Chuyên đề Kiểm toán chu trình hàng tôn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

Kiểm toán viên kiểm tra tính đầy đủ và việc phân loại, trình bầy các nghiệp vụ kinh tế để tìm ra các sai phạm trong quá trình hạch toán của doanh nghiệp như: hạch toán chi phí phát sinh không chính xác cho các tài khoản chịu phí, hạch toán không đúng kỳ, sai quy mô.bằng cách thực hiện thủ tục ngược lại với việc kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ. Tức là kiểm toán viên chọn mẫu các chứng từ sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán liên quan để phát hiện sai phạm (sổ chi tiết, nhật ký chung, sổ Cái.).

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán chu trình hàng tôn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình hàng tồn kho nói riêng. Nếu như những thông tin thu thập được chứng minh rằng giả thiết về tính hoạt động liên tục là có cơ sở, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với Báo cáo tài chính và chu trình hàng tồn kho. Tuy nhiên đó có thể là ý kiến chấp nhận từng phần hoặc trái ngược nếu kiểm toán viên cho rằng khái niệm hoạt động liên tục không bị vi phạm vì có các yếu tố giảm nhẹ trong kế hoạch cá biệt được lập cho kỳ tới của các nhà quản lý, kiểm toán viên cho là cần thiết phải được trình bầy trên báo cáo tài chính nhưng doanh nghiệp không thể hiện điều đó. Cũng như vậy, kiểm toán viên vẫn có thể đưa ra ý kiến chấp nhận nếu còn nghi ngờ về giả thiết hoạt động liên tục nhưng các thông tin liên quan đến mối nghi ngờ đó đã được mô tả đúng trong báo cáo tài chính và sẽ là ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận nếtu thông tin thích hợp về mối nghi ngờ không được nêu ra trong báo cáo tài chính. 3.3. Tổng hợp kế quả kiểm toán chu trình hàng tồn kho. Các thông tin thu thập được trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán hàng tồn kho được kiểm toán viên ghi chép trên các giấy làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Khi hoàn thành công tác kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ xem xét lại toàn bộ giấy tờ làm việc và các tài liệu được lưu trong hồ sơ kiểm toán để đánh giá, soát xét các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán trên khía cạnh: đầy đủ và đáng tin cậy. Tiếp đó chủ nhiệm kiểm toán cùng nhóm kiểm toán sẽ thảo luận với khách hàng để thống nhất các bút toán điều chỉnh các chênh lệch được phát hiện. Các bút toán điều chỉnh này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làm việc và số dư các khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính. Sau khi thảo luận và thống nhất quan điểm với khách hàng, kiểm toán viên sẽ lập dự thảo báo cáo kiểm toán và sau đó phát hành báo cáo kiểm toán chính thức để công bố kết quả. Chương II thực tiễn kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do aasc thực hiện I. Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán là một trong hai tổ chức đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính, thuế. Tiền thân của Công ty là “Công ty dịch vụ kế toán” được thành lập theo quyết định số 164/QĐ/BTC ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ truởng Bộ tài chính và giấy phép số 957/PPT ngày 1 tháng 4 năm 1991 của hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), với 10 thành viên ban đầu và số vốn do Nhà nước cấp là 229.107.173 đồng. Năm 1993, Công ty được bổ sung thêm nhiệm vụ "dịch vụ kiểm toán" theo quyết định số 639/TC/QĐ/TCCB ngày 14 tháng 9 năm 1993 của Bộ Tài chính và đổi tên Công ty thành: Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán có tên giao dịch quốc tế là: Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC) như hiên nay. Trụ sở chính của Công tyđặt tại số 1, Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngoài ra còn có các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tầu, Quảng Ninh, Thanh Hoá và một văn phòng đại diện tại Hải Phòng. Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, với nguồn vốn và con người ít ỏi ban đầu tới năm 2002 Công ty đã có số vốn lên đến hơn 10 tỷ đồng, hơn 250 nhân viên trong đó có 79 người đạt chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia và hầu hết công nhân viên của công ty đều được đào tạo bài bản có hệ thống, đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tiếp cận với những kiến thức mới nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, AASC còn có các cộng tác viên bao gồm các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia kiểm toán trong và ngoài nước với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn. Hơn mười năm thành lập và hoạt động, với chất lượng và uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, AASC đã khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán với số lượng khách hàng ngày càng nhiều. Đến nay AASC đã và đang cung cấp dịch vụ cho hàng ngìn khách hàng trong đó có hơn 600 khách hàng thường xuyên, là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế trong đó có rất nhiều doanh nghiệp là các tổng công ty 90, 91 là đầu tầu kinh tế của nước ta, ngoài ra AASC cũng cung cấp dịch vụ cho các khách hàng là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội…có thể đơn cử một số khách hàng của AASC: Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty cao su, Tổng công ty vàng bạc đá quý, Công ty TOYOTA-TC Hà Nội, Công ty Vietso Petro... AASC vinh dự là công ty kiểm toán đầu tiên được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động. Sự phát triển của công ty cũng có thể đánh giá qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1. Kết quả tổng hợp về số liệu kinh doanh Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện năm 2002 Thực hiện năm 2001 Tỷ lệ % so với năm 2001 I. Doanh thu (tỷ đồng) 1. Kiểm toán Tư vấn Khác II. Chi phí III.Lợi nhuận IV. Nộp NSNN V. Thu nhập bình quân của người LĐ (Triệu đồng). 21 17,4 2,3 1,3 18,9 2,1 3,2 2,3 18,7 16,8 0,8 1,1 15,7 2,8 2,7 2,1 112 104 288 118 120 75 119 110 2. Cơ cấu tổ chức. Công ty dich vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính có tư cách pháp nhân, con dấu và cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của đơn vị. Mô hình tổ chức của công ty được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của AASC Ban giám đốc CN 1 CN2 CN3 VPC CN4 VPĐD KT TM DV KT SX VC KS CL KT XD CB TV KT TC KT HC TH CN TT KT DA Ban giám đốc Công ty gồm có 4 người: Giám đốc Công ty: ông Ngô Đức Đoàn. Ba phó giám đốc là: ông Lê Đăng Khoa, ông Ngô Thanh Tùng và ông Tạ Quang Tạo. Giám đốc Công ty do bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bô trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Các phó Giám đốc điều hành công việc theo sự phân công của Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Giám đốc các chi nhánh được Giám đốc uỷ quyền điều hành toàn bộ hoạt động tại đơn vị mình, trực tiếp ký kết các hợp đồng với khách hàng. Tại văn phòng chính của Công ty, hiên nay bộ máy tổ chức được chia làm 3 phòng chức năng và 6 phòng nghiệp vụ như sơ đồ 2.1. Cụ thể Công ty có các phòng: Phòng hành chính tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng công nghệ thông tin, phòng kiểm soát chất lượng, phòng kiểm toán thương mại dịch vụ, phòng kiểm toán sản xuất vật chất, phòng tư vấn và kiểm toán, phòng kiểm toán xây dựng cơ bản, phòng kiểm toán các dự án. 3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và các dịch vụ của AASC. Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính, hoạt động trên lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tư vấn về tài chính, kế toán và kiểm toán. Đây là loại hình dịch vụ mới, chính thức xuất hiện ở nước ta vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc khai thác thị trường kế toán, kiểm toán, thời gian đầu chập chững AASC gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của chính mình, với chất lượng và uy tín của các dịch vụ cung cấp cho khách hành, hiện nay AASC đã chiếm lĩnh một thị phần tương đối trong lĩnh vực kinh doanh của mình với các sản phẩm chủ yếu là: dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn tài chính-thuế, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng. Với dịch vụ kiểm toán, đây là một trong những sản phẩm truyền thống, chủ đạo của AASC. Trong thời gian qua, Công ty đã và đang cung cấp các loại sản phẩm: kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên; kiểm toán hoạt động của các dự án; kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản; kiểm toán xác định vốn; kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán; kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá; kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước phục vụ công tác cổ phần hoá và giám định các tài liệu tài chính kế toán. Song song với dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán cũng là sản phẩm truyền thống của AASC. Với đội ngũ các chuyên gia kế toán có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu và ban hành chế độ chính sách kế toán am hiểu sâu rộng về kế toán Việt Nam cũng như các thông lệ quốc tế AASC đã và đang cung cấp các dịch vụ về kế toán: hướng dẫn khách hàng áp dụng chế độ kế toán- tài chính; xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy tổ chức; mở và ghi sổ và ghi sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính định kỳ; lập hồ sơ đăng chế độ kế toán; hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán. Các dịch vụ kế toán của AASC đã và đang giúp cho khách hàng quản lý, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Các chuyên gia tư vấn của AASC cũng đã và đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn với những giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải tiến nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như các giải pháp về thếu phù hợp với thực tế và tuân thủ các chính sách hiện hành. Đó là những dịch vụ: tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản; tư vấn quyết toán vốn đầu tư; tư vấn tiến hành cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sát nhập hoặc giải thể; tư vấn tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách tài chính, tư vấn việc lập kế hoạch thuế; đăng ký, tính toán, và kê khai thếu phải nộp với cơ quan thuế; rà soát đánh giá việc vận dụng các sắc lệnh, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam… Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ về kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, AASC còn có các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng như: cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phần mềm kế toán; tham gia làm việc với khách hàng từ công đoạn đánh giá, thiết kế, phát triển, thử nghiệm đến công đoạn hỗ trợ vận hành các hệ thống công nghệ thông tin mới; cung cấp các văn bản pháp quy, các thông tin kế toán tài chính, sổ sách biểu mẫu chứng từ; tổ chức các khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp, các chế độ, quy định, chuẩn mực của Việt Nam hay các chuẩn mực, các thông lệ quốc tế được thừa nhận; các dịch vụ hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng nhân viên cho khách hàng… Bằng sự nỗ lực của tập thể nhân viên, các sản phẩm dịch vụ của AASC đã và đang tạo được miền tin cũng như ngày càng được nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng. II. Thực tiễn kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện. Là một trong những công ty lớn nhất, đầu tiên thành lập và hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán, AASC đã tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay qua hơn 10 năm hoạt động. Dịch vụ kiểm toán đã trở thành mũi nhọn phát triển của Công ty với doanh thu chiếm phần lớn trong tổng doanh thu hàng năm. Trong những năm qua, AASC đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường. Hàng năm AASC đều gửi các thư chào hàng đến cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Thư chào của AASC cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản về Công ty như: các thông tin pháp lý về AASC, sự hiểu biết về Công ty khách hàng được gửi thư chào hàng, các khách hàng mà AASC đã phục vụ có cùng lĩnh vực hoạt động với đơn vị, đội ngũ nhân viên thực hiện cung cấp dịch vụ và cam kết chất lượng dịch vụ cũng như giới thiệu về uy tín và chất lượng dịch vụ của AASC. Khách hàng khi nhận được thư chào hàng, nếu có nhu cầu kiểm toán sẽ gửi thư mời kiểm toán cho Công ty. Khi đó Công ty sẽ cử đại diện của mình để tiếp xúc với khách hàng. Với khách hàng thường xuyên thì đây là sự tiếp xúc nhằm tìm hiểu những thay đổi của khách hàng so với năm trước và xem xét mức độ thoả mãn của khách hàng về dịch vụ kiểm toán năm trước để có hướng khắc phục các nhược điểm của cuộc kiểm toán trước. Còn với khách hàng mới thì đây là quá trình tìm hiểu những khó khăn của khách hàng, tình hình chung về sản xuất kinh doanh, về nhà xưởng, về tình hình bảo quản tài sản và những yêu cầu của khách hàng. Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, kiểm toán viên xem xét khả năng kiểm toán của khách hàng. Nếu khách hàng có khả năng kiểm toán, Giám đốc Công ty sẽ bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viên phù hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. 1. Quy trình kiểm toán chung của AASC. Dịch vụ kiểm toán là loại hình dịch vụ kinh doanh có tính nhạy cảm cao, chất lượng dịch vụ chính là uy tín của Công ty, vì thế để đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình cũng như quyền lợi của khách hàng, AASC đã xây dựng cho mình quy trình kiểm toán chung. Quy trình chung này sẽ được áp dụng linh hoạt cho phù hợp với mỗi loại hình kinh doanh của khách hàng. Quy trình kiểm toán chung của AASC bao gồm 3 bước: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán chung của AASC. Lập kế hoạch kiểm toán Kết thúc kiểm toán Thực hiện kiểm toán ó Lập kế hoạch kiểm toán: Trong giai đoạn này kiểm toán viên thực hiện những công việc sau: Thu thập các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của khách hàng. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, bộ mày tổ chức và hệ thống kiểm soát nội bộ. Thực hiện thủ tục phân tích để nhận thấy các yếu điểm của khách hàng trên báo cáo tài chính. Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ sổ sách. Xác đinh mục tiêu kiểm toán, nội dung và phạm vi kiểm toán. Đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán từng khoản mục. Dự kiến thời gian và số nhân viên tham gia kiểm toán. Tính giá phí kiểm toán và các chi phí phụ khác. Thương thuyết và ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Dự kiến kế hoạch chi tiết: các công việc cụ thể phải thực hiện, các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ được áp dụng để kiểm toán, trình tự tiến hành các bước công việc, các chương trình kiểm toán thực hiện. ó Thực hiện kế hoạch kiểm toán. Là quá trình kiểm toán viên áp dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã lập. ó Kết thúc kiểm toán. Là khâu cuối cùng của một cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thực hiện các bước công việc sau: Tổng hợp các kế quả kiểm toán. Thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán và xử lý các sai phạm được phát hiện. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. Gửi và trao đổi thống nhất dự thảo Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý với Ban Giám đốc khách hàng. Thống nhất Báo cáo kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Như vậy quy trình kiểm toán chung của AASC nhìn chung đã tuân thủ chặt chẽ những quy định theo các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận từ việc lập kế hoạch kiểm toán cho đến khi kết thúc kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định chung để thực hiện một cuộc kiểm toán, đối với mỗi chu trình kiểm toán, AASC đều có sự linh hoạt trong thực hiện các bước của quy trình. 2. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho của AASC. Để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, ngoài việc tuân thủ quy trình chung trong công tác kiểm toán, AASC đã xây dựng cho mình các chương trình kiểm toán cho từng chu trình kiểm toán trong đó có chương trình kiểm toán áp dụng cho chu trình hàng tồn kho. Tháng 7 năm 2001, các chương trình kiểm toán được Công ty ban hành chính thức áp dụng cho các cuộc kiểm toán của toàn Công ty. Chương trình kiểm toán của AASC đối với hàng tồn kho được thể hiện dưới đây: Bảng 2.2. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho của AASC. Chương trình kiểm toán dành cho các khoản mục: Hàng mua đi đường (151). Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ(152, 153). Thành phẩm, hàng hoá (155, 156) Hàng gửi bán (157). Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (159). Thủ tục Người Thực hiện Ngày Tham chiếu I. Tổng quát Tìm hiểu khái quát về phương pháp xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ (như kế khai thường xuyên, kiểm kế định kỳ, LIFO, FIFO, giá bình quân) được áp dụng tại đơn vị để phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính. II. Quy trình kiểm toán 1. Kiểm tra phân tích. 1.1. So sánh giá trị hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dự trữ (nếu có). 1.2. So sánh tỷ suất dự phòng giảm giá hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có). 1.3. Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến. 2. Kiểm tra chi tiết: nguyên vật liệu, công cụ lao động, thành phẩm, hàng hoá. 2.1. Chứng kiến vào cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán (nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong báo cáo tài chính và nếu thời điểm được chỉ định kiểm toán trước thời điểm khoá sổ). Lưu ý: 2.1.1. Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng tồn kho không? 2.1.2. Trong khi xem xét việc kiểm kế của khách hàng, chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn. 2.1.3. Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng, chậm luân chuyển hoặc hàng thừa. 2.1.4. Đảm bảo rằng các khoản mục bị loại ra khỏi danh mục hàng tồn kho (hàng không có giá trị, hàng giữ hộ người khác…) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, được cộng và ghi sổ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra. 2.1.5. Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do người khác hoặc khách hàng giữ, xem xét việc kiểm kê thực tế các mặt hàng này nếu có thể. 2.1.6. Đối chiếu kết quả kiểm kê với số liệu trên báo cáo tài chính ngày 31/12, nếu có chênh lệch lớn xem xét việc thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo (đối chiếu với phiếu nhập kho, phiếu xuất kho), đưa ra các bút toán điều chỉnh dự kiến. 2.2. Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ (sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và biên bản kiểm kê) và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính và số kiểm kê. 2.3. Kiểm tra chi tiết các đối ứng bất thường của các tài khoản hàng tồn kho, giải thích đầy đủ các bút toán bất thường này. Kiểm tra tính hợp lý của hàng tồn kho cuối kỳ bằng việc so sánh giữa số lượng hàng tồn kho ghi sổ và giá hàng tồn kho cuối năm, giá trị ghi sổ với số lượng hàng tồn kho theo kết quả kiểm kê và giá hàng nhập kho, xuất bán cuối năm. 2.4. Kiểm tra chọn mẫu hoặc chi tiết một số nghiệp vụ nhập xuất kho, điều chỉnh cac phần hành có liên quan (chi phí, giá vốn). Thu thập các hoạt động của người cung cấp liên quan đến hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm. 2.5. Kiểm tra phương pháp tính giá. Đối với hàng tồn kho có giá trị đáng kể cần xem xét mức thấp hơn giữa giá ghi sổ (giá đang hạch toán) và giá trị thuần có thể thực hiện được như sau: - Xem xét cơ sở xác định giá trị hàng tồn kho. - Đánh giá tính hợp lý của giá trị ghi sổ hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách so sánh giữa số lượng hàng tồn kho ghi sổ và giá hàng nhập kho cuối năm, giá trị ghi sổ với số lượng hàng tồn kho theo kết quả kiểm kê và giá hàng nhập kho, xuất bán cuối năm. - Ước tính giá trị thực hiện thuần bằng cách dùng giá bán tại thời điểm khoá sổ trừ đi chi phí ước tính để hoàn thiện và bán các mặt hàng đã được kiểm tra (ước tính chi phí cần thiết để hoàn tất sản phẩm và chi phí bán hàng). - So sánh giá trị ghi sổ với giá bán mà doanh nghiệp thực hiện tại thời điểm cuối năm (có thể tham khảo giá bán trong kỳ). 2.6. Xem xét việc xử lý và hạch toán các khoản thiếu phát sinh trong kiểm kê. 2.7. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Thu thập bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và giá trên thị trường tại thời điểm cuối niên độ kế toán ( có xem xét đến đơn giá sau ngày khoá sổ kế toán nếu cần thiết). Đưa ra kế luận: hàng tồn kho được tính theo giá thấp hơn giá trị thực hiện thuần. - Xem xét việc hạch toán dự phòng và hoàn nhập dự phòng. Kiểm tra tính phù hợp của các phần ghi chú như sau: Đánh giá tính nhất quán trong việc áp dụng phương pháp tính giá từng loại hàng tồn kho, nếu có sự không nhất quán về phương pháp tính giá hàng tồn kho. 2.8. Xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng hàng tồn kho được đem ra thế chấp, hoặc hàng tồn kho không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. III. Kết luận. 1. hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết những vấn còn tồn tại (nếu có). 2. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong Thư quản lý. 3. Lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện. 3. Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho tại hai khách hàng: Công ty ABC và Công ty XYZ của AASC . 3.1. Lập kế hoạch kiểm toán chu trình hàng tồn kho. AASC nhận thức rõ việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ hỗ trợ các kiểm toán viên trong việc thực hiện kiểm toán, nhằm giảm thiểu chi phí nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán đối với khách hàng ABC được thực hiện quan các bước sau: 3.1.1. Chuẩn bị kiểm toán. Trong quá trình chuẩn bị kế hoạch kiểm toán chu trình hàng tồn kho, AASC thực hiện các công việc: Ban giám đốc bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viên tham gia nhóm kiểm toán. Tìm hiểu lý do kiểm toán của ABC và xem xét khả năng kiểm toán chu trình hàng tồn kho. 3.1.2. Tìm hiểu khách hàng. Đây là bước công việc quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhằm đem lại cho kiểm toán viên sự hiểu biết về: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách hàng, các thông tin pháp lý về khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các quy chế kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ, bộ mày kế toán…Từ những hiểu biết này, kiểm toán viên sẽ có định hướng và thiết kế các phương pháp kiểm toán thích hợp. Việc tìm hiểu về khách hàng được thực hiện theo các bước sau: A .Thu thập thông tin cơ sở về Công ty ABC và công ty XYZ. ó Công ty ABC. ABC là khách hàng thường xuyên của AASC do đó những thông tin về công ty được lưu trong hồ sơ. Theo đó có các thông tin sau về ABC: ABC là công ty liên doanh giữa Tổng công ty thép Việt Nam với Công ty POHANGIFON AND STEEL Co.LTD và Công ty PUSAN STEEL PIPE Corporation, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 585/GP ngày 11/05/1993 của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tổng vốn đầu tư:11.554.010 USD, tổng số vốn pháp định: 3.396.550 USD: trong đó Tổng công ty thép Việt Nam góp 50%, Công ty POHANGIFON AND STEEL Co.LTD góp 15% và Công ty PUSAN STEEL PIPE Corporation góp 35% tổng số vốn pháp định. Trụ sở chính: Quận Hồng Bàng-Hải Phòng. Thời gian hoạt động: 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đâu tư. Ban giám đốc của Công ty gồm: Ông: Đăng Văn Việt Tổng giám đốc, ông Kwan-Sup Ahn: phó tổng giám đốc. Kế toán trưởng ông Nguyễn Trọng Thắng. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh các loại ống thép, gia công những cấu kiện từ ống thép, gia công mạ những cầu kiện, thiết bị băng thép, xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Thành phố Hải Phòng, phạm vị hoạt động: cả nước. Thị trường và cạnh tranh: việc tiêu thụ sản phẩm rộng rãi trên địa bàn các thành phố, tỉnh thành cả nước. Hiện tại Công ty có 1 số đối thủ cạnh tranh như Công ty thép Hoà Phát, Hanit.Co. (Công ty thép Hà Nội), Công ty Quang Minh, Công ty ống thép Sài Gòn… ABC chiếm 85% thị phần miền Bắc. ó Đối với công ty XYZ. Công ty XYZ, là khách hàng mới, việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện thông qua trao đổi, phỏng vấn với Ban giám đốc của công ty. Những thông tin mà kiểm toán viên thu thập được về công ty : XYZ là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo quyết định số 256/ QĐ-Ub ngày 14/4/95 của UBND tinh Hoà Bình và hoạt động theo giấyphép kinh doanh số 109870 ngày 30/6/1995 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình cấp. Tổng số vốn đầu tư: 38.667.890.750 đồng. Công ty có trụ sở đóng tại Phường Hữu nghị-Thị xã Hoà Bình-Tỉnh Hoà Bình. Thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày ra quyết định thành lập. Ban giám đốc công ty gồm: Ông Nguyễn Khắc Nhâm- Giám đốc và các Phó giám đốc: ông Ngô Trọng Tuấn, ông Vũ Văn Bảo và bà Lê Thị Thắm, kế toán trưởng là ông Nguyễn Đức Lợi. Lĩnh vực hoạt động: Công nghiệp mía đường và các sản phẩm sau đường, sản xuất kinh doanh các loại đồ uống, đường, bánh kẹo, cồn, rượi,… bán buôn bán lẻ đường kính, các loại vật tư kỹ thuật ngành mía đường, xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy. Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở tỉnh Hoà Bình. Phạm vi hoạt động: cả nước. B.Hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. ó Công ty ABC G Môi trường kiểm soát Những thông tin liên về môi trường kiểm soát được chủ nhiệm kiểm toán thu thập qua buổi gặp gỡ giữa trưởng đoàn kiểm toán với Ban giám đốc, thông qua những thông tin về cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành,… Là khách hàng thường xuyên của Công ty, nên các thông tin này được lưu trong hồ sơ kiểm toán các năm trước và Công ty ABC được đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29650.doc
Tài liệu liên quan