MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 1
I. KHÁI NIỆM: 1
1. Khái niệm ngành công nghiệp: 1
2. Đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp: 2
2.1 Các đặc trưng về mặt kĩ thuật 3
2.2 Đặc trưng kinh tế xã hội của sản xuất công nghiệp 4
3. Vai trò của công nghiệp trong phát triển Kinh tế: 4
3.1 Vai trò cung cấp tư liệu sản xuất: 5
3.2 Vai trò phục vụ sản xuất nông nghiệp: 6
3.3 Vai trò cung cấp hàng tiêu dùng 7
3.4. Thu hút lao động nông nghiệp 7
3.5. Công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội 8
II. TIỀM NĂNG THẾ MẠNH TỈNH VĨNH PHÚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP: 12
1. Quan niệm về tiềm năng thế mạnh phát triển ngành công nghiệp: 12
2. Các lợi thế phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: 13
2.1. Điều kiện tự nhiên: 13
2.1.1. Vị trí địa lý: 13
2.1.2. Địa hình: 14
2.1.3. Khí hậu: 15
2.1.4 Thủy văn: 15
2.1.5 Tài nguyên nước: 16
2.1.6 Tài nguyên khoáng sản: 16
2.1.7 Tài nguyên đất đai: 18
2.1.8 Tài nguyên lâm nghiệp: 20
2.1.9 Tài nguyên du lịch: 20
2.2. Dân số và nguồn nhân lực: 21
2.3 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: 22
2.3.1. Giao thông: 22
2.3.2. Điện lực: 23
2.3.3. Thông tin liên lạc: 24
2.3.4. Tình hình cung cấp nước sạch: 24
2.4. Thị trường tiêu thụ: 24
2.5.Vốn đầu tư và trình độ KHCN: 25
2.5.1. Vốn: 25
2.5.2. Trình độ KHCN: 27
3. Kết luận tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: 27
3.1 Tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp: 27
3.2 Một số khó khăn: 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 -2009: 29
I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 – 2009: 29
1. Kết quả đạt được: 29
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 31
3. Tình hình xuất nhập khẩu: 32
II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000- 2009: 32
1. Số lượng cơ sở công nghiệp - TTCN: 33
1.1. Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo nhóm ngành: 33
1.3. Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo địa bàn: 35
2. Lực lượng lao động công nghiệp – TTCN: 37
2.1 Lực lượng lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế: 37
2.2 Lực lượng lao động công nghiệp phân theo nhóm ngành: 38
2.3 Lực lượng lao động công nghiệp phân theo địa bàn: 39
3. Công nghiệp đóng góp cho ngân sách địa phương: 40
4. Giá trị sản xuất công nghiệp: 40
5.3 Chuyển dịch tỷ trọng công nghiệp theo lãnh thổ: 47
5.4. Về cơ cấu thu hút và sử dụng lao động sản xuất công nghiệp: 48
III: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 49
1. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống: 49
2. Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng 50
3. Ngành công nghiệp dệt may, da giầy 51
4. Ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ôtô xe máy 51
5. Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề 52
6. Công nghiệp dược phẩm và hoá chất tiêu dùng 53
7. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: 54
IV: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CỤM CÔNG NGHIỆP 54
1. Thành tựu đạt được trong quá trình khai thác tiềm năng lợi thế ngành công nghiệp của tỉnh: 56
2. Những tồn tại và hạn chế trong quá trình khai thác tiềm năng lợi thế ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc: 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 59
I - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015. 59
1- Mục tiêu: 59
2. - Định hướng phát triển công nghiệp - TTCN: 59
3.- Định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn. 60
II- GIẢI PHÁP THÚC ĐẤY KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC: 61
1. Giải pháp về vốn và nguồn vốn thực hiện mục tiêu quy hoạch công nghiệp tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn: 61
2. Giải pháp về thị trường và tính cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh: 62
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp mũi nhọn: 63
4. Giải pháp về nghiên cứu khoa học chuyển giao và tiếp nhận công nghệ: 64
III. NHỮNG CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU: 65
1. Chính sách phát triển thị trường: 65
2. Chính sách khuyến khích vốn đầu tư: 65
3. Chính sách huy động vốn: 66
4. Chính sách khoa học công nghệ: 66
5. Chính sách đào tạo và sử dụng các nguồn lực: 67
6. Chính sách phát triển các vùng nguyên liệu: 67
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 106.000 m3/ngày đêm
Hiện nay, nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn chủ yếu dùng nước giếng đào, giếng khoan và các nguồn nước mặt, đáp ứng đủ nhu cầu cho thủy lợi nhưng mức cung cấp nước sạch vẫn còn thấp so với nhu cầu Trữ lượng nước ngầm nước mặt ở các địa bàn trong tỉnh nói chung đủ để cung cấp cho sinh hoạt và phát triển sản xuất.
2.4. Thị trường tiêu thụ:
Mặc dù dân số trong toàn tỉnh không cao nhưng trong những năm qua với các dự án đấu tư vào tỉnh đã tạo điều kiện hình thành các trung tâm công nghiệp lớn như: Công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy ( với 4 nhà máy đang đi vào hoạt động Honda, Toyota, Daewoo, Piaggio và nhiều nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng), trung tâm vật liệu xây dựng lớn ( tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, Prime group…) và hiện nay đang từng bước hình thành trung tâm sản phẩm viễn thông công nghệ cao..
- Có thể thấy giá trị sản xuất công nghiệp do các dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước hàng năm tạo ra chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Thu ngân sách từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tình, Các sản phẩm truyền thống như gạch, ngói, vật liệu xây dựng, gạch ốp lát sản phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp như ô tô, xe máy, linh kiện điện tử… của các doanh nghiệp FDI như: công ty Toyota Việt Nam, công ty Honda,công ty Nisin… và các doanh nghiệp DDI như tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, công ty ống thép Việt Đức, công ty cổ phần gạch men Thăng Long… luôn tăng trưởng ổn định trong thời gian qua chứng tỏ chúng đã chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dung trong nước. bên cạnh đó mặt hàng xuất khẩu cũng tăng dần
- Kim ngạch xuất khẩu : do các dự án FDI tạo ra hàng năm chiếm trên 85% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh.
Bảng 1.4: Giá trị xuất khẩu theo nhóm hàng CN
Đơn vị : triệu USD
Năm
Giá trị xuất khẩu
phân theo nhóm hàng
2005
2006
2007
2008
Hàng CN nặng và khoáng sản
63,139
71,279
89,964
102,504
Hàng CN nhẹ và TTCN
99,331
135,633
171,315
194,203
Hàng nông sản
5,974
7,716
9,834
15,276
Hàng lâm sản
0,977
1,650
2,484
3,365
Tổng giá trị xuất khẩu
169,421
216,278
273,594
315,348
Nguồn: Niên giám thống kê 2008
- Kim ngạch xuất khẩu tăng dần cũng chứng tỏ các mặt hàng xuất khẩu này đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của các đối tác trên thế giới.
2.5.Vốn đầu tư và trình độ KHCN:
2.5.1. Vốn:
Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh liên tục tăng trong thời gian vừa qua đặc biệt là từ khu vực nước ngoài, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp tỉnh:
Tổng số vốn huy động trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, ước đến năm 2010 đạt khoảng 12.500 tỷ đồng tăng trên 3,3 lần so với năm 2005, đưa tổng vốn huy động trong 5 năm (2006 - 2010) lên 46.145 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra (Mục tiêu đề ra bao gồm cả huyện Mê Linh, nếu trong 2 năm 2006, 2007 tính cả Mê Linh, tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 là 52,7 nghìn tỷ - đạt mục tiêu đề ra từ 50-55 nghìn tỷ), trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 12.592 tỷ đồng;
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: 100 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư của DNNN: 114 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 12.270 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư của TW trên địa bàn: 9.524 tỷ đồng;
- Vốn dân cư và doanh nghiệp dân doanh: 11.545 tỷ đồng;
Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong nước
Đơn vị: Triệu đồng
2000
2005
2008
Tổng vốn đầu tư
3.127.377
5.498.641
Tổng vốn đầu tư ngành CN
378.379
1.375.524
1.510.570
- Các ngành công nghiệp
364.889
1.310.128
1.414.096
- CN phân phối điện nước
13.490
65.396
96.474
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008
Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp liên tục tăng trong những năm vừa qua để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, trong những năm gần đây vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm ~30% tổng vốn đầu tư, trong đó chủ yếu vào đầu tư phát triển các chuyên ngành CN và khoảng 2% vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu CN phân phối điện nước.
2.5.2. Trình độ KHCN:
Theo tính chất chung của cả nước thì đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của tỉnh còn ít, thiếu cán bộ giỏi và chuyên gia đầu ngành, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn chưa chú ý đúng mức và chưa sử dụng thành quả vào sản xuất, kinh doanh, trình độ công nghệ cá doanh nghiệp còn thấp. nhưng bên cạnh đó Vĩnh Phúc gần thủ đô Hà Nội, nên dễ dàng tiếp thu những thành tựu của trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, viện nghiên cứu…
3. Kết luận tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc:
3.1 Tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp:
Với các yếu tố lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc được phân tích ở trên thì có thể nhận thấy những điều kiện thuận lợi để các chuyên ngành công nghiệp như: Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp điện tử, tin học; Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống phát triển.
- Trong đó với những lợi thế về địa lý, trình độ nhân công và, tình hình thu hút đầu tư …ngành công nghiệp cơ khí là ngành có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và có quy mô lớn nhất của tỉnh và là ngành có triển vọng thúc đẩy các chuyên ngành khác phát triển theo.
- Với lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử tin học thì với những lợi thế của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc cùng với những tiến bộ về trình độ lao động, trình độ KHCN là điều kiện tốt thu hút luồng đầu tư từ nước ngoài vào tỉnh kéo theo thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử, tin học của tỉnh phát triển trong thời gian tới. Ngành công nghiệp điện tử, tin học phát triển cũng là tiền đề tốt để tạo nên một nền công nghiệp hiện đại.
- Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng cũng được đánh giá cao với những lợi thế về nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tuy nhiên nguồn nguyên liệu không được phong phú vì vậy ngành công nghiệp khai thác không có khả năng phát triển bùng nổ.
- Ngoài ra một số ngành khác như ngành công nghiệp dệt may, da giày , công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm… thì nguồn nguyên liệu khá phong phú nhưng chưa được đánh giá cao để có thể trở thành ngành công nghiệp hàng đầu của toàn tỉnh.
3.2 Một số khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi để phát huy tiềm năng các ngành công nghiệp thì tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp phải một số khó khăn để có thể phát huy tiềm lực các ngành công nghiệp kể trên như: Thời điểm tách tỉnh ( năm 1997 ) thì Vĩnh Phúc xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông với 80% dân số sống ở nông thôn. Điểm xuất phát thấp, thiếu vốn là một trong những trở ngại đối với phát triển công nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng còn nghèo nàn. Các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt phục vụ cho công nghiệp chế biến chưa nhiều, các vùng chuyên canh trồng nguyên liệu đang trong quá trình hình thành.
Kết cấu hạ tầng tuy đã được cố nhưng vẫn còn yếu và không đồng bộ, hệ thống giao thông chưa được nâng cấp và mở rộng, việc đi lại vận chuyển nguyên liệu hàng hoá, còn khó khăn chậm chạp. Giao thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Sự phát triển kinh tế của các vùng không đồng đều do điều kiện địa lý và lợi thế so sánh từng vùng. Vùng miền núi với cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém còn tụt hậu khá xa so với vùng đồng bằng.
Áp lực giải quyết công ăn việc làm cho người dân rất lớn, hơn nữa phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề kỹ thuật.
Công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm do chưa thu hút được đầu tư.
Phần lớn các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do trình độ công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thấp, chưa có những đối tác lâu năm.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 -2009:
I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 – 2009:
1. Kết quả đạt được:
Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tuy còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Giai đoạn 2001- 2010 GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 15,2 %/năm trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 5,23%/năm; công nghiệp xây dựng tăng 19,71%/năm; dịch vụ tăng 15,04%/năm tốc độ tăng trưởng này đạt mức cao đối với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Quá trình tăng trưởng kinh tế này có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng và giá trị công nghiệp.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá mạnh. Năm 2000 GDP/ng của tỉnh (giá thực tế) chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP/ng của vùng đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với GDP/ng cả nước. Nhưng đến năm 2007 GDP/ng của tỉnh đã là 15,74triệu đồng, cao hơn so với mực trung bình của đồng bằng sông Hồng(14,5 triệu đồng) và cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước 13,42 triệu đồng. tới năm 2008 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 22,2 triệu đồng ( tương đương 1.300 USD) cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân chung cả nước(17,2 triệu đồng). năm 2010 dự kiến chỉ tiêu này đạt 29,1 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Đồ thị 2.1: GDP Vĩnh Phúc so với khu vực ĐBSH và Cả Nước
giai đoạn 2000 - 2010
Nguồn số liệu: Niên giám thông kê 2008
Như vậy GDP/người tỉnh Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá cao so với nhiều tỉnh trong cả nước,GDP/người của tỉnh cao thứ 6 trong cả nước theo thống kê năm 2008 của vụ kinh tế địa phương và lãnh thộ - Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Bảng 2.1: Chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc với vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2008
Tỉnh,
Thành phố
GDP/người (tr.đ giá hh)
Tỷ lệ đô thị hóa (%)
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Vĩnh Phúc
22,2
21,0
42,9
10,4
Hà Nội
28,1
42,0
45,0
5,2
Hải Phòng
23,3
40,8
50,0
5,7
Bắc Ninh
19,7
17,9
37,8
7,7
Hải Dương
13,5
16,4
34,3
8,1
Hưng Yên
12,9
11,2
35,0
8,0
Quảng Ninh
19,9
44,6
42,5
22,2
Cả Nước
17,2
28,1
37,5
12,8
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
20,7
33,2
42,0
6,4
Nguồn: Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP giai đoạn 1997-2010 (giá thực tế)
Đơn vị
1997
2001
2002
2003
2005
Dự kiến 2010
Công nghiệp xây dựng
%
20,71
40,00
42,65
46,41
52,69
59,0
Nông lâm nghiệp
%
44,35
29,91
28,63
25,22
19,45
13,5
Dịch vụ
%
34,94
30,09
28,72
28,37
27,86
27,5
Tổng cộng
%
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100
Nguồn - Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỷ trọng tương đối của công nghiệp trong GDP đã có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhanh, thời gian mới tách tỉnh tỷ trọng ngành công nghiệp chỉ chiếm 20,71%. Nhưng tới nay, sau hơn 10 năm ngành công nghiệp đã đóng góp 59 vào GDP toàn tỉnh trong khi ngành dịch vụ phát triển chưa tương sứng.
Đồ thị 2.2: Cơ cấu GDP tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2010
0
10
20
30
40
50
60
70
1997
2001
2002
2003
2005
Dự kiến
2010
năm
%
công nghiệp xây dựng
nông lâm ngư nghiệp
Dịch vụ
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
3. Tình hình xuất nhập khẩu:
Trong những năm qua Vĩnh Phúc xuất khẩu hàng công nghiệp và nông sản, nhập khẩu chủ yếu là linh kiện, thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất.
- Xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Phúc gia tăng cao vào thời kỳ 2006 -2008 trong 3 năm này xuất khẩu đạt 805,2 triệu USD. Với bước tiến này tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2001 – 2010 có thể đạt 2 tỷ USD. Đóng góp chính cho xuất khẩu cuat tỉnh trong thời kỳ này là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong ba năm 2006 – 2008 xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 89,5% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Nhưng so với mặt bằng chung cả nước thì giá trị xuất khẩu/ người của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn thấp chỉ đạt 77,8 % so với mức chung cả nước ( số liệu điều tra 2007).
-Nhập khẩu: nhập khẩu của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ không đáng kể( chỉ chiếm 8 – 10% kim ngạch nhập khẩu).
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh là thiết bị, nguyên vật liệu dành cho sản xuất như linh kiện ô tô, xe máy, vải may mặc…trong đó các mặt hàng linh kiện ô tô, xe máy của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 75 – 80 % tổng kim ngạch nhập khẩu.
Với chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu đòi hỏi phải có biện pháp tăng mạnh xuất khẩu, đặc biệt cần phát huy thế mạnh các mặt hàng xuất khẩu để tạo lợi thế cạnh tranh. Giá trị xuất khẩu hiện nay vẫn chưa tương xứng với quy mô nền kinh tế và tiềm năng của tỉnh.
II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000- 2009:
Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước tiến dài. Công nghiệp ngày càng quan trọng, nắm giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh. Tỷ trọng Công nghiệp trong nền kinh tế từ 19,5% năm 1997 tăng lên 50,1% năm 2003, và 47,39% năm 2005, mặc dù năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nhưng tỷ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế vẫn ở mức cao: 56,04%( tỷ trọng toàn ngành CN XD là 58,34% ) năm 2010 dự kiến là 56,59%. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc thì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 là 22,01%/năm; giai đoạn 2006 -2010 là 21,195 năm; tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo để phấn đấu tới năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp,và tới năm 2020 thì đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp.
Với đà tăng trưởng như vậy, chúng ta có thể tin tưởng rằng Vĩnh Phúc sẽ sớm trở thành một tỉnh Công nghiệp phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
1. Số lượng cơ sở công nghiệp - TTCN:
1.1. Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo nhóm ngành:
Theo niên giám thống kê năm 2008, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 14.720 cơ sở tăng thêm 2.243 cơ sở so với năm 2005. Trong đó 14.378 cơ sở sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (chiếm 97,7% tống số cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh), trong đó nhiều nhất là nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm với 10.622 cơ sở, tiếp đến là nhóm ngành cơ khí chế tạo sắt thép có 1.351 cơ sở, nhóm ngành dệt may da giầy và nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng có trên 11.000 cơ sở, nhóm ngành sản xuất điện, điện tử ít nhất với 2 cơ sở.
Bảng 2.3: Số lượng cơ sở phan bổ theo chuyên ngành:
STT
Chuyên ngành
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
CN khai thác
109
81
61
330
340
2.
CN chế biến
11.357
12.394
12.930
14,157
14.378
2.1
nông - lâm sản, thực phẩm
8.094
9.014
9.388
10.462
10.622
2.2
Dệt may – da giày
620
1.125
1.098
1.133
1.147
2.3
Cơ khí chế tạo sắt thép
936
1.076
1.301
1.325
1.351
2.4
SXVLXD, khoáng PKL
1.430
1.100
1.031
1.081
1.103
2.5
SX các sản phẩm hóa chất
4
10
17
30
29
2.6
Điện, điện tử
2
1
1
2
2
2.7
SX các sp và cn khác
269
68
94
124
124
3.
CN SX và phân phối điện nước
2
2
2
2
2
Tổng cộng
11.468
12.477
12.993
14.489
14.720
Theo bảng số liệu thì tới năm 2008 thì mặc dù tỷ lệ số lượng cơ sở của ngành công nghiệp chế biến trên tổng số cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh có giảm xuống( từ >99% giảm xuống còn 97% trong các năm 2007, 2008) nhưng số cơ sở vẫn tiếp tục tăng nhanh đặc biệt là các chuyên ngành như: nông - lâm sản, thực phẩm; dệt may da giày; cơ khí chế tạo sắt thép. Còn các chuyên ngành khác không phải ngành mũi nhọn của tỉnh như điện, điện tử và hóa chất vẫn được giữ ở mức độ . Đặc biệt trong giai đoạn này số cơ sở của ngành công nghiệp khai thác đã tăng lên đáng kể, dần khẳng định tiềm năng, lợi thế riêng của nhóm ngành còn số cơ sở công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng nên không có sự thay đổi.
1.2. Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo thành phần kinh tế:
Theo số liệu niên giám thống kê, năm 2008 tỉnh Vĩnh Phúc có 7 cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước ( trong đó có 4 cơ sở thuộc Trung ương quản lý và 3 cơ sở thuộc địa phương quản lý). Thành phần kinh tế tập thể có 5 cơ sở, 172 cơ sở kinh tế tư nhân và 14.497 cơ sở kinh tế cá thể, 39 cơ sở kinh tế cá thể, 39 cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.4: Số cơ sở CN phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2008
Cơ sở
Lao động (người)
Cơ sở
Lao động (người)
Cơ sở
Lao động (người)
1. Khu vực kinh tế trong nước:
11.459
30.724
12.452
41.466
14.681
42.615
- Nhà nước
23
7.265
11
6.106
7
2.172
+ Trung ương quản lý
9
3.825
7
4.979
4
1.005
+ Địa phương quản lý
14
3.440
4
1.127
3
1.667
- Tập thể
1
40
5
119
5
165
- Tư nhân
12
154
120
7.983
172
13.190
- Cá thể
11.414
22.281
12.316
27.790
14.497
27.790
2. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
9
2.099
25
12.285
39
25.176
Tổng cộng
11.468
32.823
12.447
53.751
14.720
68.142
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Trong giai đoạn 2005 – 2008 số cơ sở SXCN trong tỉnh theo thành phần kinh tế cá thể tăng mạnh ( tăng 2181 cơ sở), thành phần kinh tế tư nhân tăng 52 cơ sở, thành phàn kinh tế tập thể giữ nguyên, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên đáng kể ( 14 cơ sở). Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài này chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến.
1.3. Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo địa bàn:
Theo số liệu niên giám thống kê 2008 thì số cơ sở sản xuất công nghiệp tính đến 31/12/2008 phân theo địa bàn (không tính cơ sở AN, QP, Điện lực và chi nhánh DN) thì số cơ sở tập trung nhiều nhất ở Lập Thạch với 4.735 cơ sở (chiếm 32,2 % cơ sở SXCN của tỉnh) và thấp nhất là huyện Tam Đảo có 459 cơ sở ( chiếm tỷ lệ 3,1 % ). Số cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều nhất ở TP Vĩnh Yên với 26 cơ sở ( chiếm gần 70% số cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh), tiếp đến là huyện Bình Xuyên có 9 cơ sở, TX Phúc Yên có 3 cơ sở và huyện Vĩnh Tường có 1 cơ sở.
Bảng 2.5: Số cơ sở SXCN trên địa bàn đến 31/12/2008 theo huyện thị.
Đơn vị
Tổng số
Tỷ lệ
Nhà nước
Ngoài nhà nước
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Trung ương
Địa phương
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
Thành phố Vĩnh Yên
1.057
7%
-
1
1
35
994
26
Thị xã Phúc Yên
700
5%
2
2
-
28
665
3
Huyện Lập Thạch
4.735
32%
-
-
1
17
4717
Huyện Tam Dương
1.258
9%
1
-
1
15
1.241
Huyện Bình Xuyên
1.495
10%
1
-
-
25
1460
9
Huyện Vĩnh Tường
2.535
17%
-
2
25
2507
1
Huyện Yên Lạc
2.481
17%
-
-
-
22
2459
Huyện Tam Đảo
459
3%
-
-
-
5
454
-
Tổng số
14.720
100%
4
3
5
172
1.497
39
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Số lượng cơ sở sản xuất phân bố không đều ở các địa bàn huyện thị, Mặc dù tỷ lệ cơ sở công nghiệp ở Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên huyện Bình Xuyên không cao nhưng tại các địa phương này lại có các cơ sở quan trọng tập trung. Lập Thạch có tổng số cơ sở nhiều nhất nhưng chủ yếu là các cơ sở cá thể ( chiếm 99,6% tổng số cơ sở công nghiệp của Huyện). Các cơ sở ở Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Phúc Yên được tập trung thành các khu, cụm công nghiệp. Và đây cũng là khu vực có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhất vì khu vực này có những điều kiện về địa hình, cơ sở hạ tầng, giao thông… thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Lực lượng lao động công nghiệp – TTCN:
2.1 Lực lượng lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế:
Từ khi tái lập tỉnh năm 1997, lực lượng lao động công nghiệp tăng nhanh chóng. Năm 2001 kể cả huyện Mê Linh mới có 37.980 người, đến năm 2005 có 64.402 người tăng 1,7 lần. Sau khi tách huyện Mê Linh về Hà Nội năm 2008 số lao động trên địa bàn tỉnh tính tới 31/12/2008 là 68.412 người tăng 27 % so với cùng kỳ năm 2005, trong đó riêng giai đoạn 2006 – 2008 tăng hơn 16%. Theo thành phần kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 36,8 % số lao động, khu vực cá thể chiếm 40,6 %, tư nhân chiếm 19,2 % còn lại khu vực nhà nước và tập thể chỉ chiếm khoảng 3.4 %.
Bảng 2.6: Số lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2008
Lao động (người)
Lao động (người)
Lao động (người)
1. Khu vực kinh tế trong nước:
30.724
41.466
42.615
- Nhà nước
7.265
6.106
2.172
+ Trung ương quản lý
3.825
4.979
1.005
+ Địa phương quản lý
3.440
1.127
1.667
- Tập thể
40
119
165
- Tư nhân
154
7.983
13.190
- Cá thể
22.281
27.790
27.790
2. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
2.099
12.285
25.176
Tổng cộng
32.823
53.751
68.412
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Lực lượng lao động trong ngangh công nghiệp có xu hướng tiếp tục tăng lên đặc biệt là lực lượng lao động thuộc cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở do tư nhân, tập tểh quản lý.
2.2 Lực lượng lao động công nghiệp phân theo nhóm ngành:
Theo số liệu thống kê năm 2008 số lao động của ngành công nghiệp chế biến đã lên tới 67.090 người chiếm tới 98,07 % tổng số lao động công nghiệp.
Bảng 2.7: Lao động công nghiệp phân theo nhóm ngành
STT
Chuyên ngành
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2008
Cơ cấu 2008
1
CN khai thác
587
788
1.056
1.54%
2.
CN chế biến
32.121
52.713
67.090
98,07%
2.1
CN chế biến nông - lâm sản, thực phẩm
10.462
18.791
22.463
32,83%
2.2
Dệt may – da giày
6.130
11.675
15.564
22,75%
2.3
Cơ khí chế tạo sắt thép
4.495
8.170
13.820
20,20%
2.4
SXVLXD, khoáng PKL
9.336
12.199
12.599
18,42%
2.5
SX các sản phẩm hóa chất
591
860
1.064
1,56%
2.6
Điện, điện tử
335
183
232
0,34%
2.7
SX các sp và cn khác
657
835
1.348
1,97%
3.
CN SX và phân phối điện nước
115
163
266
0,39%
Tổng cộng
32.823
53.751
68.412
100,00%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo bảng trên thì các ngành công nghiệp thu hút lao động nhiều nhất theo thứ tự là công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm ( 32,83%); dệt may da giày (22,75%); cơ khí chế tạo ( 20,20%); vật liệu xây dựng – khoáng phi kim loại ( 18,42%)…Như vậy ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành có số lao động nhiều nhất trong công nghiệp và là ngành thu hút nhiều lao động tăng thêm mỗi năm.
2.3 Lực lượng lao động công nghiệp phân theo địa bàn:
Công nghiệp Vĩnh Phúc phát triển đã thu hút nhiều lao động, từ chỗ lao động công nghiệp chiếm 4,67% (năm 1997) đã tăng lên 11% (năm 2003) và hiện nay đã thu hút tới 68.412 trong tổng số lao động trên địa bàn. Chất lượng lao động công nghiệp cũng dần được nâng cao. Theo bảng phân bố lao động có thể thấy được lao động tập chung chủ yếu ở khu vực thành phố Vĩnh Yên( với 29,1 % số lao động), và Phúc Yên với ( 20.3 % số lao động).. Trái ngược với số cơ sở công nghiệp, số lao động không tập trung ở khu vực có nhiều cơ sở nhất ( Lập Thạch – địa phương chủ yếu phát triển chế biến nông lâm sản thực phẩm với quy mô nhỏ, mật độ lao động thấp). Lực lượng lao động được tập trung ở đây là khu vực có lợi thế về điều kiện dân trí và là khu vực trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc nên có thể thu hút được nguồn lao động có chất lượng, và có các điều kiện đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của các cơ sở công nghiệp
Bảng 2.8: lao động làm việc trên địa bàn có đến 31/12/2008 theo huyện thị
Đơn vị: Người
Đơn vị
Tổng số
Tỷ lệ
Nhà nước
Ngoài nhà nước
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Trung ương
Địa phương
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
Thành phố Vĩnh Yên
19.899
29.1%
-
161
24
2.952
2.247
14.515
Thị xã Phúc Yên
13.863
20.3%
643
844
4.270
1.351
6.755
Huyện Lập Thạch
9.213
13.4%
-
-
38
865
8.310
-
Huyện Tam Dương
2.835
4.2%
34
-
9
539
2.253
-
Huyện Bình Xuyên
8.917
13.1%
490
-
-
2.292
2.959
3.176
Huyện Vĩnh Tường
5.908
8.7%
-
-
94
785
4299
730
Huyện Yên Lạc
6.994
10.2%
-
-
-
1.286
5.708
-
Huyện Tam Đảo
783
1%
-
-
-
120
663
-
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008
3. Công nghiệp đóng góp cho ngân sách địa phương:
- Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có xu hướng liên tục tăng trong thời gian vừa qua do các nguồn thu có xu hướng tăng đặc biệt là nguồn thu nội địa ( vì nguồn thu của ngành công nghiệp có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua)-. Ngoài ra thuế XNK cũng tăng cao trong thời gian vừa qua do những thành công của hàng hóa xuất khẩu trong đó chủ yếu là sản phẩm công nghiệp ( chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến).
Bảng 2.9: Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 -2010
Đơn vị
2000
2005
UTH 2010
Tổng thu ngân sách địa phương
Tỷ đồng
669,1
3.182,9
8.139,6
Thu nội địa
“
319,6
2.471,0
7.040
Thu thuế XNK và GTGT hàng nhập khẩu
Tỷ đồng
349,5
711,9
1.100
Tỷ lệ huy động tài chính vào ngân sách trên GDP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25717.doc