MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
I. Khả năng cạnh tranh và tính tất yều phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường
1. Khái niệm cạnh tranh trong doanh nghiệp .
2. Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
II. Các tiêu thức đánh giá khả năng canh tranh của doanh nghiệp .
1. Vốn .
2. Con người
3. Quản lý
4. Chất lượng sản phẩm
5. Công nghệ .
6. Mối quan hệ với nhà cung ứng
7. Chất lượng hàng hóa .
8. Giá cả .
9. Trình độ công nghệ ứng dụng KHKT và quản lý hiện đại .
10. Thông tin thị trường .
11. Phương thức phục vụ và thanh toán .
12. Tính độc đáo của sản phẩm
13. Thương hiệu của doanh nghiệp .
14. Khả năng sáng tạo và sự mạo hiểm .
15. Văn hóa doanh nghiệp
16. Sức sinh lời của vốn đầu tư .
17. Năng suất lao động
18. Kinh nghiệm trên thị trường .
19. Vị trí địa lý của doanh nghiệp
20. Khả năng đeo đuổi mục tiêu của ban lãnh đạo
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1. Nhân tố khách quan
1.1 Trình độ cạnh tranh trên thị trường
1.2 Đặc điểm nghành hàng và các đối thủ tham gia .
1.3 Quy định pháp luật .
1.4 Vấn đề mở cửa nền kinh tế
2. Nhân tố chủ quan .
2.1 Tiềm năng của doanh nghiệp .
2.2 Thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng tới và lơaj chọn đối thủ .
2.3 Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp .
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KHÓA MINH KHAI
I. Lịch sử hình thành và phát triển
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần khóa minh khai .
2. Cơ cấu tổ chức
3. Mô hình tổ chức sản xuất .
3.1 Phân xưởng cơ khí
3.2 Phân xưởng cơ điện
3.3 Phân xưởng lắp ráp .
3.4 Phân xưởng bóng mạ sơn
4. Thị phần
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khóa minh khai
1. Đặc điểm sản phẩm
2. Đăc điểm khách hàng .
3. Đối thủ cạnh tranh .
III. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khóa minh khai .
1. Khả năng cạnh tranh về vốn .
2. Nguồn nhân lực
3. Năng lực quản lý và điều hành
4. Chất lượng và giá bán sản phẩm
5. Chiến lược kinh doanh .
6. Trình độ công nghệ sản xuất .
7. Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch
8. Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật
9. Hoạt động mua và dự trữ
10. Hoạt động bán hàng .
11. Chiến lược kinh doanh và marketing .
12. Độ nổi tiếng của thương hiệu .
13. Cơ sở vật chất kỹ thuật .
14. Đặc điểm khu vực kinh doanh .
15. Hệ thống phân phối
16. Cách thức quản lý .
IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần khóa Minh Khai. .
1. Từ 2003 đến 2007 .
2. Cách thức phân phối lợi nhuận
V. Đánh giá tổng quát khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khoá Minh Khai. .
1. Những kết quả đạt được
2. Những hạn chế
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA MINH KHAI .
I. Định hướng phát triển thị trường. .
1. Định hướng phát triển kinh tế thị trường.
2. Định hướng phát triển king tế Việt Nam đến 2010
II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
khóa minh khai.
1. Nâng cao nguồn vốn của doanh nghiệp
2. Đa dạng hóa sản phẩm .
2.1 Chủng loại sản phẩm .
2.2 Mặt hàng kinh doanh
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm .
3.1 Ở khâu thiết kế
3.2 Ở khâu cung ứng .
3.3 Ở khâu sản xuất .
4. Tăng cường hoat động marketing và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối .
4.1 Nghiên cứu thị trường .
4.2 Xây dựng chính sách sản phẩm
4.3 Giá cả linh hoạt
4.4 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
4.5 Quảng cáo .
5. Hoàn thiện tổ chức bán hàng
6. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự
6.1 Đối với công nhân sản xuất .
6.2 Đối với cán bộ kỹ thuật .
6.3 Đối với cán bộ quản lý .
7. Hạ giá thành sản phẩm
7.1 Giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu
7.2 Giảm chi phí nhân công .
7.3 Giảm chi phí cố định .
8. Đầu tư cải tiến máy móc thiết bị công nghệ
9. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống chất lượng
10. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển
11. Hoàn thiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm .
12. Đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng .
Kết luận
Tài liệu tham khảo . 6
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khóa Minh Khai - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cửa. Công nghệ mạ đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm mạ có độ bền và độ bóng cao.
Các phân xưởng này chịu sự điều khiển của quản đốc phân xưởng và Phó giám đốc kỹ thuật chỉ đạo trực tiếp.
2.2. Từ 7/11/ 2006 đến nay:
Sau khi cổ phần hóa cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty như sau:
+ HĐQT Công ty: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh công ty quyết định cấc vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền thuộc chủ sở hữu công ty. Nghị quyết, quyết định của HĐQT được Giám đốc công ty triển.
+ Tổng giám đốc công ty: do HĐQT của công ty bổ nhiệm và bãi nhiệm.Tổng giám đốc công ty chiu trách nhiệm quản lý điều hành chung và trực tiếp chỉ đạo Phó giám đốc và các phòng ban: Phòng ban hành chính, phòng kỹ thuật, phòng tài vụ, phòng KCS, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chung với Nhà nước, với cấp trên và toàn bộ nhân viên về mọi mặt hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
+ Phó tổng giám đốc: Tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc gồm 2 Phó tổng giám đốc: PTGĐ kỹ thuật, PTGĐ kinh tế, đó là những người giúp việc Tổng giám đốc trong lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công hoặc ủy quyền của Tổng giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
+ Phòng kỹ thuật: Chức năng chủ yếu của bộ phận này là quản lý công nghệ
- Nghiên cứu chế tạo và thiết kế các sản phẩm khuân mẫu, nghiên cứu khoa học kỹ thuật sản xuất, xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty.
- Xây dựng và quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, quy cách mặt hàng. Tổ chức quản lý và đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, kiểm tra xác định độ kỹ thuật tay nghề cho công nhân trong công ty.
- Lập kế hoạch đầu trang thiết bị sản xuất kế hoạch sửa chữa, tu bổ máy móc trong toàn công ty.
+ Phòng tài vụ: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý và hoạch toán của Công ty, kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kế toán trong toàn công ty, nhiệm vụ cụ thể là:
- Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức công tác hạch toán, kế toán trong công ty theo pháp lệnh về kế toán thống kê do nhà nước quy định.
- Giám sát các hoạt động kinh tế - tài chính, các hợp đồng kinh tế về giá bán sản phẩm.
- Thực hiện các công tác thanh toán trong nội bộ, các đối tác có quan hệ kinh tế với công ty.
+ Phòng KCS: Chức năng chính của bộ phận này là tổ chức kiểm tra chất lượng trược khi nhập kho và chuẩn bị đưa đi tiêu thụ…. kiểm tra giám sát quản lý việc chấp hành các tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm trong toàn công ty.
+ Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về tình hình thị trường, giá cả vật tư sản phẩm, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phản ánh được nhu cầu về các sản phẩm tương tự và các sản phẩm công ty có khả năng sản xuất. Đề xuất các phương án tiêu thụ bằng mọi hình thức, tơ chức thực hiện khi lãnh đạo thông qua.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Bộ phận này có chức năng tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đảm bảo vật tư cho sản xuất. Nhiệm vụ cụ thể là:
- Thực hiện công tác cung ứng và thu mua vật tư chi sản xuất kinh doanh, tổ chức dự trữ vật tư, bảo quản kho hàng kho vật tư sản phẩm.
- Kiểm tra giám sát mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu mua tạo nguồn hàng.
- Tham mưu xây dựng phương tiện, cơ sở, kho hàng, gian hàng…
+ Bộ phận bảo vệ: Có chức năng và nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho toàn bộ tài sản của công ty. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, tổ chức công tác dân quân, tự vệ và phòng cháy, chữa cháy của công ty.
+ Trạm y tế: Có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe cho toàn cán bộ công nhân viên, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân viên và con em, theo dõi bệnh nghề nghiệp, thực hiện giải quyết việc nghỉ ốm cho người lao động, tham gia công tác vệ sinh môi trường, công tác kế hoạch hóa gia đình.
3. Mô hình tổ chức sản xuất.
Bộ phận trực tiếp sản xuất: Hiện nay Công ty Khóa Minh Khai có 4 phân xưởng chính:
Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai.
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng bóng mạ sơn
Trạm Y tế
Bảo vệ
Phòng KCS
Phòng Kỹ thuật
Phòng Tài Vụ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng Kế Hoạch vật tư
Phòng Kinh Doanh
Phó Tổng GĐKỹ thuật
Phó Tổng GĐKinh tế
Tổng Giám đốc
Đại hội cổ đông
Hội đồng Quản trị
3.1 Phân xưởng cơ khí.
Có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình cán khâu mẫu (ke, khóa…). Đối với cá sản phẩm đơn giá ít công đoạn thì phân xưởng cơ khí còn thực hiện gia công theo đơn đặt hàng (giàn giáo, cửa hoa, cửa xếp…)
3.2. Phân xưởng cơ điện.
Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, trùng đại tu máy móc thiết bị trong công ty cả về phần cơ và phần điện. Đảm bảo cho các phân xưởng khác hoạt động liên tục, không bị gián đoạn bới các nguyên nhân liên quan đến máy móc thiết bị hay đường điện.
3.3.Phân xưởng lắp ráp.
Có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khóa từ các bộ phận chi tiết đến hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh.
3.4. Phân xưởng bóng mạ sơn.
Nhiệm vụ chủ yếu là mạ quai khóa, ke, bản lề, chốt cửa…
Các phân xưởng này đều chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật thông qua các quản đốc phân xưởng.
4. Thị phần.
Biểu đồ 1: Thị phần của Công ty trên thị trường cả nước năm 2007
Để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp trên một vùng thị trường, người ta thường căn cứ vào thị phần mà doanh nghiệp đó chiếm được. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Khóa Minh Khai tập trung chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Xét thị trường cả nước trong năm 2007 thì Công ty Khóa Minh Khai chiếm 20% thị phần, Công ty Khóa Việt Tiệp là 65%, còn lại 15% là thị trường của các Công ty, cơ sở sản xuất khác.
Biểu đồ 2: Thị phần của Công ty Khóa Minh Khai trên thị trường miền Bắc.
Xét thị trường miền Bắc cũng trong năm 2007 thì Công ty Khóa Minh Khai chiếm 40% thị phần, còn lại 60% là thị phần của Công ty Khóa Việt Tiệp và các cơ sở sản xuất khác. Rõ ràng là Công ty khóa Việt Tiệp có thị trường rất lớn trên cả nước, đây chính là thế mạnh của họ. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ thì Công ty Khóa Minh Khai cần có một chiến lược thâm nhập vào thị trường miền Nam và miền Trung mà Công ty chưa khai thác hết tiềm năng.
Xét riêng trên thị trường Hà Nội và thị trường Miền Bắc thì Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai chiếm 40% thị phần, còn lại 60% là Công ty Khóa Việt Tiệp và các Công ty, cơ sở sản xuất khác.Rõ ràng là Công ty khóa Việt Tiệp có thị trường rất lớn trên cả nước, đây chính là thế mạnh của họ. Để mở rộng được thị trường tiêu thụ thì Công ty Khóa Minh Khai cần có một chiến lược thâm nhập vào thị trường miền Nam và miền Trung mà Công ty chưa khai thác hết tiềm năng.
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Khóa Minh Khai.
1. Đặc điểm sản phẩm.
Sản phẩm khóa của Công ty là loại sản phẩm mà bất cứ gia đình nào cũng cần dùng đến cùng với sự gia tăng dân số là nhu cầu xây dựng, nhu cầu bảo vệ tài sản công cũng như tư. Chính vì vật khóa là một sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là ở các khu công nghiệp phát triển hay các thành phố lớn, nơi mà các công trình mọc lên ngày càng nhiều. Nhưng công ty cũng lưu ý rằng sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, sản phẩm sản xuất qua nhiều công đoạn chế biến thành phẩm được tạo ra từ việc lắp ráp cơ học của nhiều chi tiết kết cấu đòi hỏi kỹ thuật cao. vậy để giúp cho việc sản phẩm sản xuất ra có thể bán nhanh, bán mạnh thì bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty đã tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng khâu sản xuất, lắp ráp một cách tỉ mỉ cặn kẽ về kỹ thuật, công nghệ từng chi tiết từ nhỏ nhất (viên bi khóa) đến các chi tiết lớn nhất (thân khóa) để khi thành sản phẩm hoàn chỉnh có thể giảm thiểu nhiều sai xót do lỗi kỹ thuật gây ra. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang sáng bước cùng Công ty về sản phẩm khóa nên yếu tố kỹ thuật công nghệ là một yếu tố giúp Công ty giàng được ưu thế trong cạnh tranh để phát triển trên thị trường hiện tại cũng như tương lai.
Hiện tại, Công ty có gần 100 mẫu sản phẩm. Cụ thể như:
- Khóa các loại gồm 15 kiểu khác nhau như: Khóa MK 10, khóa MK10Q, khóa 10A đồng, khóa 10E2 gang, khóa MK 10 đồng, khóa MK 10Cg 1 đầu…
- Ke các loại 7 kích cỡ và chủng loại gồm: ke đen 120, ke mạ 120, ke inocx 120…
- Bản kề gồm 6 loại: bản lề cối 160, bản lề mạ 160…
- Chốt cửa gồm 6 loại như: Chốt mạ 110, chốt mạ 200 …
- Cremon gồm 4 loại như: Cremon 23 K, CremonMK 23A …
- Bàn giáo, ống chống cho xây dựng.
Ngoài ra hiện nay Công ty còn tìm cách đa dạng hóa sản phẩm của mình nhằm tận dụng năng lực sản xuất và tăng nhanh doanh thu, phục vụ tốt cho việc mở rộng quy mô sản xuất.
2. Đặc điểm về khách hàng.
Phần lớn khách hàng của công ty khóa Minh Khai là các đại lý và những cửa hàng bán buôn. Những năm trở lai đây số lượng các đại lý tăng nhanh, khách hàng mua ngày càng nhiều. Công ty đã phần nào giảm được sức ép từ giá của người mua.Hơn nữa do chất lượng và uy tín của công ty nên các đại lý và khách hàng luôn đến công ty hợp tác làm ăn lâu dài. Để đảm bảo hai bên cùng có lợi nên công ty đã áp dụng nhiều hình thức khuyến khích giúp họ lấy hàng với số lượng lớn do dó việc phát triển và mở rộng của công ty cung dễ dàng hơn, đem lại cho công ty nhiều thuận lợi trong cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
3. Đối thủ cạnh tranh.
3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Nói đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai thì không thể không nói đến một đối thủ khổng lồ là Công ty Khóa Việt Tiệp. Công ty Khóa Việt Tiệp là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất khóa và các mặt hàng tiểu ngũ kim với sự tài trợ của nước bạn Tiệp Khắc. Công ty Khóa Việt Tiệp từng là một cái tên quen thuộc của người tiêu dùng khi có nhu cầu về sản phẩm khóa. Quả thực khóa Việt Tiệp là một trong những sản phẩm bền, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường Miền Bắc. Tuy nhiên, trong khoảng 5 đến 10 năm trở lại đây, Công ty Khóa Việt Tiệp đã dần để mất đi thế mạnh của mình về sản phẩm khóa. Nguyên nhân là do Công ty Khóa Việt Tiệp đã không kịp cập nhật, cải tiến mẫu mã và chất lượng cho phù hợp với sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Thị trường dần mất đi và theo đó uy tín của sản phẩm khóa Việt Tiệp không còn nổi tiếng như trước kia nữa. Mặc dù vậy, Công ty Khóa Việt Tiệp vẫn được xem là đối thủ cạnh tranh nặng ký và luôn gây sức ép cạnh tranh gay gắt với sản phẩm khóa của Công ty Khóa Mịnh Khai.
3.2 Các đối thủ cạnh tranh khác
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đối thủ hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định ra nhập ngành. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh như khóa Italia, MasterLock…. Các doanh nghiệp này hầu hết đã có công nghệ và trang thiết bị hiện đại, có kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối sản phẩm khóa, có trình độ lập kế hoạch một cách chuyên nghiệp, mang tính đa chiều. Chính vì vậy, Công ty nên chủ động nghiên cứu và có những chiến lược thích hợp để vừa giữ vững thị phần vừa phát triển thị phần trong tương lai.
Ngoài ra còn một số cơ sở nhò cũng sản xuất khóa,những cơ sở này tuy không có lợi thế về công nghệ và tài chính nhưng họ có khả năng làm ra những sản phẩm với chi phí thấp khiến sản phẩm của họ có giá thấp hơn và họ có khả năng làm nhái rất nhanh làm cho người tiêu dùng khó phân biệt .
III. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khóa Minh khai.
1. Khả năng về vốn.
Bảng 1. Nguồn vốn kinh doanh của công ty CP Khóa Minh Khai .
Đơn vị: 1.000đ
STT
Chỉ tiêu vốn kinh doanh
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
11
Vốn lưu động
8.237.482,335
9.597.209,66
10.299.319,34
11.827.196
1.2
Vốn huy động
1.227.149
1.527.111
1.707.066
1.707.066
3
Vốn vay ngắn hạn
7.010.363,335
8.070.098,66
8.599.253,334
1.120.430
44
Vốn cố định
5.319.265,325
5.997.133,851
5.739.433,011
10.305.072
2.5
Vốn ngân sách cấp
1.868.668
1.868.668
1.868.668
1.868.668
2.6
Vốn vay đầu tư
2.036.383
2.456.714
2.012.639
3.636.638
2.7
Vốn vay khác
635.459
843.193
997.201
1.135.495
88
Vốn tự bổ sung
778.455,324
8.808.531.851
857.295,011
3.664.262
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Tình hình tài chính của Công ty đã có sự chuyển biến tăng dần, cơ cấu vốn tương đối ổn định. Vốn ngân sách cấp không thay đổi nhưng vốn tự bổ xung thì tăng dần qua các năm. Công ty cần tìm hướng giải quyết sao cho giảm dần vốn vay để giảm đi việc trả lãi vay vốn.
Trong kinh doanh thì lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả nguồn lực, các yếu tố đầu vào. Từ đó có biện pháp điều chỉnh nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nguồn nhân lực
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Khóa Minh Khai
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SL (người)
%
SL (người)
%
SL (người)
%
Tổng số lao động
340
100
350
100
355
00
Lao động có trình độ ĐH
25
7,3
37
10,5
43
2,1
Lao động có trình độ CĐ, TC
31
9,2
27
7,7
28
7,9
LĐPT học nghề
284
83,5
286
81,8
284
80
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - tiền lương)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng công nhân trong toàn bộ Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Trong đó điều đáng phải chú ý là số lượng cán bộ có trình độ ngày một nhiều đồng thời với nó là số lượng lao động phổ thông ngày một giảm đi. Điều đó chứng tỏ trong những năm qua Công ty không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên, góp phần đáng kể vào việc tiếp cận tri thức mới, về sản phẩm, khách hàng, về quản lý và tổ chức khâu tiêu thụ,… Bên cạnh đó, Công ty còn khuyến khích tất cả mọi nhận viên tổng công ty tham gia các lớp ngắn hạn, tại chức mở mang kiến thức, tiếp cận với cơ chế mới. Đây cũng là một thế mạnh cả Công ty để khai thác thị trường, phát triển thị trường bằng chính năng lực và trình dộ của mình. Không những đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ mà trình độ của công nhân cũng ngày được cải thiện, điều này được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 3: Trình độ lao động của công nhân công ty cổ phần khóa minh khai
Đơn vị tính: người
Tiêu thức
Bậc
2005
2006
2007
Công nhân sản xuất
Bậc 1/7
44
48
49
Bậc 2/7
58
47
42
Bậc 3/7
55
70
61
Bậc 4/7
41
41
49
Bậc 5/7
53
46
45
Bậc 6/7
24
29
32
Bậc 7/7
9
5
5
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - tiền lương)
Bảng 3 cho ta thấy tỷ lệ lao động phổ thông của Công ty Khóa Minh Khai cũng có sự biến động theo các bậc thợ. Tuy nhiên, sự bất hợp lý về số lượng cũng như trình độ quản lý sẽ gây tốn kém về chi phí cho lao động gián tiếp, điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm bị nâng cao, ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của Công ty.
3. Năng lực quản lý và điều hành.
Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý, năng động , nhiệt tình trong công tác dã giúp công ty ổn định sản xuất từng bước nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần nhưng công ty vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của nhiều cấp, ngành nhưng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành đã thích ứng nhanh chóng với việc quản lý và tổ chức sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả.
4. Chất lượng và giá bán sản phẩm.
Về sản phẩm khóa, Công ty Khóa Minh Khai và Công ty Khóa Việt Tiệp đều có những sản phẩm đạt chất lượng cao, đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001, được người tiêu dùng tín nhiệm sử dụng. Tuy nhiên, Công ty Khóa Việt Tiệp đã có uy tín từ lâu, đã tạo được thói quen tiêu dùng đối với khách hàng khi có nhu cầu về sản phẩm khóa.
Chính vì vậy, Công ty Khóa Minh Khai cần không ngừng phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, mở rộng thị phần, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, bằng uy tín, bằng các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán, ưu đãi đối với khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng lâu năm… Có như vậy thì Công ty khóa Minh Khai mới có khả năng cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh.
Bảng 4: So sánh giá bán trung bình các sản phẩm cùng loại của Cty Khóa Minh Khai với Cty Khóa Việt Tiệp năm 2006 trên thị trường Hà Nội
STT
Tên sản phẩm
Giá bán của Cty Khóa Minh Khai (đ)
Giá bán của Cty Khóa Việt Tiệp (đ)
1
Khóa MK 10
13.000
12.500
2
Khóa MK 10Q
24.800
24.500
3
Khóa MK 10A đồng
34.800
34.500
4
Khóa MK 10 E2 gang
17.900
18.000
5
Khóa MK 10 E đồng
34.800
35.000
6
Khóa MK 10 C2 đồng
66.800
67.000
7
Khóa MK 10 Cg 1 đầu
35.300
35.000
8
Khóa MK 10 N gang
29.000
29.000
9
Khóa MK 10 S gang
21.800
22.000
10
Khóa MK 12K
100.400
100.000
11
Khóa MK 06E
13.000
13.000
12
Khóa cửa 14 EH1
180.000
13
Khóa cửa 14 ET
182.000
14
Khóa cửa 14 EY
190.000
187.500
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Sự biến động về giá cả nguyên vật liệu ngoài thị trường là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến đến sản phẩm tiêu thụ. Thị trường luôn bị cạnh tranh gay gắt bởi các công ty sản xuất các mặt hàng cùng loại. Giá bán sản phẩm của Công ty Khóa Minh Khai ở mức trung bình so với giá bán của các Công ty khác. Để giữ được khách hàng cho Công ty và thu hút thêm khách hàng mới, Công ty khóa Minh Khai đã có nhiều ưu đãi đối với khách hàng. Đối với các đại lý, công ty thực hiện giao hàng đến tận cửa hàng đại lý với mức chiết khấu cao hơn so với các công ty khác. Ngoài ra, Công ty khóa Minh Khai còn cấp tủ trưng bày sản phẩm và tiền thưởng cho các đại lý.
5. Chiến lược kinh doanh.
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty được hình thành trên cơ sở phát triển chung của công ty với mục tiêu chủ yếu là khẳng định thương hiệu khóa Minh Khai và chiếm thị phần lớn hơn trong toàn nghành.
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh được ban giám đốc công ty giao cho phòng kinh doanh lên kế hoạch và thực hiện như sau:
-Bước 1: Phân tích môi trường nội bộ của công ty để tìm điểm mạnh điểm yếu.
-Bước 2: Xác định mục tiêu chiến lược cho chiến lược kinh doanh.
-Bước 3: Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài để phát hiện cơ hội, thách thức và nguy cơ.
-Bước 4: Xây dựng các phương án chiến lược và lựa chọn phương án phù hợp.
6. Trình độ công nghệ sản xuất.
Khóa là sản phẩm chính của Công ty. Đặc biệt sản phẩm của Công ty nói chung là có kỹ thuật phức tạp nên sản xuất phải qua nhiều công đoạn chế biến và thành phẩm được tạo ra từ việc lắp ráp cơ học, các chi tiết này đòi hỏi có kỹ thuật cao. Sản phẩm của Công ty có nhiều loại, có quy trình công nghệ riêng nhưng nhìn chung đều có quy trình sau:
- Giai đoạn chế tạo phôi
- Giai đoạn gia công
- Giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh.
+ Giai đoạn chế tạo phôi.
Có nhiệm vụ tạo ra các chi tiết dưới dạng thô, sản phẩm của giai đoạn này là các phôi thân, phôi tay nắm, phôi cum Crêmôn…Những sản phẩm chủ yếu để chuyển sang giai đoạn gia công bán thành phẩm. Ngoài ra còn đem bán các phôi cho một số cơ sở khác.
+ Giai đoạn gia công
Là giai đoạn chủ yếu để tạo ra các chi tiết, kết thúc giai đoạn này là các chi tiết dưới dạng hoàn chỉnh chuyển sang bộ phận lắp ráp.
+ Giai đoạn lắp ráp.
Là hoàn thiện sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng đóng gói và nhập kho.
Nhìn lại quá trình phát triển của Công ty, qua mỗi thời kỳ Công ty đã khôi phục thay thế và lắp đặt mới dây chuyền sản xuất. Nghiên cứu và tham khảo công nghệ của các Công ty bạn ở trong và ngoài nước. Do đó, năng lực sản xuất của Công ty ngày càng cao, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cao hơn, đa dạng phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA MINH KHAI
Phôi
Chi tiết BTP
Gia công
Kho vật tư
Kho bán thành phẩm
Phân xưởng cơ khí
Kho thành phẩm
Phân xưởng mạ
Phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh
Kho bán thành phẩm
7. Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch.
Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh giúp ban lãnh đạo thấy được điểm mạnh,điểm yếu của công ty,thấy được vị thế của sản phẩm trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.trên cơ sở đó có các phương án hoàn thiện sản phẩm cũng như tạo ra sản phẩm mới làm tăng sức cạnh tranh của công ty ,từ đó xác định được chiến lược cạnh tranh phù hợp vượt qua các đới thủ hiện tại và giành thế chủ động trên thị trường
Xác định được cơ hội và những khoảng trống trên thị trường, tranh thủ cơ hội đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Giữ được khách hàng truyền thống, tăng niềm tin cho khách hàng, trong năm 2006 công ty đã liên hệ để mở thêm một số đaị lý ở các tỉnh thành trên cả nước như Cao Bằng, Quảng Trị… đưa số lượng đại lý của công ty tăng trên 34 đại lý trên khắp cả nước.Hiện tại công ty đang lâp kế hoạch mở rộng thị trường sang môt số nước và bươc đầu đã thành công.
8. Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Trang thiết bị kỹ thuật là yếu tố trực tiếp để nâng cao chất lượng sản phẩm và da dạng hóa mẫu mã sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm của công ty được nâng cao hơn trước, giá thành sản phẩm hạ. Hơn nữa, nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin và việc thu thập xử lý các tín hiệu của thị trường cũng nhanh hơn. qua đó nắm bắt nhu cầu thị trường cũng như sự biến đông của môi trường kinh doanh từ đó đưa ra quyết định đúng đắn phục vụ sản xuất kinh doanh.
9. Hoạt động mua và dự trữ .
Trong thời kỳ bao cấp, Công ty được cung cấp theo chỉ tiêu, sản phẩm sản xuất ra được phân bố tiêu thụ theo kế hoạch của Nhà nước. Do vậy mà nguyên liệu cần sản xuất của Công ty không đồng bộ, không thường xuyên liên tục. Sản phẩm của Công ty trong kỳ này chưa có đối thủ cạnh tranh, Nhà nước giao kế hoạch tiêu thụ nên dù sản phẩm không có chất lượng cao vẫn tiêu thụ được. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, tất cả các cơ sở kinh doanh đều phải tìm thị trường đầu vào, đầu ra. Đối với Công ty CP khóa Minh Khai, do yều cầu của sản xuất sản phẩm tương đối đa dạng về chủng loại, mẫu mã, quy trình công nghệ tương đối phức tạp nên chủng loại vật tư cũng đòi hỏi tương đối đa dạng. Hiện nay các nguồn vật tư đầu vào chủ yếu cho sản xuất được mua trên thị trường tương đối dễ dàng và ổn định như các loại Sắt, thép tôn, gang, Inox. Ngoài ra, nguồn vật tư còn được nhập từ các nước như: Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên, để khắc phục xức ép từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu, Công ty đã nhập các bán thành phẩm từ cơ sở bên ngoài. Khi Công ty cần loại nguyên vật liệu gì thì thì nhà cung cấp sẽ đáp ứng tại nơi với số lượng và thời gian theo yêu cầu, đảm bảo tốt cho quá trình sản xuất trong công việc được tiền hành một cách thường xuyên, liên tục không có hiện tượng thiệt vật tư. Nhưng để đảm bảo cho số lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định cho mỗi loại sản phẩm riêng và công nghệ sản xuất lại có yêu cầu khác nhau về nguyên liệu mặc dù sử dụng một loại nguyên vật liệu.
Cùng là làm khóa nhưng thép làm khóa MK 10 đòi hỏi phải có lượng sắt pha tạp ít hơn để làm khóa MK 10C lại cần có hàm lượng sắt pha tạp cao hơn. Từ tình hình trên ta thấy công tác cung ứng nguyên vật liệu là rất quan trọng. Nếu không biết quản lý, kiểm tra nguyên liệu tốt sẽ gây ra tình trạng hạ phẩm cấp, hư hỏng, mất mát trước khi đưa vào sản xuất. Công ty thường xuyên chú trọng đến công đoạn quản lý nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất đặc biệt kiểm tra trước khi đưa vào nhập kho. Cương quyết không đưa nguyên liệu kém chất lượng vào sản xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các nhà cung ứng nguyên liệu cho công ty trong thời gian qua là:
- Cơ sở đúc đồng ở Gia Lương – Hà Bắc chuyên cung cấp các loại lõi khóa đồng với chất lượng ổn định.
- Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà, và một số cơ sở tư nhân ở phố Khâm Thiên chuyên cung cấp phôi chia các loại.
- Cơ sở của quân đội, nhà máy cơ khí dệt Nam Định chuyên cung cấp phôi thân khóa.
10. Hoạt động bán hàng.
Nếu như trước đây thị trường tiêu thụ tất cả các sản phẩm của Công ty sản xuất ra là thị trường trong nước thì nay Công ty đã mở rộng ra cả thị trường nước ngoài, đánh dấu bước phát triển lớn trong sự phát triển của Công ty. Hiện nay, phần lớn sản phẩm của Công ty trên thị trường Hà Nội tiêu thụ thông qua các đại lý của Công ty và một số đại lý ký gửi. Một số sản phẩm khác có giá trị lớn, khối lượng sản xuất ít thì khách hàng trực tiếp đến Công ty để mua hàng. Ngoài ra, Công ty còn có các đại lý trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Tại miền Bắc có khoảng 30 đại lý nằm ở các tỉnh như Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, … Miền Trung có khoảng 10 đại lý nằm ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, … Miền Nam có khoảng 5 đại lý nằm ở các tỉnh như Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương… Hiện tại Công ty đang tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường nhưng số lượng vẫn còn hạn chế.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
(Đơn vị: USD)
Thị trường
2005
2006
2007
So sánh (%)
06/05
07/06
Pháp
834.782
789.305
1.092.760
94,5
138,4
Cu Ba
121.726
132.200
153.677
108,6
116,2
Lào
424.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22370.doc