MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 3
1.1.1. Khái quát về các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 3
1.1.1.1. Đầu tư vào công ty con: 3
1.1.1.2. Góp vốn liên doanh: 4
1.1.1.3. Đầu tư vào công ty liên kết: 5
1.1.1.4. Đầu tư dài hạn khác: 6
1.1.2. Đặc điểm kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn: 6
1.2. Quy trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 8
1.2.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: 8
1.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán: 10
1.2.2.1. Thu thập thông tin cơ sở: 10
1.2.2.2. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: 13
1.2.2.3. Thực hiện thủ tục phân tích: 14
1.2.2.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: 14
1.2.2.5. Thiết kế chương trình kiểm toán: 15
1.2.3. Thực hiện kiểm toán: 17
1.2.3.1. Thực hiện thủ tục kiểm soát với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn: 18
1.2.3.2. Thủ tục phân tích với kiểm toán đầu tư tài chính dài hạn: 19
1.2.3.3. Thủ tục kiểm tra chi tiết với kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 20
1.2.4. Kết thúc kiểm toán: 22
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 23
2.1. Đặc điểm chung của AASC ảnh hưởng tới kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 23
2.1.1. Khái quát về AASC: 23
2.1.2. Đặc điểm chung của AASC ảnh hưởng tới kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 25
2.1.2.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức: 25
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán: 26
2.2. Quy trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang do AASC thực hiện: 35
2.2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang: 35
2.2.1.1. Thông tin cơ sở về Công ty Long Giang: 35
2.2.1.2. Thông tin về bộ máy kế toán của công ty Long Giang: 39
2.2.2. Kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Long Giang: 40
2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang: 40
2.2.2.2. Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang: 43
2.2.2.3. Thực hiện kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang: 44
2.3. Quy trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Thái do AASC thực hiện: 61
2.3.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Thái 61
2.3.1.1. Thông tin cơ sở về Công ty CP tập đoàn Phú Thái:: 61
2.3.1.2. Thông tin về bộ máy kế toán của công ty Cổ Phần tập đoàn Phú Thái: 63
2.3.2. Kiểm toán đầu tư dài hạn tại Công ty cổ phần Phú Thái: 64
2.3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Thái văn phòng: 64
2.3.2.2. Thực hiện kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Thái-văn phòng: 65
2.4. So sánh quy trình kiểm toán các khoản ĐTDH ở hai khách hàng Công ty Long Giang và Phú Thái do AASC thực hiện: 74
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HẠN 76
3.1. Đánh giá thực trạng kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn do AASC thực hiện: 76
3.1.1. Ưu điểm: 76
3.1.2. Nhược điểm: 79
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn (liên hệ giữa lý luận và thực tế): 81
KẾT LUẬN 85
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang do AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham chiếu D trong hồ sơ kiểm toán năm để biết được những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán trước, khoanh vùng rủi ro và rút kinh nghiệm cho kỳ kiểm toán hiện hành.
2.2. Quy trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang do AASC thực hiện:
2.2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang:
2.2.1.1. Thông tin cơ sở về Công ty Long Giang:
Tên đầy đủ là: Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang
Tên tiếng Anh: Long Giang Investment and Urban development Joint –
Stock Company
Tên viết tắt: Long Giang Land JSC.
Giấy đăng ký kinh doanh: 0103000552 do Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 08/10/2001
Trụ sở của Công ty:
Trụ sở chính: Văn phòng số 5 tầng 21 tháp B Toà nhà trung tâm thương mại Vincom, 191 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
ĐT: (84-04) 2 200 434 Fax: (84-04) 2 200 433
Website: longgiangland.com.vn
Email: lgl-hn@longgiangland.com.vn
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 35/11 Trần Đình Xu - Quận 1 - TP HCM
ĐT: (84-08) 4 042 080 Fax: (84-08) 4 042 079
Email: lgl-hcm@longgiangland.com.vn
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 09 Trần Văn Khéo - Quận Ninh Kiều - Cần Thơ
ĐT: (84-071) 765 937 Fax: (84-071) 765 815
Email: lgl-ct@longgiangland.com.vn
Ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông;
Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị và khu công nghiệp;
Kinh doanh nhà và bất động sản;
Kinh doanh máy móc thiết bị và vật tư ngành xây dựng;
Tư vấn xây dựng ( không bao gồm thiết kế công trình);
Kinh doanh các dịch vụ khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường);
Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật);
Tư vấn quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng;
Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình;
Khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng;
Kinh doanh xuất nhập khẩu ô tô các loại, dây chuyền công nghệ máy, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị ngành xây dựng vận tải.
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 (tám mươi tỷ đồng).
Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Hà Giang - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ
Quá trình hình thành và phát triển Công ty Long Giang Land:
Ngày 08/10/2001, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang - Long Giang Land được thành lập bởi 03 cổ đông, trong đó cổ đông chính là Công ty TNHH Long Giang (nay là Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Long Giang). Với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, Long Giang Land hoạt động trên hai lĩnh vực chủ yếu là phát triển các dự án bất động sản và thi công xây lắp, trong đó lĩnh vực phát triển dự án là lĩnh vực được ưu tiên.
Năm 2003, Long Giang Land đã thi công thành công dự án Cherwood Residence tại 127 Pasteur - Quận 3 -TP. Hồ Chí Minh, với hạng mục cọc khoan nhồi, móng và 02 tầng hầm. Đây là dự án có quy mô lớn đầu tiên mà Long Giang Land thi công, bước đầu chứng minh năng lực của Công ty trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình cao tầng có từ 2 tầng hầm trở lên với công nghệ tiên tiến khoan cọc nhồi, cọc barrette, tường vây.
Từ đó đến nay, Long Giang Land đã tiếp tục khẳng định năng lực và uy tín của mình qua việc liên tiếp trúng thầu và thi công những dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp cao như:
- Năm 2004: Thi công dự án The Manor - Mỹ Đình - Hà Nội với hạng mục cọc ép, cọc khoan nhồi, móng và 1 tầng hầm có diện tích 20.000 m2.
- Năm 2005: Thi công dự án Khách sạn Rex tại Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh với hạng mục khoan nhồi, tường vây, móng và 03 tầng hầm.
- Năm 2006: Thi công dự án M5 Tower tại 91 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội với hạng mục cọc khoan nhồi, tường vây, móng và 05 tầng hầm.
- Năm 2007: Thi công dự án Tháp BIDV tại 194 Trần Quang Khải - Hà Nội với hạng mục cọc khoan nhồi, tường vây, móng và 03 tầng hầm.
Ngoài ra, Long Giang Land đã và đang thi công rất nhiều dự án lớn tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Năm 2004, Long Giang Land chính thức bước vào lĩnh vực phát triển dự án bất động sản bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi để đầu tư xây dựng dự án Tổ hợp Thương mại, Văn phòng và Căn hộ cao cấp 173 Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Hà Nội với quy mô hơn 60.000 m2 sàn xây dựng.
Từ đó, Long Giang Land đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bất động sản bằng việc triển khai một loạt các dự án tại các thành phố lớn như:
- Tháng 06 năm 2005, UBND thành phố Cần Thơ quyết định quy hoạch hơn 40.000 m2 đất tại phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều cho Long Giang Land thực hiện dự án đầu tư xây dựng cải tạo và chỉnh trang cụm dân cư Cái Khế.
- Tháng 10 năm 2005, Long Giang Land ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam để xây dựng dự án Tổ hợp căn hộ cao cấp, văn phòng và thương mại dịch vụ tại 102 Trường Chinh - Quận Đống Đa - Hà Nội với hơn 74.000 m2 sàn xây dựng.
Hiện nay, Long Giang Land đang xúc tiến đầu tư một số dự án khác như dự án Khu căn hộ cao cấp tại Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội; Căn hộ cao cấp tại Xuân đỉnh - Từ Liêm – Hà Nội.
Tháng 10 năm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty, Long Giang Land bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty đại chúng với vốn điều lệ mới là 80 tỷ đồng. Hiện Công ty chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết cổ phiếu Long Giang Land trên thị trường chứng khoán trong năm 2008.
Với chặng đường 6 năm hình thành phát triển, Long Giang Land đã khẳng định được vị trí của mình là một nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực thi công phần móng, tầng hầm các công trình nhà cao tầng và bước đầu khẳng định thương hiệu Long Giang Land trên thị trường bất động sản với tư cách là một nhà phát triển các dự án bất động sản có uy tín. Tiếp nối đà phát triển đó, Long Giang Land nói riêng và Long Giang nói chung sẽ ngày càng lớn mạnh, trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
2.2.1.2. Thông tin về bộ máy kế toán của công ty Long Giang:
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ Kế toán Doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính.
Theo đó, năm tài chính (niên độ kế toán) của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND).
Phòng kế toán gồm 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên. Công ty áp dụng hình thức kế toán: Sổ Nhật ký chung và công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính bằng 28% trên tổng lợi nhuận thuần đạt được.
Chi nhánh ở thành phố HCM và văn phòng đại diện ở thành phố Cần Thơ là hạch toán phụ thuộc trên trụ sở chính tại Hà Nội. Hàng tháng các chứng từ ở chi nhánh và văn phòng đại diện này được chuyển về văn phòng tại Hà Nội để kế toán tại trụ sở chính ở Hà Nội hạch toán và ghi sổ.
2.2.2. Kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Long Giang:
Ở Long Giang, các khoản đầu tư dài hạn chỉ là dưới hình thức góp vốn liên doanh, vì thế kiểm toán khoản đầu tư dài hạn tại công ty này là kiểm toán khoản mục góp vốn liên doanh (TK 222).
Sau khi khảo sát khách hàng và đánh giá việc chấp nhận kiểm toán không làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty AASC, KTV chấp nhận kiểm toán cho Công ty Long Giang và phải xây dựng một kế hoạch kiểm toán thích hợp để hoàn thành cuộc kiểm toán phục vụ cho mục đích kiểm toán của khách hàng cũng như không ảnh hưởng đến lịch làm việc của KTV. Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, AASC trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Long Giang.
2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang:
Trong quá trình chuẩn bị kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán (trưởng phòng hoặc phó phòng) có trách nhiệm liên lạc với KTV tiền nhiệm để trao đổi những thông tin về khách hàng như: bộ máy kế toán của khách hàng, hoặc những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kế toán của khách hàng, hoặc tính liêm chính của BGĐ … đồng thời tiếp nhận hồ sơ kiểm toán năm trước để có thể khoanh vùng được rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục trên BCTC. Vì từ tháng 10 năm 2007 Long Giang hoạt động theo mô hình một công ty đại chúng và dự định đến năm 2008 sẽ phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán nên mục đích kiểm toán của Long Giang là trên báo cáo kiểm toán sẽ không có ý kiến ngoại trừ. Dựa vào lý do kiểm toán đó của Long Giang, KTV phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc thoả thuận hợp đồng cũng như thiết kế phương pháp kiểm toán thích hợp. Bước công việc tiếp theo trong quá trình chuẩn bị kiểm toán là trưởng nhóm kiểm toán phải xếp lịch kiểm toán, có nghĩa là thời gian thực hiện kiểm toán cho Long Giang là bao nhiêu ngày. Qua khảo sát khách hàng và trao đổi với KTV tiền nhiệm, trưởng nhóm kiểm toán đã quyết định thực hiện kiểm toán cho Long Giang trong vòng 5 ngày, từ 03/03/08 đến 07/03/08. Sau đó công việc tiếp theo của trưởng nhóm kiểm toán là phải lựa chọn một đội ngũ nhân viên thích hợp, gồm có 1 KTV và 2 trợ lý kiểm toán cấp 2 và 1 trợ lý kiểm toán cấp 1.
Do Công ty Long Giang là khách hàng thường xuyên của AASC nên trong quá trình lập kế hoạch tổng quát cho cuộc kiểm toán, KTV không phải thu thập các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của công ty mà chỉ thu thập các thay đổi trong đăng ký kinh doanh hoặc điều lệ mới, sơ đồ tổ chức, chính sách mới hoặc các thay đổi khác trong Công ty.
Thu thập thông tin cơ sở mới:
Sau khi tiến hành phỏng vấn Ban lãnh đạo và kiểm tra sơ bộ tài liệu của công ty Long Giang, KTV đã thu thập được thêm tài liệu về sự thay đổi trong kinh doanh của Công ty, như:
Thay đổi đăng ký kinh doanh ngày 31/07/2007. Đây là lần thứ 2 thay đổi ĐKKD
Danh sách các công trình và hạng mục mà Công ty Long Giang đã tham gia thi công trong năm 2007 này, như: Cao ốc BMC Hùng Long – TP HCM; trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Mai Hắc Đế - Hà Nội (thời gian bắt đầu thi công là tháng 11/2007)
Danh sách các công trình đã thi công xong và thanh lý hợp đồng trong năm 2007: tháp BIDV 194 Trần Quang Khải – Hà Nội.
Danh sách các đối tác mới của Công ty, các khách hàng mới, các bên góp vốn hoặc liên doanh mới trong năm.
● Thu thập thông tin mới về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:
- Các biên bản thanh tra hoặc kiểm tra thuế của năm hiện hành
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc trong năm hoặc biên bản các cuộc họp bất thường.
- Các hợp đồng quan trọng như: Hợp đồng góp vốn liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng nguyên tắc …
Ngoài các tài liệu cần thu thập thêm về những thay đổi của khách hàng, KTV cũng đã có được những tài liệu như BCTC đã được kiểm toán năm trước của Long Giang được lưu ở hồ sơ kiểm toán năm và các tài liệu nội bộ khác về Công ty được lưu ở hồ sơ chung về khách hàng của AASC.
Sau khi thu thập thông tin về những thay đổi của khách hàng để lưu vào hồ sơ chung của khách hàng đó, KTV tiến hành các thủ tục phân tích để đánh tính trọng yếu của các khoản mục trên BCTC và rủi ro kiểm toán. Long Giang là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên việc ghi nhận doanh thu của hoạt động này thường không đúng vì doanh thu có thể ghi nhận theo tiến độ thực hiện hợp đồng hoặc theo giá trị thanh quyết toán công trình. Với Long Giang, ngoài thu nhập thuần trước thuế, khoản mục tổng vốn dài hạn và các khoản đầu tư dài hạn thường được sử dụng làm cơ sở đánh giá tính trọng yếu do lĩnh vực hoạt động đặc thù của Long Giang là thi công các công trình xây dựng và công trình kiến trúc các khu đô thị mà các công trình này thường có thời gian thi công và hoàn thành trên một năm nên cần một nguồn vốn đầu tư dài hạn cũng như các khoản góp vốn liên doanh cùng thi công và kinh doanh các công trình văn phòng nhà ở và các khu công nghiệp.
Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV tiến hành đánh giá khả năng xảy ra sai sót đối với BCTC cũng như từng khoản mục, đây chính là bước công việc đánh giá rủi ro kiểm toán. Tại bất kỳ công ty nào cũng tồn tại ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tang, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện và Long Giang cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. KTV đánh giá các loại rủi ro tại Công ty Long Giang như sau:
Rủi ro tiềm tàng: Bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng là xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật nên sẽ đặc biệt khó khăn trong hạch toán doanh thu của các công trình và chi phí trong quá trình xây dựng đó, đó là chi phí đã phát sinh và được hạch toán ngay trong kỳ hay là chi phí trả trước và phải hạch toán sang kỳ kế toán sau. Hiểu rõ được hoạt động kinh doanh của Long Giang nên việc kiểm toán các khoản doanh thu và chi phí sẽ khó khăn hơn đối với các xí nghiệp sản xuất thông thường nên đối với khoản mục này KTV cần phải thu thập nhiều bằng chứng hơn để xác minh tính trung thực và hợp lý của nó.
Rủi ro kiểm soát: Việc đánh giá rủi ro kiểm soát này phải được thực hiện đối với từng khoản mục riêng biệt. Ví dụ như, đối với tài khoản góp vốn liên doanh của Long Giang, một số hợp đồng góp vốn sau khi kế toán hạch toán nghiệp vụ góp vốn liên doanh mới được chuyển về công ty và lúc đó kế toán mới lưu hợp đồng đó, vì vậy điều kiện ghi nhận đó là khoản vốn góp đầu tư là chưa chính xác.
Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và cũng không được KTV phát hiện thông qua các thủ tục kiểm toán.
2.2.2.2. Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang:
AASC có một chương trình kiểm toán cho từng khoản mục sử dụng chung cho mọi đối tượng loại hình doanh nghiệp, và trong mỗi cuộc kiểm toán KTV dựa vào đó để thực hiện phần công việc kiểm toán cho khoản mục mà mình được phân công. Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn cũng nằm trong chương trình kiểm toán chung đó ( xem chương trình kiểm toán khoản đầu tư dài hạn ở mục 1.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán trang 27).
Sau khi đã lập kế hoạch xong cho cuộc kiểm toán Công ty Long Giang, nhóm KTV bắt tay vào thực hiện kiểm toán. Và trước khi thực hiện kiểm toán, KTV gửi cho khách hàng một bản danh sách các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp để phục vụ cho cuộc kiểm toán.
2.2.2.3. Thực hiện kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang:
Bắt đầu vào thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phân công cho các KTV khác hoặc trợ lý kiểm toán từng khoản mục và công việc phải thực hiện trong quá trình kiểm toán. Mỗi tên của KTV hoặc trợ lý kiểm toán được ký hiệu bằng mã nhân viên và trong bảng phân công công việc này, trưởng nhóm ghi mã nhân viêc đó chứ không ghi đầy đủ họ tên. Ví dụ: HTN = Hoàng Thuý Nga. Dấu x ký hiệu cho công việc kiểm toán khoản mục mà nhân viên đó được giao. Bảng phân công công việc được gắn liền với ký hiệu tham chiếu từng khoản mục trên BCĐ, KTV hoặc trợ lý kiểm toán phải thu thập tất cả các bằng chứng liên quan đến khoản mục mình được phân công kiểm toán để có thể đưa ra kết luận kiểm toán cho khoản mục đó. Bước phân công công việc được thực hiện theo mẫu dưới đây:
Bảng 3: GLV Phân công công việc kiểm toán BCTC
STT
Nội dung
TK
Tham chiếu
HTN
NMT
NDT
TTT
1
Báo cáo tài chính của KH
A
x
2
Tài liệu liên quan đến hệ thống KSNB của KH
B
x
3
Các tài liệu khác
Y
x
x
x
x
4
Tiền mặt
111
C1
x
5
Tiền gửi ngân hàng
112
C2
x
6
Tiền đang chuyển
113
C3
x
7
Góp vốn liên doanh
222
D
x
8
Lương và các khoản theo lương
334
M
x
9
Doanh thu
511
R
x
…
….
…
…
…
…
…
…
Khoản đầu tư dài hạn dưới hình thức góp vốn liên doanh với số dư tương đối lớn nên được coi là khoản mục trọng yếu trên BCTC của Công ty Long Giang, vì thế kiểm toán khoản mục này do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện.
Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán theo chương trình kiểm toán, KTV tiến hành thu thập các biên bản họp của Hội đồng cổ đông của Công ty Long Giang liên quan đến các quyết định góp vốn liên doanh và lưu vào hồ sơ kiểm toán để làm bằng chứng kiểm toán cho khoản mục góp vốn liên doanh cũng như bằng chứng về hệ thống KSNB của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang. Sau đó, KTV dựa vào chương trình kiểm toán đối với các khoản đầu tư dài hạn để thực hiện kiểm toán, tuy nhiên không phải áp dụng chương trình kiểm toán đó một cách máy móc và dập khuôn theo chương trình đó mà KTV dựa vào kinh nghiệm và phán đoán riêng của mình để quyết định các thủ tục và trắc nghiệm kiểm toán cần thiết đối với TK 222 ở Công ty Long Giang. Bước đầu tiên trong việc thực hiện kiểm toán của AASC là tổng hợp số dư tài khoản và đối chiếu số dư đầu kỳ năm nay với số dư cuối kỳ trên BCTC đã được kiểm toán năm trước, kiểm tra số dư cuối kỳ năm nay có được phản ánh chính xác trên các BCTC được lập cho kỳ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/2007 không. Sau đó tổng hợp những tài khoản đối ứng với TK 222 để kiểm tra những đối ứng bất thường và giải thích các đối ứng.
Mẫu trang giấy làm việc trong bước công việc thực hiện tổng hợp số dư tài khoản 222 như sau:
Bảng 4: GLV Tổng hợp số dư TK 222
Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Kiểm toán
Auditing and Accounting Financial Consultancy service company (AASC)
Thành viên INPACT Quốc tế
Tên khách hàng: Công ty CP Long Giang
Niên độ kế toán: 2007 Người thực hiện: HTN
Khoản mục: TK 222 Ngày thực hiện: 04/03/2008
Bước công việc: Tổng hợp tài khoản Tham chiếu: D
Dư đầu kỳ: 1.000.000.000 Ly
Phát sinh Nợ trong kỳ: 19.000.000.000
Phát sinh Có trong kỳ: -
Dư cuối kỳ: 20.000.000.000 Ag
…………………………………………………………………………………………………………………………….....…… ........Người kiểm tra: ………… ……………………………………….....................Ngày kiểm tra: ………….
Sau khi tổng hợp tài khoản và đối chiếu số liệu với BCTC đã được kiểm toán năm trước và BCTC đã lập năm nay, KTV nhận thấy số dư đầu kỳ tại thời điểm 01/01/2007 khớp với số dư cuối kỳ tại 31/12/2006, KTV ghi ký hiệu Ly bằng mực đỏ phía dưới bên phải số dư đầu kỳ, ký hiệu này có nghĩa là khớp với BCTC năm trước. Đồng thời số dư cuối kỳ tại 31/12/2007 của TK 222 khớp với số liệu phản ánh trên khoản mục góp vốn liên doanh trên BCĐ được lập cho niên độ kế toán 2007, do đó KTV ghi ký hiệu Ag bằng mực đỏ (khớp với số liệu được phản ánh trên BCTC được lập cho năm nay) vào phía dưới bên phải số liệu dư cuối kỳ.
Đối chiếu số liệu năm nay với năm trước và số dư giữa sổ cái TK 222 với BCTC xong, thấy các số liệu này khớp nhau, KTV bắt đầu tiến hành tổng hợp số phát sinh của TK 222 với các tài khoản đối ứng để giải thích đối ứng và kiểm tra những đối ứng bất thường. Bước công việc này được thực hiện như sau:
Bảng 5: GLV tổng hợp phát sinh TK 222
Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Kiểm toán
Auditing and Accounting Financial Consultancy service company (AASC)
Thành viên INPACT Quốc tế
Tên khách hàng: Công ty CP Long Giang
Niên độ kế toán: 2007 Người thực hiện: HTN
Khoản mục: TK 222 Ngày thực hiện: 04/03/2008
Bước công việc: Tổng hợp phát sinh tài khoản Tham chiếu: D
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
112
(1)19.000.000.000
-
(1) : Chuyển tiền góp vốn liên doanh với các bên liên doanh
Trong đó: - góp vốn với Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi để hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại 173 Xuân Thuỷ - Hà Nội là: 13.500.000.000.
- góp vốn với Công ty CP tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương để hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng hỗn hợp và nhà thấp tầng tại 69 Vũ Trọng Phụng - Hà Nội với số vốn góp là: 5.000.000.000
- góp vốn với Công ty xây dựng số 1 để đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị và chung cư cao tầng tại 74 Lạc Long Quân - Hà Nội, số vốn góp là: 500.000.000
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………… Người kiểm tra:………….
…………………………………………………….Ngày kiểm tra: …………..
Sau khi giải thích đối ứng tài khoản 222, KTV tiến hành thu thập sổ cái tài khoản 222 để kiểm tra danh sách những bên góp vốn liên doanh cùng Công ty Long Giang và khoản tiền góp vốn đối với từng bên liên doanh có khớp với việc hạch toán của công ty không. Sổ Cái TK 222 do kế toán Công ty Long Giang cung cấp:
Bảng 6: Sổ cái TK 222 do kế toán Long Giang cung cấp
Tên dự án
Dư đầu kỳ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Dư cuối kỳ
Xuân Đỉnh
500.000.000
-
-
500.000.000
69 Vũ Trọng Phụng
-
5.000.000.000
-
5.000.000.000
74 Lạc Long Quân
-
500.000.000
-
500.000.000
Đồ Sơn
500.000.000
-
-
500.000.000
173 Xuân Thuỷ
-
13.500.000.000
-
13.500.000.000
Tổng
500.000.000
19.500.000.000
-
20.000.000.000
Sau phần tổng hợp tài khoản và bước đầu kiểm tra TK 222, KTV tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết đối với những khoản góp vốn liên doanh tăng trong kỳ. Xác định được các khoản góp vốn liên doanh tăng trong năm, KTV bắt đầu thu thập thông tin chi tiết về các khoản góp vốn này như là các hợp đồng liên doanh và các chứng từ liên quan đến việc góp vốn.
Trong hợp đồng hợp tác liên doanh, KTV quan tâm đến các nội dung hợp tác liên doanh, quy định về số tiền góp vốn, thời gian góp vốn, phương thức huy động vốn, phân chia lãi lỗ … để xác minh các khoản vốn góp đó có đủ điều kiện ghi nhận là hình thức đầu tư và góp vốn liên doanh không. Vì Công ty Long Giang góp vốn thông qua chuyển khoản, nên khi thu thập bằng chứng chứng minh việc góp vốn liên doanh của Công ty, KTV kiểm tra chứng từ ngân hàng như sổ phụ và các lệnh chi tiền hoặc lệnh chuyển khoản, giấy báo nợ ngân hàng, và kiểm tra tên và địa người thụ hưởng số tiền góp vốn đó.
♦ Kiểm tra các hợp đồng vốn góp liên doanh của từng dự án:
KTV thu thập các hợp đồng vốn góp liên doanh của Công ty Long Giang để làm bằng chứng cho kiểm toán TK 222 và để kiểm tra từng hợp đồng liên doanh.
* Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại 173 Xuân Thuỷ:
Hợp đồng góp vốn liên doanh là hợp đồng hợp tác kinh doanh ngày 04/08/2007 về việc hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại 173 Xuân Thuỷ giữa hai bên:
Bên A: Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi
Bên B: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang
Nội dung hợp đồng:
Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang đồng ý hợp tác với nhau để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại 173 Xuân Thuỷ trên diệc tích đất đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi.
• Nội dung hợp tác:
○ Hợp tác trong quá trình thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư: xây dựng phương án đầu tư.
○ Hợp tác trong quá trình xây dựng:
▫ Xây dựng các công trình CSHT, đường nội bộ, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống nguồn điện cho khối nhà ở.
▫ Xây dựng và hoàn thiện khối nhà ở của dự án;
▫ Xây dựng phần thô và các diện tích dành cho kinh doanh dịch vụ
▫ Hoàn thiện toàn bộ các tầng hầm và mặt ngoài của khối nhà cao tầng.
▫ Cung cấp và lắp đặt các thiết bị phục vụ cho việc xây dựng.
Vốn đầu tư cho dự án:
Chi phí xây lắp : 207.275.932.000
Thiết bị : 43.160.148.000
Chi phí khác : 24.622.479.000
Phí dự phòng : 27.505.856.000
Lãi ngân hàng : 7.861.889.000
Tổng vốn đầu tư : 310.426.304.000
Phần vốn góp của Bên B: 150.000.000.000 VNĐ và Nhận góp vốn của bên B theo tiến độ hợp đồng. Trong năm vòng 30 ngày kể từ khi hai bên ký hợp đồng, bên B phải chuyển một khoản tiền là 13.500.000.000, trong đó 1.950.000.000 là hỗ trợ của các bên xác định lợi thế kinh doanh phần diện tích dành cho kinh doanh thương mại dịch vụ trong dự án, đánh giá công sức đã đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của Công ty thương mại Dịch vụ Tràng Thi.
Căn cứ để phân chia lợi nhuận là tỷ lệ vốn góp đầu tư của các bên.
Lợi nhuận được tính bằng Doanh thu trừ đi Chi phí đã đầu tư.
Ngoài việc thu thập hợp đồng hợp tác liên doanh giữa công ty Long Giang và bên liên doanh để kiểm tra điều kiện ghi nhận khoản đầu tư này là góp vốn liên doanh, KTV còn tiến hành thu thập bằng chứng bên góp vốn liên doanh cùng Công ty Long Giang. Qua tìm hiểu, Công ty Thương mại và Dịch vụ Tràng Thi là DNNN, được thành lập từ 14/02/1955 trực thuộc Sở thương mại Hà Nội và có 11 đơn vị trực thuộc với hệ thống 55 cửa hàng trong toàn công ty. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi bao gồm: Bán buôn, bán lẻ hàng hoá tiêu dung, tư liệu sản xuất, vật tư, hoá chất, thiết bị phương tiện phục vụ mọi nhu cầu của thị trường; làm đại lý cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; kinh doanh bất động sản; tổ chức sản xuất gia công dịch vụ sửa chữa các đồ dùng điện tử điện lạnh; nhập khẩu xuất khẩu trực tiếp hàng hoá tiêu dùng, vật tư thiết bị …
Khi xem hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Long Giang và Công ty Tràng Thi và xác minh tính có thực của Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi, KTV nhận thấy phần vốn góp của Công ty Long Giang chiếm 48% trên tổng vốn đầu tư cho dự án và là tỷ lệ phân chia lợi nhuận khi kết thúc hợp đồng, là cơ sở đủ để kế toán ghi nhận đây là khoản góp vốn liên doanh. Tuy nhiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34697.doc