượng lao động, thời gian lao động, từng loại lao động, từng biện pháp sản xuất làm cơ sở để tính lương cho bộ phận hưởng lương thời gian. - Hạch toán kết quả lao động của công nhân viên biểu hiện bằng số lượng sản phẩm công việc hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Chứng từ hạch toán thường sử dụng là hợp đồng giao khoán, hoặc biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Việc hạch toán kết quả lao động cho từng người hay từng cá nhân lao động là cơ sở để tính tiền lương cho cán bộ hưởng lương theo sản phẩm. Để hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động ta căn cứ vào tài liệu sau: + Bảng chấm công + Phiếu giao khoán việc + Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành 2.2.3.2 Tính lương phải trả và BHXH phải trả cho công nhân viên 2.2.3.2.1 Tiền lương phải trả cho công nhân viên. Công ty theo dõi và ghi chép thời gian lao động của từng cán bộ công nhân viên ở từng đơn vị phòng ban của công ty thông qua bảng chấm công và bảng tông hợp thời gian lao động. Bảng chấm công phản ánh đầy đủ thời gian lao động của công nhân viên. Căn cứ vào bảng chấm công kế toán tiền lương dựa vào những ký hiệu chấm công trong bảng của từng người để tính ra số lượng của từng loại tương ứng để ghi vào cột 32,33,34,35,36. Kế toán tiền lương dựa vào số ngày công quy ra của từng người để đưa vào bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán lương được ghi theo thứ tự tương ứng, trong bảng thanh toán lương kế toán dựa vào hệ số lương, và hệ số lương thời gian hệ số này do công ty quy định. Từ bang thanh toán lương thì tiền lương của từng người được tính như sau: Tiền lương = Lương thời gian + Phụ cấp( nếu có) - Các khoản khác phải trả CNV Lương thời gian = hệ số cấp bậc x 350.000 Phụ cấp: Công ty áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm Giám đốc : Hệ số 0,5 theo mức lương tối thiểu(350.000đ) Phó giám đốc : Hệ số 0,45 Trưởng phòng : Hệ số 0,4 Phó phòng : Hệ số 0,3 Tổ trưởng : Hệ số 0,25 Tổ phó : Hệ số 0,2 Các khoản khấu trừ là các khoản mà CNV phải nộp trừ vào lương như BHXH, BHYT( là 6%). BHXH & BHYT = (Lương cơ bản + Phụ cấp ( nếu có) ) x Tỷ lệ trích Ví dụ: Tính lương của nhân viên phòng kế toán Được giải thích bằng những bảng biểu, cách tính chi tiết sau đây: Đơn vị: Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long Bộ phận: Phòng Tài chính - Kế hoạch Bảng chấm công Tháng 3/2006 ĐVT: VNĐ STT Họ và tên HSL Ngày trong tháng Quy ra công A B C 1 2 3 4 ..... 30 31 32 33 34 35 36 1 Tống Thành Nam 4,38 x x x x x x 26 2 Phạm thị Đoan Trang 2,98 x x x x x x 26 3 Nguyễn Ngọc Loan 2,3 x x x x x x 26 4 Nguyễn Quốc Hưng 2,26 x x x x x x 26 5 Ngô Thị Thanh Thuỷ 1,46 x x x x x x 26 6 Dương Thanh Hằng 1,78 x x x x x x 26 Cộng Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nhân kỷ niệm 15 năm nên công ty thưởng cho CNV trong công ty mỗi người 100.000đ. Nhân viên phòng kế toán mỗi người được trợ cấp thêm 20.000đ/tháng do đặc thù công việc. Căn cứ và công thức tính lương của các ông bà sau: - Tống Thành Nam Lương thời gian: 350.000 x 4,38 = 1.270.200(đ) Khoản khấu trừ BHXH, BHYT: 1.270.200 x 6% = 63.510(đ) Tiền lương thực tế là: 1.270.200 + 100.000 +20.000 - 63.510 = 1.326.690(đ) - Phạm thị Đoan Trang Lương thời gian: 350.000 x 2,98 = 864.200(đ) Khoản khấu trừ BHXH,BHYT: (864.200 + 43.500) x 6% = 45.385(đ) Tiền lương thực tế là: 964.200 + 100.000 + 20.000 + 43.500 - 45.385 = 982.315(đ) - Nguyễn Thị Ngọc loan Lương thời gian: 350.000 x 2,32 = 667.000(đ) Khoản khấu trừ BHXH,BHYT: 667.000 x 6% = 33.350(đ) Tiền phụ trách đoàn thể: 350.000 x 0,3 = 87.000(đ) Tiền lương thực tế là: 667.000 + 87.000 - 33.350 = 869.650(đ) Tương tự như cách tính lương của ông Tống Thành Nam ta tính dược lương của ông Nguyễn Quốc Hưng, bà Dương Thị Thanh Hằng và Ngô Thị Thanh Thuỷ. Đơn vị: Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long Bộ phận: Phòng Tài chính - Kế hoạch Bảng thanh toán lương Tháng 3/2006 ĐVT: VNĐ STT Họ và tên Hệ số lương Tiền lương thực lĩnh Phụ cấp trách nhiệm Tiền thưởng 5 năm thành lập c/ty Phụ cấp Tổng lương + Phụ cấp BHXH (5%)+ BHYT (1%) Tiền lương kỳ I Tiền lương kỳ II 1 2 3 4 5 6 9 11 12 13 14 1 Tống Thành Nam 4,38 1.270.200 100.000 20000 1.390.200 63.510 600.000 726.690 2 Phạm Thị Đoan Trang 2,98 864.200 100.000 63.500 1.027.700 45.385 400.000 582.315 3 Nguyễn Thị Ngọc Loan 2,3 667.000 87.000 100.000 49.000 903.000 33.350 300.000 569.650 4 Nguyễn Quốc Hưng 2,26 655.00 100.000 20.000 775.400 32.770 300.000 442.630 5 Dương Thanh Hằng 1,78 516.200 100.000 20.000 636.200 25.810 250.000 360.390 6 Ngô Thị Thanh Thuỷ 1,46 423.400 100.000 20.000 543.400 21.170 200.000 322.230 7 Cộng 4.396.400 87.000 600.000 192.500 5.275.900 221.995 2.050.000 3.003.905 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long Đơn vị: Phòng Tài chính - Kế hoạch Phiếu chi Ngày 31/3/2006 Quyển số Nợ TK 334 Có TK 111 Họ và tên người nhận tiền: Tống Thành Nam Đơn vị: Cán bộ phòng TC-KH Lý do chi: Trả lương Tháng 3 cho CNV Số tiền: 5.053.905đ Viết bằng chữ: Năm triệu không trăm năm mươi ba nghìn chín trăm lẻ năm đồng. Giám đốc KT Trưởng Người lập biểu Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31879.doc
Tài liệu liên quan