MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.i
TÓM TẮT.ii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀTÀI.1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.2
2.1 SƠLƯỢC VỀCÂY SEN.2
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại.2
2.1.2 Thành phần hóa học.3
2.1.3 Một sốquá trình sinh lý sinh hóa quan trọng trong tếbào.4
2.2 QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH RAU TƯƠI.6
2.2.1 Mục đích.6
2.2.2 Tầm quan trọng của việc bảo quản rau tươi bằng phương pháp làm lạnh.6
2.2.3 Kỹthuật làm lạnh và bảo quản lạnh.8
2.2.4 Các biến đổi chính xảy ra khi tồn trữlạnh rau quả.11
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.16
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM.17
3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện.17
3.1.2 Dụng cụvà thiết bị.17
3.2 NGUYÊN LIỆU.17
3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.17
3.3.1 Cách chọn và xửlý mẫu.17
3.3.2 Tiến hành thí nghiệm.18
3.3.3 Phương pháp thí nghiệm.18
3.3.4 Bốtrí thí nghiệm.19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ- THẢO LUẬN.23
4.1 MỐI QUAN HỆGIỮA ĐỘTUỔI THU HOẠCH HẠT SEN VÀ THỜI GIAN LÀM
LẠNH NGUYÊN LIỆU.23
iv
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘTUỔI THU HOẠCH ĐẾN SỰTHAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG
HẠT SEN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH.25
4.2.1 Ảnh hưởng của độtuổi thu hoạch đến sựthay đổi chất lượng hạt sen nguyên vỏ
trong quá trình bảo quản lạnh.25
4.2.2 Ảnh hưởng của độtuổi thu hoạch đến sựthay đổi chất lượng hạt sen bóc vỏ
trong quá trình bảo quản lạnh.33
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ.39
5.1 KẾT LUẬN.39
5.2 ĐỀNGHỊ.40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.41
75 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khảo sát ảnh hưởng của độ tuổi thu hoạch đến chất lượng hạt sen làm lạnh và bảo quản lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thời gian bảo quản
tăng.
4.2.1 Ảnh hưởng của độ tuổi thu hoạch đến sự thay đổi chất lượng hạt sen
nguyên vỏ trong quá trình bảo quản lạnh
(i) Sự thay đổi về giá trị cảm quan
Do số liệu đo đạc bằng máy không phản ánh hết thực trạng mẫu nên việc đánh giá
cảm quan kèm theo là vô cùng quan trọng.
Theo quan sát, những biến đổi về cảm quan của mẫu bao gồm: sự thay đổi màu xanh
lá, sáng sang xanh đậm (tối màu) và bị hóa nâu, hiện tượng phồng bao bì do sự hô hấp
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 25
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
tạo khí, hiện tượng đọng ẩm trong bao bì, sự biến đổi trong cấu trúc và mùi vị. Về cấu
trúc, hạt có độ giòn giảm, độ dai tăng. Về mùi vị, khi thời gian bảo quản càng dài hạt
có mùi hắc và vị nhạt đi. Theo thời gian bảo quản, mẫu hạt sen ở các độ tuổi có các
biến đổi cụ thể như:
- Sự đọng ẩm trong bao bì tăng theo thời gian tồn trữ. Mức độ đọng ẩm ở các độ
tuổi trong cùng 1 tuần bảo quản: 19 ngày > 21 ngày > 23 ngày > 25 ngày.
- Trong cùng 1 tuần bảo quản, mức độ phồng bao bì của mẫu có độ tuổi 19 ngày >
21 ngày > 23 ngày > 25 ngày.
- Màu sắc vỏ hạt các mẫu 21, 23, 25 ngày tuổi biến đổi không nhiều so với ban đầu,
riêng mẫu 19 tuổi đến tuần 4 có sự phân hủy chlorophyll rõ rệt. Màu nhân hạt khá
ổn định.
- Độ cứng, độ giòn của hạt giảm so với ban đầu nhưng không lớn; riêng mẫu 19
ngày tuổi từ tuần 4 trở đi chuyển từ giòn sang kém giòn và dai về mức độ giảm cấu
trúc: 19 ngày > 21 ngày ≈ 23 ngày ≈ 25 ngày.
- Mùi vị của hạt ít biến đổi trong 3 tuần đầu nhưng đến tuần thứ 4 xuất hiện mùi hắc.
Mẫu 19 ngày tuổi biến đổi nhanh hơn so với 21, 23 và 25 ngày về mùi và vị: sau 4
tuần hạt đã có mùi hắc mạnh và vị kém ngọt. Mẫu 21, 23 và 25 ngày tuổi có biến
đổi nhưng ít hơn.
- Tốc độ hư hỏng mẫu: 19 ngày > 21 ngày > 23 ngày > 25 ngày. Theo quan sát, hạt
sen ở các độ tuổi 21, 23, 25 ngày có thể bảo quản lạnh nguyên vỏ hơn 6 - 7 tuần
vẫn cho chất lượng nhân hạt bên trong tốt trong khi đó hạt sen 19 ngày tuổi chỉ bảo
quản được tối đa 5 tuần.
(ii) Sự thay đổi cấu trúc hạt sen
Cấu trúc là tính chất vật lý quan trọng của hạt sen cũng như rau quả trong quá trình
bảo quản lạnh. Kết hợp với màu sắc và mùi vị, cấu trúc là yếu tố cực kỳ quan trọng
dùng để đánh giá chất lượng rau quả tươi. Cấu trúc rau quả phụ thuộc vào nhiều nhân
tố như: cấu trúc của vách tế bào, hàm ẩm và thành phần hóa học cấu tạo nên nó. Theo
những độ tuổi khác nhau cấu trúc hạt sen cũng khác nhau và thay đổi không giống
nhau trong quá trình bảo quản. Sự thay đổi đó được thể hiện trong bảng 4 và đồ thị
biểu diễn sự thay đổi cấu trúc hạt sen theo các độ tuổi trong quá trình bảo quản lạnh ở
hình 10. Số liệu thí nghiệm được được xử lý thống kê Statgraphics 4.0.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 26
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 4: Sự thay đổi cấu trúc hạt sen nguyên vỏ trong quá trình bảo quản lạnh ở các độ
tuổi khác nhau (g lực)
Độ tuổi (ngày) Thời gian bảo quản lạnh
(tuần) 19 21 23 25
0
1
2
3
4
5
916,247ab
973,362ab
994,195b
940,445a
922,083abc
892,972a
1321,14a
1250,97a
1263,92a
1256,36a
1269,8a
1235,56a
1416,41a
1387,06a
1382,06a
1453,58a
1349,11a
1500,11a
2000c
1517,31ab
1611,28b
1495,33ab
1429,5a
1532,00ab
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
0
500
1000
1500
2000
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Đ
ộ
cứ
ng
(g
lự
c
/m
m2
)
19
21
23
25
Hình 10: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi cấu trúc trong bảo quản lạnh của hạt sen nguyên vỏ
ở các độ tuổi khác nhau
Kết quả thống kê số liệu cho thấy:
- Trong quá trình bảo quản lạnh, cấu trúc của hạt sen 19 tuổi thay đổi theo chiều
hướng tăng nhẹ độ cứng sau 2 tuần bảo quản, sau đó giảm dần khi thời gian bảo
quản tăng. Nhìn chung, cấu trúc của sen 19 tuổi ít thay đổi. Cấu trúc của sen 25
tuổi giảm nhanh trong những tuần đầu sau đó ổn định theo thời gian bảo quản. Hai
độ tuổi 21 và 23 cho kết quả rất tốt: độ cứng mẫu ổn định sau 5 tuần bảo quản.
- Hạt sen có độ tuổi càng lớn thì độ cứng càng tăng và khả năng giữ được cấu trúc
sau thời gian dài bảo quản càng tốt. Hai độ tuổi 21 và 23 cho kết quả rất tốt sau 5
tuần bảo quản lạnh: độ cứng mẫu ổn định.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 27
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
- Nguyên nhân lớn nhất của sự thay đổi cấu trúc hạt có thể là do sự mất ẩm, hút ẩm,
sự lão hóa và thoái hóa tinh bột, độ thành thục của mẫu. Khi mất ẩm, tính giòn của
hạt giảm nhẹ nhưng độ dai lại tăng đáng kể làm giá trị đo được ít biến đổi. Do hàm
ẩm của hạt ban đầu lớn, sau thời gian bảo quản dài, mẫu bị đọng ẩm nhiều dẫn đến
sự hút ẩm làm hạt thối nhũng gây hư hỏng, đặc biệt là sau 4 – 5 tuần bảo quản. Sự
lão hóa tinh bột làm cấu trúc hạt vững chắc hơn. Trong khi đó sự thoái hóa tinh bột
làm giảm đáng kể cấu trúc, cùng với sự mất ẩm sẽ làm hạt trở nên mềm và dai.
(iii) Sự thay đổi màu sắc của hạt sen
Hạt sen tươi thường được đánh giá chất lượng dựa trên màu sắc của hạt. Đây là một
chỉ tiêu quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm của hạt sen (do dễ
quan sát, dễ biến đổi trong quá trình chế biến và bảo quản). Màu sắc hạt sen tươi
không những phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, nhiệt độ, enzyme hóa nâu mà
còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản.
Màu vỏ của hạt sen thường chuyển từ màu xanh lá sang màu nâu đến xám đen. Màu
nhân hạt của hạt sen đã bóc vỏ thường chuyển đổi từ màu trắng sang màu nâu đen do
phản ứng hoá nâu nên kết quả đánh giá sự thay đổi màu sắc trong quá trình bảo quản
lạnh thường dựa trên sự khác biệt màu L và a. Giá trị L càng lớn thì mẫu càng sáng
đẹp, giá trị a càng nhỏ (càng âm) thì hạt có màu xanh lá tươi như mẫu ban đầu. Sự
thay đổi màu của hạt sen sau thời gian bảo quản lạnh thể hiện qua bảng 5, bảng 6,
bảng 7 và đồ thị ở hình 11, hình 12, hình 13. Số liệu thí nghiệm được được xử lý
thống kê Statgraphics 4.0.
Bảng 5: Sự thay đổi giá trị màu L của vỏ hạt sen trong quá trình bảo quản lạnh ở các
độ tuổi khác nhau
Độ tuổi (ngày) Thời gian bảo quản lạnh
(tuần) 19 21 23 25
0
1
2
3
4
5
65,77b
66,64c
64,41bc
63,38ab
61,62a
61,99a
66,60bc
67,48c
65,07b
62,31a
62,45a
61,77a
69,42d
66,64c
64,41bc
63,38ab
61,62a
61,99a
50,22ab
48,96a
50,24ab
57,96b
55,91ab
54,39ab
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 28
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
45
50
55
60
65
70
75
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Đ
ộ
m
àu
L
c
ủa
v
ỏ
hạ
t .
19
21
23
25
Hình 11: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi giá trị màu L của vỏ hạt sen trong quá trình bảo quản
lạnh ở các độ tuổi khác nhau
Bảng 6: Sự thay đổi giá trị màu a của vỏ hạt sen trong quá trình bảo quản lạnh ở các
độ tuổi khác nhau
Độ tuổi (ngày) Thời gian bảo quản lạnh
(tuần) 19 21 23 25
0
1
2
3
4
5
-20,87a
-18,59b
-18,09b
-14,97c
-14,92c
-14,24c
-20,07a
-19,61a
-19,01a
-15,69b
-15,49b
-15,48b
-20,38a
-18,83a
-15,16b
-14,71b
-13,64bc
-12,27c
-4,01a
-0,23b
-0,14b
0,95b
2,94b
7,39c
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 29
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
10
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Đ
ộ
m
àu
a
c
ủa
v
ỏ
hạ
t .
19
21
23
25
Hình 12: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi giá trị màu a của vỏ hạt sen trong quá trình bảo quản lạnh
ở các độ tuổi khác nhau
Bảng 7: Sự thay đổi giá trị màu L của nhân hạt sen đã bóc vỏ trong quá trình bảo quản
lạnh ở các độ tuổi
Độ tuổi (ngày) Thời gian bảo quản lạnh
(tuần) 19 21 23 25
0
1
2
3
4
5
89,97e
89,19d
87,31c
86,46a
87,18bc
86,59ab
88,30bc
88,83c
88,68c
88,39bc
87,58a
87,73ab
88,94d
87,77c
87,59c
86,62b
86,72b
85,79a
86,12b
86,29b
86,60b
84,87a
85,03a
84,36a
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 30
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
83
85
87
89
91
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Đ
ộ
m
àu
L
c
ủa
n
hâ
n
hạ
t
19
21
23
25
Hình 13: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi giá trị màu L của nhân hạt sen trong quá trình bảo quản
lạnh ở các độ tuổi khác nhau
Kết quả thống kê số liệu cho thấy:
- Giá trị màu L và a của vỏ cũng như giá trị L của nhân hạt thì khác nhau ở các độ
tuổi. Giá trị L của vỏ tăng dần ở các độ tuổi từ 19 tuổi đến 23 tuổi và giảm đi khi
sen đạt 25 tuổi và a của vỏ tương đối ổn định ở độ tuổi từ 19 – 23 tuổi, tăng mạnh
ở 25 tuổi (màu vỏ hạt từ xanh chuyển sang nâu đen). Giá trị L của nhân hạt ổn
định ở độ tuổi 19 – 23 và giảm ở 25 tuổi (do khó lột vỏ lụa có màu vàng).
- Màu hạt thay đổi theo thời gian bảo quản. Ở bất kỳ độ tuổi nào, thời gian bảo quản
càng dài thì màu hạt càng tối và chuyển sang màu nâu, kém xanh hơn so với ban
đầu (giá trị L của vỏ và nhân hạt giảm, giá trị a tăng).
- So sánh giữa các mẫu sau 5 tuần bảo quản, mẫu sen 21 và 23 tuổi ít biến đổi màu
nhất.
(iv) Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen
Đối với hạt sen tươi, độ ẩm là một yếu tố quan trọng cần theo dõi vì nó có ảnh hưởng
đến cấu trúc (tính giòn, cứng chắc hay mềm mại, độ dai) và khả năng bảo quản của hạt
sen (độ ẩm càng thấp càng dễ bảo quản). Hạt có độ ẩm lớn khi bị mất ẩm sẽ làm bề
mặt trở nên nhăn nheo, kém sáng bóng, làm tăng khả năng đọng ẩm trong bao bì. Bao
bì bị đọng ẩm nhiều sẽ làm cho mẫu mau hư thối.
Hạt sen bảo quản theo định kỳ 1 tuần sẽ được xác định độ ẩm (đồng thời với việc đo
cấu trúc và màu sắc) bằng máy phân tích ẩm nhanh. Số liệu thu nhận được xử lý thống
kê theo Statgraphic 4.0 và trình bày ở bảng 8.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 31
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 8: Sự thay đổi độ ẩm (%) của hạt sen nguyên vỏ trong quá trình bảo quản lạnh
theo các độ tuổi
Độ tuổi (ngày) Thời gian bảo quản lạnh
(tuần) 19 21 23 25
0
1
2
3
4
5
72,42a
71,27a
70,13a
70,93a
71,77a
73,13a
63,74a
62,38a
60,56a
61,88a
62,66a
62,48a
60,54a
60,11a
59,89a
59,36a
59,64a
59,79a
56,03
57,01
56,31
55,15
55,42
56,27
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
50
55
60
65
70
75
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Đ
ộ
ẩm
(%
)
19
21
23
25
Hình 14: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ ẩm của hạt sen nguyên vỏ trong quá trình bảo quản
lạnh ở các độ tuổi khác nhau
Qua số liệu đã xử lý ta thấy, khi bảo quản hạt còn vỏ ở tất cả các độ tuổi 19 – 21 – 23
– 25, độ ẩm của nhân hạt ít biến đổi trong suốt 5 tuần bảo quản. Điều này cho thấy,
khi dùng PA làm màng bao và tiến hành hút chân không sẽ làm giảm đi sự mất ẩm từ
hạt một cách đáng kể.
(v) So sánh chất lượng hạt sen nguyên vỏ sau thời gian bảo quản giữa các độ tuổi thu
hoạch
Bên cạnh điều kiện bảo quản, độ tuổi thu hoạch hạt sen có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng sản phẩm sau tồn trữ. Vì thế, việc tìm ra một độ tuổi thu hoạch phù hợp với việc
bảo quản lạnh hạt sen nguyên vỏ là cần thiết.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 32
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Từ các số liệu thu thập được về sự biến đổi cấu trúc, màu sắc, giá trị cảm quan, ta
chọn các số liệu của hạt sen nguyên vỏ bảo quản lạnh ở các độ tuổi 19, 21, 23, 25
trong cùng thời gian bảo quản (5 tuần), tiến hành xử lý thống kê theo Statgraphic 4.0
và kết quả trình bày ở bảng 9.
Bảng 9: So sánh chất lượng hạt sen nguyên vỏ sau thời gian bảo quản giữa các độ tuổi
thu hoạch
Độ tuổi (ngày)
Cấu trúc
(g lực)
Màu L của
vỏ hạt
Màu a của
vỏ hạt
Màu L của
nhân hạt
Độ ẩm (%)
19
21
23
25
892,97a
1235,56b
1500,11c
1595,78c
62,76b
61,77b
61,99b
39,19a
-14,24ab
-15,69a
-13,64c
7,39d
86,59b
87,73c
85,79b
84,36a
73,13
62,48
59,79
56,27
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
Từ các phân tích bên trên cho thấy, 2 mẫu hạt sen có độ tuổi 21 và 23 thích hợp chọn
để bảo quản. Kết hợp với bảng thống kê (bảng 9), cho thấy cùng thời gian bảo quản
nhưng mẫu sen 23 ngày tuổi cho cấu trúc tốt hơn, có màu vỏ sáng hơn và có độ ẩm
thấp hơn (dễ bảo quản hơn) mẫu sen 21 ngày tuổi. Vì thế, ta chọn mẫu sen có độ tuổi
23 để xử lý bảo quản lạnh nguyên vỏ.
4.2.2 Ảnh hưởng của độ tuổi thu hoạch đến sự thay đổi chất lượng hạt sen bóc
vỏ trong quá trình bảo quản lạnh
(i) Sự thay đổi về giá trị cảm quan
Do số liệu đo đạc bằng máy không phản ánh hết thực trạng mẫu nên tiến hành đánh
giá cảm quan cùng với việc thu thập số liệu bằng các phép đo là cần thiết.
Theo quan sát, những biến đổi về cảm quan của mẫu bao gồm: sự thay đổi màu trắng,
sáng sang trắng ngà và bị hóa nâu, hiện tượng phồng bao bì do sự hô hấp tạo khí, hiện
tượng đọng ẩm trong bao bì, sự biến đổi trong cấu trúc và mùi vị. Về cấu trúc, hạt có
độ giòn giảm, độ dai tăng. Về mùi vị, khi thời gian bảo quản càng dài hạt có mùi hắc
và vị nhạt đi. Theo thời gian bảo quản, mẫu hạt sen ở các độ tuổi có các biến đổi cụ
thể như:
- Sự đọng ẩm trong bao bì tăng theo thời gian tồn trữ. Mức độ đọng ẩm ở các độ
tuổi trong cùng 1 tuần bảo quản: 19 ngày > 21 ngày > 23 ngày > 25 ngày; mẫu hạt
sen bóc vỏ đọng ẩm nhiều hơn sen nguyên vỏ.
- Trong cùng 1 tuần bảo quản, mức độ phồng bao bì của mẫu có độ tuổi 19 ngày >
21 ngày > 23 ngày > 25 ngày. Mẫu nguyên vỏ phồng hơn mẫu bóc vỏ.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 33
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
- Độ cứng, độ giòn của hạt giảm so với ban đầu, về mức độ: 19 ngày > 21 ngày > 23
ngày > 25 ngày.
- Mùi vị của hạt ít biến đổi trong 2 tuần đầu nhưng đến tuần thứ 3 có sự biến đổi.
Mẫu 19 ngày tuổi biến đổi rất mạnh về mùi và vị: sau 3 tuần hạt đã có mùi hắc
mạnh và vị nhạt hẳn. Mẫu 21, 23 và 25 ngày tuổi có biến đổi nhưng ít hơn.
- Tốc độ hư hỏng mẫu: 19 ngày > 21 ngày > 23 ngày > 25 ngày (đặc biệt đối với sen
19 ngày tuổi đến tuần thứ 2 đã có hiện tượng nhăn nheo bề mặt)
(ii) Sự thay đổi cấu trúc hạt sen
Cũng như bảo quản hạt sen nguyên vỏ, cấu trúc của hạt sen bóc vỏ sau bảo quản là
một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, hạt sen bảo
quản lạnh bóc vỏ do đã mất lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nên nguyên liệu sẽ chịu các ảnh
hưởng của điều kiện bảo quản lớn hơn, sâu sắc hơn, khả năng tổn thương lạnh tăng, sự
tổn thương do cơ học xảy ra trên bề mặt, sự mất ẩm mạnh hơn. Vì lý do đó, cấu trúc
của hạt sen bóc vỏ sau bảo quản có thể sẽ biến đổi nhiều hơn so với tồn trữ hạt sen
nguyên vỏ.
Chỉ tiêu cấu trúc được đo đạc và ghi nhận định kỳ 1 tuần/1lần bằng máy đo cấu trúc
Rheotex và theo dõi liên tục qua 5 tuần trữ lạnh mẫu ở nhiệt độ 4 – 60C theo các độ
tuổi khác nhau. Số liệu thu nhận được xử lý thống kê Statgraphics 4.0 và được trình
bày ở bảng 10 và đồ thị hình 15.
Bảng 10: Sự thay đổi cấu trúc (g lực) của hạt sen bóc vỏ trong quá trình bảo quản lạnh
ở các độ tuổi
Độ tuổi (ngày) Thời gian bảo quản lạnh
(tuần) 19 21 23 25
0
1
2
3
4
5
916,25ab
934,49ab
969,56b
869,06a
Hư hỏng
Hư hỏng
1321,14a
1336,28a
1326,61a
1382,17ab
1487,97b
Hư hỏng
1416,41a
1411,28a
1429,53a
1480,08a
1539,89a
Hư hỏng
2000,00b
2000,00b
1679,22a
1583,94a
1611,44a
1605,17a
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 34
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
500
1000
1500
2000
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Đ
ộ
cứ
ng
(g
lự
c/
m
m2
)
19
21
23
25
Hình 15: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi cấu trúc trong bảo quản lạnh của hạt sen bóc vỏ ở các độ
tuổi khác nhau
Kết quả thống kê số liệu cho thấy:
- Hạt sen có độ tuổi càng lớn thì cấu trúc càng lớn và thời gian bảo quản càng dài,
cấu trúc hạt ít biến đổi trong thời gian dài bảo quản.
- Hạt sen 19 ngày tuổi có thời gian bảo quản thấp nhất. Hạt sen 25 ngày tuổi có thời
gian bảo quản dài nhất nhưng thực tế cho thấy sen 25 ngày tuổi khó tiến hành việc
bóc vỏ để bảo quản, hạt ban đầu có giá trị cảm quan kém.
- Hai mẫu hạt sen có độ tuổi 21 và 23 có cấu trúc khá ổn định trong suốt thời gian
bảo quản và bảo quản cũng khá dài – 4 tuần.
(iii) Sự thay đổi màu sắc hạt sen
Đối với hạt sen bóc vỏ, bề mặt hạt dễ dàng bị các vết xây sướt trong quá trình xử lý.
Vì thế enzyme gây hóa nâu và cơ chất có nhiều khả năng phản ứng với nhau làm cho
màu sắc của hạt mau chóng chuyển từ màu trắng sữa sang màu nâu, màu hạt trở nên
tối. Sự tiếp xúc trực tiếp của bề mặt nhân hạt với không khí và ẩm từ nguyên liệu thoát
ra làm tăng sự thay đổi màu này và làm cho giá trị cảm quan của hạt giảm nhanh (bị rỗ
bề mặt, màu tối, hóa nâu, vị nhạt hơn và có mùi lạ).
Giá trị màu L đặc trưng cho độ sáng tối của hạt nên dùng làm chỉ tiêu đánh giá sự thay
đổi màu sắc trên hạt. Giá trị L được đo đạc và ghi nhận bằng máy đo màu và xử lý
thống kê Statgraphics 4.0. Kết quả về ảnh hưởng của độ tuổi đến màu sắc hạt sen sau
bảo quản lạnh được trình bày ở bảng 11 và đồ thị biểu diễn mối tương quan này ở
hình 16.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 35
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Bảng 11: Sự thay đổi giá trị màu L của hạt sen bóc vỏ trong quá trình bảo quản lạnh
theo các độ tuổi
Độ tuổi (ngày) Thời gian bảo quản lạnh
(tuần) 19 21 23 25
0
1
2
3
4
5
89,97d
86,43c
85,06b
83,65a
Hư hỏng
Hư hỏng
88,30d
86,53c
85,39b
83,81a
82,73a
Hư hỏng
88,94d
86,53c
86,13bc
85,61b
84,22a
Hư hỏng
86,12b
84,66ab
84,53a
84,52a
85,43ab
85,72ab
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
82
84
86
88
90
92
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Đ
ộ
m
àu
L
19
21
23
25
Hình 16: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi giá trị màu L của hạt sen bóc vỏ trong quá trình bảo quản
lạnh ở các độ tuổi khác nhau
Từ việc xử lý số liệu thu thập được cho thấy: thời gian bảo quản càng dài thì L càng
giảm, màu hạt càng tối (màu hạt chuyển từ màu trắng sang nâu xám). Nguyên nhân
chủ yếu hạt sen sậm màu là do xảy ra phản ứng hóa nâu.
(iv) Sự thay đổi độ ẩm hạt sen
Độ ẩm của hạt sen tươi là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là đối với hạt sen bảo
quản không vỏ. Do không còn lớp vỏ bảo vệ, hạt sen trữ lạnh dưới hình thức đã bóc
vỏ dễ mất ẩm và đọng ẩm trên bề mặt. Sự mất ẩm làm bề mặt hạt trở nên nhăn nheo,
và làm tăng độ dai của mẫu. Sự đọng ẩm làm cho mẫu mau hư hỏng do hiện tượng
thối nhũn, hạt bị nhớt do sự phát triển của vi sinh vật, gây mùi lạ cho sản phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 36
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Hạt sen bảo quản theo định kỳ 1 tuần sẽ được xác định độ ẩm (đồng thời với việc đo
cấu trúc và màu sắc) bằng máy phân tích ẩm nhanh. Số liệu thu nhận được xử lý thống
kê theo Statgraphic 4.0 và trình bày ở bảng 12.
Bảng 12: Sự thay đổi độ ẩm (%) của hạt sen bóc vỏ trong quá trình bảo quản lạnh theo
các độ tuổi
Độ tuổi (ngày) Thời gian bảo quản lạnh
(tuần) 19 21 23 25
0
1
2
3
4
5
72,92ab
71,92ab
70,96a
73,68b
Hư hỏng
Hư hỏng
63,74ab
61,01ab
59,49a
61,58ab
64,27b
Hư hỏng
60,54a
59,60a
58,94a
59,72a
61,46a
Hư hỏng
56,03
58,83
58,91
58,76
57,65
59,00
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
50
55
60
65
70
75
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Đ
ộ
ẩm
(%
)
19
21
23
25
Hình 17: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ ẩm của hạt sen bóc vỏ trong quá trình bảo quản lạnh ở
các độ tuổi khác nhau
Kết quả xử lý số liệu cho thấy:
- Độ ẩm của mẫu ban đầu giảm dần theo độ tuổi từ 19 > 21 > 23 >25 ngày tuổi.
- Độ ẩm của mẫu giảm từ đầu đến tuần bảo quản thứ 2 do hạt bị mất ẩm. Độ ẩm mẫu
có xu hướng tăng lên khi mẫu sắp hư hỏng do hiện tượng đọng ẩm trong bao bì và
hiện tượng hư thối xảy ra.
- Mẫu 21 và 23 ngày tuổi có độ ẩm ít biến đổi trong suốt thời gian bảo quản. Mẫu 23
ngày tuổi có độ ẩm ổn định nhất trong suốt thời gian bảo quản.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 37
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
(v) So sánh chất lượng hạt sen không vỏ sau thời gian bảo quản giữa các độ tuổi thu
hoạch
Bên cạnh điều kiện bảo quản, độ tuổi thu hoạch hạt sen có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng sản phẩm sau tồn trữ. Vì thế, việc tìm ra một độ tuổi thu hoạch phù hợp với việc
bảo quản lạnh hạt sen không vỏ là cần thiết.
Từ các số liệu thu thập được về sự biến đổi cấu trúc, màu sắc, giá trị cảm quan, tiến
hành chọn các số liệu của hạt sen bóc vỏ ở các độ tuổi 19, 21, 23, 25 được bảo quản
lạnh trong cùng thời gian (3 tuần), tiến hành xử lý thống kê theo Statgraphic 4.0 và kết
quả trình bày ở bảng 13.
Bảng 13: So sánh chất lượng hạt sen bóc vỏ sau thời gian bảo quản giữa các độ tuổi thu
hoạch
Độ tuổi (ngày) Cấu trúc (g lực) Màu L Độ ẩm (%)
19
21
23
25
869,06a
1382,17b
1480,08bc
1583,94c
83,65a
83,81a
85,61c
84,52bc
73,68
61,58
59,72
58,76
Các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% trên cùng một cột
Từ các phân tích bên trên cho thấy, 2 mẫu hạt sen có độ tuổi 21 và 23 thích hợp chọn
để bảo quản. Kết hợp với bảng thống kê (bảng 11) , cho thấy trong cùng thời gian bảo
quản nhưng mẫu sen 23 ngày tuổi cho cấu trúc tốt hơn, có màu sáng hơn và có độ ẩm
thấp hơn (dễ bảo quản hơn) mẫu sen 21 ngày tuổi. Vì thế, mẫu sen có độ tuổi 23 được
chọn để xử lý bảo quản lạnh hạt sen bóc vỏ.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 38
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Từ những kết quả thu nhận được có thể đánh giá tổng quát như sau:
* Về thời gian làm lạnh
- Thời gian làm lạnh phụ thuộc vào độ tuổi của hạt sen mà hai nhân tố có ảnh hưởng
là độ ẩm của mẫu và cấu trúc hạt tinh bột. Sen càng già, độ ẩm càng thấp thì thời
gian làm lạnh càng dài. Thời gian làm lạnh trung bình của hạt sen đã tách vỏ, bỏ
nhụy, ở 19 ngày tuổi là khoảng 26 phút, 21 ngày tuổi là 28 phút, 23 ngày tuổi là 33
phút.
- Trong cùng một độ tuổi, thời gian làm lạnh hạt sen nguyên vỏ dài hơn hạt sen tách
vỏ, bỏ nhụy. Ở 23 ngày tuổi, thời gian cần thiết để làm lạnh hạt sen từ nhiệt độ
250C xuống 60C, đối với loại hạt nguyên vỏ là khoảng 45 phút và với hạt tách vỏ,
bỏ nhụy là khoảng 33 phút.
* Về thời gian bảo quản
- Trong cùng một độ tuổi, thời gian bảo quản lạnh của hạt sen nguyên vỏ dài hơn so
với hạt sen bóc vỏ và ít biến đổi về chất lượng hơn nhờ được lớp vỏ bảo vệ (sen
nguyên vỏ bảo quản hơn 5 tuần còn sen bóc vỏ chỉ tồn trữ được không quá 4 tuần).
- Thời gian bảo quản lạnh của hạt sen nguyên vỏ và bóc vỏ ở độ tuổi thu hoạch càng
lớn thì càng dài (19 ngày < 21 ngày ≤ 23 ngày < 25 ngày). Thời gian này còn phụ
thuộc vào độ ổn định nhiệt độ của tủ lạnh (phòng tồn trữ).
* Sự thay đổi chất lượng trong quá trình bảo quản lạnh hạt sen nguyên vỏ và không
vỏ
- Cấu trúc ban đầu của hạt tăng theo thời gian sinh trưởng (từ giòn → cứng → cứng
dai → hơi mềm và rất dai – tương ứng với hạt sen > 25 ngày tuổi).
- Cấu trúc hạt sau thời gian bảo quản sẽ giảm dần. Sự giảm cấu trúc phụ thuộc vào
độ tuổi: sen càng già thì cấu trúc càng ít thay đổi trong quá trình tồn trữ.
- Cấu trúc của hạt sen nguyên vỏ ít thay đổi so với hạt sen không vỏ và gần với mẫu
tươi hơn.
- Màu sắc của hạt sen sẽ giảm dần theo thời gian bảo quản. Hạt sẽ chuyển từ màu
xanh lá, sáng bóng sang màu nâu xám do hiện tượng hóa nâu và sự phân hủy
chlorophyll.
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 39
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
- Độ ẩm hạt sen sau thời gian bảo quản sẽ giảm dần (rất rõ ở những tuần đầu) do bị
mất ẩm. Khi có hiện tượng đọng ẩm trong bao bì, độ ẩm hạt lại tăng lên do hiện
tượng hút ẩm gây thối nhũng (những tuần cuối gần hư hỏng).
- Hạt sen có độ tuổi thu hoạch 23 ngày sau khi rụng cánh hoa thích hợp để xử lý bảo
quản lạnh (nguyên vỏ hay bóc vỏ). Ở độ tuổi nhỏ hơn 23 ngày tuổi, hạt có độ ẩm
lớn mau hư thối, hạt có độ tuổi lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0287.pdf