Chuyên đề Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Dầu khí Phương Bắc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 2

1.1. Tiêu thụ hàng hoá và kế toán tiêu thụ hàng hoá 2

1.1.1. Các khái niệm 2

1.1.2. Các phương thức bán hàng 2

1.1.3. Đặc điểm tính giá hàng hoá trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại 3

1.1.4. Các khoản giảm trừ doanh thu 4

1.1.5. Các khoản chi phí 4

1.1.6. Xác định kết quả hoạt dộng kinh doanh 5

1.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 6

1.3. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 7

1.3.1 Hạch toán ban đầu 7

1.3.2. Tài khoản sử dụng 8

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 13

2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Thương mại Dầu khí Phương Bắc 13

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 13

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 13

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 14

2.2. Tình hình công tác kế toán tiêu thụ tại công ty 16

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của bộ máy kế toán 16

2.3. Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 17

2.3.1. Các phương thức tiêu thụ hàng bán tại công ty 18

2.3.2. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty 18

CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY 28

3.1. Nhận xét đánh giá chung về công tác tiêu thụ, kết quả kinh doanh 28

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ 30

LỜI KẾT 36

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Dầu khí Phương Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành: - 6421 “Chi phí nhân viên quản lý” - 6422 “Chi phí vật liệu quản lý” - 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng” - 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ” - 6425 “Thuế, phí, và lệ phí” - 6426 “ Chi phí dự phòng” - 6427 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài” - 6428 “Chi phí bằng tiền khác” Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành mà TK642 có thể được mở thêm một số tiểu khoản để theo dõi các nội dung, yếu tố chi phí của quản lý doanh nghiệp ]Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính: Tài khoản 515 được dùng để phản ánh toàn bộ các khoản doanh thu hoạt động tài chính thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu hay sẽ thu trong kỳ sau. Bên Nợ:- Các khoản ghi giảm doanh thu hoạt động tài chính. - Kết chuyển tổng số doanh thu thuần thuộc hoạt động tài chính. Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính thực tế phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 cuối kỳ không có số dư ] Tài khoản 635 - Chi phí tài chính: Tài khoản 635 được dùng để phản ánh toàn bộ các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính; chi phí đi vay và chi phí cho vay; chi phí góp vốn liên doanh; ... Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ các chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán - Kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động tài chính vào TK xác định kết quả. Cuối kỳ tài khoản 635 không có số dư ]Tài khoản 711 - Thu nhập khác: Tài khoản 711 dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác cùng các khoản ghi giảm thu nhập khác ngoài hoạt động tiêu thụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bên Nợ:- Ghi giảm các khoản thu nhập hoạt động khác, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, … - Kết chuyển các khoản thu nhập thuần khác Bên Có: Các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh Tài khoản 711 cuối kỳ không có số dư ]Tài khoản 811 - Chi phí khác: Tài khoản 811 được sử dụng để phản ánh các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động khác của doanh nghiệp Bên Nợ: Tập hợp các chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Kết chuyển chi phí khác vào tài khoản xác định kết quả Tài khoản 811 cuối kỳ không có số dư ]Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh: Để xác định kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 911. Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng hoạt động. Kết cấu tài khoản 911 như sau: Bên Nợ:- Chi phí hoạt động kinh doanh liên quan đến kết quả (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính). - Chi phí khác. - Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận) Bên Có:- Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ và thu nhập thuần hoạt động tài chính trong kỳ. - Tổng số thu nhập thuần khác. - Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lỗ). Sơ đồ hạch toán kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá Xem phụ lục I Các hình thức sổ kế toán : Hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng chủ yếu bốn hình thúc sổ kế toán sau: Hình thức sổ nhật ký chứng từ. Hình thức sổ nhật ký chung. Hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức nhật ký – sổ cái. Chương II Tình hình công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dầu khí Phương Bắc 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Thương mại Dầu khí Phương Bắc 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Thương mại Dầu khí Phương Bắc tiền thân là một cửa hàng tư nhân chuyên kinh doanh các loại dầu nhớt và các chế phẩm từ dầu khí phục vụ bảo dưỡng, bôi trơn các động cơ xe cơ giới. Khách hàng chủ yếu của cửa hàng là các đơn vị bộ đội, các công ty nhỏ và các khách mua lẻ. Theo đà phát triển của nền kinh tế thị trường được sự hỗ trợ của các chính sách kinh tế thông thoáng, kích thích các loại hình kinh tế phát triển. Năm 1999 cửa hàng kinh doanh dầu khí Phương Bắc chuyển đổi lên thành công ty TNHH thương mại dầu khí Phương Bắc theo quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 27/04/1999 và được cấp giấy phép kinh doanh bởi Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư Tp.Hà Nội ngày 25/06/1999 với số vốn ban đầu là 4,5 tỷ đồng do bà Nguyễn Thị Luyến là thành viên góp vốn chính đồng thời là giám đốc công ty. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty TNHH thương mại dầu khí Phương Bắc chuyên kinh doanh các loại dầu nhớt, mỡ bôi trơn cho động cơ xe cơ giới. Đặc điểm kinh doanh của công ty là mua buôn các sản phẩm dầu nhớt và mỡ bôi trơn từ các nhà phân phối chính ( hoặc độc quyền) trong nước sau đó bán lại cho khách hàng của mình. Do đặc điểm của loại hình hàng hoá kinh doanh nên hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty diễn ra liên tục không mang tính mùa vụ. Công ty TNHH thương mại dầu khí Phương Bắc không tham gia góp vốn liên doanh, đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, nên thu nhập chủ yếu của công ty là từ hoạt động buôn bán hàng hóa. Thu nhập từ hoạt động tài chính chỉ là các khoản lãi suất do khách hàng thanh toán chuyển khoản qua Ngân hàng mà công ty chưa rút tiền về quỹ hoặc các khoản chiết khấu thanh toán được hưởng từ khâu mua hàng, thu nhập này rất nhỏ so với doanh thu đem lại từ kết quả hoạt động kinh doanh Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban Ban giám đốc công ty: Đứng đầu là giám đốc công ty, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty và phụ trách chung toàn bộ hoạt động của công ty, đồng thời chỉ đạo và đề ra phương hướng, mục tiêu kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc kinh doanh giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc tài chính phụ trách về tình hình công tác tài chính đồng thời có nhiệm vụ là thủ quỹ chịu trách nhiệm thu - chi cho Công ty. Các phòng ban nghiệp vụ: Công ty có các phòng ban nghiệp vụ sau: Phòng tài chính kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tổ chức các hoạt động tài chính và thực hiện công tác kế toán của công ty đồng thời cung cấp các thông tin tài chính cho ban lãnh đạo Công ty. Phòng kinh doanh: Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc, tổ chức hoạt động thăm dò khai thác thị trường. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ mua - bán hàng hoá và tìm kiếm lợi nhuận cho công ty. Phòng hành chính: Làm công tác hành chính, tổ chức cán bộ thanh tra bảo vệ, lao động, tiền lương, là bộ phận trung gian truyền đạt xử lý thông tin hành chính giữa Giám đốc và các phòng ban khác, tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên các phòng ban. Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây: Xem phụ lục II Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ở trên ta có thể thấy rằng nhìn chung hầu hết các chỉ tiêu hoạt động của công ty trong năm 2006 đều tăng hơn so với năm 2005. Trước hết ta thấy chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu thì doanh thu thuần của công ty trong năm 2006 cũng tăng một lượng đáng kể 16.07 tỷ tương đương với 52,43% điều này đã kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng 1,258 tỷ đây phải chăng là sự cố gắng nỗ lực hết sức của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên công ty trong việc đẩy mạnh vấn đề tiêu thụ hàng hoá. Bên cạnh doanh thu bán hàng tăng thì điều tất nhiên là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng vì một điều dễ hiểu nếu doanh thu tăng cũng có nghĩa là lượng hàng được đem ra tiêu thụ nhiều, khi đó hàng được nhập về cũng sẽ tăng thì mới đáp ứng được lượng hàng đã đem ra tiêu thụ. Do đó thông qua bảng báo cáo thì các con số đã giải thích cho chúng ta thấy được điều này khi doanh thu tăng 52,43% thì giá vốn hàng bán cũng tăng 51,19% tương ứng với 14,815 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu thuần điều này đã nói lên công ty đã dần tiết kiệm được chi phí trong khâu mua hàng Ngoài ra chỉ tiêu về chi phí bán hàng cũng tăng đáng kể, chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2006 đã tăng 1,047 tỷ với tỷ lệ tăng 70% so với năm 2005 trong đó bao gồm cả chi phí bán hàng gộp chung trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là một khoản tăng khá nhanh mà doanh nghiệp đáng lưu ý và cần có biện pháp khắc phục hạn chế một cách tối đa vì ít nhiều nó cũng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp đặc thù kinh doanh thương mại nên doanh thu của công ty chủ yếu thu được từ hoạt động kinh doanh do đó doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là rất ít chỉ tăng 2.96 triệu mà khoản này chủ yếu thu từ lãi tiền gửi hay tiền khách hàng thanh toán chưa rút về. Trong khi đó chi phí về hoạt động tài chính công ty phải bỏ ra cũng rất lớn tăng 172,4 triệu đồng gấp 58 lần so với doanh thu hoạt động tài chính mà hầu hết khoản này công ty đều phải trả cho lãi tiền vay, chứng tỏ tiền vay mà công ty nợ Ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhưng nhìn một cách tổng thể thì hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của công ty đều tăng đặc biệt là tổng lợi nhuận của công ty tăng 304% đây cũng là một điều đáng mừng đối với công ty, tuy nhiên công ty cũng cần có những biện pháp khắc phục kịp thời các chi phí liên quan không cần thiết. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể đánh giá được phần nào các chỉ tiêu hoạt động kinh tế và có một cái nhìn chung - toàn diện nhất về tình hình công tác quản lý tài chính của công ty. 2.2. Tình hình công tác kế toán tiêu thụ tại công ty TNHH thương mại dầu khí Phương Bắc Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng và theo dõi công nợ Kế toán kho kinh doanh Kế toán tiền mặt và thanh toán Để phù hợp với công tác quản lý của một công ty TNHH nhỏ và đặc thù kinh doanh thương mại thuần tuý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ với các nhân viên đủ năng lực để có thể đảm nhận tất cả các phần hành kế toán và xử lý tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nhiệm vụ của phòng kế toán. a/ Kế toán trưởng công ty: Là người giúp cho giám đốc công ty trong việc chỉ đạo và tổ chức công tác tài chính kế toán của công ty, có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Đồng thời điều hành chung mọi công việc của phòng về tổ chức nhân viên, công tác kế toán và tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ kế toán của công ty để từ đó xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. b/ Kế toán tiền mặt và thanh toán: Lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt theo lệnh quản lý quỹ tiền mặt của phó giám đốc tài chính. Đồng thời đối chiếu với kế toán kho kinh doanh, kế toán ngân hàng và kết hợp với phòng tổ chức hành chính thanh tra kiểm kê quỹ tiền mặt hàng tháng, theo dõi tổng hợp chi phí kinh doanh. c/ Kế toán ngân hàng và theo dõi công nợ: Theo dõi tiền vay, tiền gửi, làm các thủ tục vay, trả tiền ngân hàng đảm bảo đúng thời hạn, an toàn về vốn. Theo dõi công nợ phát sinh, lập báo cáo chi tiết các khoản công nợ, kịp thời phát hiện các khoản công nợ nghi ngờ khó đòi. d/ Kế toán kho kinh doanh: Theo dõi tình hình hạch toán nhập xuất tồn kho hàng hoá trong toàn công ty, phụ trách thanh toán với ngân sách thông qua kê khai thuế, thanh toán hoá đơn tài chính với cơ quan thuế. Tuy nhiên theo em thấy thì sự phân công công tác tổ chức của công ty là chưa hợp lý vì theo luật kế toán hiện hành không cho phép phân công giám đốc tài chính đồng thời giữ vai trò là thủ quỹ. Sơ đồ của hình thức kế toán sổ nhật ký chung Xem phụ lục III Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty được tiến hành theo trình tự sau: Hàng ngày, nhân viên bán hàng nộp các chứng từ gốc ( hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho) để kế toán phản ánh vào Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 632, 511, nếu khách hàng nợ thì phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 131. Từ Nhật ký chung, kế toán phản ánh vào sổ cái TK 632, 511, 642. Cuối tháng, từ sổ chi tiết TK 632, 511, 131, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Từ sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết , kế toán lập báo cáo kế toán. Đồng thời, kế toán phải đối chiếu, kiểm tra giữa Nhật ký chung và bảng tổng hợp chi tiết , giữa sổ cái TK 632, 511, 131, 642 với bảng tổng hợp chi tiết 2.3. Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty TNHH thương mại dầu khí Phương Bắc Là một Công ty TNHH Thương mại có đặc thù kinh doanh thương mại mà mặt hàng chủ yếu là các loại dầu nhớt mỡ bôi trơn cho phương tiện cơ giới, công ty chủ yếu cung cấp hàng với số lượng lớn ( bán buôn) cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận khu vực phía Bắc. 2.3.1. Các phương thức tiêu thụ hàng bán tại công ty Như đã trình bày, Công ty TNHH Thương mại dầu khí Phương Bắc tiêu thụ hàng hoá chủ yếu với phương thức bán hàng là bán buôn qua kho giao hàng trực tiếp, nhưng đối với một số khách hàng quen thuộc từ khi công ty còn là cưả hàng kinh doanh dầu khí Phương Bắc, công ty vẫn thực hiên việc bán lẻ hàng hoá để giữ uy tín và mối quan hệ tốt với khách hàng. * Phương thức bán buôn qua kho: Khách hàng mua hàng tại kho của công ty với số lượng lớn. Theo phương thức này công ty có một số quy định sau: - Việc bán buôn qua kho do phòng kinh doanh đảm nhận. - Bán trả chậm phải thu lãi suất hợp lý. - Việc bán chịu hàng hoá mà không thu được tiền hàng thì cá nhân chịu trách nhiệm phải bồi thường công ty . - Việc tiêu thụ cho khách hàng phải được quyết định dựa trên cơ sở đã tìm hiểu rõ khả năng thanh toán của khách hàng để hạn chế rủi ro. Với cơ chế làm ăn thông thoáng như hiện nay, công ty không đề ra quá nhiều thủ tục để bảo đảm cho khách hàng những thuận lợi khi mua hàng của công ty. *Phương thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: ở phương thức này khách hàng đến công ty mua hàng trực tiếp tại quầy trưng bầy sản phẩm và thanh toán cho nhân viên trực phòng kinh doanh. 2.3.2. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty TNHH thương mại dầu khí Phương Bắc Trị giá mua của hàng xuất bán = Đơn giá bình quân gia quyền x Số lượng hàng hoá xuất bán Đơn giá bình quân gia quyền = Số lượng hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá mua của hàng hoá nhập trong kỳ Số lượng hàng hoá nhập trong Trị giá mua của hàng hoá tồn đầu kỳ + 2.3.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là trị giá mua thực tế của hàng xuất kho( không bao gồm chi phí thu mua hàng hoá) Chứng từ sử dụng : Căn cứ vào hoá đơn tiêu thụ (phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT của hàng mua vào) và các chứng từ khác liên quan, kế toán tính ra trị giá vốn của hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền. Tài khoản sử dụng: Để phản ánh trị giá vốn hàng bán ra công ty sử dụng tài khoản 632 “ giá vốn hàng bán”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho tài khoản 6321 “giá vốn hàng bán”. Quy trình ghi sổ: Căn cứ vào số lượng hàng hoá xuất bán và đơn giá hàng xuất kho. Cuối tháng kế toán tính trị giá mua của hàng xuất bán trong kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền. Cuối tháng, căn cứ vào các hoá đơn tiêu thụ (phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT ) kế toán ghi giá vốn của hàng xuất bán trong tháng vào sổ chi tiết hàng hoá - vật tư Ví dụ: Đối với mặt hàng dầu nhớt Essolube X150 - 18L giá vốn bình quân được kế toán tình như sau: Đơn giá bình quân gia quyền = 910800 x 15.849 + 1821600 x 15.526 +1299600 x 16.724 910800+1821600+1299600 = 15.985 Dựa vào phiếu xuất kho cuối ngày kế toán sẽ định khoản nghiệp vụ kế toán phát sinh như sau: Xem phụ lục IV Nợ TK(632): 3.516.700 Có TK(156): 3.516.700 Căn cứ vào số liệu đến cuối kỳ kế toán dựa vào sổ chi tiết của tài khoản - TK 632 “ Giá vốn hàng bán “ kế toán định khoản: Xem phụ lục V Nợ TK(632): 11.245.838.710 Có TK(156): 11.245.838.710 2.3.2.2. Kế toán doanh thu tiêu thụ Nội dung : Doanh thu tiêu thụ là số tiền cung cấp hàng hoá dịch vụ mà công ty thu được không bao gồm thuế GTGT đầu ra. Chứng từ sử dụng : Để xác định doanh thu tiêu thụ kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng ( hoá đơn GTGT) và các chứng từ thanh toán có liên quan đối với cả hai phương thức tiêu thụ( bán buôn qua kho và bán lẻ thu tiền trực tiếp). Tài khoản sử dụng : Hiện nay kế toán đang sử dụng tài khoản 511 “ doanh thu bán hàng” để phản ánh doanh thu tiêu thụ. Cuối kỳ kế toán sẽ dựa vào số chi tiết TK 511 để định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá khách hàng có thể thanh toán với Công ty ngay bằng tiền mặt cũng có thể thanh toán trả sau thông qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng( hoặc trả chậm Công ty). Đối với những khách hàng trả chậm thì kế toán căn cứ vào hoá đơn tiêu thụ( hoá đơn GTGT) hàng ngày kế toán ghi chi tiết công nợ phải thu của từng khách hàng và theo dõi chi tiết từng lần mua hàng của từng khách hàng. Như dựa vào hoá đơn bán hàng GTGT AD2007B – Số HĐ: 0085874 kế toán sẽ định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Xem phụ lục VI Nợ TK(131): 11.320.000 Có TK(5112): 10.290.910 Có TK(33311): 1.029.090 Cuối kỳ kế toán dựa vào số chi tiết TK 5112 để hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh do quan hệ thanh toán với khách hàng thông qua TK tiền gửi: Nợ TK(131): 11.302.195.149 Có TK(5112): 10.274.722.863 Có TK(33311): 1.027.472.286 Đối với những khách hàng trả chậm sau 45 ngày kể từ ngày lấy hàng khi đến kỳ thanh toán tiền nợ thì khách hàng phải trả cho công ty một khoản tiền lãi ứng với số tiền trả chậm là 2% (cũng như khi công ty đi vay tiền và phải trả lãi cho Ngân hàng) và khi đó kế toán sẽ hạch toán vào khoản thu nhập hoạt động tài chính. Ngoài ra đối với những khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán sẽ hạch toán nghiệp vụ phát sinh trên TK1111- Tiền mặt Việt Nam đồng. Dựa vào hoá đơn bán hàng GTGT AD2007B – Số HĐ: 0053529 kế toán định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Xem phụ lục VII Nợ TK(1111): 3.960.100 Có TK(5111): 3.600.080 Có TK(33311): 360.020 Cuối kỳ kế toán tập hợp sổ chi tiết TK 5111 để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ do các khoản thanh toán ngay với khách hàng bằng tiền mặt: Nợ TK(1111): 1.911.035.046 Có TK(5111):1.737.304.588 Có TK(33311): 173.730.458 Đến cuối kỳ kế toán dựa vào sổ chi tiết bán hàng và sổ cái TK 511 tập hợp được như sau: Xem phụ lục VIII, IX Nợ TK(5111): 10.274.722.863 Nợ TK(5112): 1.737.304.588 Có TK(511): 12.012.027.451 2.3.2.3 Kế toán theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu Phương pháp hạch toán: Đối với các khoản chiết khấu thương mại: Kế toán không phản ánh trên tài khoản 521 “ Chiết khấu thương mại” mà giảm ngay giá bán cho khách hàng trên hoá đơn bán hàng GTGT. Vì vậy khi kế toán giảm giá bán cho khách hàng thì kéo theo doanh thu của lô hàng đó giảm và cuối kỳ kế toán không phải làm nghiệp vụ kết chuyển chiết khấu thương mại. Cách làm như vậy là không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Đối với hàng mua bị trả lại : Trong doanh nghiệp thương mại, việc hàng mua bị trả lại là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đối với hàng mua bị trả lại công ty nhập về kho và hạch toán như việc mua lại chính lô hàng đó của khách hàng với giá mua vào bằng gía bán ra cho khách. Công ty không ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu trên các tài khoản điều chỉnh, việc này giúp cho kế toán giảm bớt được một số nghiệp vụ kết chuyển vào cuối kỳ hạch toán mà doanh thu của công ty xét trên một khoảng thời gian dài là không đổi. Nhưng nó không phản ánh đúng tình hình doanh thu bị giảm trừ trong các tháng khiến nhà quản lý không nắm sát được tình hình chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại trong kỳ để đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời. 2.3.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp Hiện nay công ty không tách riêng phần theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà gộp chung vào một TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó mà phải tách TK 642 thành những tiểu khoản nhỏ chi tiết với từng loại chi phí khác nhau như: Đối với chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương( kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT) của cán bộ công nhân viên trong công ty kế toán sẽ hạch toán vào TK 642.1 - Chi phí nhân viên quản lý. Theo hình thức trả lương hiện nay thì công ty trả cho cán bộ công nhân viên theo thời gian tính trên một tháng( theo bảng lương công ty đã định sẵn) làm việc 24 ngày không kể các ngày nghỉ lễ Tết và làm thêm giờ. Như đối với một nhân viên kế toán công ty trả lương 2.15 triệu đồng/tháng(bao gồm cả tiền lương và phụ cấp ăn trưa) khi đó kế toán sẽ hạch toán: Xem phụ lục X: Nợ TK(642.1): 2.150.000 Có TK(334): 2.150.000 Đối với các khoản trích theo lương thì hiện tại công ty chỉ đóng BHXH cho cán bộ nhân viên theo một mức đồng loạt là 100.000 đồng/tháng(mức lương cơ bản trích nộp BHXH là 500.000 đồng/tháng với tỷ lệ trích nộp là 20%). Vì công ty không có tổ chức công đoàn nên việc trích nộp kinh phí công đoàn là không có bên cạnh đó công ty cũng không nộp BHYT cho cán bộ công nhân viên điều này cho thấy công ty không tính đến việc bảo vệ sức khoẻ cho người lao động Xem phụ lục XI: Nợ TK(642.1): 100.000 Có TK(338): 100.000 Cuối tháng kế toán tập hợp được như sau: Nợ TK(642.1): 59.740.000 Có TK(334): 58.500.000 Có TK(338): 1.240.000 Đến cuối kỳ kế toán tập hợp được các khoản chi phí phát sinh do thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo lương như sau: Nợ TK(642.1): 179.220.000 Có TK(334): 175.500.000 Có TK(338): 3.720.000 Qua việc tính các khoản trích theo lương của công ty cho thấy: Công ty gần như áp dụng một mức lương cơ bản để tính BHXH cho cán bộ công nhân viên là 500.000 đồng( ngoài giám đốc đóng mức 700.000 đồng) đây là cách tính bình quân không căn cứ vào một quy định cụ thể nào. Mặc dù lương công ty trả cho nhân viên là cao nhưng việc tính BHXH mà công ty nộp cũng không phải dành cho tất cả mọi người trong công ty mà chỉ nộp cho 12 người( tương ứng với 50% số nhân viên trong công ty) còn một số khác thì công ty không nộp cho họ. Bên cạnh đó việc tính nộp 20% BHXH theo mức lương cơ bản 500.000 đồng là công ty không tính đến việc nộp BHYT và kinh phí công đoàn. Một mặt điều này phản ánh công ty chưa chăm lo đến đời sống trước mắt của nhân viên còn về lâu dài thì chưa chú ý chăm lo đến sức khoẻ cho người lao động và tổ chức công đoàn để bảo vệ lợi ích cho người lao động. Mặt khác cách tính tuỳ tiện đó nhằm giảm chi phí hoạt động kinh doanh của công ty là không hợp pháp. Hiện nay công ty đang áp dụng cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng( hay còn gọi là phương pháp tính khấu hao tuyến tính). Như đối với TSCĐ ôtô tải Misubishi công ty mua từ ngày 01/12/2003 có nguyên giá 298.242.900 đồng với thời gian tính khấu hao là 72 tháng thì giá trị khấu hao cúa loại tài sản này trong kỳ được tính như sau: = Giá trị KH trong kỳ Nguyên giá Số tháng KH = = 72 = 298.242.900 4.142.263 Khi đã tính được khấu hao của từng loại TSCĐ đến cuối tháng kế toán sẽ tập hợp các khoản khấu hao vào TK642.4 – Chi phí khấu hao TSCĐ và hạch toán: Xem phụ lục XII: Nợ TK(642.4): 13.683.630 Có TK(214): 13.683.630 Cuối kỳ kế toán tập hợp được chi phí khấu hao TSCĐ như sau: Nợ TK(642.4): 41.050.890 Có TK(214): 41.050.890 Khi khách hàng ở các tỉnh khác đặt mua hàng công ty sẽ phải chở hàng giao cho khách thì các khoản phí, lệ phí mà Công ty phải nộp khi qua các cầu phà, trạm thu phí… kế toán sẽ hạch toán vào TK 642.5 - Thuế, phí, lệ phí. Xem phụ lục XIII Nợ TK(642.5): 10.000 Có TK( 1111): 10.000 Cuối kỳ kế toán tập hợp được các khoản phí và lệ phí như sau: Nợ TK(642.5): 2.696.000 Có TK( 1111): 2.969.000 Một số khoản như: điện nước, điện thoại, cước vận chuyển, thuê xe… hàng tháng phát sinh kế toán sẽ định khoản vào TK 642.7 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Cuối tháng khi nhận được hoá đơn GTGT thanh toán tiền điện, nước, cước vận chuyển… kế toán sẽ định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Xem phụ lục XIV: Nợ TK(642.7): 1.818.878 Nợ TK(13311): 181.888 Có TK(1111): 2.000.766 Đến cuối kỳ khi tập hợp được các khoản chi phí phát sinh như: điện, nước, cước vận chuyển, thuê xe.. . kế toán định khoản: Nợ TK(642.7): 405.861.659 Nợ TK(13311): 40.586.166 Có TK(1111): 446.447.825 Khi thanh toán các khoản tiền xăng dầu công ty sử dụng cho phương tiện vận tải chuyên dùng để vận chuyển hàng hoá thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 642.8 - Chi phí bằng tiền khác: Xem phụ lục XV: Nợ TK(642.8): 238.091 Nợ TK(13311): 22.909 Có TK(1111): 261.000 Đến cuối kỳ kế toán tập hợp được các khoản chi phí phát sinh bằng tiền khác như sau: Nợ TK(642.8): 25.558.610 Nợ TK(13311): 2.555.861 Có TK(1111): 28.114.471 Theo chế độ kế toán hiện hành thì cách hạch toán như vậy là chưa chuẩn vì các khoản chi phí phát sinh do thanh toán tiền xăng dầu cho các phương tiện vận tải chuyên dùng để vận chuyển hàng hoá có 2 cách để hạch toán: Nếu mua về nhập kho chưa xuất dùng ngay thì tập hợp qua TK 152 - nguyên vật liệu còn mua về dùng ngay thì tập hợp vào TK642.2 - chi phí vật liệu quản lý chứ không tập hợp vào TK642.8. Đến cuối kỳ kế toán trưởng của Công ty sẽ tập hợp mọi chi phí phát sinh của công ty trong kỳ vào TK642- Chi phí quản lý doanh nghiệp và được hạch toán như sau: Xem phụ lục XVI: Nợ TK(642): 654.387.159 Có TK(642.1): 179.220.000 Có TK(642.4): 41.050.890 Có TK(642.5): 2.696.000 Có TK(642.7): 405.861.659

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc43.doc
Tài liệu liên quan