Chuyên đề Kiểm toán hệ thống làm lạnh cấp đông

Công ty được thành lập vào năm 1977, tiền thân là Xí Nghiệp Rau Quả Lạnh Đông.

- 1986 Xí nghiệp sáp nhập với Nông trường Tân Lập mang tên Xí Nghiệp Liên Hiệp

Xuất Khẩu Rau Quả.

- Từ năm 1999 - 2005 đổi tên thành Công Ty Rau Quả Tiền Giang.

- Từ năm 2005 - 2006 đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang.

Sau gần 30 năm hoạt động công ty trở thành một trong những doanh nghiệp chuyên sản

xuất và chế biến rau quả hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay công ty đang sở hữu một

nguồn lực tiềm năng dồi dào: có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình, trình độ và

đoàn kết; với máy móc thiết bị: công ty có dây chuyền nước quả cô đặc của CHLB Đức,

nhà máy đông lạnh IQF của Anh và vô số máy móc thiết bị tự động và bán tự động phục

vụ tại nhà máy đồ hộp và toàn công ty. Đặc biệt hơn nữa là công ty có vùng nguyên liệu

rộng lớn trên 4000 ha chuyên canh về cây khóm do công ty tự đầu tư và thu hoạch. Vị thế

và sản phẩm của công ty ngày càng được biết đến qua chất lượng và sự đa dạng về chủng

loại.

- Chuyên chế biến và cung cấp trái cây đóng hộp,trái cây đông lạnh,nước trái cây nguyên

chất đóng hộp,trái cây tươi,nước quả cô đặc và puree, nước uống tinh khiết.

- Có mặt bằng rộng, thuận tiện vận chuyển, nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu

Longvùng trái cây lớn nhất Việt Nam.

pdf29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán hệ thống làm lạnh cấp đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m toán…………………………………………..22 CHƯƠNG III: NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI KIỂM TOÁN HỆ THỐNG LÀM LẠNH CẤP ĐÔNG …………………………………………………………25 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ………………………………………………...26 4 CHƯƠNG I: HỆ THỐNG LÀM LẠNH CẤP ĐÔNG 1.1.Khái Niệm: Đông lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách hạ nhiệt độ nhằm biến nước trong thực phẩm thành đá do đó làm ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật dẫn đến sự phân hủy của thực phẩm diễn ra chậm.  Phương pháp đông lạnh đã được các chủ nông trại và ngư dân áp dụng từ sớm bằng cách trữ thực phẩm trong các nhà chứa cách ly với nguồn nhiệt xuyên suốt mùa đông.  Ngày nay với công nghệ hiện đại, tình trạng giữ lạnh thực phẩm có thể tiến hành ở nhiệt độ rất thấp và hầu như quanh năm. 1.2.Quy Trình Làm Lạnh Cấp Đông: Công nghệ chế biến thực phẩm đông lạnh thường gồm các khâu: Thực phẩm  Chế biến  Đóng gói  Cấp đông  Bảo quản Khâu cấp đông yêu cầu làm đông hết ẩm và hạ nhiệt độ tâm sản phẩm xuống tới trị số nhiệt độ tk nào đó trước khi đưa vào kho lạnh. Quá trình cấp đông gồm có 3 giai đoạn như hình 1 gồm: τ1 là thời gian hạ nhiệt độ vật ẩm, từ nhiệt độ ban đầu t1 đến nhiệt độ đóng băng t0 = 0 0C, τ2 là thời gian đông kết ẩm trong vật ở nhiệt độ t0 = const, τ3 là thời gian quá lạnh khối băng từ nhiệt độ t0 đến nhiệt độ tk yêu cầu. Môi trường lạnh cần phải có nhiệt độ tf < tk < t0 < t1. Nếu cấp đông kiểu đối lưu thì vật ẩm có biên. 5 Loại 3 với hệ số toả nhiệt α hữu hạn. Nếu cấp đông kiểu tiếp xúc thì vật ẩm có biên loại 1 với tw = tf và coi α∞. Thời gian đông lạnh vật ẩm là: τ = τ1 + τ2 + τ3 hình: sơ đồ vận chuyển chuổi thực phẩm đông lạnh. 1.3.Một Số Loại Thiết Bị Dùng Trong Cấp Đông  Thiết bị cấp đông hiện nay có nhiều dạng, hiện nay ở nước ta sử dụng phổ biến các loại hệ thống sau:  Kho cấp đông gió (Air Blast Freezer);  Tủ cấp đông tiếp xúc (Contact Freezer); 6  Tủ cấp đông gió;  Hệ thống cấp đông dạng xoắn,có băng chuyền IQF;  Hệ thống cấp đông có băng chuyền cấp đông thẳng;  Hệ thống cấp đông có băng chuyền dạng xoắn;  Hệ thống cấp đông siêu tốc;  Hệ thống cấp đông nhúng N2 lỏng 7 CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN HỆ THỐNG LÀM LẠNH CẤP ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG II.1. tổng quan về công ty cổ phần rau quả tiền giang II.1.1. Lịch sử hình thành công ty - Công ty được thành lập vào năm 1977, tiền thân là Xí Nghiệp Rau Quả Lạnh Đông. - 1986 Xí nghiệp sáp nhập với Nông trường Tân Lập mang tên Xí Nghiệp Liên Hiệp Xuất Khẩu Rau Quả. - Từ năm 1999 - 2005 đổi tên thành Công Ty Rau Quả Tiền Giang. - Từ năm 2005 - 2006 đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Rau Quả Tiền Giang. Sau gần 30 năm hoạt động công ty trở thành một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến rau quả hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay công ty đang sở hữu một nguồn lực tiềm năng dồi dào: có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình, trình độ và đoàn kết; với máy móc thiết bị: công ty có dây chuyền nước quả cô đặc của CHLB Đức, nhà máy đông lạnh IQF của Anh và vô số máy móc thiết bị tự động và bán tự động phục vụ tại nhà máy đồ hộp và toàn công ty. Đặc biệt hơn nữa là công ty có vùng nguyên liệu rộng lớn trên 4000 ha chuyên canh về cây khóm do công ty tự đầu tư và thu hoạch. Vị thế và sản phẩm của công ty ngày càng được biết đến qua chất lượng và sự đa dạng về chủng loại. - Chuyên chế biến và cung cấp trái cây đóng hộp,trái cây đông lạnh,nước trái cây nguyên chất đóng hộp,trái cây tươi,nước quả cô đặc và puree, nước uống tinh khiết. - Có mặt bằng rộng, thuận tiện vận chuyển, nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Longvùng trái cây lớn nhất Việt Nam. Hiện tại công ty có 3 nhà máy: 1. Đông lạnh rau quả:công suất 2000 tấn/năm, thiết bị đông lạnh IQF của Anh 8 2.Đồ hộp trái cây: công suất 8000 tấn/năm. 3.Chế biến đa dạng nước quả cô đặc và puree: nhà máy đầu tiên của Việt Nam công suất 5000 tấn/năm,thiết bị của CHLB Đức. - Nông trường Tân Lập, diện tích 3500 hecta,chuyên canh cây dứa,sản lượng hàng năm 50000-60000 tấn,ngoài ra chuyên canh cây xoài,mãng cầu,lô hội,lạc tiên cung cấp nguyên liệu chế biến cho nhà máy trong Công ty. II.1.2. Mục tiêu Công ty luôn phấn đấu luôn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu đối với khách hàng, đối với cán bộ công nhân viên nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người trong công ty. Trên các nguyên tắc định hướng như sau: - Khách hàng là thượng đế. - Doanh nghiệp là một cơ sở mang tính cộng đồng. - Lợi nhuận là những phần thưởng và là thước đo sự đóng góp lợi ích cho xã hội. - Cạnh tranh mang tính lành mạnh để cùng tồn tại và cùng phát triển. - Phát huy trí tuệ tập thể dựa trên đóng góp của mỗi cá nhân và quản lý theo mô hình. - Chúng tôi đào tạo con người để làm ra sản phẩm tốt cho xã hội. Thương hiệu đạt được - Công ty có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 đượctổ chức QMS,(Úc) chứng nhận tháng 09/2000, đang xây dựng hệ thống HACCP. 9 II. 1.3. Các sản phẩm chính 1.Đồ hộp trái cây: cỡ hộp 8.OZ,15.OZ,20.OZ,30.OZ và A.10. - Dứa khoanh mini/ khoanh thường/ miếng nhỏ/ rẽ quạt, khúc, nghiền. - Chôm chôm nhân dứa,chôm chôm nước đường. - Nấm rơm,bắp non,lô hội,thạch dừa. - Xoài miếng,đu đủ miếng,chuối cau,trái cây hỗn hợp. - Măng đóng hộp. 2.Nước giải khát: - Nước trái cây nguyên chất:nước xoài,dứa,ổi,mãng cầu,nước quả hỗn hợp lô hội và lạc tiên,trà bí đao hộp 250ml,330ml. - Nước tăng lực. - Nước uống tinh khiết. 3.Nước quả cô đặc: Nước dứa, chuối, ổi, xoài, mãng cầu cô đặc 100%,không thêm phụ gia, đóng gói vô trùng. 4.Nước quả puree: Dứa, chuối, ổi , xoài, mãng cầu, sơri, chôm chôm, dưa hấu, nha đam, tắc puree ,100% không thêm phụ gia, đóng gói vô trùng. 5.Trái cây đông lạnh: dứa, xoài, đu đủ, chôm chôm, măng, lô hội, bắp non...đông lạnh IQF. 6.Trái cây tươi: dứa , chuối, xoài, thanh long, bưởi.... Địa chỉ: Km số 1977, Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, Việt Nam Điện thoại: 10 84.073-3834-677 Fax: 84.073-3832-082 Website: www.vegetigi.com.vn Người liên hệ: NGUYỄN VĂN MÌ Email: vegetigi@vnn.vn E-store của thành viên này: Công ty sử dụng hệ thống đông lạnh IQF của Anh và vô số máy móc thiết bị tự động và bán tự động phục vụ tại nhà máy đồ hộp và toàn công ty. Công ty sử dụng hệ thống IQF và sử dụng môi chất NH3 để làm lạnh nên gây ra 1 số tác động đến môi trường. Ưu và nhược điểm của hệ thống IQF sử dụng môi chất NH3 : Ưu điểm:  NH3 là môi chất lạnh nên không gây phá hủy tầng ozone và hiệu ứng nhà kính.  NH3 được sử dụng trong hệ thống (ngoại trừ kho lạnh bảo quản).  NH3 thích hợp đối với hệ thống lớn và rất lớn. Nhược điểm:  Ăn mòn kim loại màu;  Không phù hợp với các hệ thống nhỏ. II.2. Kiểm toán hệ thống làm lạnh cấp đông của công ty cổ phần rau quả Tiền Giang  Thời gian kiểm toán: Từ ngày 28/3/2011- 14/4/2011  Hình thức kiểm toán: kiểm toán bên thứ 3  Địa điểm họp của đội kiểm toán: khách sạn THIÊN VƯƠNG, Long Định, Châu Thành, Tiền Giang. 11 Mục đích kiểm toán  Kiểm toán năng lượng;  Kiểm toán hệ thống kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ. II.2.1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC KIỂM TOÁN  Lập chương trình và thủ tục kiểm toán  Phạm vi KT: hệ thống cấp đông của công ty  Thủ tục: Chuẩn bị giấy tờ để của đội kiểm toán và giấy giới thiệu của công ty bên kiểm toán..  Đơn vị kiểm toán: kiểm toán bên thứ 3  Phẩm chất năng lực ktv: tốt.  Giới thiệu phương pháp KT :  Phương pháp đánh giá nhanh;  Phương pháp lập bảng kiểm tra;  Phương pháp khảo sát thực địa tham quan hiện trường;  Lập bảng kiểm tra xác định các khía cạnh mội trường;  Phương pháp 7w.  Lập kế hoạch KT  Đội KT gồm 5 thành viên: 12 - 1 kiểm toán trưởng; - 1 thư ký; - 3 kiểm toán viên; - Bên được kiểm toán gồm : giám đốc công ty và trưởng phòng kỹ thuật. Một số nhu cầu khác: - Nơi ăn ,ở của đội kiểm toán; - Cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động; - Các nhu cầu y tế cần thiết Lịch làm việc Thời gian Địa điểm Hoạt động Thứ 2 Tại phòng tiếp khách của công ty Gặp gỡ ban lãnh đạo công ty. Thu thập các tài liệu cần thiết về hệ thống làm lạnh của công ty. Thứ 3 Phòng làm việc. Đọc tài liệu về công ty và hệ thống làm lạnh cấp động của công ty. Thứ 4 Công ty Tham quan sơ bộ công ty và hệ thống làm lạnh .Xác định những vấn đề trong hệ thống của công ty. 13 Thứ 5 Phòng làm việc Lập bảng câu hỏi và xác định cách lấy mẫu. Thứ 6 Công ty Gặp ban lãnh đạo và khai báo lịch trình KT. Thứ 7 Nghỉ Cn Thứ 2 Công ty Họp khai mạc và thu thập chứng cứ. Thứ 3 Hệ thống làm lạnh cấp đông Tiến hành đo đạc Thứ 4 Thứ 5,6 Phòng làm việc họp ,xem xét và đánh giá các tài liệu. và chứng cứ Thứ 7 phòng họp của công ty Gặp gỡ và báo cáo kết quả với ban lãnh đạo . Cn Nghỉ Chờ ý kiến phản hồi . Thứ 2 Phòng làm việc Chỉnh sửa báo cáo, lên kế hoạch sau KT . Thứ 3 Phòng họp công ty Họp bế mạc Xem xét tài liệu sơ bộ: 14  Lịch sử hình thành và phát triển của công ty;  Cách bố trí các khu vực trong công ty;  Tìm hiểu các bản vẽ hệ thống làm lạnh cấp đông;  Sản phẩm của công ty. Tham quan sơ bộ:  Các hoạt động của công ty: nơi sản xuất, vận chuyển, bảo quản sản phẩm;  Tham quan hệ thống làm lạnh cấp đông, kho cấp đông, qui trình của hệ thống, công suất, thời gian cấp đông;  Các vấn đề môi trường của hệ thống:các chất thải bỏ trong các thiết bị (ô nhiễm nhiệt, cháy nổ…)  Thảo luận cách thức kiểm toán với công ty. Lập bảng câu hỏi  Sau khi tham quan sơ bộ về hệ thống, đội kiểm toán xác định các vấn đề cần thêm thông tin để lập bảng câu hỏi, sau đó tổng hợp lại thành bảng câu hỏi để phỏng vấn.  Vấn đề quan tâm: + tổn thất năng lượng trong hệ thống; + kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ. Thông báo  Mục đích, phạm vi của cuộc kiểm toán và tiêu chuẩn áp dụng;  Trưởng nhóm và các thành viên trong nhóm; 15  Lịch trình KT;  Thời gian, địa điểm họp khai mạc. II.2.2. GIAI ĐOẠN KIỂM TOÁN Họp khai mạc  Giới thiệu nhóm kiểm toán với lãnh đạo và các nhân viên trong công ty:  Kiểm toán trưởng: Ông Ngô Văn Năm  Thư ký: Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung  Kiểm toán viên: + Ông Trần Đình Khải + Ông Ngô Quốc Hưng + Ông Đào Xuân Hồng Nhân viên kỹ thuật công ty: ks Hoàng Quốc Việt Giám đốc công ty: Ông Võ Văn Bon Họp khai mạc  Giới thiệu mục đích KT: kiểm tra , xác định hiệu quả và tổn thất của hệ thống làm lạnh cấp đông của công ty bao gồm:sử dụng năng lượng (nhiệt, điện..) ,các vấn đề kỹ thuật an toàn & sự cố môi trường như cháy,nổ…  công bố địa điểm & thời gian lấy mẫu: khu vực x, y,z tại kho cấp đông vào lúc 9h và 15h ngày 07/04/2011. Giới thiệu qui trình KT: 16 1. chính sách môi trường của công ty; 2. KT xác định khía cạnh môi trường của hệ thống 3. KT xác định các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác; 4. KT năng lượng; 5. KT về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ. Chính sách môi trường của công ty  Công ty đang thực hiên theo tiêu chuẩn ISO 14000  Các tiêu chuẩn cho hệ thống làm lạnh +TCVN 6154và 6156 :1996 : Bình chịu áp lực– Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử. +TCVN 6008: 1995: Thiết bị áp lực– Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra. +TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực - Hàn liên kết. KT xác định khía cạnh môi trường  Mục đích: kiểm soát việc sử dụng nănglượng,nguyên liệu,các chất thải trong hệ thống  Phạm vi: trong từng khu vực của hệ thống,máy móc ,thiết bị,đường ống dẫn…  Người chịu trách nhiệm:trưởng bô phận,các công nhân kĩ thuật 17 Qui trình trong hệ thống làm lạnh Trao đổi thông tin  Yêu cầu công ty cho biết qui trình sử dụng, bảo quản của chất làm lạnh,xử lí của công ty khí chất bị thoát ra ngoài trong quá trình vận chuyển,sử dụng,bảo quản.  Thông tin về nguồn hóa chất,máy móc thiết bị  Các sản phẩm cần làm đông của công ty Kiểm toán về kĩ thuật 18 1. Phạm vi áp dụng Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường các hệ thống lạnh được quy định theo Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành. 2. Mục đích: kiểm tra việc đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc và kiểm tra định kỳ các hệ thống máy móc.  Phòng chống cháy nổ 3. Trách nhiệm: kỹ sư an toàn và BHLĐ và các công nhân kỹ thuật làm việc tại khu vực hệ thống làm lạnh cấp đông. 2. Tiêu Chuẩn Bắt Buộc Áp Dụng Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau: - TCVN 6153, 6154, 6155 và 6156 :1996 : Bình chịu áp lực; - TCVN 6104: 1996: Hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi ; - TCVN 6008: 1995: Thiết bị áp lực– Mối hàn; - TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực - Hàn liên kết. 3. Quy Trình Kiểm Toán  Chuẩn bị kiểm định; mục 3.1  Kiểm tra hồ sơ; mục 3.2  Kiểm tra bên ngoài, bên trong; mục 3.3  Kiểm tra khả năng chịu áp lực; mục 3.4  Kiểm tra độ kín; mục 3.5  Kiểm tra vận hành. Mục 3.6 19 3.1 Chuẩn bị kiểm định 3.1.1.Thông báo cho cơ sở kế hoạch và các yêu cầu trước khi đưa hệ thống lạnh vào kiểm định. 3.1.2. Xác định biện pháp an toàn trước khi thực hiện kiểm định. Bố trí kiểm định viên tham gia kiểm định.Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị cho quá trình kiểm định và phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân. 3.2 Kiểm tra hồ sơ 3.2.1. Căn cứ vào chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét về hồ sơ của hệ thống. 3.2.1.1 Khi kiểm định lần đầu phải xem xét các hồ sơ sau: a. Hồ sơ xuất xưởng, lý lịch của hệ thống lạnh; bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống, bản vẽ cấu tạo các bộ phận chịu áp lực của hệ thống, các chứng chỉ kiểm tra chất lượng vật liệu chế tạo,vật liệu hàn. b. Hồ sơ lắp đặt, biên bản nghiệm thu lắp đặt. c. Các biên bản kiểm tra mối hàn, phiếu kiểm định thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ. 3.2.1.2 Khi kiểm định định kỳ phải xem xét các hồ sơ sau: a. Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước. b. Nhật ký vận hành, sổ theo dõi sửa chữa, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có). 3.2.1.3 Khi kiểm định bất thường phải xem xét các hồ sơ sau: a. Trường hợp sửa chữa: hồ sơ thiết kế sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau sửa chữa có hàn vá các thiết bị chịu áp lực. b. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt. c. Trường hợp sau khi thiết bị không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định định kỳ. Lưu ý: Khi kiểm tra, hồ sơ của hệ thống lạnh phải đủ và đúng theo quy định của quy chuẩn, TCVN kỹ thuật quốc gia an toàn hiện hành.Nếu không đảm bảo, yêu cầu cơ sở có biện pháp khắc phục bổ sung. 3.3 Kiểm tra bên ngoài, bên trong 20 3.3.1.Kiểm tra bên ngoài, bên trong các bình chịu áp lực của hệ thống lạnh tuân thủ theo “Bình chịu áp lực - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn”. 3.3.2.Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống và chất lượng lắp đặt đảm bảo các yêu cầu trong thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng. 3.3.3.Trước khi tiến hành kiểm tra các bộ phận bên trong hệ thống, thực hiện việc rút gas đảm bảo thiết bị không còn áp lực dư và nồng độ các chất độc hại, cháy nổ nằm trong phạm vi cho phép. 3.3.4.Kiểm tra phát hiện các vết nứt, rạn, móp, phồng, các chỗ bị gỉ, mòn trên các bộ phận, chi tiết của hệ thống. 3.3.5.Kiểm tra tình trạng làm việc của các phụ kiện, dụng cụ đo lường,kiểm tra số lượng van an toàn và các cơ cấu bảo vệ an toàn của hệ thống phải đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn. 3.3.6.Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống ống dẫn trong hệ thống. 3.3.7.Kiểm tra các chi tiết bắt xiết bị mòn, lỏng, các mối nối cũng như các bộ phận bảo ôn bị hư hỏng. 3.3.8.Kiểm tra các van khoá, van chặn về số lượng, chủng loại cũng như vị trí lắp đặt theo tiêu chuẩn. 3.3.9.Trường hợp hệ thống lạnh bố trí các cơ cấu bảo vệ khác như đinh chì, đĩa nổ cần xác định tính nguyên vẹn của chúng, khi đã bị thay thế cần kiểm tra thông số hoạt động phải phù hợp theo quy định của tiêu chuẩn. 3.3.10.Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống giải nhiệt. 3.3.11.Trường hợp hệ thống lạnh sử dụng môi chất độc hại hoặc cháy nổ, cần chú ý kiểm tra hệ thống thông gió cho buồng máy và các miệng thoát của van an toàn, đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng. 3.4 Kiểm tra khả năng chịu áp lực (thử thuỷ lực) Phải thử thuỷ lực để xét khả năng chịu áp lực của hệ thống theo trình tự sau: - Chuẩn bị thử : Cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van (trừ van xả), nối với thiết bị cung cấp áp suất thử. - Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía hạ áp, thực hiện việc cách 21 ly rồi nâng đến áp suất thử bền phía cao áp. - Duy trì suất thử trong vòng 5 phút rồi giảm dần tới áp suất thử kín. 3.4.1.Xác định áp suất thử: Áp suất thử theo quy định tại mục 3.1.1.1 và 3.1.1.2 của TCVN 6104 -1996. 3.4.2.Phải có biện pháp khống chế sự tác động của thiết bị bảo vệ quá áp và đảm bảo các thiết bị này không bị phá hỏng trong quá trình thử.Trong trư ờng hợp không thực hiện đ ược thì cô lập hoặc được tháo ra thử riêng. 3.4.3.Việc xác định môi chất thử theo quy định của nhà chế tạo và tiêu chuẩn áp dụng. 3.4.4.Khi không có điều kiện thử bằng nước, chất lỏng khác có thể sử dụng khí nén, khí trơ để thử với điều kiện đã kiểm tra độ bền của thiết bị bằng tính toán; thực hiện đầy đủ quy định về an toàn đối với phương pháp thử bằng khí. 3.4.5.Kiểm tra áp suất làm việc của các van an toàn gắn trên phần đang thử của hệ thống.Giảm áp suất thử về áp suất làm việc và được duy trì trong suốt quá trình kiểm tra. Tháo bỏ môi chất thử, khôi phục sự làm việc của hệ thống. 3.4.6.Đánh giá kết quả thử: Kết quả thử phải đạt yêu cầu tối thiểu như quy định thử thuỷ lực trong “Bình chịu áp lực - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn”. 3.4.7.Trong trường hợp hệ thống được miễn thử thuỷ lực theo quy định của TCVN về kỹ thuật an toàn hiện hành thì phải ghi rõ lý do trong biên bản kiểm định và đính kèm các biên bản thử thủy lực của hội đồng kỹ thuật của cơ sở chế tạo, lắp đặt vào biên bản kiểm định. 3.4.8.Trường hợp đặc biệt: Khi trong hệ thống lạnh (chưa đến thời hạn kiểm định) có thay thế một thiết bị chịu áp lực mà thiết bị đó đã được nghiệm thử khả năng chịu áp lực, khi lắp vào hệ thống cho phép miễn thử bền toàn hệ thống nhưng hệ thống phải được thử kín . 3.5 Kiểm tra độ kín (thử kín) 3.5.1.Thử độ kín được thực hiện sau khi hệ thống được lắp ráp lại hoàn chỉnh (do lắp đặt lần đầu hoặc do yêu cầu tách hệ thống ra để thử thủy lực khi kiểm định định kỳ). Có thể thử độ kín theo từng khối của hệ thống và thử lại tại các mối nối. 22 3.5.2.Áp suất thử kín bằng áp suất làm việc của hệ thống. 3.5.3.Duy trì áp lực thử trong vòng 24 giờ. Trong 6 giờ đầu áp suất thử giảm không quá 10% và sau đó không giảm. 3.5.4.Thời gian tiến hành thử kín theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng hoặc của nhà chế tạo. 3.5.5.Tiến hành thử bằng nước xà phòng. Khả năng rò rì trên đường ống nguyên rất ít xảy ra vì thế nên kiểm tra ở các mối hàn, mặt bích, nối van trước.Nếu đã thử hết mà không phát hiện vết xì hở mà áp suất vẫn giảm thì có thể kiểm tra trên đường ống. - Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý. Tuyệt đối không được xử lý khi áp lực vẫn còn. - Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rì mới tiến hành bọc cách nhiệt đường ống và thiết bị. Lưu ý: Áp suất trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường tức là phụ thuộc vào giờ trong ngày vì vậy cần kiểm tra theo một giờ nhất định trong ngày. 3.5.6.Đánh giá kết quả thử: bước thử kín đạt yêu cầu khi không có hiện tượng rò rỉ và áp suất trong hệ thống không bị giảm. 3.6 Kiểm tra vận hành (thử vận hành) - Phải thử khả năng vận hành của hệ thống lạnh theo trình tự sau: - Trước khi thử vận hành cần thực hiện việc hút chân không và nạp môi chất lạnh cho hệ thống. - Kiểm tra toàn bộ hệ thống đảm bảo cho việc vận hành. 3.6.1.Căn cứ vào quy trình, phối hợp với cơ sở đưa hệ thống vào làm việc. 3.6.2.Kiểm tra áp suất làm việc của van an toàn trên toàn hệ thống lạnh. 3.6.3.Kiểm tra hoạt động của hệ thống đảm bảo các thông số thiết kế. 3.6.4.Kiểm tra thông số tác động của các thiết bị tự động, bảo vệ (trừ van an toàn). 3.6.5.Khi hệ thống làm việc tốt, ổn định thì tiến hành hiệu chình và niêm chì các van an toàn. Áp suất xả của van an toàn theo quy định tại bảng 3 TCVN 6104:1996 3.6.6.Đánh giá kết quả thử. Kết quả: 23 Công ty đã làm đúng theo tiêu chuẩn,các máy móc thiết bị vẫn còn đang trong tình trạng tốt. Kiểm toán năng lượng 1. Kiểm toán nhiệt năng. 1.1. Phạm vi: Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục kiểm toán nhiệt năng trong hệ thống làm lạnh cấp đông. 1.2. Mục đích: nhằm kiểm tra và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu và tiết kiệm nhiệt năng. 1.3. Trách nhiệm: thuộc về bộ phận quản lý năng lượng, khâu hậu cần, và các nhân viên trực ban. Kiểm toán năng lượng (Nhiệt) Tính toán tổn thất nhiệt cho hệ thống bao gồm: +Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che; +Nhiệt do làm lạnh sản phẩm, khay cấp đông; giá khay cấp đông và các thiết bị trong tủ; +Tổn thất do xả băng; +Tổn thất do động cơ quạt; + tổn thất do quá trình vận chuyển; + tổn thất do quá trình đóng mở cửa các tủ đông, kho lạnh.  Nhận xét: hiện tại công ty chưa quan tâm nhiều về vấn đề năng lượng nhiệt  nhiệt lượng tổn thất khá lớn. 24 Kiểm toán năng lượng (Điện) 2. Kiểm toán điện năng 2.1. Phạm vi: Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục kiểm toán điện năng trong hệ thống làm lạnh cấp đông. 2.2. Mục đích: nhằm kiểm tra và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu và tiết kiệm điện năng. 2.3. Trách nhiệm: thuộc về bộ phận quản lý năng lượng, khâu hậu cần, và các nhân viên trực ban.  Tính toán tổn thất điện cho hệ thống bao gồm: +Hệ thống làm mát và đông lạnh; +Hệ thống chiếu sáng.  Thực trạng tại công ty: + hệ thống chiếu sáng không đồng bộ, không có công tắc riêng cho từng bộ phận; + thiết bị chưa được sử dụng tối ưu; + nhiệt tổn thất  điện tổn thất. Phản hồi trực tiếp  Do thông tin chưa đầy đủ nên đội kiểm toán chưa đưa ra được kết luận và phản hồi cho bên công ty. Đánh giá toàn diện +Trong quá trình kiểm toán các thành viên trong bộ phận kiểm toán tham gia rất đầy đủ và tuân thủ đầy đủ các quy định của công ty cũng như bên kiểm toán. 25 +Các kiểm toán viên phỏng vấn các nhân viên thu được kết quả tốt. +Tất cả các thiết bị và các điều khoản đều được áp dụng. Họp bế mạc  Kiểm toán hệ thống kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ: đã đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn và tuân thủ đúng luật định.  Kiểm toán năng lượng: hiện tại thì công ty chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này nên vẫn tổn thất nhiệt và điện là khá lớn. GIAI ĐOẠN SAU KIỂM TOÁN Báo cáo kiểm toán o Báo cáo về sự không phù hợp:  hệ thống chiếu sáng không đồng bộ, không có công tắc riêng cho từng bộ phận;  thiết bị chưa được sử dụng tối ưu;  kế hoạch lưu kho, xếp dở, vận chuyển sản phẩm chưa hợp lý; o khoảng trống khe hở và khu vực đông lạnh để gần các khu vực có nhiệt độ cao như bếp ăn, nơi làm ấm thực phẩm, gần ánh mặt trời nên có sự xâm nhập của khí nóng từ các khu vực này vào kho lạnh. o công tác bảo trì chưa được chú trọng. Hành động khắc phục +Sử dụng tối ưu thiết bị: Xác định rõ ràng những nhu cầu làm mát hay đông lạnh để tránh lãng phí nhằm lựa chọn chế độ và công suất phù hợp. 26 +Lên kế hoạch lưu kho, xếp dỡ và vận chuyển sản phẩm xử lý nhiệt độ phù hợp riêng cho làm mát và đông lạnh. +Giảm thiểu sự xâm nhập của khí nóng từ các nguồn khác: Giảm sự xâm nhập của không khí vào khu vực làm mát/đông lạnh bằng các tấm ngăn nhựa, cửa cuốn hay dùng loại cửa cách ly; + Sử dụng hệ thống chiếu sáng ít toả nhiệt (CFL) trong các máy đông lạnh và chỉ bật đèn khi thật cần thiết. Lưu trữ và trưng bày sản phẩm hợp lý để nhân viên hoặc khách hàng có thể lấy sản phẩm họ cần một cách dễ dàng nhằm giảm thời gian và số lần đóng mở cửa các máy đông lạnh; + Thường xuyên bảo trì và vệ sinh. Theo dõi sau kiểm toán  Đội kiểm toán có trách nhiệm theo dõi sự thực thi những hành động khắc phục đã thực thi đúng thời gian quy định hay chưa.  Có đảm bảo ngăn ngừa sự tái diễn trở lại một cách hiệu quả hay không.  Thời gian quay lại kiểm tra là: 2 năm. 27 CHƯƠNG III: NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI KIỂM TOÁN HỆ THỐNG LÀM LẠNH CẤP ĐÔNG  Khi kiểm tra, hồ sơ của hệ thống lạnh phải đủ và đúng theo quy định của quy chuẩn, TCVN kỹ thuật quốc gia an toàn hiện hành.Nếu không đảm bảo, yêu cầu cơ sở có biện pháp khắc phục bổ sung.  Áp suất trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường tức là phụ thuộc vào giờ trong ngày vì vậy cần kiểm tra theo một giờ nhất định trong ngày.  Đối với chu kỳ kiểm địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKiểm toán môi trường_Kiểm toán hệ thống làm lạnh cấp đông.pdf
Tài liệu liên quan