MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNGI:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ASNAFF VIỆT NAM 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 4
1.3. Các loại hình dịch vụ và khách hàng của công ty 7
1.3.1. Các dịch vụ của công ty 7
1.3.2. Khách hàng của công ty 9
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty 10
1.4.1. Công tác kế toán tại Công ty 10
1.4.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 10
1.4.1.2. Chính sách kế toán mà công ty áp dụng 11
1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 12
1.4.3. Tình hình tài chính của công ty 12
1.5. Quy trình kiểm toán chung tại công ty 13
CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN ASNAF VIỆT NAM THỰC HIỆN 15
2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 19
2.2.1. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 19
1.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán hàng tồn kho 33
2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 46
2.2.4. Giai đoạn sau kiểm toán 47
2.3. KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC 48
2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 48
2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 56
2.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 63
CHƯƠNG III - NHẬN XÉT VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂM TOÁN ASNAFF VIỆT NAM 65
3.1 - VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂM TOÁN ASNAF VIỆT NAM 65
3.2 - ƯU ĐIỂM 66
3.2.1 VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ 66
3.2.2. SỰ PHỐI HỢP TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHU TRÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 67
3.2.3. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 67
3.3. NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN BỞI CÔNG TY KIỂM TOÁN ASNAF 70
3.3.1. VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN VÀ TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 70
3.3.2. VIỆC PHÂN BỔ MỨC TRỌNG YẾU 72
3.3.3. VỀ ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH 72
3.3.4. THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM KÊ 73
2.3.5. SỬ DỤNG CHUYÊN GIA TRONG ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO 74
3.3.6. Ý KIẾN KHÁC 75
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
81 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán ASNAF Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra các chứng từ có liên quan như phiếu yêu cầu mua hàng, phiếu xuất kho rồi đơn đặt hàng ..
Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho thì các thông tin cần tìm hiểu là:
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ có theo dõi chi tiết cho từng loại hàng tồn kho hay không ? hệ thống sổ sách kế toán có được đối chiếu ít nhất một tháng một lần với kết quả kiểm kê hàng tồn kho hay không ? hàng tồn kho có được đánh dấu theo dãy số xây dựng trước không ..?
+ Có sự phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận không, việc xuất kho được kiểm soát chặt chẽ không ?
Để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sử dụng các phương pháp vẽ lưu đồ ( có lưu đồ ngang và lưu đồ dọc ), lập bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, lập bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ.
bước 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoản mục, bao gồm đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa sai phạm trong hoạt động tài chính kế toán của khách hàng. Các bước thực hiện:
+ Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vận dụng.
+ Nhận diện các qui trình kiểm soát đặc thù.
+ Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 "Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ ", mức độ rủi ro kiểm soát cao trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ không được áp dụng đúng hay đánh giá sự áp dụng của hệ thống ấy được xem là không đầy đủ.
Kiểm toán viên cần lưu ý nếu rủi ro kiểm soát đánh giá ở mức tối đa thì kiểm toán viên không thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản.
Bước 3: Thiết kế thử nghiệm kiểm soát (Thử nghiệm tuân thủ)
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 "Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ " qui định kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về sự đầy đủ, tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trên hai phương diện:
- Thiết kế : Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.
- Thực hiện; Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.
Kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp kiểm tra tài liệu, quan sát, phỏng vấn nhân viên
Đối với chu trình hàng tồn kho, kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bổ sung tập trung vào các chức năng như nghiệp vụ xuất vật tư, hàng hoá; nghiệp vụ sản xuất; nghiệp vụ lưu kho. Đây là những nghiệp vụ trọng tâm của chu trình nên việc đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ cần thực hiện cẩn trọng.
Bước 4: Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ, tổng hợp kết quả khảo sát, sử dụng bảng đánh giá về hệ thống kiểm soat nội bộ, tiến hành đánh giá lại rui ro kiểm soát nếu cần thiết.
g. Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập.
Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán thiết kế thành 3 phần; trắc nghiêm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư.
Thiết kế trắc nghiệm công việc
Trắc nghiệm công việc là các cách thức và trình tự rà soát các nghiệp vụ hay các hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trước hết là hệ thống kế toán.
Kiểm toán viên xác định tính đúng đắn trong tổ chức hệ thống kế toán từ việc tuân thủ các quy định về việc lập và kiểm tra, sử dụng chứmg từ kế toán qua ghi sổ và cộng sổ chi tiết hàng tồn kho đến kết chuyển các số phát sinh vào sổ cái.
Trắc nghiệm công việc bao gồm trắc nghiệm đạt yêu cầu của công việc và trắc nghiệm độ vững chãi của công việc. Khi rủi ro kiểm soát đánh giá ở mức thấp, trắc nghiệm đạt yêu cầu được sử dụng. Ngược lại nếu rủi ro kiểm soát đánh giá ở mức cao thì có thể bỏ qua trắc nghiệm đạt yêu cầu và tiến hành trắc nghiệm độ tin cậy.
Việc thiết kế trăc nghiệm thực hiện theo 4 nội dung: Các thủ tục kiểm toán sử dụng, qui mô mẫu chọn, khoản mục mẫu chọn, thời gian thực hiện.
Thiết kế trắc nghiệm phân tích
Trắc nghiệm phân tích là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp các phương pháp. Đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối .giữa các trị số của cùng một chỉ tiêu hoặc của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau hoặc các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Được sử dụng để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản thuộc khoản mục hàng tồn kho. Phân tích xu hướng sự thay đổi của các số dư tài khoản, phân tích tỷ suất. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư.
- So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước;
- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị
- So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên
- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành
Một số tỷ suất quan trọng
Tỉ lệ lãi gộp =
Tổng lãi gộp
Tổng doanh thu
Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho =
Tổng giá vốn hàng bán
Bình quân hàng tồn kho
Qui trình phân tích bao gồm xem xét mối quan hệ giữa các thông tin tài chính, giữa thông tin tài chính với thông tin phí tài chính.
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
Là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ hoặc tổng số phát sinh. Việc thiết kế thực hiện theo các bước sau:
+ Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình
+ Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích
+ Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục hàng tồn kho.
Kết thúc giai đoạn 1 của qui trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thiết kế được chương trình kiểm toán và có thể sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi. Chính là việc kết hợp và sắp xếp các thủ tục theo một chương trình kiểm toán.
1.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán hàng tồn kho
a. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Các thử nghiệm kiểm soát hướng vào tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm mục đích giúp kiểm toán viên đánh giá được tính hiệu lực đó và khẳng định lại mức rủi ro kiểm soát ban đầu đã đưa ra đối với cơ sở đẫn liệu về hàng tồn kho. Thường tập chung vào các chức năng chính như nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu, nghiệp vụ xuất, nghiệp vụ lưu kho vật tư.
+ Đối với nghiệp vụ mua hàng :
Kiểm toán viên xem xét qui trình mua hàng được thực hiện đúng qui định không, kiểm tra tính có thật của sự phê duyệt các phiếu yêu cầu, chứng từ ( phiếu yêu cầu mua, đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, phiếu nhập kho, hoá đơn ), sự khớp đúng số liệu giữa các chứng từ với sổ sách ghi chép.
+ Nghiệp vụ xuất vật tư
Kiểm toán viên kiểm tra về tính có thật của các yêu cầu sử dụng vật tư bằng cách kiểm tra lại các phiếu yêu cầu và xem xét sự phê duyệt đầy đủ về chữ ký của người có thẩm quyền. Kiểm tra các chứng từ sổ sách có liên quan tới việc hạch toán nghiệp vụ xuất vật tư, như lệnh xuất, phiếu xuất kho và các sổ chi tiết, sổ phụ để thu được thông tin về nghiệp vụ xuất vật tư cả về chữ ký những người liên quan, kiểm tra tính độc lập của những người liên quan. Kiểm toán viên có thể quan sát cụ thể quy trình xuât kho thực tế tại đơn vị khách hàng.
+ Nghiệp vụ sản xuất
Nghiệp vụ này đối với công ty xây lắp thì thực tế là nguyên vật liệu đưa vào thi công công trình. Kiểm toán viên có thể thể thiết kế và thực hiện nhiều kiểm soát khác nhau nhưng kiểm toán viên thường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát chủ yếu và phổ biến.
Cơ sở dẫn liệu
Hoạt động kiểm soát chủ yếu
Ý nghĩa của hoạt động kiểm soát
Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện
Sự hiện hữu hoặc phát sinh
- Sử dụng các phiếu xin lĩnh vật tư, hợp đồng, các bảng tập hợp chi phí và các báo cáo nghiêm thu công trình có sự phê chuẩn đầy đủ
- Độc lập so sánh các báo cáo kiểm nghiệm thu công trình, các bảng tập hợp chi phí với các hơp đồng, phiếu xin lĩnh vật tư.
- Đối chiếu chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung với bảng tính lương và chi phí chung đã xảy ra
- Phân tích chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung thực tế so với dự to
- Hệ thống các tài liệu đã được phê duyệt, có sự kiểm soát chặt chẽ nhằm tạo cơ sở cho việc ghi sổ các nghiệp vụ sản xuất để bảo đảm chi phí những nghiệp vụ sản xuất hợp lệ mới được ghi sổ
- Bảo đảm các nghiệp vụ sản xuất thống nhất với các chứng từ, tài liệu gốc có liên quan nhằm khẳng định nghiệp vụ sản xuất thực tế đã xảy ra trước khi chúng được ghi sổ
- Phát hiện sự không khớp nhau do chi một số chi phí không thực sự phát sinh
- Sự chênh lệch tăng đáng kể giữa thực tế ghi sổ so với định mức có thể do ghi chép một số nghiệp vụ chưa phát sinh
- Điều tra và quan sát việc sử dụng các tài liệu có đánh số trước này và kiểm tra tính liên tục của chúng cũng như kiểm tra chữ ký phê duyệt liên quan
- Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ
- Phỏng vấn về việc kiểm tra đối chiếu, quan sát và điều tra về việc đối chiếu
- Phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống định mức chi phí kiểm tra các báo cáo về sự chênh lệch
Tính trọn vẹn (đầy đủ)
- Sử dụng phiếu yêu cầu xin lĩnh vật tư, hợp đồng, các bảng tập hợp chi phí và các biên bản nghiệm thu có sự phê chuẩn
- Độc lập đối chiếu các phiếu xin lĩnh vật tư, các hợp đồng các bảng tập hợp chi phí, biên bản nghiêm thu với nhau và với sổ sách kế toán
- Phân tích và theo dõi sự chênh lệch về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung so với định mức
- So sánh đối chiếu sản phẩm dở dang, công trình hoàn thành đã bàn giao và chưa bàn giao
- Nhằm kiểm soát các tất cả các nghiệp vụ sản xuất thi công đã phát sinh thì đều được ghi sổ, không bỏ sót và không bị trùng lặp
- Phát hiện sự không thống nhất giữa các chứng từ và phát hiện những nghiệp vụ sản xuất chưa được ghi sổ
- Phát hiện chênh lệch tăng của chi phí định mức so với chi phí thực tế ghi sổ có thể do không ghi sổ một số nghiệp vụ sản xuất thi công
- Có thể phát hiện thấy sự không khớp nhau do ghi thiếu nghiệp vụ liên quan đến sản xuất thi công
- Phỏng vấn và quan sát về việc sử dụng các tài liệu có đánh số trước này, kiểm tra tính liên tục của chúng
- Phỏng vấn và điều tra các bằng chứng về sự đính kèm các tài liệu, chứng từ sản xuất với sổ sách kế toán
- Phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống chi phí định mức
- Phỏng vấn và điều tra về công tác đối chiếu, và kiểm tra đối chiếu lại
Tính giá và đo lường
- Độc lập đối chiếu, so sánh số lượng và giá cả trên hợp đồng
- Đôc lập rà soát tỉ lệ phân bổ các chi phí chung cho các hợp đồng, tính toán lại chi phí đã phân bổ
- Độc lập cộng và đối chiếu các sổ sách theo dõi thi công
- Cập nhật thông tin về hàng tồn kho
- Phân tích và theo dõi sư khác biệt về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh ghi sổ so với định mức và kế hoạch
- Sử dụng hệ thống dự báo doanh thu
- Thiêt lập một hệ thống các chuẩn mực kỹ thuật trong thi công và nghiệm thu
- Sử dụng sơ đổ tài khoản đủ chi tiết
- Phát hiện sai sót trong việc ghi chép số lượng và giá cả trên các tài liệu khi hàng tồn kho vận động qua quá trình thi công
- Phát hiện tỉ lệ phân bổ sai hoặc việc tính toán chi phí phân bổ không đúng cho các công trình khi chúng được sử dụng để tính giá hàng tồn kho
- Phát hiện sai sót trong cộng dồn và kết chuyển trong sổ sách theo dõi sản xuất trước khi chúng được sử dụng để định giá hàng tồn kho
- Cung cấp số liêu về việc sử dụng hàng tồn kho, số lượng tồn kho để tránh tình trạng thi công thừa đẫn đến hư hỏng hao mòn vô hình, không sử dụng được nữa
- Phát hiện những sai phạm trong việc tính giá và đo lường chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
- Xác định rõ các nghiệp vụ thi công cần được hạch toán vào tài khoản khi phát sinh
- Kiểm tra dấu hiệu của công tác kiểm toán nội bộ
- Kiểm tra bằng chứng về sự kiểm tra nội bộ
- kiểm tra dấu vết của kiểm tra nội bộ và tính toán lại
- Phỏng vấn về việc cập nhật thông tin hàng tồn kho để xác định định mức thi công hoặc số lượng thi công, và kiểm tra dấu hiệu của việc sử dụng
- Phỏng vấn về việc sử dụng hệ thống chi phí định mức và điều tra các báo cáo về sự chênh lêch.
- Điều tra về việc sử dụng hệ thống dự báo doanh thu và kiểm tra dấu hiệu của việc sử dụng
- Phỏng vấn và quan sát các chính sách về thiết lập các chuẩn mực kỹ thuật và chính sách kiểm tra chất lượng, thủ tục kiểm tra dấu vết công tác kiểm tra
- Phỏng vấn và quan sát, kiểm tra việc sử dụng hệ thống tài khoản
Trình bầy và khai báo
- Độc lập và quan sát việc mã hoá tài khoản đối với các chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, sản xuất chung
- Đôi chiếu chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trên thẻ tính gía thành với chi phí nhân công và chi phí sản xuât chung trên sổ theo dõi chi tiết
- Kiểm tra danh mục các vấn đề cần khai báo và rà soát lại khai báo
- Phát hiện việc phân loại sai về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trước khi chúng được chính thức ghi sổ
- Phát hiện sự không khớp nhau có thể do phân loại sai
- Nhằm khẳng định tất cả các vấn đề cần khai báo thì đã được khai báo và khai báo đầy đủ và chính xác
- Kiêm tra dấu vết của công tác kiểm tra nội bộ
- Phỏng vấn và điều tra việc đối chiếu và kiểm tra dấu vết của việc đối chiếu
- Phỏng vấn về việc sử dụng bảng danh mục kiểm tra và kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ
+ Nghiệp vụ lưu kho vật tư, hàng hoá ;
Cơ sở dẫn liệu
hoạt động kiểm soát chủ yếu
Ý nghĩa của hoạt động kiểm soát
Các thử nghiệm kiểm soát thường được thực hiện
Sự hiện hữu hoặc phát sinh
- So sánh đối chiếu giữa sổ cái với sổ chi tiết hàng tồn kho giữa sổ chi tiết với các chứng từ có liên quan
- Kế toán phải lập phiếu xuât kho cho tất cả các nghiệp vụ xuất kho căn cứ và lệnh xuất
- Phát hiện các nghiệp vụ không có thật cũng được ghi sổ
- Tránh các nghiệp vụ nhập kho không được phê chuẩn
- Tránh xuất kho khi chưa được phê duyệt, không có thật
- Phát hiện sự chênh lệch có thể do ghi khống hàng tồn kho
- Tránh tình trạng biển thủ hàng tồn kho ghi nghiệp vụ không khớp với sổ sách
- Tránh bị mất cắp, mất trộm hoặc bị biển thủ
- Thực hiện đối chiếu lại và kiểm tra dấu vết của kiểm tra nội bộ
- Kiểm tra các phiếu nhập kho, các báo cáo giao nhận nguyên vật liệu
- Kiểm tra sự đính kèm giữa phiếu xuất kho với các lệnh xuất, phiếu lĩnh vật tư, và lệnh xuất
Tính trọn vẹn
Sử dụng các chứng từ gốc có đánh số thứ tự trước
- Độc lập đối chiếu giữa sổ chi tiết, sổ phụ với sổ cái, sổ tổng hợp và giữa các chứng từ gốc với sổ chi tiết, sổ phu
- Tránh ghi thiếu và ghi trùng lắp đối với hàng tồn kho
- Phát hiện sự không thống nhất giữa sổ chi tiết, sổ phụ với sổ cái, sổ tổng hợp; hoặc giữa các chứng từ với sổ sách chi tiết do ghi và kết chuyển không đầy đủ
- Phát hiện chênh lệch thực tế lớn hơn so với sổ sách do quên hoặc cố ý bỏ quên ngoài sổ sách
- Quan sát và kiểm tra tính liên tục của chứng từ
- Phỏng vấn và quan sát, kiểm tra dấu vết của kiểm tra nội bộ
Quyền và nghĩa vụ
Có đầy đủ chứng từ minh chứng về hàng tồn kho của doanh nghiệp
Tránh tình trạng nhầm lẫn giữa hàng tồn kho của doang nghiệp với hàng tồn kho của đơn vị khác
Xem xét chứng tự minh chứng và quan sát việc đánh dấu riêng hàng tồn kho
Tính giá và đo lường
- Độc lập đối chiếu giữa các sổ chi tiết, sổ phụ với sổ cái hoặc sổ tổng hợp hàng tồn kho
- Các chi phí về hàng tồn kho đều phải được thông qua bởi kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính
- Tính toán lại các chứng từ gốc
- Cập nhật sổ về hàng tồn kho
- Phát hiện sự khớp đúng giữa sổ do tính toán và cộng dồn, kết chuyển sai
- Tránh tình trạng sử dụng sai cơ sở tính giá
- Phát hiện các sai sót trong tính toán ban đầu
- Phát hiện sự bất hợp lý do tính toan sai
- Phát hiện nhứng công trình nghiệm thu không đạt tiêu chuẩn
- Quan sát việc đối chiếu kiểm tra dấu vết của kiểm tra nội bộ
- Điều tra, phỏng vấn và so sánh chi phí nguyên vật liệu so với định mức chi phí
- Kiểm tra dấu vết của việc tính toán lại
- Phỏng vấn và điều tra về việc cập nhật sổ sách
Trình bầy và khai báo
Phải có danh mục những vấn đề cần khai bao và phải công khai những khai báo đó
Tránh tình trạng khai báo thiếu
Kiểm tra danh mục những vấn đề cần khai báo và kiêm tra lại tính chính xác, đầy đủ của các khai báo
Dựa trên kết quả thực hiện thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên đánh giá lại rủi ro kiểm soát để làm căn cứ thực hiện các thử nghiệm cơ bản trong kế hoạch kiểm toán.
b. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
* Thực hiện các thủ tục phân tích
Để phát hiện các sai phạm trọng yếu về hàng tồn kho thì kiểm toán viên áp dụng nhiều thủ tục phân tích. Đây là thủ tục có nhiều ưu điểm, mục đích sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này là phát hiện sự thay đổi bất thường số dư khoản mục hàng tồn kho. Một sự khác biệt đáng kể có thể do sự tồn tại các sai phạm.
Phân tích xu hướng
Kiểm toán viên có thể so sánh số dư, số phát sinh hàng tồn kho năm nay với các năm trước, số dư thực tế với định mức dự trữ quy định của doanh nghiệp để phát hiện ra sự thay đổi đột biến của một kỳ nào đó. Nếu có sự chênh lệch lớn thì cần tìm hiểu nguyên nhân, kiểm toán viên cũng cần có thông tin cập nhật về biến động thị trường sản phẩm, định mức dự trữ mặt hàng. Hoặc kiểm toán viên có thể phân tích theo khoản mục chi phí cấu thành giá vốn hàng bán như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Qua đó có thể cho phép kiểm toán viên phát hiện ra các dấu hiệu không bình thường của mỗi yếu tố trong mối quan hệ chung. (Ngoại trừ ảnh hưởng của nhân tố biến động của giá cả ).
Phân tích dọc;
Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, các tỷ suất hay được sử dụng gồm:
Tỉ suất
lãi gộp
=
Tổng lãi gộp
Tổng doanh thu
Tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho
=
Tổng giá vốn hàng tồn kho
Số dư bình quân hàng tồn kho
Trong đó
Số dư hàng tồn kho bình quân
=
Số dư hàng tồn kho đầu kỳ + Số dư hàng tồn kho cuối kỳ
2
Nếu tỉ suất lợi nhuận quá thấp mà tỉ lệ quay vòng hàng tồn kho quá cao so với dự kiến của kiểm toán viên thì có thể do đơn vị khách hàng khai tăng giá vốn hàng bán và khai giảm hàng tồn kho.
Kiểm toán viên cũng có thể so sánh tỉ lệ quay vòng hàng tồn kho năm nay so với năm trước, thường để phát hiện hàng tồn kho cũ kỹ, lạc hậu hoặc phát hiện những bất thường trong kinh doanh.
* Thu thập danh mục hàng tồn kho
Kiểm toán viên thu thập danh mục hàng tồn kho, đối chiếu với sổ chi tiết và sổ tổng hợp hàng tồn kho. Nhằm khẳng định sự khớp nhau giữa các sổ kế toán với Báo cáo tài chính.
* Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho
Kiểm kê hàng tồn kho là nhiệm vụ của khách hàng, trách nhiệm của kiểm toán viên là theo dõi, quan sát. Kiểm toán viên cần thảo luận rõ về thời gian quan sát vật chất hàng tồn kho với ban quản lý đơn vị. Trong khi quan sát kiểm kê, kiểm toán viên nên quan sát các nhân viên của khách hàng thực hiện, khẳng định phiếu kiểm kê được đánh thứ tự trước, các thùng hàng rỗng, các hàng tồn kho đã kiểm kê được đánh dấu riêng.
Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần kiểm kê thử, quy mô kiểm kê thử phụ thuộc vào bản chất và thành phần của hàng tồn kho. Kết thúc phải có biên bản kiểm kê và kết luận chính xác của các cuộc kiểm kê.
Nhưng ở đây khách hàng lại là đối tượng xây lắp để tiêt kiệm chi phí Công ty đã không thuê kho nên không tồn tại kho mà nguyên vật liệu được mua và tập kết tại chân công trình, dùng đến đâu thì mua đến đấy nên việc nguyên vật liệu tồn kho hầu như là không có.
c. Kiểm tra tính giá hàng tồn kho
Kiểm toán viên cần xác định cơ sở và phương pháp tính giá hàng tồn kho áp dụng tại khách hàng có phù hợp không, có tuân thủ các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi không, sự thống nhất trong áp dụng phương pháp đó giữa các năm tài chinh. Hàng tồn kho phải được phản ánh theo đúng giá trị thuần của chúng.
Khi mua vật tư hàng hoá từ nhà cung cấp thì phải được xác đinh trên cơ sở giá mua, các loại thuế không hoàn lại, chi phí vận chuyển, chi phí trực tiếp liên quan, trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng. Căn cứ theo hợp đồng mua bán, phương thức thanh toán. kiểm toán viên có thể kiểm tra trực tiếp trên hoá đơn của nhà cung cấp.
Trong quá trình sản xuất kiểm toán viên kiểm toán giá vốn thông qua hệ thống sổ sách chi phí. Chi phí tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Kiểm toán viên xem xét qui trình hạch toán, tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm dở dang. Sau đó so sánh với cách tính của kỳ trước, nếu có sự thay đổi có khoản chi nào không thuộc phạm vi chi phí sản xuất nhưng vẫn tính vào giá thành không, có sự chênh lệch lớn giữa chi phí thực tế với định mức không, sự phân bổ đã hợp lý chưa?
Đối với giá vốn hàng xuất kho; doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào để tính, có áp dụng nhất quán giữa các kỳ hay không, việc phân bổ chi phí thu mua có hợp lý không.
Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể phải sử dụng kết quả của các chuyên gia đối với hàng tồn kho có tính kỹ thuật cao.
d. Gửi thư xác nhận đối với số hàng tồn kho của đơn vị lưu trữ bên thứ ba, kiểm tra các hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ.
Khi hàng tồn kho của khách hàng lưu trữ ở một công ty cho thuê kho hoặc bên thứ 3 thì kiểm toán viên nên gửi thư xác nhận để có bằng chứng về sự hiện hữu của hàng tồn kho đó.
e. Kiểm tra các hợp đồng hoặc các khế ước vay nợ
Vật tư có thể đang được nắm giữ bởi khách hàng nhưng chưa hẳn đã thuộc quyển sở hữu của đơn vị. Cũng có thể có những loại vật tư không nằm trong bãi của đơn vị nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị do vật tư đang được đưa đi gia công chế biến..Cũng có trường hợp hàng tồn kho được đem đi thế chấp ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Kiểm toán viên phải kiểm tra tất cả các hợp đồng kinh tế và các khế ước vay nợ để xác định rõ quyền sở hữu đối với hàng tồn kho
2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Khi kết thúc cuộc kiểm toán kiểm toán viên cần tiến hành các công việc trong giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán.
a. Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán liên quan đến hàng tồn kho
Trước khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến về chu trình hàng tồn kho của khách hàng thì kiểm toán viên phải đánh giá các sự kiện phát sịnh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Và được chuẩn mưc Việt Nam số 560 qui định: " Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán ".
Trong trường hợp có những biến động lớn về giá cả hàng tồn kho, do thiên tai mà gây ảnh hưởng lớn tới khoản mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải thực hiên bổ sung các thủ tục để xác định và có thể đưa ra kết luận chính xác.
b. Đánh giá tính hoạt động liên tục
Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng cần phải kiểm tra các dấu hiệu như là lỗ kinh doanh lớn, nhiều khoản vay đến hạn trả mà không có khả năng thanh toán, sản phẩm ứ đọng nhiều, không bán được, khách hàng dính líu vào vụ kiện tụng mà ở vị thế bất lợi, nợ lương công nhân viên, nhân viên rời bỏ công ty....
Kiểm toán viên cần thu thập soát xét các sự kiện sảy ra, phỏng vấn nha quản lý và thảo luận về các biện pháp khắc phục.
c. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh
Kiểm toán viên tiến hành tổng hợp các bút toán dựa trên những bằng chứng và giấy tờ làm việc và đưa ra bút toán điều chỉnh tổng hợp, sau đó thảo luận với khách hàng đề nghị khách hàng điều chỉnh.
d. Phát hành báo cáo kiểm toán
Sau khi thảo luận thống nhất với khách hàng, căn cứ vào hợp đồng kiểm toán kiểm toán viên dự thảo báo cáo và phát hành Báo cáo chính thức kiểm toán viên phải đưa ra kết luận kiểm toán.
Báo cáo là đánh giá của kiểm toán viên về sự phù hợp của những thông tin định lượng của báo cáo tài chính cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực, hoặc chế độ kế toán hiện hành khi lập Báo cáo tài chính.
Ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính là đưa ra đánh giá trên các phương diện phản ánh (hoặc trình bầy) trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu các thông tin định lượng của Báo cáo tài chính và sự tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan.
Kết luận kiểm toán phải đầy đủ và phù hợp, được qui định thành chuẩn mực với 4 loại tuỳ theo các tình huống cụ thể:
Ý kiến chấp nhận toàn bộ: sử dụng trong tình huống các bảng khai tài chính trung thực, rõ ràng trên mọi khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Ý kiến chấp nhận từng phần: sử dụng khi ý kiến chấp nhận toàn phần là chưa hợp lý và những phần không chấp nhận là do còn tồn tại bất đồng g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7303.doc