Kết quả kinh doanh của công ty là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của công ty.
Kết quả kinh doanh của công ty được tiến hành vào cuối kỳ kế toán.
Công ty sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán của đơn vị mình.
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 30017 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sen Sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt.
+Sổ Cái.
+Các số, thẻ kế toán chi tiết.
-Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
+Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
+Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.
+Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính.
5.5 Sơ đồ sổ Nhật ký chung:
SƠ ĐỒ SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Chương II: THỰC TẾ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN ĐĂNG
1.một số quy trình và sơ đồ về xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Đăng
1.1. Tóm tắt quy trình kế toán tiền mặt:
Thủ tục chi tiền:
Bộ phận có nhu cầu thanh toán sẽ lập Giấy đề nghị và sau đó trình Tổng giám đốc ký duyệt. Căn cứ vào Giấy đề nghị đã được sự đồng ý của Tổng giám đốc, kế toán thanh toán sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi lập Phiếu Chi và chuyển cho kế toán trưởng hay giám đốc ký duyệt. Khi Phiếu Chi đã được ký duyệt sẽ chuyển đến cho thủ quỹ để thủ quỹ làm thủ tục chi tiền. Sau đó kế toán thanh toán lưu Phiếu Chi này.
Sơ đồ: Kế toán chi tiền mặt
Thủ tục thu tiền:
Dựa vào Hóa đơn bán hàng. Khi nhận tiền từ khách hàng, kế toán tiền mặt lập Phiếu Thu (2 liên) hợp lệ, kiểm tra, sau đó chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ nhận đủ số tiền. Phiếu Thu sẽ được trình kế toán trưởng ký rồi được lưu ở kế toán tiền mặt 1 liên và khách hàng sẽ giữ 1 liên.
Sơ đồ: Kế toán thu tiền mặt
Hằng ngày, căn cứ vào Phiếu Thu, Phiếu Chi đã lập trong ngày Báo Cáo quỹ tiền mặt, thủ quỹ kiểm tra số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán và báo quỹ. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và xử lý. Cuối ngày thủ quỹ chuyển toàn bộ Phiếu Thu, Phiếu Chi kèm theo Báo Cáo quỹ tiên mặt cho kế toán tiền mặt. Kế toán kiểm tra lại và ký vào báo cáo quỹ, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và tổng giám đốc ký. Căn cứ vào đó hàng quý sẽ lập bảng kê chi tiết. Báo cáo quỹ được chuyển lại cho thủ quỹ ký.
1.2.Tóm tắt quy trình kế toán tiền gửi Ngân hàng:
Căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, vật tư, tài sản, Biên Bản nghiệm thu, Biên Bản thanh lý hợp đồng đã có đầy đủ chữ ký của cấp trên, kế toán TGNH sẽ lập Ủy Nhiệm Chi gồm 4 liên chuyển lên cho Tổng Giám Đốc hoặc Kế toán trưởng duyệt. Sau đó kế toán TGNH sẽ gửi Ủy Nhiệm Chi này cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán tiền cho người bán, sau đó Ngân hàng sẽ gửi Giấy Báo Nợ về cho công ty. Căn cứ vào Giấy Báo Nợ, kế toán sẽ hạch toán vào sổ chi tiết TK 112.
Sơ đồ: Kế toán chi TGNH
Khách hàng thanh toán tiền nợ cho công ty, Ngân hàng sẽ gửi Giấy Báo Có, kế toán sẽ hạch toán ghi vào sổ chi tiết TK 112
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, kế toán TGNH phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch với sổ sách kế toán của công ty, giữa số liệu trên chứng từ gốc với chứng từ của Ngân hàng thì kế toán phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu và giải quyết kịp thời.
Sơ đồ: Kế toán thu TGNH
1.3. Sơ đồ hạch toán chi tiết ở kho:
Kế toán kho
Nhân viên kho
INVOICE
HĐ GTGT
PNK
PXK
PNK
PXK
Sổ chi tiết NPL (trên máy tính)
Thẻ kho (trên máy tính)
Tại kho:
Thống kê kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn về mặt số lượng.
Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất nguyên phụ liệu thống kê xuất – nhập và căn cứ vào số lượng thực tế giữa thủ kho và người giao nhận ký xác nhận để nhập vào máy. Cuối ngày phần mềm vi tính tự tính ra số tồn kho của từng nguyên phụ liệu, trên từng thẻ kho (trên máy vi tính).
Cuối kỳ, thống kê kho và kế toán kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho để nhận xét, đánh giá.
Tại phòng kế toán:
Kế toán nguyên phụ liệu sử dụng thẻ chi tiết nguyên phụ liệu để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn của từng mã nguyên phụ liệu trên máy tính cả về số lượng lẫn giá trị.
Khi nhận được các chứng từ nhập – xuất, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy vi tính để vào sổ chi tiết nguyên phụ liệu theo mã nguyên phụ liệu.
Cuối tháng, kế toán nguyên phụ liệu tính số phát sinh nhập – xuất để tính số tồn kho theo từng mã nguyên phụ liệu và đối chiếu với số trên thẻ kho. Nếu có sai sót sẽ tiến hành điều chỉnh.
Cuối quý trên bảng báo cáo nhập – xuất – tồn thể hiện giá trị nguyên phụ liệu phát sinh nhập, đưa vào sử dụng trong kỳ, tồn cuối kỳ.
Đối với phần xuất dùng trong tháng, kế toán căn cứ vào bảng tổng cộng trên bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ. Sau đó tính số tồn kho cuối tháng.
Sau khi lập bảng kê, kế toán sẽ đối chiếu bảng số 03 với bảng kê nhập – xuất – tồn, sổ cái tổng hợp các tài khoản do phần mềm tạo ra để phát hiện sai sót. Ngoài ra, phần mềm còn giúp lập tài khoản chữ T để giúp kế toán kiểm tra số liệu khi nhập chứng từ thật chính xác.
1.4. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên phụ liệu:
Chứng từ nhập
Thẻ kho
Sổ chi tiết NPL
Chứng từ xuất
Việc xuất kho NPL theo từng mã hàng dựa trên định mức tiêu hao NPL do phòng Kế hoạch Thị trường lập phiếu lệnh cấp phát kiêm phiếu xuất kho vật tư. Được lập làm 3 liên đưa xuống kho vật tư. Sau đó tổng hợp số lượng vào thẻ kho rồi chuyển kế toán 1 liên, 1 liên để nơi phát hành phiếu, bên nhận hàng giữ 1 liên. Dựa vào chứng từ xuất kho, kế toán kho vào sổ chi tiết TK 152 theo từng mã hàng.
1.5. Kế toán tiền lương
1. 5.1. Nguyên tắc phân phối:
Lương cấp bậc bản thân (hệ số lương cơ bản) là cơ sở tính lương những ngày công thời gian, công phép, lễ tết, và công nghỉ hưởng BHXH và để trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động.
Thu nhập thực tế sẽ được phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và được tính theo hệ số lương công việc.
Hệ số lương công việc được xác định căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Lương sản phẩm sẽ được phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và được tính theo hệ số trượt. Hệ số trượt được xác định từ kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của mỗi đơn vị.
1. 5.2. Hình thức trả lương: Có 3 hình thức trả lương
Lương sản phẩm (đối với công nhân trực tiếp sản xuất)
Lương sản phẩm = Đơn giá x Sản lượng x Hệ số trượt
Lương thời gian (đối với bộ phận phục vụ)
Lương thời gian = Ngày công x Mức lương công việc x Hệ số trượt
Lương tạm tuyển (đối với nhân viên thử việc và công nhân đào tạo)
Nhân viên có trình độ Đại học: 1.800.000 đồng / tháng.
Nhân viên có trình độ Cao đẳng, Trung cấp: 1.500.000 đồng / tháng.
Công nhân đào tạo tuỳ theo nhu cầu tuyển dụng và mức độ phức tạp của công việc. Ngoài lương sản phẩm làm được trong thời gian đào tạo (nếu có), người lao động sẽ được hưởng thêm phụ cấp đào tạo. Phụ cấp đào tạo sẽ trả theo quy chế tuyển dụng lao động.
1.5.3. Cơ sở tính toán:
- Doanh thu nhập kho hàng tháng.
- Lương cấp bậc bản thân (hệ số lương cơ bản – thực hiện theo thang bảng lương Nhà nước quy định).
- Hệ số lương công việc đối với nhân viên và cán bộ quản lý được Tổng Giám Đốc duyệt hệ số cho từng phòng. Đối với công nhân theo đơn giá của từng công đoạn trong quy trình sản xuất.
- Định mức thời gian (định mức chuẩn của công ty)
- Hệ số phân loại thưởng trong lương hàng tháng theo quy chế thi đua.
1.5.4. Cách tính:
Lương sản phẩm:
Lương thời gian:
Lương phép:
Lương làm thêm:
2.xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Đăng
2.1.Kế toán doanh thu bán hàng:
2.1.1.Phương thức bán hàng:
Công ty bán hàng bằng phương thức bán lẻ trực tiếp các thiết bị đèn Led và lắp đặt hệ thống chiếu sáng theo hợp đồng quy định.
2.1.2.Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT.
- Hợp đồng mua bán.
- Chứng từ thanh toán: Phiếu thu hoặc biên bản đối chiếu công nợ, giấy báo ngân hàng.
2.1.3 Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ " phản ánh số tiền thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ.
2.1.4.Nguyên tắc ghi nhận doanh thu tại cty:
- Đối với doanh thu bán hàng: được ghi nhận tại thời điểm xuất hàng giao và đã thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.
- Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ: được ghi nhận tại thời điểm hoàn thành cung cấp dịch vụ đã giao và đã thu tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế viết Phiếu thu để thu các khoản tiền đặt cọc, khoản tiền thanh toán theo đúng quy trình. Nếu khách hàng chuyển tiền qua Ngân hàng thì kế toán có trách nhiệm theo dõi và nhận về các chứng từ từ Ngân hàng. Sau khi khách hàng đã thanh toán các khoản tiền theo thỏa thuận.Kế toán viết Hóa đơn GTGT cho khách hàng. Hoá đơn GTGT lập làm 3 liên. Liên 1 để lưu sổ gốc, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để hạch toán.
* Minh họa sổ sách kế toán:
- Theo hóa đơn số 0083006 ngày 11/01/2010, cung cấp - lắp đặt đèn Led và các thiết bị điều khiển cho Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng
Nợ TK 112 191.464.750
Có TK 511 174.058.864
Có TK 3331 17.405.886
- Theo hóa đơn số 0083008 ngày 01/02/2010, bán vỏ đèn Led 1201 cho Cty TNHH xây dựng An Cư
Nợ TK 111 4.488.000
Có TK 511 4.080.000
Có TK 3331 408.000
- Theo hóa đơn số 0083009 ngày 02/04/2010, cung cấp - lắp đặt đèn Led và các thiết bị điều khiển cho Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng Nợ TK 112 53.155.300
Có TK 511 48.323.000
Có TK 3331 4.832.300
- Theo hóa đơn số 0083019 ngày 21/05/2010, cung cấp và lắp đặt các thiết bị đèn Led cho Cty Cổ phần địa ốc ACB
Nợ TK 112 84.559.904
Có TK 511 76.872.640
Có TK 3331 7.687.264
- Theo hóa đơn số 0083020 ngày 27/07/2010, cung cấp và lắp đặt đèn Led cho Cty TNHH quảng cáo Màu Xanh
Nợ TK 111 1.309.000
Có TK 511 1.190.000
Có TK 3331 119.000
- Theo hóa đơn số 0083022 ngày 21/09/2010, lắp đặt theo hợp đồng số 1007 27/07/2010/HĐKT, ngày 27/07/2010 cho Cty TNHH quảng cáo Màu Xanh
Nợ TK 112 46.154.900
Có TK 511 41.959.000
Có TK 3331 4.195.900
- Theo hóa đơn số 0083923 ngày 29/09/2010, lắp đặt theo hợp đồng số 1005 05/05/2010/HĐKT cho ngân hàng Á Châu ACB, ngày 20/05/2010
Nợ TK 112 169.059.000
Có TK 511 153.690.000
Có TK 3331 15.369.000
- Theo hóa đơn số 0083924 ngày 01/11/2010, thiết kế thi công lắp đặt các thiết bị chiếu sáng theo hợp đồng số 0910 01/10/2009 ngày 06/10/2009 cho Chi nhánh Cty Cổ phần nhà hàng Bách Việt
Nợ TK 112 453.027.773
Có TK 511 411.843.430
Có TK 3331 41.184.343
- Theo hóa đơn số 0083927 ngày 09/11/2010, thiết kế thi công lắp đặt các thiết bị chiếu sáng theo hợp đồng số 0910 01/10/2009 ngày 06/10/2009 cho Chi nhánh Cty Cổ phần nhà hàng Bách Việt
Nợ TK 111 8.513.868
Có TK 511 7.739.880
Có TK 3331 773.988
- Theo hóa đơn số 00839229 ngày 12/11/2010, thiết kế thi công lắp đặt các thiết bị chiếu sáng theo hợp đồng số 0910 01/10/2009 ngày 06/10/2009 cho Chi nhánh Cty Cổ phần nhà hàng Bách Việt
Nợ TK 112 17.832.100
Có TK 511 16.211.100
Có TK 3331 1.621.100
- Theo hóa đơn số 0083030 ngày 16/11/2010, thiết kế thi công lắp đặt các thiết bị chiếu sáng theo hợp đồng số 0910 01/10/2009 ngày 06/10/2009 cho Chi nhánh Cty Cổ phần nhà hàng Bách Việt
Nợ TK 112 21.446.150
Có TK 511 19.496.500
Có TK 3331 1.949.650
- Theo hóa đơn số 00830301 ngày 17/11/2010 lắp đặt theo hợp đồng số 1011 01/11/2010/HĐKT, ngày 01/11/2010 cho Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đắc Lắc
Nợ TK 112 100.918.961
Có TK 511 91.744.510
Có TK 3331 9.174.451
- Theo hóa đơn số 0083032 ngày 18/11/2010 thiết kế thi công lắp đặt các thiết bị chiếu sáng theo hợp đồng số 0910 01/10/2009 ngày 06/10/2009 cho Chi nhánh Cty Cổ phần nhà hàng Bách Việt
Nợ TK 112 453.027.773
Có TK 511 411.843.430
Có TK 3331 41.184.343
-Cuối năm kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 511 1.213.518.824
Có TK 911 1.213.518.824
2.2.Kế toán các khoản làm giảm doanh thu:
2.2.1. Hạch toán các khoản chiết khấu thương mại: Trong năm 2010 Công ty không phát sinh các khoản chiết khấu thương mại. Nhưng phương pháp hạch toán như sau:
- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, dùng tài khoản 521 – “Chiết khấu thương mại”
Nợ TK 521
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131
-Cuối năm, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng phát sinh trong tháng.
Nợ TK 511
Có TK 521
2.2.2. Hạch toán thanh toán với người mua các khoản giảm giá hàng bán:Trong năm 2010 Công ty không phát sinh các khoản giảm giá hàng bán. Nhưng phương pháp hạch toán như sau.
- Hạch toán kế toán giảm giá hàng bán, dùng TK 532 – “Giảm giá hàng bán”.
- Khi hàng hóa xác định là phải giảm giá cho khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 532
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131, …
- Cuối năm, kết chuyển tổng các khoản giảm giá hàng bán trong tháng vào TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Nợ TK 511
Có TK 532
2.3.Kế toán giá vốn hàng bán:
2.3.1 Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn
- Phiếu xuất kho
- Bảng kê
2.3.2 Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng tài khoản 632 để phản ánh giá vốn hàng bán.
2.3.3 Nguyên tắc hạch toán: giá thành sản xuất là giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632 909.770.060
Có TK 154 909.770.060
- Cuối năm, kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911 909.770.060
Có TK 632 909.770.060
2.4.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
2.4.1.Kế toán chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng của công ty là tất cả những khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, bao gồm: chi phí dịch vụ mua ngoài, hoa hồng, tiếp khách, chi phí lương nhân viên lắp đặt sản phẩm….
a.Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi
- Hóa đơn các dịch vụ mua ngoài
- Bảng tính lương
b.Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng tài khoản 641 để phản ánh chi phí bán hàng.
c.Nguyên tắc hạch toán:
Toàn bộ chi phí bán hàng được kết chuyển cho hàng hóa tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinh doanh. Ngoài ra, do công ty xuất bán theo yêu cầu khách hàng nên việc phân bổ chi phí bán hàng trong năm là không có.
* Minh họa nghiệp vụ kế toán:
- Theo hóa đơn số 000951 ngày 04/09/2010, chi tiền đi công tác cho nhân viên với số tiền 400.000 đồng
Nợ TK 641 400.000
Có TK 111 400.000
- Theo hóa đơn số 010686 ngày 10/02/2010, chi tiền tiếp khách với số tiền 2.646.000 đồng
Nợ TK 641 2.646.000
Có TK 111 2.646.000
- Theo hóa đơn số 0108287 ngày 07/07/2010, chi tiền mua mạch đơn Magic Light với số tiền 3.096.500 đồng
Nợ TK 641 3.096.500
Có TK 111 3.096.500
………………
-Chi phí dịch vụ mua ngoài khác năm 2010:
Nợ TK 6417 16.202.451
Có TK 111 16.202.451
- Cuối năm, kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911 22.344.451
Có TK 641 22.244.451
2.4.2.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí lương nhân viên, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm…
a.Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi
- Hóa đơn dịch vụ mua ngoài
- Bảng tính lương nhân viên
b.Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng tài khoản 642 để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Minh họa nghiệp vụ kế toán:
- Chi phí lương nhân viên năm 2010:
Nợ TK 642 180.000.000
Có TK 1111 180.000.000
- Chi phí đồ dùng văn phòng năm 2010:
Nợ TK 642 30.703.840
Có TK 1111 30.703.840
- Thuế, phí và lệ phí:
Nợ TK 642 1.640.000
Có TK 1111 1.640.000
-Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2010:
Nợ TK 642 124.397.412
Có TK 1111 124.397.412
...............
-Cuối năm, kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 465.070.208
Có TK 642 465.070.208
2.5 Kế toán hoạt động tài chính:
2.5.1.Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là thu lãi từ tiền gửi ngân hàng.
a.Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Giấy báo có của ngân hàng
b.Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng TK 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính” để phản ánh khoản thu từ lãi ngân hàng.
- Trong năm 2010, thu lãi TGNH , căn cứ vào chứng từ ngân hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 1121 1.681.968
Có TK 515 1.681.968
- Cuối năm, kết chuyển từ tài khoản 515 sang tài khoản 911:
Nợ TK 515 1.681.968
Có TK 911 1.681.968
2.5.2.Kế toán chi phí hoạt động tài chính:
Chi phí hoạt động tài chính của công ty là khoản tiền chi trả lãi vay ngân hàng.
a.Chứng từ, sổ sách sử dụng:
- Phiếu chi
b.Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng TK 635 – “Chi phí hoạt động tài chính” để phản ánh khoản chi trả lãi vay ngân hàng.
- Trong năm 2010, chi nộp tiền trả lãi vay Ngân hàng, căn cứ vào phiếu chi số 465, kế toán hạch toán:
Nợ TK 635 33.520.732
Có TK 1111 33.520.732
- Cuối năm, kết chuyển từ tài khoản 635 sang tài khoản 911
Nợ TK 911 33.520.732
Có TK 635 33.520.732
2.6.Kế toán các khoản thu nhập và chi phí khác:
2.6.1.Kế toán các khoản thu nhập khác:
Thu nhập khác là các khoản thu nhập nằm ngoài những khoản thu nhập kể trên. Đối với công ty chủ yếu là những khoản thu nhập như : thu nhập từ việc xử lý công nợ, thu nhập do chênh lệch kiểm kê hàng hoá, hoàn nhập dự phòng… Khoản thu nhập này chỉ chiếm giá trị nhỏ trong tổng số thu nhập của công ty.
Kế toán sử dụng TK 711 – “Thu nhập khác” để phản ánh những khoản thu nhập bất thường này.
Trong năm 2010, công ty không phát sinh các nghiệp vụ kế toán.
2.6.2.Kế toán các khoản chi phí khác:
Chi phí khác là những khoản chi không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động tài chính. Thông thường đó là các khoản chi có liên quan đến việc xử lý công nợ…và khoản chi này chỉ là khoản chi nhỏ trong công ty.
Kế toán sử dụng TK 811 – “Chi phí khác”để phản ánh những chi phí bất thường này.
Trong năm 2010, công ty không phát sinh các nghiệp vụ kế toán.
2.7.Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh của công ty là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của công ty.
Kết quả kinh doanh của công ty được tiến hành vào cuối kỳ kế toán.
Công ty sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán của đơn vị mình.
- Kết chuyển doanh thu thuần, kế toán ghi:
Nợ TK 511 1.213.518.824
Có TK 911 1.213.518.824
- Kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng:
Nợ TK 911 909.770.060
Có TK 632 909.770.060
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 515 1.681.968
Có TK 911 1.681.968
- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính:
Nợ TK 911 33.520.732
Có TK 635 33.520.732
- Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911 22.344.451
Có TK 641 22.344.451
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911 465.070.208
Có TK 642 465.070.208
Lợi nhuận trước thuế = (Doanh thu thuần + Doanh thu hoạt động tài chính) – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí hoạt động tài chính)
Trong năm 2010, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là: (215.504.659) đồng
- Kết chuyển lỗ trong năm 2010:
Nợ TK 421 (215.504.659)
Có TK 911 (215.504.659)
632 911 511
909.770.060 1.213.518.824
635 515
33.520.732 1.681.968
641 421
215.504.659
22.344.451
642
465.070.208
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
STT
Chỉ tiêu
Mã
Thuyết minh
Số năm nay
Số năm trước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
VI.25
1.213.518.824
32.434.000
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 1 – 2)
10
1.213.518.824
32.434.000
4
Giá vốn bán hàng
11
VI.27
909.770.060
32.436.000
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
20
303.748.764
(2000)
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
1.681.968
8.519.091
7
Chi phí tài chính
22
VI.28
33.520.732
19.112.635
-Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8
Chi phí bán hàng
24
22.344.451
26.000
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
465.070.208
346.226.115
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)
30
(215.504.659)
(356.847.659)
11
Thu nhập khác
31
12
Chi phí khác
32
13
Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
(215.504.659)
(356.847.659)
15
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
51
VI.30
16
Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
52
VI.30
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 – 52)
60
(215.504.659)
(356.847.659)
18
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN ĐĂNG
Trong những năm trở lại đây, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều chuyển biến tốt, uy tín trên thị trường ngày càng được nâng cao, chất lượng sản phẩm được các nhà đầu tư đánh gia cao. Nhìn chung công tác kế toán tại công ty tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót do đó cần phải có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Để doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh đạt hiệu qủa cao hơn, thông tin kế toán được chính xác, kịp thời và công khai, cũng như việc kiểm soát kế toán được chặt chẽ hơn. Bản thân em là một sinh viên đang thực tập tại công ty, bằng những kiến thức đã học và những hiểu biết trong quá trình thực tập tại công ty, sau đây em xin dưa ra một số giải pháp nhằm hoàm thiện thêm thực trạng và nâng cao hơn doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh , khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công ty:
- Tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán trong doanh nghiệp có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào cách tổ chức bộ máy kế toán của công ty, Tổ chức bộ máy tốt có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với phòng kế toán mà còn cần thiết cho các phòng ban khác trong công ty. Do vậy, việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bộ máy kế toán là vấn đề công ty luôn phải quan tâm.
Từ thực tế xem xét tổ chức bộ máy kế toán cho thấy:
* Mô hình hoạt động của công ty còn nhỏ nên nhân sự của phòng kế toán còn ít, chính vì vậy một người phải đảm nhận nhiều công việc cùng lúc nên không đảm bảo được tiến độ công việc và không tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn khi hạch toán. Chính vì vậy công ty cần xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của công ty, xác định số lượng nhân viên kế toán cần thiết dựa trên khối lượng công việc kế toán của công ty, các yêu cầu về trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phù hợp với từng phần hành cụ thể để công tác hạch toán kế toán của công ty được nhanh chóng, chính xác kịp thời và đầy đủ.
* Trên cơ sở khối lượng tính chất nghiệp vụ cụ thể mà bố trí các cán bộ kế toán phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tránh để tình trạng kiêm nhiệm không đảm bảo nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau. Với số lượng kế toán như hiện nay, phải bố trí kiêm nhiệm những công việc có tính chất độc lập tương đối cho các nhân viên kế toán.
* Công ty nên có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên trong toàn công ty, bồi dưỡng và bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học. Có phương thức quản lý hoạt động kinh doanh một cách khoa học, tạo mọi điều kiện cho bộ máy kế toán hoàn thành công việc.
* Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nhằm hạn chế những sai sót nếu có trong quá trình tổ chức công tác hạch toán kế toán.
* Công ty không ngừng tăng cường những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những nhân viên có thành tích trong công việc phát huy khả năng của họ đối với công ty.
- Chất lượng sản phẩm và chế độ bảo hành: Công ty nên tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và thị trường đầu ra. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề chất lượng sản phẩm là mục tiêu quan trọng, quyết định sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường. Vì sản phẩm của công ty được sản xuất và lắp đặt theo đơn đặt hàng nên cần phải đảm bảo chất lượng và lắp đặt đúng thời hạn, Do đó đòi hỏi công ty phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao để đảm nhiệm công tác kiểm tra trước khi giao cho khách hàng.
Vì sản phẩm của công ty khi lắp đặt cần độ chính xác và tỉ mỉ cao nên công việc bảo hành sẽ rất phức tạp và khó khăn, chính vì thế khâu chăm sóc khách hàng, bảo trì, bảo dưỡng cũng vô cùng quan trọng nhằm tạo lập sự tin tưởng của khách hàng, và uy tín cho công ty.
Một trong những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty là việc tăng cường các hoạt động theo dõi và trách nhiệm đối với sản phẩm trong quá trình sử dụng, làm cho uy tín, sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty không ngừng được tăng lên.
- Chính sách mở rộng thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kilo14 .doc