MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG CỦA CHU TRÌNH HTK VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG ĐÓ TỚI CÔNG TÁC KIỂM TOÁN HTK 3
1. Khái niệm HTK 3
2. . Đặc điểm của HTK và kế toán HTK 4
a. Đặc điểm HTK 4
b. Công tác kế toán HTK và ảnh hưởng tới công tác kiểm toán HTK 5
3. Chức năng của chu trình HTK và ảnh hưởng của nó tới công tác Kiểm toán HTK 7
3.1. Chức năng mua hàng và nhận hànG 7
a. Chức năng mua hàng và nhận hàng 7
b. Thực hiện kiểm soát việc mua hàng và nhận hàng 7
3.2. Chức năng lưu kho vật tư, hàng hoá: 8
a. Chức năng nhận hàng và lưu kho: 8
b. Kiểm soát quá trình lưu kho hàng hoá 8
3.3. Chức năng xuất kho- sản xuất và lưu kho thành phẩm 8
a. Chức năng xuất kho- sản xuất và lưu kho thành phẩm 8
b. Kiểm soát việc xuất kho- sản xuất và lưu kho thành phẩm. 9
3.4. Chức năng xuất thành phẩm đi tiêu thụ 10
a. Chức năng xuất thành phẩm đi tiêu thụ 10
b. Kiểm soát nội bộ đối với chức năng này 10
II. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC 11
1. Một số vấn đề cơ bản về kiểm toán HTK 11
1.1. Mục tiêu chung khi kiểm toán báo cáo tài chính và mục tiêu đặc thù của Kiểm toán chu trình HTK 11
a. Mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo tài chính 11
b. Mục tiêu đặc thù của kiểm toán chu trình HTK 13
1.2. Phương pháp Kiểm toán cơ bản áp dụng trong Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho 15
a. Phương pháp kiểm toán cơ bản áp dụng trong kiểm toán tài chính 15
b. Phương pháp kiểm toán cơ bản áp dụng trong kiểm toán chu trình
hàng tồn kho. 17
2. Quy trình Kiểm toán HTK 17
2.1. Lập kế hoạch Kiểm toán 18
a. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng hàng tồn kho 18
b. Thu thập thông tin về hoạt động kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho. 19
c. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát 21
d. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bổ sung với hàng tồn kho 22
2.2. Thực hiện kiểm toán 24
a. Thực hiện các thủ tục phân tích 24
b. Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với hàng tồn kho 26
2.3. Kết thúc kiểm toán 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THỰC HIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
I- KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C). 35
1. Quá trình hình thành và phát triển 35
2. Lĩnh vực kinh doanh và thị trường 35
3. Khách hàng của công ty 36
4. Tổ chức bộ máy của công ty 36
5. Giới thiệu về chi nhánh HN- Công ty kiểm toán và tư vấn (A&C) 38
II- KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY X DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THỰC HIỆN. 40
1. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng X 43
2. Tiến hành kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính khách hàng X do kiểm toán viên công ty A&C thực hiện 46
2.1. Chuẩn bị kiểm toán 46
a. Những thông tin về đặc điểm hàng tồn kho của công ty X 46
b. Thông tin về hệ thống bảo quản vật chất hàng tồn kho của công ty X 47
c. Thông tin về kế toán hàng tồn kho của công ty X 48
d. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK của công ty X 49
e. Tham gia vào quá trình kiểm kê hàng tồn kho của công ty X 50
2.2. Thực hiện kiểm toán 51
a. Thủ tục phân tích 51
b. Kiểm tra chi tiết với khoản mục hàng tồn kho 51
2.3- Kết thúc kiểm toán 58
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐÓNG
GÓP HOÀN THIỆN TỪ THỰC TẾ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C
I- BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C 60
1. Những nhận định về chương trình kiểm toán của công ty kiểm toán và tư vấn A&C 60
2. Những nhận định về kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán và tư vấn A&C 63
2.1. Những nhận định về lập kế hoạch kiểm toán 63
2.2.Những nhận định trong quá trình thực hiện kiểm toán 64
II- MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C 66
1. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 66
2. Ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quá trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty kiểm toán A&C 66
2.1. Hoàn thiện quá trình lập kế hoạch kiểm toán 67
2.2. Hoàn thiện quá trình thực hiện kiểm toán 68
KẾT LUẬN
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và tư vấn (A&C) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẻ nào bị mất hoặc bị chủ ý bỏ sót
Hàng tồn kho được công khai đầy đủ
- Ghi sổ các số thẻ kho của những thẻ đã sử dụng và chưa sử dụng để theo dõi sau đó.
b2) Kiểm tra chi tiết quá trình đánh giá và ghi sổ hàng tồn kho
Thực hiện kiểm tra chi tiết quá trình đánh giá và ghi sổ hàng tồn kho là thủ tục kiểm toán quan trọng nhất để đưa ra bằng chứng chứng minh cho tính trung thực và hợp lý của hàng tồn kho của doanh nghiệp. Do vậy, thủ tục kiểm toán này sẽ tiến hành kiểm tra trên các mặt: kiểm tra giá hàng hoá, vật tư; kiểm tra quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm; kiểm tra giá trị thuần của hàng tồn kho và kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
i) Kiểm tra giá hàng hoá, vật tư
Đối với các doanh nghiệp, khi tiến hành mua hàng hoá, vật tư thì giá mua hàng hoá, vật tư được xác định: giá mua = giá ghi trên hoá đơn + chi phí thu mua.
Trong đó: chi phí thu mua sẽ gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng, các loại thuế không được hoàn lại và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng.
Giá hàng tồn kho khi xuất kho không chỉ phụ thuộc vào giá mua vào ban đầu mà còn phụ thuộc vào phương pháp tính giá nào được áp dụng đối với hàng tồn kho vì hiện tại có rất nhiều phương pháp hạch toán được chấp nhận sử dụng trong kế toán.
Do vậy, Kiểm toán viên khi kiểm tra giá hàng hoá, vật tư sẽ tập trung vào các vấn đề:
* Kiểm tra việc áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
Khi tìm hiểu phương pháp hạch toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp, kiểm toán viên sẽ lần lượt đi vào các vấn đề:
- Phương pháp định giá hàng tồn kho nào được doanh nghiệp sử dụng? Hiện tại theo chế độ kế toán Việt Nam thì có rất nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho được chấp nhận sử dụng chẳng hạn như phương pháp giá thực tế đích danh; phương pháp bình quân gia quyền; phương pháp nhập sau xuất trước; phương pháp giá hạch toán. kiểm toán viên cần xác định rõ phương pháp định giá mà doanh nghiệp sử dụng.
- Doanh nghiệp có thay đổi phương pháp định giá hàng tồn kho năm nay so với năm trước hay không? Nếu trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi phương pháp định giá hàng tồn kho thì tất cả những sự thay đổi đó cũng như sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó có được doanh nghiệp khai báo đầy đủ trong thuyết minh báo cáo tài chính hay không. Kiểm toán viên phải có sự chú ý thích đáng đối với những thay đổi này của doanh nghiệp.
- Kiểm toán viên cũng cần xem xét tính hợp lý và phù hợp của phương pháp định giá hàng tồn kho mà khách hàng áp dụng thông qua việc thử nghiệm kiểm tra giá của một số hàng tồn kho đại diện quan trọng.
* Kiểm tra giá mua hàng hoá, vật tư (việc kiểm tra này được tiến hành kỹ trong chu trình mua hàng- thanh toán): Khi tiến hành kiểm tra giá mua hàng hoá, vật tư thì kiểm toán viên sẽ đi kiểm tra giá mua hàng ghi trên hoá đơn mua hàng và kiểm tra chi phí thu mua.
- Kiểm toán viên chọn mẫu một số mặt hàng tồn kho quan trọng và tiến hành kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của các chứng từ mua hàng đó như: ngày tháng, tên và mã số tài khoản giao dịch của đơn vị bán hàng; chữ ký trên hoá đơn... đồng thời đối chiếu đơn giá trên chứng từ với đơn giá trên hợp đồng mua bán hoặc trên bảng báo giá của đơn vị bán.
- Khi kiểm tra chi phí mua hàng hoá, vật tư kiểm toán viên thường tiến hành kiểm tra các chứng từ phát sinh chi phí khi tiến hành mua hàng hoá, vật tư. Chi phí thu mua này thường được tập hợp sau đó tiến hành phân bổ cho từng loại hàng hoá, vật tư theo các tiêu thức phân bổ. Kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra xem các tiêu thức phân bổ này có hợp lý đối với từng hàng hoá, vật tư mua vào hay không bởi vì chi phí mua hàng khi được phân bổ sẽ ảnh hưởng đến giá hàng hoá, vật tư và sẽ ảnh hưởng đến việc tính giá vốn hàng bán trong năm tài chính hiện hành và ảnh hưởng cả đến năm tài chính tiếp theo. Chẳng hạn như: chi phí thu mua có thể được kết chuyển hết vào giá vốn hàng bán năm tài chính, hoặc được phân bổ cho hàng tồn kho và hàng hoá đã được tiêu thụ (liên quan đến năm tiếp theo).
ii) Kiểm tra quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trong quá trình này, kiểm toán viên sẽ kiểm tra việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và việc phân bổ chi phí sản xuất chung đối với từng sản phẩm sản xuất ra thông qua hệ thống sổ sách chi phí và dựa vào kết quả của các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện trong giai đoạn trước. Quá trình kiểm tra này cần được thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp (giai đoạn giữa kỳ).
* Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khi xem xét khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kiểm toán viên cần thực hiện đối chiếu và xem xét chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng có được hạch toán đúng vào tài khoản chi phí của đối tượng đó không. Để thực hiện được việc này, kiểm toán viên sẽ lấy mẫu một số nghiệp vụ xuất kho vật tư cho trực tiếp sản xuất để kiểm tra việc ghi sổ vào các tài khoản chi phí có phù hợp và đúng đắn không. Đồng thời kiểm toán viên cũng phải xem xét tính hợp lý của chi phí nguyên vật liệu bằng cách so sánh chi phí nguyên vật liệu thực tế và định mức. Nếu có sự chênh lệch lớn, kiểm toán viên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân xem có sự sai sót hoặc gian lận trong việc hạch toán tăng hay giảm chi phí hay không.
* Kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:
Việc kiểm tra chi tiết chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện kỹ trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên nên khi thực hiện trong chu trình này sẽ dựa vào kết quả của chu trình tiền lương và nhân viên là chủ yếu song kiểm toán viên sẽ xem xét thêm: chi phí tiền lương và các khoản trích trên tiền lương được hạch toán đúng đắn vào các tài khoản chi phí của đối tượng không bằng cách đối chiếu các bảng tính lương và bảng phân bổ tiền lương, các bảng tính và phân bổ các khoản trích trên lương của từng bộ phận tránh trường hợp phát sinh chi phí nhân công khống. Kiểm toán viên cũng tiến hành so sánh chi phí nhân công theo giờ lao động thực tế phát sinh hay chi phí nhân công theo đơn vị sản phẩm với định mức để có thể phát hiện những phụ trội bất hợp lý có thể xảy ra.
* Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp được tập hợp bao gồm rất nhiều loại như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác... và việc phân bổ chúng cũng cần tuân theo các tiêu thức phân bổ một cách hợp lý. Do vậy trong quá trình kiểm tra kiểm toán viên cần chú ý xem xét việc xác định các loại chi phí sản xuất chung của đơn vị và tính hợp lý của việc xác định đó tránh việc kế toán đơn vị hạch toán nhầm các khoản chi phí không thuộc chi phí sản xuất chung như chi phí bằng tiền của dịch vụ vận chuyển hàng hoá, vật tư; chi phí bằng tiền phục vụ cho bán hàng... Khi xảy ra việc hạch toán nhầm thì kiểm toán viên cần xem xét số lượng, giá trị của các nghiệp vụ hạch toán nhầm, từ đó xác định ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu khác...
* Kiểm tra chi tiết việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đúng đắn và hợp lý sẽ tạo cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm đúng đắn và hợp lý. Do vậy khi kiểm tra chi tiết việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của doanh nghiệp, kiểm toán viên cần phải xác định tính đúng đắn và tính chính xác của việc tính toán và đánh giá sản phẩm dở dang nhằm phát hiện những sai sót đáng kể làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó kiểm toán viên cần tiến hành một số thủ tục sau trong quá trình xem xét việc đánh giá sản phẩm dở dang của doanh nghiệp;
- Xem xét doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nào trong các phương pháp: phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương, phương pháp tính theo giá trị nguyên vật liệu trực tiếp hay phương pháp theo chi phí định mức...
- Xem xét quá trình tính toán trong đánh giá sản phẩm dở dang có chính xác không bằng cách kiểm toán viên chọn mẫu đối với một số loại sản phẩm và tiến hành tính toán lại.
iii) Kiểm tra giá trị thuần hàng tồn kho của doanh nghiệp
Hàng tồn kho phải được phản ánh theo đúng giá trị thuần của chúng. Giá của hàng tồn kho cần được điều chỉnh giảm trong các trường hợp sau:
- Sụt giá trên thị trường
- Đổ vỡ, hỏng hóc;
- Quá hạn sử dụng, lỗi thời;
- Quyết định bán chịu lỗ để chuyển sang mặt hàng khác;
- Lỗi trong khi mua và sản xuất.
Kiểm toán viên cần kiểm tra theo hướng sau đây:
- Rà soát và kiểm tra quy trình ghi giảm giá hàng tồn kho được áp dụng bởi ban quản lý khách hàng;
- Độc lập ước đoán giá trị cần ghi giảm;
- Đối chiếu kết quả ước đoán với kết quả của đơn vị.
iv) Kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán số 02: Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Như vậy, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với một số trường hợp là cần thiết và buộc phải thực hiện. Để kiểm tra việc thực hiện lập dự phòng này của doanh nghiệp, kiểm toán viên tiến hành một số thủ tục sau:
- Tìm hiểu các thể thức tính toán dự phòng và chi tiết của các dự phòng này.
- Kiểm toán viên thu thập bảng tổng hợp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của khách hàng và đối chiếu với sổ cái
- Đảm bảo rằng các khoản dự phòng được lập là có căn cứ hợp lý, đưa ra đánh giá về phương pháp sử dụng và kiểm tra các phép tính.
- Nghiên cứu về dự phòng không được lập: hàng tồn kho quay vòng chậm, tồn kho lỗi thời hoặc đã hư hỏng(đối chiếu với kiểm kê thực tế).
- Chọn mẫu các hoá đơn bán hàng, áp dụng giảm thuế theo tỷ lệ lãi và so sánh với giá trị kiểm kê.
- Đối với các công việc lâu dài (xây dựng), yêu cầu đánh giá lại các chi phí hoàn thành công việc và so sánh các phí này với giá bán ghi trong hợp đồng. Như vậy, đảm bảo rằng không cần lập một khoản giảm giá tồn kho nào.
Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán nêu trên còn phụ thuộc vào tình hình thực tế hàng tồn kho của công ty khách hàng và các điều kiện khách quan khác. Dựa vào các đặc điểm riêng và yêu cầu của từng cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán sao cho phù hợp, linh động đảm bảo thu được bằng chứng kiểm toán với chất lượng cao nhất với chi phí kiểm toán thích hợp từ đó kiểm toán viên đưa ra được nhận xét chính xác của mình về chu trình hàng tồn kho của doanh nghiệp.
2.2.3. Kết thúc kiểm toán
Chương II
Thực trạng kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Kiểm toán và tư vấn (A&C) thực hiện tại các doanh nghiệp
I- khái quát về công ty kiểm toán và tư vấn (A&C).
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Kiểm toán A&C là tên viết tắt của Công ty Kiểm toán và tư vấn. Tên giao dịch bằng tiếng Anh của công ty: Auditing And Consulting Company.
Công ty có trụ sở chính tại 229 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại: 08.8272295.
Ngoài trụ sở chính công ty có 2 chi nhánh: chi nhánh tại Khánh Hoà và chi nhánh tại Hà Nội.
Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 107 TC/TCCB ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tiền thân của công ty là chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh của công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO).
Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 102218 ngày 13/03/1995 do Uỷ ban kế hoạch thành phố Hồ Chí Minh cấp. Theo giấy phép kinh doanh: Vốn pháp định là 1,8 tỷ VNĐ; vốn kinh doanh là 6 tỷ VNĐ.
2. Lĩnh vực kinh doanh và thị trường
Công ty hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán- tư vấn và có khả năng cung cấp các dịch vụ sau:
+ Kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính; Kiểm toán báo cáo dự toán và quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản; Kiểm toán kinh phí dự án.
+ Thẩm định tài chính.
+ Tư vấn về quản trị, kế toán, thuế...
+ Cung cấp các dịch vụ kế toán và các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của khách hàng.
+ Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán, Kế toán, Thuế và các chương trình có liên quan trong lĩnh vực kinh tế thị trường.
3. Khách hàng của công ty:
Khách hàng của công ty kiểm toán và tư vấn A&C rất đa dạng bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước, các hợp đồng hợp tác trên nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại, xây dựng, ngân hàng, dầu khí, giao thông vận tải... Với đội ngũ nhân viên kiểm toán có trình độ cao và tương đối đồng đều cùng phương châm làm việc vì chất lượng phục vụ khách hàng là hàng đầu, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao và được nhiều khách hàng biết tới. Trong những năm tới, công ty tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển và hướng tới mở rộng mối quan hệ với nhiều khách hàng hơn nữa đặc biệt là với những dự án đầu tư nước ngoài và các dự án quốc tế ở Việt Nam.
4. Tổ chức bộ máy của công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Ban giám đốc công ty (1 Giám đốc và 5 phó giám đốc); 1 phòng ban chức năng (phòng quản trị- tổng hợp) và các phòng nghiệp vụ- 5 phòng kiểm toán; 2 chi nhánh (chi nhánh Khánh Hoà và chi nhánh Hà Nội). Trong 5 phòng kiểm toán, chỉ có phòng kiểm toán 5 có trưởng phòng không thuộc thành viên ban giám đốc, còn 4 trưởng phòng kiểm toán là 4 phó giám đốc công ty.
- Ban giám đốc công ty: gồm có Giám đốc và 5 Phó Giám đốc
Giám đốc công ty kiểm toán và tư vấn A&C là bà Lê Hạ: là người đứng đầu công ty, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về mọi hoạt động của công ty.
Phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các hoạt động để thực hiện mục tiêu, chiến lược của công ty. Các Phó Giám đốc phụ trách hoạt động, lĩnh vực mà Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực đó. Nhiệm vụ cụ thể của từng Giám đốc như sau:
+ Phó Giám đốc 1: Vũ Hùng Tiến phụ trách chung về kiểm toán báo cáo tài chính và phòng kiểm toán 1.
+ Phó Giám đốc 2: Nguyễn Minh Trí phụ trách về đào tạo của công ty và phòng kiểm toán 2.
+ Phó Giám đốc 3: Lê Minh Tài phụ trách chi nhánh Khánh Hoà và phòng kiểm toán 3.
+ Phó Giám đốc 4: Phùng Thị Quang Thái phụ trách kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và phòng kiểm toán 4.
+ Phó Giám đốc 5: Nguyễn Thị Hồng Thanh phụ trách chi nhánh Hà Nội.
Phụ trách phòng kiểm toán 5 là trưởng phòng kiểm toán, không phải là thành viên ban giám đốc.
- Phòng Quản trị- Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc để Ban Giám Đốc hoạt động có hiệu quả. Phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức hành chính, nhân sự và công tác quản trị tài chính.
- Các phòng kiểm toán: 5 phòng kiểm toán trực tiếp tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán, thẩm định tài chính, tư vấn... của công ty. Hoạt động của các phòng này thể hiện mục đích hoạt động của công ty và quyết định phần lớn việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty. Các phòng kiểm toán độc lập tương đối về lĩnh vực hoạt động, đồng thời có sự phối kết hợp, trao đổi thông tin chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ được Ban Giám đốc và công ty giao phó.
- Hai chi nhánh Khánh Hoà và Hà Nội:
Các chi nhánh đều có địa vị pháp nhân, tiến hành các hoạt động kinh doanh theo đăng ký kinh doanh của chi nhánh nhưng tiến hành hạch toán phụ thuộc.
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo đăng ký kinh doanh, các chi nhánh hoạt động theo điều lệ hoạt động của công ty và tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ đã được công ty xây dựng. Trong lĩnh vực kiểm toán, hoạt động kiểm toán tại chi nhánh tuân theo chương trình kiểm toán do công ty xây dựng, từ lập kế hoạch kiểm toán, lập chương trình kiểm toán đến thực hiện chương trình kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Chi nhánh tiến hành ghi chép và lưu giữ các báo cáo kiểm toán theo quy định ghi chép cụ thể của công ty. Sau đó, hàng năm chi nhánh tiến hành gửi các báo cáo kiểm toán cùng báo cáo về hoạt động của chi nhánh để công ty tổng kết và đánh giá hoạt động của chi nhánh, hoạt động của toàn công ty.
Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc và không tính lãi, lỗ hoạt động mà chỉ lập báo cáo thu chi, kết quả hoạt động tính vào kết quả của công ty.
Các hoạt động của chi nhánh chủ yếu dựa vào khả năng ký kết hợp đồng của mình, nhưng cũng tiến hành làm giúp công ty một số hợp đồng do công ty ký kết với khách hàng. Khi đó, chi nhánh sau khi thực hiện công việc được giao gửi toàn bộ File kiểm toán do chi nhánh tiến hành tới công ty. Công ty sẽ tập hợp công việc và có ý kiến về báo cáo tài chính của khách hàng. Chi nhánh chỉ tiến hành lập báo cáo kiểm toán của chi nhánh và không tiến hành thu phí hoạt động kiểm toán này.
- Số nhân viên của công ty hiện có khoảng 200 nhân viên. Theo thống kê của bộ tài chính đến ngày 31/11/2001, Công ty kiểm toán và tư vấn A&C là công ty kiểm toán có tỷ lệ kiểm toán viên được cấp chứng chỉ của Bộ Tài Chính cao nhất trong 34 công ty kiểm toán hiện nay tại Việt Nam. Nhân viên của công ty kiểm toán và tư vấn A&C đều có ít nhất một bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ, được đào tạo chính quy từ các chuyên ngành Kiểm toán, Kế toán, tài chính, ngân hàng, kiến trúc, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi... Hằng năm công ty thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, cập nhật kiến thức chuyên môn và kiến thức pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác có liên quan. Ngoài các chương trình đào tạo trong nước, các kiểm toán viên còn được lựa chọn để đi tu nghiệp và đào tạo qua các hình thức khảo sát, thực hành tại các nước như Singapore, Hongkong, Anh, Pháp, Malaysia... do các chương trình hỗ trợ của EURO TAP VIET và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Nhờ vậy, khả năng chuyên môn của nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao từ đó chất lượng các dịch vụ do công ty cung cấp luôn có chất lượng cao và ổn định.
Hoạt động kiểm toán là một hoạt động chính được cung cấp bởi công ty kiểm toán và tư vấn A&C. Công ty là một trong những công ty kiểm toán Việt Nam xây dựng được một hệ thống quy trình, quy chế mẫu cho tất cả các bộ phận công việc. Quy trình với hoạt động kiểm toán được xây dựng cụ thể từ việc lập kế hoạch kiểm toán, lập chương trình, thực hiện chương trình kiểm toán và kết thúc kiểm toán- phát hành báo cáo kiểm toán và việc kiểm tra chất lượng công việc của kiểm toán viên.
5. Giới thiệu về chi nhánh Hà nội- công ty kiểm toán và tư vấn (A&C)
* Quá trìnhhình thành và phát triển
Chi nhánh công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1141/QĐUB ngày 01.03.2001 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trước khi có quyết định thành lập này, Chi nhánh tiến hành các hoạt động theo tính chất Văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) từ năm 1995.
Chi nhánh hoạt động chính thức theo Đăng ký kinh doanh số 312488 ngày 16/03/2001. Phó Giám đốc Công ty Kiểm toán A&C- Nguyễn Thị Hồng Thanh là Giám đốc Chi nhánh Hà Nội.
Trụ sở của chi nhánh: 41B Lý Thái Tổ, Hà Nội; Điện thoại: 04. 9344489
Tổng số nhân viên của chi nhánh khoảng 30 nhân viên.
Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có tài khoản giao dịch tại Ngân hàng, có quyền ký các hợp đồng kiểm toán và quan trọng nhất là có quyền phát hành các báo cáo kiểm toán.
* Bộ máy quản lý của chi nhánh gồm:
Ban giám đốc, phòng Quản trị tổng hợp, phòng Thẩm định đầu tư và phòng Kiểm toán.
- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và 2 phó giám đốc. Có sự phân công công việc giữa các thành viên trong ban Giám đốc chi nhánh, nhưng do tính chất của chi nhánh là có quy mô nhỏ nên sự phân công, phân nhiệm này cũng chỉ có tính chất tương đối.
+ Giám đốc chi nhánh Nguyễn Thị Hồng Thanh là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và Công ty về hoạt động của Chi nhánh.
+ Phó Giám đốc chi nhánh là người giúp Giám đốc chi nhánh điều hành hoạt động của Chi nhánh để đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ của chi nhánh.
Phó Giám đốc Hoàng Đình Lợi phụ trách lĩnh vực Kiểm toán Báo cáo tài chính.
Phó Giám đốc Nguyễn Thị Tư phụ trách kế toán, hành chính; phụ trách Kiểm toán Đầu tư và xây dựng cơ bản.
- Phòng quản trị tổng hợp thực hiện công tác hành chính, kế toán;
- Phòng Thẩm định đầu tư thực hiện các hoạt động Thẩm định dự án và Kiểm toán xây dựng cơ bản
- Phòng Kiểm toán trực tiếp thực hiện các hoạt động theo mục đích hoạt động của chi nhánh (cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn...)
Do chi nhánh có quy mô nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều nên việc phân công và phân nhiệm của các bộ phận trong bộ máy quản lý của chi nhánh mang tính chất tương đối. Tại chi nhánh có sự đi sâu đi sát chỉ đạo hoạt động của Ban Giám đốc với các bộ phận, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ về cả nhân lực và nghiệp vụ giữa các phòng của chi nhánh.
II- Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty x do Công ty kiểm toán và tư vấn (A &C) thực hiện.
Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính tại công ty kiểm toán và tư vấn A&C là kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính. Trong cuộc kiểm toán, sau khi đánh giá chung về tính trọng yếu của khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính, nhóm trưởng nhóm kiểm toán sẽ xác định số kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và khoản mục giá vốn hàng bán trên báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng chương trình kiểm toán hàng tồn kho của Công ty A & C được phản ánh trong phụ lục 1 dưới đây:
Phụ lục 1: Chương trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty A&C
I- Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị
- Biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của kiểm toán viên.
- Báo cáo nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá.
- Sổ cái, sổ chi tiết hàng tồn kho.
- Nhật ký mua hàng.
- Kế hoạch tài chính năm.
II- Mục tiêu kiểm toán
1. Mục tiêu hiện hữu, đầy đủ , sở hữu
Số dư hàng tồn kho có thực và phản ánh đầy đủ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá thuộc sở hữu của đơn vị.
2. chính xác
Các nghiệp vụ về hàng tồn kho phát sinh trong kỳ được hạch toán đầy đủ và chính xác
3. Đánh giá
Hàng tồn kho phải được đánh giá hợp lý và nhất quán với các năm trước, hàng tồn kho chậm luân chuyển, lỗi thời đều phải được lập dự phòng thoả đáng.
4. Trình bày và công bố
Hàng tồn kho được phân loại, trình bày và công bố phù hợp trên báo cáo tài chính.
III- Trình tự kiểm toán
1. Thủ tục phân tích
- So sánh tỷ lệ Hàng tồn kho/tài sản lưu động và tỷ lệ Hàng tồn kho/tổng tài sản giữa các tháng (quý), giữa năm này với năm khác.
- Xem xét sự biến động của từng loại hàng tồn kho giữa các tháng (quý) trong năm và với năm trước để phát hiện các biến động bất thường. Tìm hiểu nguyên nhân các biến động bất thường.
- So sánh vòng quay hàng tồn kho giữa năm này với năm trước và với kế hoạch. Tìm nguyên nhân biến động bất thường.
- So sánh giá thành đơn vị năm nay với các năm trước và với kế hoạch xem có biến động hay không. Nếu có, tìm nguyên nhân biến động này.
2. Thủ tục kiểm tra chi tiết
2.1. Tìm hiểu sơ bộ về hạch toán hàng tồn kho tại công ty khách hàng
- Tìm hiểu phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Tìm hiểu phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
- Tìm hiểu phương pháp tính giá thành.
- Tìm hiểu phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
2.2. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
- Tìm hiểu quy trình nhập- xuất kho.
- Chọn n nghiệp vụ nhập và n nghiệp vụ xuất kiểm tra xem có tuân thủ các quy trình về nhập- xuất kho, ghi chép, hạch toán đúng quy định và có đầy đủ chứng từ gốc đính kèm hay không. Nếu kết quả tốt thì chấp nhận. Nếu kết quả xấu thì mở rộng phạm vi điều tra.
2.3. Đọc lại hồ sơ kiểm kê, tìm hiểu cách thức lưu kho và quản lý lưu hàng.
Nếu đơn vị không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ, kiểm toán viên chọn một số mặt hàng tiến hành kiểm kê thực tế và cộng trừ lùi để xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ chính xác và đồng thời xem xét cách lưu kho, quản lý kho hàng.
2.4. Thu thập danh mục hàng tồn kho cuối kỳ.
Đối chiếu số lượng trên danh mục này với biên bản kiểm kê có sự chứng kiến của kiểm toán viên.
2.5. Chọn n mặt hàng tồn kho kiểm tra phương pháp tính giá xuất kho xem có nhất quán với năm trước và phù hợp với chính sách kế toán hay không.
2.6. Xem xét cách tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, kiểm tra lại việc tính giá thành đơn vị.
2.7. kiểm tra lại việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ. Kiểm tra tính đầy đủ của việc lập dự phòng bằng cách:
- Xem xét ghi chú về hàng tồn kho chậm luân chuyển, lỗi thời phát hiện trong quá trình kiểm kê.
- Rà soát trên báo cáo nhập- xuất- tồn để phát hiện các mặt hàng không có biến động trong kỳ.
2.8. Kiểm tra cut- off bằng cách:
Chọn n nghiệp vụ trước và sau ngày sau khi kết thúc niên độ để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ.
2.9. Đối chiếu số liệu đầu năm trên sổ cái, sổ chi tiết vật tư với số đã kiểm toán năm trước.
2.10. Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với sổ cái, báo cáo nhập- xuất- tồn.
2.11. Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết hàng tồn kho với báo cáo nhập- xuất- tồn
2.12. Xem xét việc trình bày và công bố hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33933.doc