Ngoài các hình thức huy động giống các ngân hàng khác, thì ABBANK nói
chung và ABBANK Cần Thơ nói riêng vẫn có nhiều hình thức khác để thu hút nguồn
vốn vào ngân hàng mình như:
Dựa vào cổ đông chiến lược là EVN để huy động nguồn tiền từ cán bộ - công
nhân viên của EVN.
Dựa vào các doanh nghiệp như: Công ty Thực phẩm Vĩnh Long, Công ty
Lương thực Đồng Tháp, Công ty Ấn Độ Dương, Đây là các khách hàng vay lớn
của ngân hàng. Vì thế, các doanh nghiệp này sẽ phải gửi tiền vào ABBANK Cần
Thơ. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng là trung gian trong hoạt động bán chéo
sản phẩm của ngân hàng.
Vận động chính cán bộ - công nhân viên và gia đình của ABBANK gửi tiền
vào ngân hàng mình. Đây là nguồn vốn nội lực của ABBANK.
Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút vốn.
Đặt biệt, sản phẩm You saving – Tiết kiệm tích lũy là một sản phẩm thuận lợi
cho khách hàng và rất được sự quan tâm của khách hàng hiện nay
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá trị bình quân của một đồng tiền nào
đó so với một nhóm đồng tiền khác.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 8
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK)
Đây là chương giới thiệu tổng quan về ABBANK và ABBANK chi nhánh Cần
Thơ và tình hình hoạt động của ABBANK. Chương này giúp cho chúng ta hiểu được
sơ lược về ABBANK; lịch sử thành lập, cơ cấu tổ chức và mạng lưới của ABBANK
và cũng giúp ta hiểu được sơ lược tình hình hoạt động của hội sở ABBANK và
ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ. Việc này rất có ích cho việc khảo sát sự ảnh hưởng
của giá trị đồng đôla đến tình hình huy động vốn của ABBANK – Chi nhánh Cần
Thơ sau này.
3.1 Thông tin chung về ABBANK
3.1.1 Giới thiệu về ABBANK
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (gọi tắt là “ABBANK”) là một ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ABBANK được thành lập và đăng ký hoạt động
tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
ABBANK đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp giấy phép
hoạt động Ngân hàng số 00311/NH-GP ngày 15 tháng 4 năm 1993, có hiệu lực từ
ngày 18 tháng 9 năm 1997 trong thời hạn 20 năm. Theo Quyết định chấp thuận số
1333 ngày 07 tháng 09 năm 2005 của NHNN Việt Nam, ABBANK đã được phép
chuyển từ ngân hàng cổ phần nông thôn thành ngan hàng thương mại cổ phần đô thị.
Do đó, ABBANK được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động ngân hàng. Bao gồm:
hoạt động huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức
và các nhân khác nhau; hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ
chức và cá nhân khác nhau dựa vào tính chất và năng lực nguồn vốn của ngân hàng;
tiến hành các giao dịch ngoại hối, các dịch vụhỗ trợ thương mại quốc tế, chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Ngoài ra, ABBANK còn cung cấp các
dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng với nhau và các hoạt động ngân hàng khác khi
NHNN cho phép.
3.1.2 ABBANK – Các mốc son phát triển
Năm 1993
ABBANK được thành lập vào tháng 4 năm 1993 với vốn điều lệ 1 tỷ. Trụ sở
đặt tại 138 Hùng Vương, Thị trấn An Lạc, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Năm 2002
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát
triển cũng như mong muốn ngày càng phát triển. Vào tháng 3 năm 2002, ABBANK
tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành
kinh doanh ngân hàng Thương mại và ngân hàng Đầu tư.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 9
Năm 2005
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của
ABBANK
Các cổ đông lớn khác: Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng công
ty Xuất nhập Hà Nội (GELEXIMCO).
Năm 2006
Ngày 27 tháng 10 năm 2006, khai trương ABBANK Đà Nẵng.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, ABBANK đã phát hành thành công 1000 tỷ trái
phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina
Capital.
Ngày 14 và 16 tháng 11 năm 2006, khai trương ABBANK Đinh Tiên Hoàng
và ABBANK Trần Khát Chân.
Ngày 06 tháng 12 năm 2006, ký hợp đồng triển khai core banking solutions
với Temenos và khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội.
Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ VND vào đầu năm 2006 lên 1.131 tỷ VND vào
cuối năm 2006.
Năm 2007
Tháng 1 năm 2007, tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát
hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á.
Tháng 3 năm 2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với
AGRIBANK.
Tháng 4 năm 2007, ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán
PAYNET.
Tháng 5 năm 2007, ABBANK được Ban tổ chức Hội chợ Tài chính – Ngân
hàng – Bảo hiểm Banking Expo 2007 trao giải thưởng Quả cầu vàng – the
Best Banker cho ngân hàng “ phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công
nghệ cao”.
Tháng 11 năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.300 tỷ VND.
Tháng 12 năm 2007, ABBANK đã nâng cao số lượng điểm giao dịch lên tới
53 điểm và trên 20 tỉnh thành trong cả nước.
3.1.3 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự
Sơ đồ tổ chức: hình 1 (phụ lục)
Cơ cấu nhân sự
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ABBANK đã có 908 nhân viên. Trong đó, bộ
máy điều hành gồm có:
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 10
Hội đồng quản trị
Tên Chức vụ Ngày đƣợc bổ nhiệm/ miễn nhiệm
Ông Vũ Văn Tiền Chủ tịch Bổ nhiệm ngày 22 tháng 03 năm 2005
Ông Nguyễn Hùng Mạnh Phó chủ tịch Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Đào Văn Hưng Phó chủ tịch Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Dương Quang Thành Thành viên Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Nguyễn Xuân Sơn Thành viên Bổ nhiệm ngày 02 tháng 02 năm 2007
Ban giám đốc
Tên Chức vụ Ngày đƣợc bổ nhiệm/ miễn nhiệm
Ông Lưu Đức Khánh Tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 19 tháng 01 năm 2007
Ông Nguyễn Công Cảnh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 12 tháng 04 năm 2002
Bà Trần Thanh Hoa Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 27 tháng 02 năm 2007
Ông Phạm Quốc Thanh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 04 năm 2007
Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 04 năm 2007
Ông Nguyễn Hoài Anh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 05 năm 2007
Ban kiểm soát
Tên Chức vụ
Ông Hoàng Kim Thuận Trưởng ban
Ông Võ Hồng Lĩnh Thành viên
Ông Đào Mạnh Kháng Thành viên
3.1.4 Mạng lƣới ABBANK
Mạng lưới của ngân hàng phân bổ rộng khắp trên phạm vi toàn lãnh thổ nước
Việt Nam. Hiện nay, mạng lưới của ABBANK đã có 54 điểm giao dịch gồm chi
nhánh và phòng giao dịch phủ sóng trên 21 tỉnh thành trong cả nước.
Hội sở
78 – 80 Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại (ĐT): (84-08) 9300 797
Website: www.abbank.vn
Fax: (84-08) 9300 798
Email: info@abbank.vn
3.2 ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ
3.2.1 Sơ lƣợc sự thành lập và hoạt động
ABBANK Cần Thơ được thành lập vào ngày 07 tháng 03 năm 2006. Đây là chi
nhánh cấp một của ABBANK tại tỉnh Cần Thơ. ABBANK Cần Thơ có trụ sở đặt tại:
số 02, Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Đến
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 11
ngày 07 tháng 04 năm 2007, ABBANK Cần Thơ chính thức di dời về địa điểm mới:
74 – 76 Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
ABBANK Cần Thơ hoạt động theo quy định chung của NHNN và hội sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ABBANK Cần Thơ quản lý 5 phòng giao dịch
của ABBANK là: ABBANK An Nghiệp (thành lập 03/2006), ABBANK Vĩnh Long
(thành lập 05/2006), ABBANK Long Xuyên (thành lập 06/2007), ABBANK Cao
Lãnh (thành lập 06/2007) và ABBANK Rạch Giá (thành lập 11/2007).
3.2.2 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự
Sơ đồ tổ chức: hình 2 (phụ lục)
Cơ cấu nhân sự
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ABBANK Cần Thơ đã có 114 nhân viên.
Trong đó, bộ máy điều hành gồm có:
Ban giám đốc
Tên Chức vụ
Bà Phạm Hoàng Thúy Giám đốc
Ông Võ Minh Nguyên Phó giám đốc
Ông Nguyễn Thanh Thống Phó giám đốc
Ông Lý Tài Hưng Phó giám đốc
Các phòng ban
Tên Chức vụ
Bà Lê Thủy Tiên Trưởng phòng Kế toàn
Ông Nguyễn Khắc Trọng Trưởng phòng Quan hệ khách hàng
Bà Hồ Thị Cúc Trưởng phòng Ngân quỹ
Bà Trần Ngọc Thúy Hằng Trưởng phòng Hành chánh - Nhân sự
Ông Châu Kim Nghĩa Trưởng phòng Quản lý rủi ro
3.3 Quan hệ của ABBANK với các tổ chức khác
Mối quan hệ của ABBANK với các cổ đông và đối tác chiến lược như: Tổng
công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty dầu
khí (PVFC) và Công ty chúng khoán An Bình (ABS) ngày càng phát triển tốt đẹp và
đem lại nhiều thành công trong kinh doanh
3.3.1 Hợp tác với ABS
ABBANK là một trong các cổ đông thành lập của công ty chứng khoán An
Bình (ABS). Trong thời gian qua, ABBANK đã góp vốn hàng tỷ đồng vào ABS,
cung ứng khoản tín dụng hàng trăm tỷ đồng. Đồng thời, mở chung nhiều điểm giao
dịch, nơi các khách hàng của ABS được nhân viên của ABBANK cung cấp dịch vụ
thu chi tiền giao dịch chúng khoán và các hoạt động thanh toán khác. Mô hình phục
vụ chung ABBANK – ABS đã được khách hàng đánh giá cao và khen ngợi vì thuận
lợi và thời gian phục vụ nhanh.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 12
3.3.2 Hợp tác với EVN
Việc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành đối tác chiến lược của
ABBANK không những mang lại giá trị hình ảnh cho ABBANK mà còn mang đến
cho ABBANK những cơ hội tiềm năng to lớn. Việc hợp tác này đã đem lại những
thành công đáng khích lệ cho ABBANK như:
Cung cấp các dịch vụ tài khoản, quản lý nguòn tiền, dịch vụ cho vay tài trợ
các công ty, nhà thầu của EVN.
Kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ thống thanh toán của EVN và EVN Telecom
đã triển khai thanh toán hóa đơn tiền điện và hóa đơn của viễn thông điện lực. Dịch
vụ này đã được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2007 và sẽ được
triển khai rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Triển khai các quầy thu tiền điện tại các công ty điện lực tại các tỉng miền
Nam để thu tiền điện của khách hàng. Đồng thời, cũng cung cấp các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng cho các cán bộ, công nhân viên của ngành điện
Ngoài ra, ABBANK cũng ký hợp đồng hợp tác với các công ty điện vùng để
thành lập các điểm giao dịch của ABBANK tại các địa bàn của các điện lực và công
ty thành viên.
3.4 Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt đƣợc
3.4.1 Hoạt động kinh doanh chung
ABBANK bao gồm các hoạt động kinh doanh như sau:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi.
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Hùn vốn và liên doanh.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng trong và ngoài nước.
Phát hành thẻ đa năng và phát triển hệ thống chấp nhận thẻ.
Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.
3.4.2 Kết quả đạt đƣợc của ABBANK và chi nhánh Cần Thơ
ABBANK
Hiện nay, ABBANK đã là một trong các ngân hàng Thương mại cổ phần hàng
đầu và là một trong mười có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với cổ đông chiến lược
là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng và mạng lưới rộng
khắp.
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách
hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 13
Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBANK đã cung ứng các sản phẩm –
dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao
thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài
khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế, v.v…
Đối với khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ
chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng hay các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt.
Chẳng hạn: cho vay trả góp mua nhà, đất; xây, sửa chữa nhà; cho vay trả góp
mua nhà, đất 30 năm và có bảo hiểm nhân thọ cho người vay; cho vay trả góp
mua ô tô; cho vay tiêu dùng tín chấp; cho vay sản xuất kinh doanh trả góp;
cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay tiêu dùng thế chấp linh hoạt, v.v…
Các sản phẩm tiết kiệm YOUsaving: tiết kiệm theo thời gian thực gửi, tiết
kiệm bậc thang, … và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài
nước; v.v…
Với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư
vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng các khách hàng
công ty, ABBANK đã cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát
hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành
trái phiếu.
Định vị và sự khác biệt của ABBANK và các khách hàng khác là việc cung
ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy
nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm của moi mô hình kinh doanh
và cơ cấu tổ chức; bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công
nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Trong 3 năm gần đây, ABBANK luôn có sự bứt phá mạnh mẽ cả về lượng và
chất.
Năm 2007, vốn điều lệ tăng 103% (từ 1.131 tỷ đồng lên 2.300 tỷ đồng).
Tổng tài sản từ 3.113.898 triệu đồng lên 17.157.578 triệu đồng (tăng 551%).
Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 592% (tăng từ 1.130 tỷ đồng lên
6.689 tỷ đồng).
Tổng huy động tăng từ 1.888 tỷ đồng lên 8.269 tỷ đồng (tăng 438%) so với
năm 2006.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 14
Biểu đồ 3.1: Kết quả kinh doanh của ABBANK năm 2007
Đơn vị tính:%
203%
551% 592%
438%
0%
100%
200%
300%
400%
500%
600%
Vốn điều lệ Tổng tài sản Tổng dƣ nợ Tổng huy động
2006
2007
ABBANK Cần Thơ
Tuy ABBANK Cần Thơ mới chính thức đi vào hoạt động hơn 2 năm nhưng đã
được một số thành quả nhất định.
Đến hết năm 2007, lợi nhuận đạt được là 1.541 triệu đồng (tăng 235% so với
năm 2006).
Đến hết năm 2007, thu nhập trước thuế đạt 2.465 tỷ đồng (tăng 229% so với
năm 2006).
Huy động vốn đạt hơn 200 tỷ đồng (tăng 338% so với năm 2006).
Dư nợ đạt hơn 755 tỷ đồng (tăng 367% so với năm 2006).
Biểu đồ 3.2: Kết quả kinh doanh cuả ABBANK Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính:%
235% 229%
367%
338%
0%
100%
200%
300%
400%
Lợi nhuận Thu nhập
trƣớc thuế
Tổng dƣ nợ Tổng huy
động
2006
2007
3.4.3 Định hƣớng phát triển
ABBANK
Phát triển các nhóm khách hàng mới, tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ
có hoạt động xuất nhập khẩu và khách hàng cá nhân.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 15
Tiếp tục đưa ra các sản phẩm đa dạng, trọn gói, có tính cạnh tranh và hàm
lượng công nghệ cao.
Lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình
kinh doanh và cơ cấu tổ chức. Bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất
trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ABBANK để tăng độ nhận
biết và giới thiệu sự khác biệt của ABBANK với khách hàng và công chúng.
Hoàn thiện thể chế và mô hình tổ chức, khai thác tối đa tính hiệu quả. Và
chuyên nghiệp từ mô hình quản lý tập trung theo ngành dọc về khối kinh
doanh nghiệp vụ và các trung tâm hỗ trợ (marketing, nhân sự, công nghệ
thông tin, kế toán, phát triển mạng lưới…) kết hợp với quản lý chiều ngang
theo khu vực và địa bàn về phát triển khách hàng và mạng lưới.
ABBANK Cần Thơ
Tăng mức dư nợ lên 1.300 tỷ đồng.
Mở rộng thêm mạng lưới: mở thêm 7 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
Phát triển mạng lưới thẻ Youcard.
Đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 16
CHƢƠNG 4: ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ TRỊ ĐỒNG ĐÔ LA
MỸ ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
CỦA ABBANK CẦN THƠ
Cũng như đã nói ở trên, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu sự chi phối
của nhiều nhân tố khác nhau. Ở phần này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu xem giá
trị của đông đô la Mỹ (USD) có ảnh hưởng như thế nào đến huy động vốn. Trước
tiên, chúng ta hãy cùng khảo sát sự biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian
gần đây.
4.1 Biến động của tỷ giá USD/VND
4.1.1 Biến động của tỷ giá USD/VND từ tháng 03/2006 đến hết tháng 12/2006
Năm 2006, năm đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO). Sau khi gia nhập, nền kinh tế phải mở cửa sâu rộng hơn. Việc này
đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoại đầu tư vào nước ta. Trong điều kiện
nền kinh tế mở cửa, hàng hóa nhập khẩu gia tăng bởi nhu cầu sử dụng hàng ngoại
của người dân cao xuất phát từ tâm lý "sính ngoại" lâu nay. Trong khi đó, hàng hóa
nước ngoài lại hấp dẫn hơn hàng VN nên các doanh nghiệp nhập khẩu, dù chi phí
nhập hàng tăng thì họ vẫn sẽ phải nhập khẩu. Có thể nói đây cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho đồng USD liên tục tăng.
Sau “cơn sốt” tỷ giá USD/VND vào tháng 04/2006 thì vào ngày 16/05/2006,
giá USD/VND trên thị trường tự do ở Hà Nội mua vào là 16.100 đồng/USD, như vậy
về cơ bản mức giá này so với mức giá của các ngân hàng thương mại là không chênh
lệch, tuy mức giá bán ra có chênh cao hơn một chút (16.200 đồng/USD).
Điều đó chứng tỏ cơn “sốt” vừa qua là do những tác động tâm lý và một số hành vi
không lành mạnh nhằm đẩy tỷ giá lên cao. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức
Thúy cho rằng: “Trong nước, tuy đồng USD vẫn tăng giá so với VND nhưng thực tế
vài năm qua cho thấy, mức độ tăng giá của USD với VND là không đáng kể, mỗi
năm chỉ 1-2%. Tôi nghĩ, trong năm nay và một, hai năm tới, mức độ tăng giá này sẽ
vẫn là như thế (1-2%), không có chuyện tăng quá cao được.”. Và sau tháng 05/2006,
tỷ giá U SD/VND đã có xu hướng tăng nhẹ lên.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 19/09/2006 được ấn định ở mức 16.005
đồng/USD. Một số doanh nghiệp lo ngại USD lên giá sẽ ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tỷ giá biến động rất nhỏ và trong
ngắn hạn chưa tác động tới cán cân xuất nhập khẩu cả nước. Trái với dự đoán rằng
khi USD lên giá sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu, phía doanh nghiệp cho
rằng, tỷ giá mới biến động nên nhìn chung không tác động nhiều đến hoạt động kinh
doanh. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất và hàng hóa lo lắng
USD lên giá sẽ khiến họ phải mua nguyên phụ liệu sản xuất và hàng hóa với giá cao
hơn trước, đồng vốn thu về bằng VND nên lợi nhuận sẽ giảm.
Theo một chuyên gia kinh tế Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD lên về lý thuyết
sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó, nhập khẩu sẽ gặp khó
khăn hơn bởi giá nhập khẩu sẽ tăng. Tuy nhiên theo vị chuyên gia này, tỷ giá
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 17
USD/VND biến động trong thời gian qua với mức độ rất nhỏ (từ đầu năm 2006 đến
tháng 09/2006 chỉ khoảng 0,6%) và không có gì là đột biến hay bất thường. Do vậy,
trong ngắn hạn việc USD lên giá không ảnh hưởng nhiều tới cán cân xuất nhập khẩu
của VN. Vị chuyên nàycũng nhận định, ít nhất trong ngắn hạn USD sẽ không lên giá
nhiều bởi hiện thâm hụt thương mại của Mỹ đang lớn nên Mỹ không dại gì mà để
cho đồng USD tăng giá quá mạnh.
Theo ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế
quốc tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, việc tỷ giá VND/USD vượt
qua ngưỡng 16.000 đồng/USD có tác động tới tâm lý nhiều hơn. Chẳng hạn, các
doanh nghiệp xuất khẩu khi thấy USD lên giá sẽ có tâm lý đua nhau thúc đẩy xuất
khẩu để hưởng lợi.
Sau đây, là biểu đồ thể hiện sự biến động tỷ giá USD/VND bình quân từng
tháng trong thời gian từng tháng 03/2006 đến 12/2006.
Đồ thị 4.1: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2006
Đơn vị tính: đồng
15.800
15.850
15.900
15.950
16.000
16.050
16.100
16.150
03/06 04/06 05/06 06/06 07/06 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06
Đồ thị trên được vẽ dựa vào bảng 1 ở phụ lục.
Đồ thị trên, cho thấy là tỷ giá USD/VND trên thị trường từ tháng 03/2006 có xu
hướng tăng dần, đã vượt ngưỡng 1 USD đổi được 16.000 VND vào tháng 09/2006.
Tỷ giá ở mức cao nhất là 1 USD đổi được 16.115 VND vào tháng 01/2007. Nhưng
đến tháng 02/2007 thì lại giảm xuống còn 1 USD chỉ đổi được 16.069 VND.
4.1.2 Biến động của tỷ giá USD/VND từ tháng 01/2007 đến hết tháng 12/2007
Sau khoảng thời gian tỷ giá USD/VND tăng liên tục thì kết thúc năm 2007, tỷ
giá USD/VND là 1 USD đổi được 16.114 đồng, chỉ cao hơn một chút so với mức
16.101 đồng cuối năm 2006.
Ngày 24/12/2007, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã thông qua quyết định của
Ngân hàng nhà Nước Việt Nam về việc nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND. Cụ thể,
biên độ tỷ giá sẽ được nới rộng từ +/-0,5% lên +/-0,75%. Trước đó, Ngân hàng nhà
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 18
nước đã hai lần thực hiện mở rộng biên độ tỷ giá: ngày 01/07/2002, mở rộng biên độ
từ +/-0,1% lên +/-0,25%; ngày 31/12/2006, mở rộng biên độ từ +/-0,25 lên +/-0,5%.
Theo Ngân hàng nhà nước, mục đích của việc mở rộng biên độ lần này nằm
trong chủ trương chung tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi
với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với biên độ +/-0,75%, các
ngân hàng thương mại sẽ có điều kiện ấn điịnh tỷ giá mua bán linh hoạt hơn sát với
cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt hơn sẽ đòi hỏi
các ngân hàng vag các thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải nâng cao khả
năng phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Từ tháng 09/2007 trở lại đây, do cung ngoại tệ dồi dào, lãi suất đồng USD trên
thị trường thế giới liên tục giảm, tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại
liên tục duy trì ở mức thấp, nhiều phiên đặt ở mức sàn cho phép và giá mua vào bán
ra ngang nhau.
Trong bối cảnh vàng và dầu “tăng nhiệt” thì USD lại có hiện tượng đi xuống.
Giá dầu liên tiếp tăng và đạt các mức cao kỷ lục so với từ trước đến nay trên thị
trường thế giới. Đồng hành với giá dầu thi giá vàng cũng tăng theo. Nhưng ngược
lại, đồng USD mất giá mạnh do dự báo cho rằng doanh số bán lẻ tăng chậm và giá
bất động sản giảm buộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục hạ lãi suất đồng
“bạc xanh”. Đồng USD mất giá khiến giới đầu tư chuyển sang tích trữ vàng.
Các chuyên gia của HSBC dự báo, xu hướng tăng giá mới này của VND so
với USD sẽ còn tiếp tục và dần tăng tốc trong thời gian tới, với mức tăng 1% của
VND so với đồng “bạc xanh” trong năm 2008 và 2% trong năm 2009.
Tương tự như ở trên, chúng ta cũng có biểu đồ thể hiện biến động tỷ giá
USD/VND bình quân từng tháng trong thời gian từ tháng 01/2007 đến hết tháng
02/2008 như sau
Đồ thị 4.2: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2007
16,020
16,040
16,060
16,080
16,100
16,120
16,140
16,160
16,180
01
/0
7
02
/0
7
03
/0
7
04
/0
7
05
/0
7
06
/0
7
07
/0
7
08
/0
7
09
/0
7
10
/0
7
11
/0
7
Đồ thị trên được vẽ dựa vào bảng 1 ở phụ lục
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 19
Dựa biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng tuy tháng 02/2007 tỷ giá USD/VND có
giảm nhẹ. Nhưng từ tháng 03/2007, tỷ giá vẫn theo chiều hướng tăng dần và đạt mức
cao nhất vào tháng 09/2007 là 1 USD đổi được 16.164 VND. Sau khi đạt mức cao
nhất tỷ giá bắt đầu có chiều hướng đi xuống. Đến tháng 12/2007 thì 1 USD chỉ còn
đổii được 16.114 VND.
4.2 Biến động của hoạt động huy động vốn của ABBANK Cần Thơ
Ngoài các hình thức huy động giống các ngân hàng khác, thì ABBANK nói
chung và ABBANK Cần Thơ nói riêng vẫn có nhiều hình thức khác để thu hút nguồn
vốn vào ngân hàng mình như:
Dựa vào cổ đông chiến lược là EVN để huy động nguồn tiền từ cán bộ - công
nhân viên của EVN.
Dựa vào các doanh nghiệp như: Công ty Thực phẩm Vĩnh Long, Công ty
Lương thực Đồng Tháp, Công ty Ấn Độ Dương,… Đây là các khách hàng vay lớn
của ngân hàng. Vì thế, các doanh nghiệp này sẽ phải gửi tiền vào ABBANK Cần
Thơ. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng là trung gian trong hoạt động bán chéo
sản phẩm của ngân hàng.
Vận động chính cán bộ - công nhân viên và gia đình của ABBANK gửi tiền
vào ngân hàng mình. Đây là nguồn vốn nội lực của ABBANK.
Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút vốn.
Đặt biệt, sản phẩm You saving – Tiết kiệm tích lũy là một sản phẩm thuận lợi
cho khách hàng và rất được sự quan tâm của khách hàng hiện nay.
4.2.1 Biến động của tình hình huy động vốn từ tháng 03/2006 đến hết tháng
12/2006
Để thu hút vốn vào ngân hàng mình trong thời gian từ 03/2006 đến hết tháng
02/2007, ABBANK đã có các hoạt động chủ yếu như sau:
ABBank khuyến mãi cho khách hàng gửi tiết kiệm USD nhân dịp Noel và
năm mới 2007. Theo ông Lưu Đức Khánh - TGĐ Ngân hàng TMCP An Bình
(ABBANK), chương trình bắt đầu từ ngày 5.12 và là chương trình khuyến
mãi đặc biệt dành cho khách hàng gửi tiết kiệm USD ở các kỳ hạn 1-9 tháng.
Mức khuyến mãi tương ứng với 0,15-0,5% lãi suất/năm, trong đó cao nhất là
cho các kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng. Đâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf