Quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền rất phức tạp, việc quản lý và sử dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh trong Công Ty. Thực tế trong thời gian qua cho thấy các Công Ty nhà nước nói chung và Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 nói riêng, việc quản lý vốn đầu tư và sử dụng vốn bằng tiền còn lỏng lẻo, chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, khiến cho nhà lãnh đạo gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định về việc sử dụng vốn trong tương lai.
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm ra
Tiền lương của 1 đồng chí tổ văn phòng:
Tiền lương 1 đ/c tổ văn phòng
=
HSLCĐ x TLBQ1HS
24
x
CLVTT
Trong đó:
HSLCĐ: Hệ số lương chức danh của từng đ/c tổ văn phòng
TLBQ1HS: Tiền lương bình quân 1 hệ số tổ văn phòng
CLVTT: Công làm việc thực tế từng đ/c
Ngoài ra còn có phụ cấp chức vụ,lương cấp bậc, tiền ăn ca và phụ cấp an ninh quốc phòng.
Phụ cấp chức vụ = Lương tối thiểu của doanh nghiệp x hệ số phụ cấp
- Lương cấp bậc = Hệ số lương doanh nghiệp x hệ số phụ cấp
ăn ca: 7000đ/người/ngày
Phụ cấp an ninh quốc phòng
=
Lương tối thiểu công ty quy định
x
30,5%
x
Ngày thực tế đi làm
+
Ngày nghỉ phép
24
+
Đi học do công ty cử đi
b/ Các khoản trích theo lương ( Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp)
Tiền lương phải trả cho người lao động và cán bộ công nhân viên ở nước ta hiện nay, ngoài việc trả lương theo chế độ còn có các khoản trích theo lương như: BHXH,BHYT, KPCĐ và bảo hiểm thất nghiệp với tỷ lệ trích:
- Bảo hiểm xã hội: là tổng số tiền trả cho người lao động khi họ ốm đau, hay bị tai nạn, nghỉ thai sản....
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi ốm đau, con ốm
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi thai sản
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị tai nạn giao thông
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị mất sức lao động
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị tiền tử tuất
BHXH được thiết lập để tạo nguồn vốn chi trả cho người lao động thay lương, theo chế độ hiện hành BHXH được trích theo tỷ lệ 22%
Trong đó: - 16% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công Ty
- 6% Trừ vào lương của người lao động phải nộp
Bảo hiểm xã hội được áp dụng với quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, công nhân viên quốc phòng và hợp đồng lao động.
- Bảo hiểm y tế: Được sử dụng nhằm mục đích như bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên như thanh toán tiền thuốc, tiền khám chữa bệnh....
Với tỷ lệ trích BHYT là 4.5% tổng quỹ lương:
Trong đó : - 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- 1.5% khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên
Bảo hiểm y tế không áp dụng với quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan mà chỉ áp dụng với công nhân viên quốc phòng và hợp đồng lao động.
- Kinh phí công đoàn: Được dùng để phục vụ chi tiêu cho hoạt động tổ chức của người lao động.
KPCĐ được hình thành do việc trích lập quản lý trích vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công Ty. Hàng tháng, tỷ lệ KPCĐ trích trên tổng số tiền lương của người lao động.
KPCĐ do Công Ty trích lập cũng được phân cấp, quản lý và chi tiêu theo chế độ quy định, 1 phần nộp cho cơ quan cấp trên và 1 phần để chi tiêu cho công đoàn tại Công Ty. Tỷ lệ trích 2% theo mức lương của người lao động
Trong đó: - 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- 1% trừ vào lương của người lao động và Công Ty phải chịu toàn bộ.
Kinh phí công đoàn áp dụng cho quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, công nhân viên quốc phòng và hợp đồng lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp:
Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm được sử dụng cho những người làm hợp đồng lao động được trích theo tỷ lệ 2%
Trong đó: - 1% trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công Ty.
- 1% trừ vào lương của người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng với hợp đồng lao động trong Công Ty.
* Phương pháp thanh toán các khoản trợ cấp BHXH.
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản... của cán bộ, sau đó đối chiếu với bảng chấm công của từng phòng ban để tính tiền trợ cấp BHXH tại Công Ty cho từng người. Sau khi tính xong phải gửi lên cơ quan cấp trên để lập bảng tổng hợp ngày nghỉ và số thực tế chi bảo hiểm tại Công Ty. Công Ty lĩnh tiền BHXH từ cấp trên về nhập quỹ đồng thời xuất quỹ tiền mặt để chi trả cho cán bộ được hưởng BHXH.
2.4.3/ Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
a./ Chứng từ kế toán sử dụng.
- Bảng chấm công ( mẫu số 01a –LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương phân xưởng và công nhân viên ( mẫu số 02 – LĐTL).
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( mẫu số 11 – LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ( mẫu số 05 – LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ( Mẫu số 10 – LĐTL)
b/Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 338 (3382,3383,3384) ( Mẫu số S04b4 – DN)
- Bảng kê số 4 ( Mẫu số S04b4 – DN)
- Nhật kí chứng từ số 7 ( Mẫu số S04a7 - DN)
- Sổ cái TK 334,338 ( Mẫu số S05 - DN)
c/ Nội dung, kết cấu, TK sử sụng
* TK 334: Phải trả người lao động
Tác dụng: Tài khoản này dùng đẻ phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản phải trả công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thu nhập khác của công nhân viên.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 334 Có
+ Các khoản tiền lương và các khoản khác đã trả công nhân viên
+ Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên……..
+ Các khoản thiền lương và các khoản khác còn phải trả công nhân viên
SD: Số tiền trả thừa cho công nhân viên
SD: Số tiền và các khoản khác phải trả công nhân viên
* TK 338: Phải trả, phải nộp khác:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khảon phải trả, phải nộp cho các tổ chức xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản cho vay mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 338 Có
+ Các khoản phải nộp cho cơ quan quản lý
+ BHXH phải trả công nhân viên
+ KPCĐ phải trả tại đơn vị
+ Các khoản đã trả, đã nộp khác.
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Giá trị tài sản thừa chờ xử lý
+ BHXH, BHYT vượt chi được cấp bù.
+ Các khoản phải trả, phải nộp khác
SD: Số đã trả,đã nộp > Số phải trả, phải nộp
SD: Số còn phải trả, phải nộp khác
* TK 335: Chi phí phải trả
Tác dụng: Taì khoản này dùng để phản ánh các khoản đã được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh trong kỳ này.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 335 Có
+ Chi phí phải trả dự tính được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
SD: chi phí phải trả đã ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh
+ Các khoản chi trả thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả
+ chênh lệch giữa chi phí phải trả > Chi phí thực tế phát sinh được ghi giảm chi phí
d/ quy trình kế toán
Sơ đồ 9: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chứng từ gốc:
+Bảng chấm công
+Bảng thanh toán tiền lương…..
……
Bảng kê số 4,
Bảng phân bổ tiền lương BHXH
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cáI TK 334,335,338
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết TK 334,335,338
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
+ Hàng ngày dựa vào chứng từ gốc như bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương ….kế toán vào bảng phân bổ tiền lương,
Từ bảng phân bổ tiền lương kế toán vào nhật ký chứng từ số 7, bảng kê số 4 và sổ chi tiết TK 334,335,338
+ Cuối tháng căn cứ từ sổ kế toán chi tiết TK 334,338 kế toán vào bảng tổng hợp chi tiết. Từ bảng kê số 4 và sổ kế toán chi tiết vào nhât ký chứng từ số 7.
Từ nhật ký chứng từ số 7 vào sổ cái TK 334,338 và cuối cùng từ sổ cái TK 334,338, bảng tổng hợp chi tiết và bảng kê số 4 vào báo cáo tài chính.
+ Kế toán đối chiếu sổ cái TK 334,338 với bảng tổng hợp chi tiết để kiểm tra tính chính xác của số liệu chứng từ.
2.5/ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành thành phẩm tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43.
2.5.1/ Giới thiệu chung về chi phí sản xuất và công tác tính giá thành thành phẩm tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 có các khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu chính
Chi phí nguyên vật liệu phụ
Chi phí nguyên vật liệu chính phân bổ theo định mức khấu hao, còn chi phí nguyên vât liệu phụ phân bổ theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính.
+ Chi phí nhân công trực tiếp:
Đây là khoản chi phí mà Công Ty phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả khoản đóng góp cho BHXH,BHYT, KPCĐ do Công Ty chịu tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định của nhà nước.
+ Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phục vụ cho công tác quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Chi phí này tập hợp phát sinh chung cho nhiều đối tượng, do đó mà cuối tháng kế toán cần tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan.
2.5.2/ Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành thành phẩm và phương pháp tập hợp chi phí tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
* Đối tượng tập hợp chi phí:
Do Công Ty có đặc điểm là hoạt động sản xuất được tiến hành ở nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng lại chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau. Để phù hợp với đặc điểm quy trình, công nghệ và sản xuất đồng thời đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và tính giá thành được thuận lợi nên đối tượng tập hợp chi phí của Công Ty là các phân xưởng.
* Đối tượng tính giá thành thành phẩm:
Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 áp dụng hình thức tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn, chu kỳ ngắn xen kẽ liên tục, kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối mỗi tháng.
Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo từ đó có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế, làm căn cứ tính toán ghi chép thành phẩm nhập kho hoặc giao bán trực tiếp cho khách hàng.
Đối tượng tính giá thành của Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 là các sản phẩm hoàn thành đúng quy cách và chất lượng nhập kho như: dây cáp, lô gỗ phi,…với quy cách đóng bao làm hoặc cái…
* Phương pháp tập hợp chi phí:
Tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 với những chi phí có thể tập hợp trực tiếp như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thì tiến hành tập hợp trực tiếp khi phát sinh. Còn những chi phí phát sinh chung không thể tập hợp trực tiếp như chi phí sản xuất chung thì tiến hành tập hợp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng. Khi có các chi phí phát sinh chung không thể tập hợp trực tiếp thì kế toán tiến hành ghi chép ban đầu các chi phí phát sinh chung cần phân bổ sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp. sau đó xác định hệ số phân bổ theo công thức:
Công thức tính hệ số phân bổ: ( H)
H
=
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
Cuối cùng tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng theo công thức sau:
Ci
=
Ti
x
H
Trong đó:
Ci: Chi phí cho từng đối tượng phân bổ i
Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng
H: Hệ số phân bổ
* Phương pháp tính giá thành thực tế đang áp dụng tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
Do Công Ty không đánh giá sản phẩm dở dang nên giá thành của sản phẩm dở dang là chi phí sản xuất:
Công thức:
Z = C
Trong đó:
Z: Là tổng giá thành
C: Là tổng chi phí sản xuất
Để tính giá thành sản phẩm kế toán Công Ty áp dụng phương pháp giản đơn, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ trên cơ sở đó tính giá thành.
Công thức tính giá thành đơn vị:
z
=
Z
Q
Trong đó:
Z: Tổng giá thành
z
:
z: Giá thành đơn vị
Q : Số lượng
2.5.2/ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính gía thành tại Công Ty.
a/ Chứng từ kế toán sử dụng:
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ( mẫu số 07 –VT)
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
( mẫu số 10 – LĐTL)
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ( mẫu số 06 – TSCĐ)
- Bảng tính gía thành
b/ Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.( mẫu số S36 – DN)
- Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
- Bảng kê số 3( mẫu số S04b3 –DN)
- Bảng kê số 4( mẫu số S04b4 – DN)
- Bảng kê số 5( mẫu số S04b5 – DN)
- Bảng kê 6 ( mẫu số S04b6 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 7( mẫu số S04a7 – DN)
- Sổ cái TK 154,155,621,622,627 ( mẫu số S05 – DN)
c/ Nội dung, kết cấu, tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
* TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã hoàn thành của các bộ phận sản xuất.
Nội dung kết cấu:
Nợ TK 154 Có
+ Kết chuyển chi phí nguyên vât liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
+ Giá trị sản phẩm. dịch vụ hoàn thành
+ giá trị phế liệu thu hồi,khoản xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng
SD: chi phí sản xuất của sản phẩm còn dở dang cuối kỳ
* TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên vât liệu dùng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh.
Nội dung kết cấu:
Nợ TK 621 Có
+ Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm.
+ Kết chuển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành.
+ Giá trị nguyên vật liẹu sử dụng không hết nhập lại kho.
+ Giá trị phế liệu thu hồi + Giá trị nguyên vật liệu sử dụng vượt mức bình thường kết chuyển sang TK 632
* TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các công việc.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 622 Có
+ Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
+ Kết chuyển sang tài khoản 154, 631 để tính giá thành
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sử dụng vượt mức bình thường kết chuyển sang TK 632
* Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ các khoản chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng sản xuất.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 627 Có
+ Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ
+ Các khoản giảm chi phí sản xuất chung.
+ Các chi phí sản xuất chung được phân bổ kết chuyển cho các đối tượng chịu chi phí.
+ chi phí sản xuất chung không được phân bổ kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
d/ Quy trình kế toán:
Sơ đồ 10: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm
Chứng từ gốc:
+ Bảng phân bổ NVL-CCDC
+ Bảng phân bổ khấu hao
…..
Bảng kê số 3,4,5,6
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng tính gía thành
Sổ cái TK 154, 621,622,627
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc (bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng phân bổ khấu hao….) kế toán vào Nhật ký chứng từ số 7, vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, vào bảng kê 3, 4, 5, 6.
Cuối tháng, tổng hợp số liệu các tài khoản từ sổ chi phí sản xuất kinh doanh để vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh, tổng số liệu các tài khoản từ sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh để vào bảng tính giá thành.
Đồng thời kế toán cộng tổng số liệu các tài khoản trên nhật ký chứng từ để vào sổ cái các tài khoản. Đối chiếu, kiểm tra độ chính xác của số liệu các tài khoản trên sổ cái với số liệu trên sổ tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
Số liệu trên bảng kê, sổ cái, bảng tính giá thành là căn cứ để lập báo cáo tài chính.
2.6/ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43:
2.6.1/ Giới thiệu chung về thành phẩm và tổ chức tiêu thụ thành phẩm tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43:
Thành phẩm là sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất và đã qua kiểm nghiệm đạt chất lượng được nhập kho hoặc bán trực tiếp cho khách hàng.
Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 là Công Ty chuyên sản xuất 1 số mặt hàng chủ yếu như: Cầu dao, điện dân dụng, chiết áp, dây cáp thông tin các loại…. Vì vậy, khách hàng chủ yếu của Công Ty là bưu điện các tỉnh.Thủ tục nhập xuất kho thành phẩm tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 như sau:
* Thủ tục nhập kho:
Đối với sản phẩm hoàn thành từ sản xuất, tại phân xưởng sẽ lập giấy đề nghị nhập kho, tiếp theo qua bộ phận kinh doanh kiểm tra chất lượng sau đó sẽ được ghi vào biên bản kiểm nghiệm.
Tại kho thủ kho sẽ kiểm tra lại lần cuối rồi cho vào trong kho sắp xếp theo thứ tự.
* Thủ tục xuất kho:
Khi có nhu cầu phát sinh cần phải xuất kho sản phẩm như dùng để xuất bán trao đổi hoặc đem biếu tặng…phòng kế toán sẽ lập báo cáo lên ban giám đốc xem xét. Sau khi được ban giám đốc ký duyệt sẽ chuyển xuống cho thủ kho, sau đó thủ kho kiểm tra lại lần cuối rồi xuất hàng theo phiếu xuất kho.
* Tiêu thụ thành phẩm
Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty vât liệu và thiết bị viễn thông 43 chủ yếu là bưu điện các tỉnh, thành phố trong cả nước và người tiêu dùng trên địa bàn, khu vự lân cận và các tỉnh thành trong nước.
Để tổ chức tiêu thụ thành phẩm của Công Ty đạt hiệu quả cao nhất Công Ty đã hoàn thiện bộ máy Marketing, xây dựng các đại lý tiêu thụ, tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng cho Công Ty, để người tiêu dùng biết đến mặt hàng của Công Ty nhiều hơn, bán hàng trực tiếp cho khách hàng khi có nhu cầu đặt hàng….
2.6.2/ Phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43:
Sơ đồ 11: Sơ đồ kế toán chi tiết thành phẩm tại công ty vât liệu và thiết bị viễn thông 43
Thẻ kho
Chứng từ nhập xuất
Sổ chi tiết NVL - CCDC
Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
+ Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất để ghi số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất vào thẻ kho, song thủ kho phải chuyển chứng từ nhập- xuất- tồn cho phòng kế toán kèm theo sổ chứng từ giao nhận cho thủ kho lập và vào sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
+ Cuối tháng từ sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ kế toán vào bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn
+ Kế toán đối chiếu giữa thẻ kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ để kiểm tra tính chính xác.
2.6.3/ Tổ chức thực hiện kế toán tổng hợp thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43.
a/ Chứng từ kế toán sử dụng:
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT)
- Hoá đơn bán hàng
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Thẻ kho (Mẫu S12 – DN)
- Biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá (Mẫu số 05 – VT)
b/ Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết thành phẩm TK 155
- Bảng tổng hợp chi phí thành phẩm
- Sổ cái TK 155,632
- Bảng kê số 1 (Mẫu S04b1 – DN)
- Bảng kê số 2 (Mẫu S04b2 – DN)
- Bảng kê số 9 (Mẫu S04b9 – DN)
- Bảng kê số 10 (Mẫu S04b10 – DN)
- Bảng kê số 11 (Mẫu S04b11 – DN)
- Nhật ký chứng từ số 8 (Mẫu S04a8 – DN)
c/ Nội dung, kết cấu tài khoản kế toán sử dụng
TK 155: Thành phẩm
TK 632: Giá vốn hàng bán
* TK 155: Thành phẩm
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm thành phẩm.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 155 Có
+ Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho
+ Trị giá thực tế của thành phẩm phát hiện thừa khi kiểm kê.
+ Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho
+ Trị giá thực tế của thành phẩm phát hiện thiêú khi kiểm kê.
SD: Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ
* TK 632: Giá vốn hàng bán:
Tác dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá.
Nội dung, kết cấu:
Nợ TK 632 Có
+ Trị giá vốn của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
+ Kết chuyển toàn bộ giá vốn sản phẩm, hàng hoá vào TK 911
d/ Quy trình kế toán :
sơ đồ 12: quy trình kế toán thành phẩm tại công ty vật liệu và thiết bị viên thông 43
Chứng từ gốc:
+ phiếu nhập kho
+ phiếu xuất kho…
…
……
Bảng kê số 1,2,9,10,11
Nhật ký chứng từ số 8
Sổ cái TK 155,632
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết thành phẩm
Bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích quy trình ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán vào nhật ký chứng từ số 8 và sổ chi tiết thành phẩm. Nếu kế toán vào trực tiếp bảng kê 1,2,9,10,11 thì kế toán cộng tổng cố liệu các tài khoản trên bảng kê để vào nhật ký chứng từ.
Cuối tháng, cộng số liệu trên sổ chi tiết thành phẩm để vào bảng tổng hợp chi phí thành phẩm. đồng thời công tổng số liệu các tài khoản trên nhật ký chứng từ để vào sổ cái TK 155, 632. Đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ cái TK155, 632 và bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm.
Số liệu trên các bảng kê, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm là căn cứ để lập báo cáo tài chính.
Chương iii: chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề: kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty vật liệu và thiết bị viên thôn 43
3.1/ lý do nghiên cứu đề tài.
Ngày nay, sản xuất la một khâu không thể thiếu trong quá trình “sản xuất – trao đổi – phân phối – tiêu dùng”, hay nói ngắn gọn hơn, sản xuất là quá trình trao đổi để tạo ra sản phẩm mang lại lợi nhuận cho Công Ty. Trong cơ chế mới, với sự hoạt dộng của nhiều thành phần kinh tế mang tính tự chủ , độc lập trong các Công Ty ngày càng cao hơn. Mỗi Công Ty phải năng động, sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo tồn vốn kinh doanh và quan trọng kinh doanh phải lãi. Muốn như vậy các Công Ty phải nhận thức được vị trí của vốn bằng tiền, vì nó là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho Công Ty hình thành và phát triển.
Vốn bằng tiền và các khoản thanh toán là một trong các yếu tố cơ bản quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là loại tài sản lưu động thông dụng nhất, phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công Ty nói chung và Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 nói riêng.
Quy mô và kết cấu của vốn bằng tiền rất phức tạp, việc quản lý và sử dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh trong Công Ty. Thực tế trong thời gian qua cho thấy các Công Ty nhà nước nói chung và Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43 nói riêng, việc quản lý vốn đầu tư và sử dụng vốn bằng tiền còn lỏng lẻo, chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, khiến cho nhà lãnh đạo gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định về việc sử dụng vốn trong tương lai.
Thông qua các vấn đề trên và thời gian thực tập tại Công Ty Vật Liệu và Thiết Bị Viễn Thông 43, em đã đi sâu vào nghiên cứu về đề tài “hạch toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán” tại Công Ty đồng thời chọn lam chuyên đề tốt nghiệp cho bài báo cáo.
3.2/ cơ sở lý luận chung về kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty vật liệu và thiết bị viễn thông 43
3.2.1/ Một số vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại các Công Ty
a/ Nội dung của vốn bằng tiền.
*Khái niệm.
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động của các Công Ty, được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và các quan hệ thanh toán.
Vốn bằng tiền của các Công Ty bao gồm:
- Tiền mặt tồn quỹ (ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…)
- Tiền gửi ngân hàng (ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…)
- Tiền đang chuyển (ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…)
* Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của Công Ty hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao vì vậy đòi hỏi Công Ty phải quản lý hết sức chặt chẽ thông qua các nguyên tăc sau:
- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (VNĐ).
- Nguyên tắc cập nhật: kế toán phải phản ánh chính xác, kịp thời số tiền hiện có và tình thình thu chi các loại tiền, mở sổ chi tiết theo dõi các loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo VNĐ quy đổi), từng loại vàng bạc, đá quý (theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ tuổi, kích cỡ, giá trị...).
- Nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái: mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, ngoài việc theo dõi chi tiết theo nguyên tệ còn phải quy đổi ra VNĐ để ghi sổ.
b/ Nội dung các khoản thanh toán.
Các khoản thanh toán trong Công Ty bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả.
+ Các khoản nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn...
+ Các khoản nợ phải trả bao gồm: vay ngắn hạn, dài hạn, nợ dài hạn, phải trả về trái phiếu phát hành, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, phải trả nội bộ, phải trả phải nộp khác, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn...
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì Công Ty không chỉ sử dụng nguồn vốn tự có mà còn phải huy động cả các nguồn vốn vay để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công Ty được diễn ra thường xuyên, liên tục. Do vậy sẽ phát sinh rất nhiều quan hệ thanh toán và những quan hệ đó sẽ được theo dõi bởi những tài khoản cụ thể.
Có thể kể đến một số quan hệ thanh toán chủ yếu, phát sinh thường xuyên sau:
- Thanh toán giữa công ty với nhà cung cấp
- Thanh toán giữa công ty với khách hàng
- Quan hệ giữa đối tác kinh doanh
- Thanh toán nội bộ
- Các loại thanh toán khác
* Kế toán các khoản phải thu, phải trả cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Đối với nợ phải thu:
- Nợ phải thu cần được theo dõ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26839.doc