Chuyên đề Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty CPA VIETNAM thực hiện

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ 3

CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 3

1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 6

1.2.1. Đặc điểm loại hình dịch vụ : 6

1.2.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng của CPA Việt Nam: 7

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: 10

1.3.1. Đặc điểm về bộ máy quản lý: 10

1.3.2. Đặc điểm về nhân sự 13

1.4. Kiểm soát chất lượng của hoạt động kiểm toán ở công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam 15

1.4.1. Sự cần thiết của việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán 15

1.4.2. Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán chung của Công ty 16

1.4.2.1. Tìm hiểu khách hàng: 16

1.4.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 17

1.4.2.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 17

1.4.2.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CPA VIET NAM THỰC HIỆN 20

2.1. Quy trình kiểm toán chung ở Công ty CPAVIETNAM 20

2.1.1. Chuẩn bị kiểm toán 20

2.1.2. Thực hiện kiểm toán 21

2.1.3. Kết thúc kiểm toán 21

2.1.4. Các công việc thực hiện sau khi phát hành báo cáo kiểm toán 22

2.2. Quy trình chung về kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng ở công ty CPA Vietnam 23

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 23

2.2.2. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ 24

2.2.3. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 24

2.2.4. Phân tích và đánh giá tổng quan đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng 28

2.2.5. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát, đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản 29

2.2.6. Thử nghiệm cơ bản 31

2.2.6.1. Các thủ tục kiểm tra chi tiết của khoản mục nợ Phải thu khách hàng được thực hiện trong quy trình kiểm toán BCTC ở công ty CPA Vietnam 31

2.2.6.2. Về loại hình xác nhận: 38

2.2.6.3. Về kích cỡ mẫu chọn để xác nhận: 38

2.2.7. Kết thúc việc kiểm toán và đưa ra kết luận 39

2.2.7.1. Tổng hợp kết quả kiểm tra và thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán 39

2.2.7.2. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý: 40

2.3. Minh họa chương trình kiểm toán nợ phải thu cho khách hàng X 40

2.3.1. Giới thiệu chung về khách hàng 40

2.3.2. Chuẩn bị kiểm toán 45

2.3.2.1. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: 45

2.3.2.2. Tìm hiểu về quy trình kế toán 46

2.3.2.3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 47

2.3.2.4. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ 50

2.3.2.5. Thực hiện xác định mức trọng yếu tổng thể và phân bổ cho khoản mục nợ phải thu khách hàng 53

2.3.2.6. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết 55

2.3.3. Thực hiện kiểm toán 57

2.3.3.1. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng phải thu: 57

2.3.3.2. Thực hiện kiểm tra chi tiết 57

2.3.3.3. Gửi thư xác nhận 65

2.3.3.4. Kết luận đối với khoản mục phải thu khách hàng 67

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC Ở CÔNG TY CPA VIETNAM 68

3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ. 68

3.1.1. Ưu điểm 68

3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 72

3.1.2.1. Về công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. 72

3.1.2.2. Về chương trình kiểm toán mẫu. 72

3.1.2.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết. 73

3.1.2.4. Về việc gửi thư xác nhận. 73

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC ở CPA Vietnam 74

3.2.1. Về công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. 74

3.2.2.2. Về chương trình kiểm toán mẫu. 76

3.2.2.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết. 76

3.2.3.4. Về việc đánh giá mức rủi ro và trọng yếu. 80

KẾT LUẬN 81

Danh sách tài liệu tham khảo

 

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

doc88 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3439 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty CPA VIETNAM thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu có số tiền quá lớn hoặc bất thường. Các khoản phải thu cá biệt cần được chú ý đặc biệt là các số dư lớn, các tài khoản chưa được trả trong một thời gian dài. Kiểm toán viên xem xét lại bảng liệt kê các tài khoản vào ngày lập báo cáo để xác định tài khoản nào cần phải được kiểm tra thêm. Đồng thời khi thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán, KTV của CPA cũng thường tìm hiểu dựa trên quan sát, phỏng vấn và điều tra từ số liệu của sổ sách và các báo cáo tài chính để chú ý trả lời các câu hỏi sau. Đây cũng là bước rất quan trọng của thủ tục phân tích được thực hiện đồng thời trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: TRADE RECEIVABLE ACCOUNT Các đối tượng phải thu của công ty là những đối tượng nào? Nội dung từng số dư các khoản phải thu là gì? Có khoản phải thu nào không có tính chất là phải thu thương mại hay không? Công ty đã xác nhận số dư các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm chưa? Định kỳ vào thời điểm nào thì Công ty xác nhận số dư phải thu? Chính sách thu hồi công nợ như thế nào? Thời hạn thu hồi công nợ trong vòng bao nhiêu lâu? Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu trong năm? Công nợ thu hồi bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng? Nếu thu bằng tiền mặt thì thu tại đâu? văn phòng công ty hay thu tại khách hàng? nếu thu tại khách hàng thì ai là người đi thu? Số tiền thu được sau bao lâu thì nộp về công ty? Các khoản phải thu có khoản nào quá hạn thanh toán hay không? Nếu quá hạn thanh toán thì đã lập dự phòng hay chưa? Các khoản phải thu có được thanh toán qua bù trừ với công nợ phải trả hay không? nếu có thì chứng từ là gì? Có các khoản phải thu nào được thu và trả tiền gốc vay hay không? Các vấn đề khác Bảng 2.2. Trích hướng dẫn kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ( nguồn: CPA Vietnam) Thực hiện thử nghiệm kiểm soát, đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát này để đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng và độ tin cậy của thông tin. Đối với những công ty có số lượng lớn công nợ phải thu, tình hình bán hàng thu tiền phức tạp thì các kiểm toán viên sẽ mở rộng thử nghiệm kiểm soát và sử dụng những bằng chứng này nếu đáng tin cậy và để giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết. Các thử nghiệm kiểm soát chính thường được thực hiện là: Kiểm tra sự đồng bộ của số sách, trình tự ghi sổ và độ tin cậy của thông tin: Bằng cách kiểm tra đối chiếu một số nghiệp vụ từ sổ sách đến chứng từ mà cụ thể là từ sổ nhật kí bán hàng, hóa đơn bán hàng, báo cáo doanh thu theo ngày( nếu có), sổ phụ ngân hàng và sổ chi tiết tài khoản 131, 111 của công ty khách hàng cùng bảng đối chiếu với ngân hàng hàng tháng và kiểm tra các chữ kí của giám đốc hoặc phụ trách bán hàng Từ đó KTV kết luận các thông tin có thể tin cậy được hay không? Tìm hiểu sự phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong công tác tổ chức tài chính kế toán: Kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu môi trường kiểm soát của công ty khách hàng đối với khoản mục nợ phải thu qua các mặt như: liên kết các mục tiêu kiểm soát rủi ro, thiết lập trách nhiệm và phân chia công việc. Rà soát đối chiếu công nợ: thực hiện phỏng vấn kế toán công nợ phải thu về quy trình đối chiếu công nợ và mức độ thường xuyên của việc này. Đồng thời, so sánh đối chiếu công nợ với các đại lý, các khách hàngđảm bảo các khoản nợ được đối chiếu hàng quý và ghi chép chính xác. Cụ thể hơn, đó là dựa vào từng mục tiêu đặc thù của kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng mà KTV thường chọn 1 dãy liên tục các hóa đơn bán hàng, hoặc các vận đơn để đối chiếu với bảng kê chi tiết, với các hợp đồng kinh tế hoặc các sổ chi tiết để tìm hiểu tính hiện hữu, tính đúng đắn hoặc tính chính xác của nghiệp vụ thông qua đối chiếu với các hợp đồng kinh tế Dựa vào kết quả từ các thử nghiệm đó, kiểm toán viên có thể đưa ra nhận định chính xác hơn về mức độ rủi ro kiểm soát của khoản mục này và từ đó có thể tăng mẫu chọn hoặc thực hiện các thử nghiệm cơ bản theo quy trình được mô tả chi tiết dưới đây. Thử nghiệm cơ bản Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán tổng hợp như xem xét chính sách thủ tục ghi nhận doanh thu và phải thu, xác nhận nợ phải thu, kiểm tra các khoản dự phòng khó đòi thì kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết theo quy trình của CPA Vietnam như sau: Các thủ tục kiểm tra chi tiết của khoản mục nợ Phải thu khách hàng được thực hiện trong quy trình kiểm toán BCTC ở công ty CPA Vietnam Bảng 2.3. Trích Thủ tục kiểm toán chi tiết ( chương trình kiểm toán TK 131) Thủ tục kiểm tra chi tiết [Trong trường hợp không có rủi ro chi tiết được xác định] Các thủ tục dưới đây được thực hiện trong trường hợp không có rủi ro chi tiết được xác định, chúng cần được sửa đổi, bổ sung thêm nếu như theo đánh giá của kiểm toán viên rằng các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao gồm hết những sai sót tiềm tàng hoặc không đủ hướng dẫn cho việc kiểm tra chi tiết tài khoản nảy trong trường hợp cụ thể của cuộc kiểm toán. Trong trường hợp các sai sót tiềm tàng thuộc các sai sót nêu trên, có thể tham khảo hoặc sửa đổi các thủ tục kiểm tra chi tiết gợi ý. Các thủ tục kiểm toán tổng hợp 01. Xem xét chính sách, thủ tục ghi nhận doanh thu và phải thu 01. Xác nhận nợ phải thu 02. kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng 03. Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu 04. kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của tài khoản phải thu 05. kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của các khoản phải thu được thanh toán 06. Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu chưa được thanh toán 07. Kiểm tra các số dư ngoại tệ Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu 1. Xem xét chính sách, thủ tục ghi nhận doanh thu và phải thu[Validity, Cutoff] A. Xem xét chính sách kế toán và phương pháp ghi nhận doanh thu của khách hàng có phù hợp và được áp dụng một cách nhất quán không NTMH B. Chú ý xem xét cách hạch toán và ghi nhận các khoản doanh thu sau đây: Doanh thu nội bộ, doanh thu với bên liên quan, hàng gửi bán, doanh thu nhận trước, NTMH C. Thu thập các bằng chứng về chính sách bán hàng, chính sách thu nợ, chính sách giá, hoa hồng, khuyến mãi, của khách hàng NTMH Xác nhận nợ phải thu[Validity, Completeness, Recording, Cutoff] (Thủ tục này được thực hiện nếu KTV cho rằng việc gửi thư đối với khách hàng là có hiệu quả và bản chất ngành nghề kinh doanh của khách hàng không ảnh hưởng đến độ tin cậy của thư xác nhận: Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp xây lắp, việc gửi thư xác nhận thường không đem lại độ tin cậy cao do chính sách ghi nhận giữa hai bên có thể khách nhau) A. Thu thập sổ chi tiết công nợ phải thu (hoặc bảng tính tuổi nợ nếu có). Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu với sổ cái. Kiểm tra các số dư các khách nợ quan trọng qua các chứng từ có liên quan. NTMH B. Lựa chọn số dư một số các khoản phải thu từ danh sách khách nợ và thực hiện các bước sau: NTMH 1. Lập thư xác nhận số dư tại thời điểm báo cáo dưới tên của khách hàng và gửi cho các đối tượng cần xác nhận nợ dưới sự kiểm soát của KTV NTMH 2. Gửi thư xác nhận nợ lần 2 nếu không nhận được hồi đáp 3. So sánh số được xác nhận với số dư tại thời điểm báo cáo. Đối chiếu và kiểm tra chi tiết các khoản chênh lệch (nếu có). NTMH 4. Đối chiếu các khoản không được xác nhận với các nghiệp vụ thanh toán sau đó. Đối chiếu, kiểm tra các khoản chưa được thanh toán với các hóa đơn hoặc các giấy tờ giao dịch với khách nợ (nếu có). None C. Yêu cầu cung cấp số dư các khoản phải thu không thể thanh toán, thực hiện đánh giá chúng và kiểm tra nếu thấy cần thiết. D. Đánh giá kết quả kiểm tra NTMH Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng [Valuation] A. Thu thập bảng tổng hợp dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi. Đối chiếu số dư cuối kỳ với sổ cái. None B. Lựa chọn các khoản nợ phải thu bị ghi giảm trực tiếp trên sổ cái. Soát xét các chứng từ có liên quan tới việc không có khả năng thu hồi và xem xét tính hợp lý của việc hạch toán (Thông tư số 13 của BTC ngày 27/2/2006) . None C. Đánh giá tính hợp lý của các phương pháp ước tính số dự phòng nợ khó đòi. None D. Nếu các phương pháp dự tính nói trên là hợp lý, cần thực hiện kiểm tra và tính toán lại các khoản dự phòng. None E. Nếu các phương pháp dự tính nói trên là không hợp lý, cần xây dựng một cách độc lập số dự phòng ước tính theo cách của KTV và xét xem số dự phòng của khách hàng có nằm trong khoảng đó không. Khi xây dựng số dự phòng ước tính, cần xem xét các yếu tố sau: Tính chính xác của việc xác định tuổi nợ; khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu lớn; phân tích số ngày quay vòng thu hồi nợ; tỷ lệ dự phòng trên doanh thu và nợ phải thu; các khoản đã được thu hồi sau kỳ báo cáo; chu kỳ thanh toán của các khách nợ None F. Đánh giá kết quả kiểm tra None 3 Kiểm tra việc phản ánh các khoản phải thu [Presentation] Xác định sự phân loại hợp lý của các khoản phải thu: phải thu thương mại, phải thu nội bộ, phải thu dài hạn, phải thu từ bên thứ ba ... NTMH 4 kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của tài khoản phải thu [Cutoff] A. Chọn một số chứng từ như hoá đơn thanh toán, hợp đồng và các tài liệu chứng minh công việc đã được thực hiện hoàn thành, đã ghi nhận phải thu trước và sau ngày lập báo cáo tài chính. Đối chiếu các chứng từ đó với cơ sở của việc ghi nhận. Khẳng định các khoản phải thu đã được ghi nhận đúng kỳ. Đánh giá kết quả kiểm tra. NTMH 5 kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của các khoản phải thu được thanh toán [Cutoff] Chọn một số khoản phải thu được thanh toán sau kỳ báo cáo 15 ngày. Đối chiếu với các chứng từ thu tiền. Chứng minh rằng các khoản thanh toán phải thu được ghi chép đúng kỳ hạch toán. Đánh giá kết quả kiểm tra. NTMH 6 Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu chưa được thanh toán [Validity, Completeness, Recording, Cutoff] A. Xem xét các khoản phải thu chưa thu được tại ngày lập báo cáo. Kiểm tra các bằng chứng liên quan khi cần thiết. Kiểm tra theo hướng từ trên sổ xuống chứng từ, chọn mẫu những khỏan phải thu còn lại chưa được thanh toán, kiểm tra tới hợp đồng, biên bản nghiệm thu NTMH B. Soát xét các tài khoản phải thu trên Bảng CĐPS (theo tuổi công nợ) tại ngày lập báo cáo. Đối với các tài khoản phải thu mà phần phát sinh tăng trong năm lớn hơn MP (bao gồm các các tài khoản phải thu phát sinh mới mà có số dư lớn hơn MP), đối chiếu số dư với các chứng từ thu ở kỳ sau. Đối chiếu các khoản phải thu chưa được thanh toán với chứng từ liên quan, hoặc lập thư xác nhận với khách nợ. Đánh giá kết quả kiểm tra. N/A C. Thực hiện các thủ tục phân tích để kiểm tra số dư các khoản phải thu tại ngày lập báo cáo: N/A 1. Xem xét các dữ liệu sau để xây dựng số ước tính kiểm toán đối với số dư các khoản phải thu: N/A 1.1 Số dư các khoản phải thu năm trước N/A 1.2 Số phát sinh doanh thu phải thu và các khoản thanh toán hàng tháng. N/A 2. Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được để tìm ra những chênh lệch trong yếu giữa số ước tính kiểm toán và số báo cáo. N/A 3. So sánh số ước tính kiểm toán với số báo cáo. Nếu số chênh lệch thực tế lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được thì phải tìm ra sự giải thích hợp lý cho số chênh lệch đó thông qua việc kiểm tra các chứng từ có liên quan. N/A 4. Đánh giá kết quả kiểm tra N/A 7. Kiểm tra các số dư ngoại tệ [Valuation] Cụ thể hơn, giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng gồm 2 bước: Thực hiện cộng số liệu để đối chiếu và soát xét sơ bộ trên toàn bộ hệ thống sổ sách của khách hàng. Gửi thư xác nhận: Trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu, kiểm toán viên còn cần thực hiện công việc đó là gửi thư xác nhận các khoản phải thu đến các bên thứ 3 có liên quan nhằm xác minh tính đầy đủ, hiện hữu và chính xác của số tiền phải thu của khách hàng. Về loại hình xác nhận: XN dạng khẳng định: là thông báo chắc chắn của khách nợ trên mọi giấy tờ yêu cầu xác nhận về khoản nợ tiền hàng của chủ nợ hoặc đúng hoặc sai hoặc có phần lưu ý. XN dạng phủ định: là thông báo của khách nợ khi họ chưa thống nhất với số tiền ghi trên giấy yêu cầu xác nhận. Về thời gian lấy xác nhận: Ngày gửi giấy XN cần tiến hành gần với ngày lập BCĐKT (trước hoặc sau ngày lập BCĐ). Về kích cỡ mẫu chọn để xác nhận: Tính trọng yếu của khoản phải thu: nếu số dư của các khoản phải thu có quy mô lớn so với số dư các tài sản khác thì kích cỡ mẫu chọn cũng lớn hơn. Tuy nhiên CPA Vietnam thường thực hiện chọn mẫu dựa theo công thức tính MP, N và J (bước nhảy của mẫu) theo cách thức sau: KTV cộng dồn số liệu trên SCT TK 131 của công ty X rồi thực hiện so sánh xem có khớp với BC cuối kì hay không. Tiếp theo đó, KTV thực hiện tính MP, N và J theo công thức sau để xác định số mẫu chọn và chọn các mẫu có số dư lớn, các nghiệp vụ thu tiền mà KTV nghi ngờ có sự bất thường như sau: Sample size (N) = Population (P) / Sampling Interval (J) => N = P/J J = Monetary precision (MP)/ Level of assurance (R) => J = MP/ R MP = 80% mức độ trọng yếu Dựa vào các công thức đó, KTV thực hiện chọn các mẫu với giá trị tiền = N. KTV đối chiếu số liệu từ các hóa đơn chứng từ bất kì của các mẫu chọn đó với các hóa đơn đi kèm, xem có sự chênh lệch nào giữa phiếu thu hoặc phiếu kế toán với các sổ chi tiết, hợp đồng kinh tế hoặc vận đơn Số lượng các khoản phải thu chi tiết: tùy thuộc quy mô doanh nghiệp và quan hệ mua bán mở rộng. Mức đồng đều về quy mô các khoản phải thu: thường nếu quy mô các tài khoản phải thu xấp xỉ nhau thì xác nhận cần có ít hơn. Về khoản mục chi tiết phải chọn để lấy xác nhận: KTV của CPA thường chọn những mẫu có số dư lớn và thời hạn dài, đặc biệt số dư cần lớn hơn J. Nếu số lượng mẫu này quá ít thì còn lại sẽ là chọn ngẫu nhiên. Về quá trình kiểm soát trong xác nhận: Trên thực tế, đa số KTV của CPA thường gửi thư xác nhận yêu cầu bên thứ 3 xác nhận số dư nợ phải thu cho khách hàng của mình. Kết thúc việc kiểm toán và đưa ra kết luận Tổng hợp kết quả kiểm tra và thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán Trong thời gian kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phân chia công việc và giao cho các kiểm toán viên cùng các trợ lý kiểm toán đảm nhận kiểm toán các phần hành khác nhau. Đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng, vì đây là khoản mục mang tính chất trọng yếu nên sẽ thường được thực hiện bởi các trưởng nhóm kiểm toán hoặc các kiểm toán viên chính. Vào ngày cuối cùng của đợt kiểm toán tại công ty khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán tập hợp và kiểm tra giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, kiểm tra các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện chưa, kiểm tra sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán và tính đúng đắn của các bút toán điều chỉnh. Sau đó, các kiểm toán viên của CPA Vietnam tiến hành họp tổng hợp với khách hàng và thống nhất với khách hàng về các điều chỉnh cần thiết nhằm đưa ra được báo cáo tài chính trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và của khoản mục nợ phải thu khách hàng nói riêng. Trong quá trình họp tổng kết, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào ý kiến của khách hàng đối với các điều chỉnh và mức độ trọng yếu của các sai sót để đưa ra ý kiến kiểm toán. Nếu có sự không nhất trí từ phía ban lãnh đạo khách hàng thì cần có các biên bản giải trình kèm theo. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý: Sau khi đã thống nhất với khách hàng về số liệu điều chỉnh thì CPA Vietnam tiến hành lập báo cáo kiểm toán về tình hình tài chính của khách hàng. Tùy theo mức độ sai phạm trọng yếu và mức độ điều chỉnh của báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên đưa ra các ý kiến phù hợp. Đồng thời, KTV phát hành thư quản lý nhằm tư vấn cho khách hàng khắc phục những nhược điểm trong hệ thống kế toán nói chung và trong việc quản lý, hạch toán các khoản nợ phải thu nói riêng. Minh họa chương trình kiểm toán nợ phải thu cho khách hàng X Giới thiệu chung về khách hàng Công ty X là khách hàng mới năm 2007 của CPA Vietnam, vì vậy, công ty CPA Vietnam thực hiện tìm hiểu công ty X từ đầu, thông qua việc trao đổi với ban giám đốc của công ty X và nghiên cứu tìm hiểu các hồ sơ kiểm toán năm trước của các KTV tiền nhiệm của X, và các hồ sơ tài liệu liên quan khác như giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính năm 2007 và 2006, biên bản kiểm kê hàng hóa, biên bản kê khai TSCĐ. Sau khi tiến hành cuộc trao đổi, phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đối với ban lãnh đạo công ty X, KTV của CPA thu thập được các thông tin cơ bản như sau: Thông tin chung Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp X là công ty cổ phần được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1993 theo giấy phép số 287/ QĐ- UB của thành phố Hà Nội cấp. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0400700 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh B cấp. Tiền thân của công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng dân dụng X với tên giao dịch là X Ltd. Với 3 thành viên ban đầu, công ty đã thành lập với số vốn điều lệ là 714.000.000 đồng, tiến hành kinh doanh với 2 ngành nghề chủ yếu là: xây dựng dân dụng xây dựng công nghiệp Sau 8 lần đổi tên thông qua 8 lần thay đổi đăng kí kinh doanh, hiện nay công ty đã trở thành một trong những công ty xây dựng lớn của tỉnh B với số vốn điều lệ lên tới 30 tỷ VNĐ, gồm có 15 thành viên góp vốn. Năm 2006, công ty đã đạt được chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001: 2000No QUAL/ 2006/ 32077. Thị trường hiện nay của công ty khá rộng lớn, ở khắp các tỉnh miền Bắc nhưng tập trung chủ yếu ở địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. So với những năm đầu thành lập, số vốn của công ty hiện nay đã tăng lên gấp bội và một số chỉ tiêu khác cũng tăng theo. Tính đến tháng 2/2006 công ty có : Tổng số vốn kinh doanh: 30.789.076.980 Tổng số lao động: 300 cán bộ công nhân viên và lao động ngắn hạn. Công ty X chuyên nhận thầu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đặc biệt, là các công trình có yêu cầu cao về chất lượng, kĩ thuật và mỹ thuật như khách sạn, tổ hợp nhà văn phòng, nhà ở cao cấp. Các công trình X đã thi công đều được đánh giá cao về mặt chất lượng. Hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty đã mở rộng ngành nghề kinh doanh từ 2 ngành chủ yếu như ban đầu lên tới 7 ngành nghề kinh doanh chính. Đó là : Xây dựng dân dụng ( từ 1993) Xây dựng công nghiệp ( từ 1993) Xây dựng công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị ( từ 1993) Trang trí nội, ngoại thất công trình ( từ 1993) Xây dựng các công trình giao thông ( từ 1993) Kinh doanh vật liệu thiết bị xây dựng ( từ 1993) Kinh doanh bất động sản ( từ 2004). Sở hữu và quản lý + Công ty mẹ, tổng công ty: không có + Hoạt động đầu tư: kinh doanh bất động sản + Hoạt động liên kết: Liên kết, nhận làm đại lý cấp 1 chuyên giao dịch về bất động sản của tập đoàn xây dựng Shoritafe + Các chi nhánh: Chi nhánh tại TPHCM, Đà Nẵng + Cơ cấu của công ty: Xem sơ đồ (WP 1400) Các bên liên quan Tập đoàn xây dựng Shoritafe ( Cộng hòa Pháp) Tài chính và các vấn đề liên quan khác + Tín dụng: Tên và địa chỉ ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng : - Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh B - Ngân hàng TECHCOMBANK – chi nhánh tỉnh B Tổng số tiền tín dụng : được cấp duyệt trong hạn mức dư nợ tại các ngân hàng như sau : NH đầu tư và phát triển tỉnh B: 10.000.000.000 VNĐ ( mười tỷ đồng ) NH Techcombank B : 20.000.000.000 ( hai mươi tỷ đồng chẵn ) + Thuê tài sản, máy móc, nhà cửa: 03 hợp đồng thuê tài chính liên quan đến thuê tài sản ôtô + Cơ cấu các khoản nợ, bao gồm hợp đồng vay, hạn mức, bảo lãnh bao gồm các khoản cam kết chưa nằm trong bảng CĐKT: Không phát sinh Môi trường luật pháp + Các chính sách, quyết định của chính phủ ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Môi trường tin học Phần mềm sử dụng: kế toán sử dụng phần mềm kế toán trên máy tính. TÌM HIỂU VỀ ĐƠN VỊ VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Nguồn doanh thu Sản phẩm, dịch vụ cung cấp Liên doanh, liên kết, các hoạt động thuê ngoài Phân phối sản phẩm và dịch vụ Các khách hàng chủ yếu Nguồn doanh thu chủ yếu là từ các công trình xây dựng dân dụng quy mô vừa, các công trình xây dựng cầu đường, các công trình giao thông và kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản Khách hàng chủ yếu là công ty xi măng X, Y và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ quanh địa chỉ công ty. SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ Ví dụ: Công ty mẹ, tổng công ty Các cổ đông quan trọng Hoạt động đầu tư Các chi nhánh Cơ cấu của công ty Tên cổ đông Số CP Tỉ lệ CP 1. Tổng công ty xây dựng 234 30.000 60% - Ông Đỗ Văn Thấu 10.000 20% - Ông Lê Văn Hải 10.000 20% - Ông Mạc An Hải 10.000 20% 2. Ông Nguyễn Bá Bốn 5.000 10% 3. Ông Lê Văn Bộ 5.000 10% 4. Ông Lê Quang Thanh 5.000 10% 5. Bà Hoàng Thị Hường 5.000 10% Cơ cấu công ty bao gồm: 1. Đại hội đồng cổ đông của Công ty 2. Hội đồng Quản trị 3. Ban Kiểm soát 4. Ban Giám đốc và Bộ máy giúp việc gồm: - Ban Giám đốc 02 thành viên: 01 giám đốc và 01 Phó Giám đốc - Bộ máy giúp việc gồm: + Phòng tài chính kế toán + Phòng Kĩ thuật + Phòng kĩ thuật (công trường) + Phòng Tổ chức hành chính + Phòng tư vấn- thiết kế + Công trường xây dựng ..... Về phía CPA VIETNAM, công ty qua tìm hiểu đã nhận thấy X là một doanh nghiệp quy mô vừa, có triển vọng phát triển trong tương lai. Đồng thời qua đánh giá sơ bộ, ban giám đốc của CPA VIETNAM cũng khẳng định việc thực hiện kiểm toán cho công ty X sẽ không găp nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến danh tiếng, lợi ích của công ty. Vì vậy ban giám đốc của CPA VIETNAM kết luận công ty X là một khách hàng tiềm năng và đã kí hợp đồng kiểm toán cho kì kế toán 31/12/2007 và hy vọng sẽ có mối quan hệ lâu dài sau này. Chuẩn bị kiểm toán Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Để có thể thu thập được các thông tin mang tính chất pháp lý của mỗi công ty, kiểm toán viên cần phải thu thập giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các hợp đồng bán hàng, cam kết quan trọng đối với khoản phải thu khách hàng. Kiểm toán viên cũng tiến hành thu thập các tài liệu quan như: - Báo cáo tài chính: Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra năm trước - Các tài liệu liên quan đến khoản phải thu khách hàng - Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan - Biên bản đối chiếu công nợ cuối niên độ - Các chứng từ kế toán liên quan. Tìm hiểu về quy trình kế toán Dựa vào thực tế quan sát, phỏng vấn và tài liệu khách hàng cung cấp, KTV đã thu thập và tổng hợp được như sau : Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam(VNĐ). Chế độ kế toán áp dụng tại Công tyX Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/TC/QĐ/CĐKT ngày 20/03/2006, Quyết định 167/2000/QĐ – BTC ngày 25/10/2000, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hịên kèm theo. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là: Chứng từ ghi sổ. * Các chính sách kế toán áp dụng. Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển. Chính sách toán đối với Hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác. Các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng (nếu có), và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo nếu: + Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản ngắn hạn. + Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản dài hạn. + Lập dự phòng phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất các khoản nợ phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán đối với các khoản phải thu tại thời điểm lập BCTC Ghi nhận và khấu hao TSCĐ Nguồn vốn chủ sở hữu Nguyên tắc ghi nhận doanh thu. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Do X là doanh nghiệp quy mô vừa nên công ty CPA Vietnam chỉ tìm hiểu thông tin vừa đủ để đạt tầm hiểu biết về hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Sau đó, theo như ước đoán chung, KTV đánh giá mức độ tin cậy của HT KSNB ở công ty X là thấp và tăng cường các thử nghiệm cơ bản đối với việc kiểm toán công ty X. Riêng đối với khoản mục phải thu khách hàng, X được đánh giá là có quy trình phải thu khách hàng tương đối phức tạp, do việc thanh toán dựa trên từng công trình nên KTV quyết định mở rộng thử nghiệm kiểm soát. Cụ thể, qua quá trình tìm hiểu, KTV rằng công ty không có sự thay đổi gì về nhân sự. Các phòng ban của công ty X được tổ chức theo mô hình phân cấp, phân quyền rõ rang, mỗi phòng có trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp về công việc trước ban lãnh đạo. Môi trường kiểm soát tại công ty có độ tin cậy trung bình. Sở dĩ KTV biết được điều này thông qua phỏng vấn ban giám đốc dựa theo bảng câu hỏi (đã trích ở trên) và được biết các thông tin như: BGĐ nhận các thông tin về giám sát và điều hành theo tháng, và thông qua các trưởng phòng. Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc họp để cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh định kì hàng tháng, còn các phòng ban thì họp theo hàng tuần để theo dõi tiến độ công trình. Tuy nhiên theo điều tra thực tế, các phòng chỉ tổ chức cập nhật kiến thức và thông tin về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7298.doc
Tài liệu liên quan