Chuyên đề Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô -CACC thực hiện

Việc đánh giá ban đầu về rủi ro cho phép KTV lập kế hoạch cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Đây là việc đánh giá sơ bộ của KTV về khả năng tồn tại các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Những thông tin ban đầu do KTV thu thập được từ việc phỏng vấn kế toán phụ trách quản lí TSCĐ của các khách hàng như sau :

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ:

Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Khi tài sản được bán hay không thể sử dụng được nữa, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản được loại khỏi tài khoản và lãi, lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô -CACC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động kinh doanh ổn định, tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nước và các chế độ tài chính kế toán hiện hành. Trong năm nay có mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng không có biến động gì lớn và phức tạp. Đơn vị chấp nhận thực hiện kiểm toán khách hàng A. Đối với các khách hàng cũ như công ty A thì CACC có thể giản lược tối đa các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng. Đại diện hai bên sẽ tiến hành gặp gỡ để trao đổi và đề xuất yêu cầu của mình đối với cuộc kiểm toán lần này, việc thoả thuận các điều khoản trong Hợp đồng cũng được bỏ qua trừ khi có thêm yêu cầu khác đối với cuộc kiểm toán. Nhân sự bố trí cho cuộc kiểm toán gồm 4 người bao gồm một trưởng nhóm kiểm toán và 3 trợ lí kiểm toán trong đó có 3 thành viên là những người đã tham gia kiểm toán khách hàng A năm trước. Tùy theo trình độ và kinh nghiệm của từng người mà trưởng nhóm sẽ phân công công việc một cách phù hợp. Về phía lãnh đạo CACC, ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc phụ trách kiểm toán BCTC là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra cũng như chất lượng toàn cuộc kiểm toán. Ông Nguyễn Anh Tuấn Trưởng nhóm kiểm toán-KTV Bà Đỗ Thị Dung Trợ lý kiểm toán Bà Lê Thị Thuý Nga Trợ lý kiểm toán Ông Hoàng Văn Thảo Trợ lý kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ tổng hợp kết quả của các phần hành kiểm toán, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến Công ty về toàn cuộc kiểm toán thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và Ban Giám đốc Công ty khách hàng về kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán. Thiết kế chương trình kiểm toán Tài sản cố định Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết các công việc cần thực hiện theo các phần hành cụ thể trên cơ sở những nội dung của kế hoạch chiến lược đã được xác định ở trên. Đối với phần hành TSCĐ, chương trình kiểm toán tổng thể gồm công việc sau: Mục tiêu kiểm toán và phân tích sơ bộ về phần hành TSCĐ Sau khi nghiên cứu đầy đủ về khách hàng, KTV đưa ra các mục tiêu kiểm toán TSCĐ như sau: 1.Tính hiện hữu TSCĐ hữu hình và TSCĐ khác có thực sự tồn tại 2.Sở hữu TSCĐ có thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong hoạt động của mình hay không? 3.Tính đầy đủ - Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải có đủ các tiêu chuẩn đáp ứng là TSCĐ; việc bán và xuất, các khoản lợi ích thu được hay thất thu mà hoạt động này mang lại được hạch toán đầy đủ - Việc xác định khấu hao và ghi chép vào sổ kế toán phải đầy đủ cho tất cả tài sản theo quy định 4.Tính chính xác - Giá trị ghi vào nguyên giá TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí. -Khấu hao TSCĐ có được xác định chính xác theo đúng các quy định hiện hành hay kông? 5.Trình bày và phân loại TSCĐ có được phân loại và miêu tả chính xác hay không về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại 6.Tính hợp lý chung - Thời gian tính khấu hao TSCĐ ấn định cho tài sản hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định hiện hành - Việc mua sắm, điều chuyển, thanh lý TSCĐ đều được phê chuẩn hợp lý 7.Tính nhất quán Phương pháp tính khấu hao trong kỳ phải nhất quán. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC Trong bước này, KTV sẽ tiến hành đánh giá mức trọng yếu và tính toán mức sai sót có thể chấp nhận được nhằm làm cơ sở cho những bước kiểm toán sau trong việc đánh giá sai sót có thể bỏ qua hay không hoặc có phải điều chỉnh hay không. Thông thường, mức trọng yếu sẽ được thiết lập tùy thuộc vào từng khách hàng và từng khoản mục nhưng phần lớn là chủ yếu dựa trên lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, nếu khách hàng là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, lợi nhuận sau thuế vẫn âm, KTV sẽ chọn những chỉ tiêu khác như tổng tài sản, tổng doanh thu hay tổng vốn chủ sở hữu... để xây dựng mức trọng yếu. * Khách hàng A KTV thu thập một số chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của khách hàng A như sau : Người thực hiện: HT Người KS: NAT Chỉ tiêu Số tiền (31/12/2009) Tổng tài sản 65.057.800.000 Tổng doanh thu 54.816.567.000 Vốn chủ sở hữu 280.059.000 Lợi nhuận sau thuế (477.005.000) Chỉ tiêu được KTV lựa chọn là tổng tài sản. Mức trọng yếu cho khoản mục này nằm trong khoảng từ 0,25% đến 0,5%. Khách hàng A có quy mô tương đối lớn nhưng đây là khách hàng truyền thống của CACC , hoạt động kinh doanh không phức tạp nên KTV lựa chọn mức độ trọng yếu là 5% trên tổng tài sản. Mức độ trọng yếu 65.057.800.000 × 0,5% = 325.289.000 Đ Trên cơ sở đó, KTV đề xuất bút toán điều chỉnh và phân loại lại đối với từng khoản mục trên các báo cáo tài chính. Giới hạn mà KTV sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh hoặc phân loại lại chính là mức sai sót có thể chấp nhận đuợc. Mức sai sót có thể chấp nhận được do KTV tính toán dựa trên những đánh giá về khả năng và mức độ rủi ro do sai phạm có khả năng xảy ra trong cuộc kiểm toán, nó được tính bằng 5% đến 10% trên mức trọng yếu. Theo kết quả kiểm toán năm vừa qua và đánh giá sơ bộ năm nay, KTV lựa chọn mức 10%. Giá trị mà KTV đề xuất bút toán điều chỉnh là 325.289.000 × 10% = 32.528.900 Đ Như vậy, với những sai sót được phát hiện mà chênh lệch ở mức 32.528.900 Đ trở lên thì KTV sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh hoặc phân loại lại. Những chênh lệch nhỏ hơn sẽ được xem xét trong từng trường hợp cụ thể. Đánh giá rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ Việc đánh giá ban đầu về rủi ro cho phép KTV lập kế hoạch cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Đây là việc đánh giá sơ bộ của KTV về khả năng tồn tại các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những thông tin ban đầu do KTV thu thập được từ việc phỏng vấn kế toán phụ trách quản lí TSCĐ của các khách hàng như sau : - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Khi tài sản được bán hay không thể sử dụng được nữa, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản được loại khỏi tài khoản và lãi, lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua của tài sản, thuế nhập khẩu, các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã được đưa vào sử dụng như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu, được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí. Trong trường hợp có thể chứng minh rõ ràng là các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế tương lai ước tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, thì các chi phí này được vốn hóa làm tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình. - Phương pháp khấu hao: Với TSCĐ hữu hình, giá trị hao mòn được trích lập theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính dựa trên các quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ như sau: Năm Nhà cửa vật kiến trúc 5 – 10 Máy móc thiết bị 3 – 10 Phương tiện vận tải 5 Thiết bị văn phòng 3 – 5 Tại khách hàng A, TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng này sẽ được bắt đầu tính khấu hao từ tháng sau. Thời gian sử dụng và phương pháp khấu hao được xem xét định kỳ để đảm bảo rằng phương pháp khấu hao và kỳ khấu hao là nhất quán với lợi ích kinh tế ước tính thu được từ tài sản cố định hữu hình. Với TSCĐ vô hình, cụ thể đối với Công ty chỉ có một phần mềm máy vi tính sử dụng cho công tác kế toán của Công ty. Giá mua của phần mềm vi tính mà phần mềm vi tính này không là một bộ phận không thể tách rời với phần cứng có liên quan thì được vốn hóa và hạch toán là tài sản cố định vô hình. Phần mềm vi tính được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong vòng năm (5) năm. Chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ theo bộ phận sử dụng. - Quản lí TSCĐ : Công ty sử dụng sổ cái TSCĐ để ghi nhận TSCĐ tăng, giảm trong kì. Việc theo dõi chung về thời gian mua, nguyên giá, thời gian bắt đầu khấu hao, thời gian khấu hao, số đã khấu hao... Công ty sử dụng sổ đăng kí TSCĐ. Mỗi TSCĐ có một mã số riêng để thuận tiện cho việc ghi chép. Công ty mở các sổ chi tiết để theo dõi khấu hao theo từng loại tài sản, theo bộ phận sử dụng nhằm dễ dàng, tiện lợi cho việc theo dõi. Công ty không tiến hành kiểm kê TSCĐ định kì Khấu hao TSCĐ được phân bổ vào chi phí theo mục đích sử dụng. Theo đánh giá sơ bộ, khách hàng tuân thủ theo đúng chế độ kế toán về TSCĐ. Tuy nhiên về thời gian bắt đầu trích khấu hao thì chưa theo đúng với điều 9 Quyết định 206 của Bộ tài chính về thời gian trích khấu hao ‘‘Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh’’. Sổ sách của khách hàng theo dõi cũng khá chi tiết, đầy đủ, thuận lợi cho công tác kiểm toán. Do vậy rủi ro ban đầu được đánh giá là trung bình. Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ Từ những thông tin ban đầu trong giai đoạn tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng và giai đoạn đánh giá rủi ro, KTV thiết lập chương trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ. Đối với Công ty TNHH A, là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, do vậy TSCĐ có quy mô tương đối lớn, đặc biệt theo như quá trình tìm hiểu ban đầu, đến cuối năm 2009.Do vậy mà chương trình kiểm toán được CACC đặt ra như sau: -Thủ tục kiểm toán tổng hợp: Các thủ tục kiểm toán tổng hợp I Tài sản cố định hữu hình 1. Kiểm tra số dư TSCĐ 2. Phân tích số dư TSCĐ 3. Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ 4. Kiểm tra việc trình bày TSCĐ 5. Kiểm tra việc đánh giá lại tài sản II Xây dựng cơ bản dở dang -Thủ tục kiểm toán chi tiết: Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu I Tài sản cố định 1. Kiểm tra số dư TSCĐ A. Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ (có các chỉ tiêu số đầu kỳ, phát sinh tăng/giảm, số cuối kỳ của nguyên giá, khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại, lãi/lỗ do thanh lý (nếu có) của từng loại TSCĐ theo đúng phân loại 1. Kiểm tra các số tổng hợp 2. Đối chiếu tổng nguyên giá , khấu hao luỹ kế với Bảng cân đối số phát sinh, sổ Cái và sổ chi tiết TSCĐ. Đối chiếu số lãi (lỗ) do thanh lý TSCĐ với sổ Cái. B. Chọn một số tài sản năm trước và phát sinh tăng năm nay từ bảng tổng hợp và thực hiện những bước sau: 1. Kiểm tra tính hiện hữu (tồn tại) của tài sản, khẳng định tính sở hữu của các TS đó là thuộc Công ty và giá trị còn lại của các TS này là phù hợp với điều kiện hiện tại của chúng 2. - Đối chiếu các tài sản này với kế hoạch mua sắm tài sản của đơn vị đã được cấp thẩm quyền phê duyệt - Đối chiếu với chứng từ gốc hoặc tài liệu phụ trợ khác (như phiếu chi, hoá đơn mua hàng...) - Đánh giá các thủ tục mua sắm tài sản có phù hợp với các quy định hiện hành 3. Xác định xem số phát sinh tăng TSCĐ trong kỳ có bao gồm các khoản như là chi phí trích trước dài hạn không 4. Nếu có tài sản tăng là do thay thế TS cũ, cần xác định nghiệp vụ thanh lý TS cũ đó (và lãi/lỗ thanh lý nếu có) C. Nếu trong số những TS được chọn ở trên có cả TS đã thanh lý trong kỳ thì cần kiểm tra các thủ tục thanh lý có được thực hiện theo quy định hiện hành không 1. Kiểm tra các văn bản phê chuẩn cho việc thanh lý TS và các chứng từ thu do thanh lý có liên quan 2. Tính toán lại lãi (lỗ) do thanh lý D. Soát xét những thay đổi trọng yếu đối với tình hình tăng giảm TS, xem xét những nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó như: đầu tư đổi mới công nghệ- tăng năng suất lao động, thay đổi kế hoạch kinh doanh... E. Đánh giá về thủ tục kiểm kê TSCĐ cuối năm, thực hiện các thủ tục này và kết quả kiểm kê. Thừa thiếu trong kiểm kê có được nêu trong biên bản kiểm kê và biện pháp xử lý có được thực hiện đúng, kịp thời trong niên độ kế toán không? F. Kiểm tra những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ hữu hình theo Chuẩn mực kế toán 03, kiểm tra việc xử lý những tài sản này G. Đánh giá kết quả kiểm tra Thủ tục kiểm tra chi tiết Người thực hiện Tham chiếu 2 Phân tích số dư TSCĐ A. Xét xem các chính sách và thủ tục kế toán hiện hành cho việc tính toán và ghi chép khấu hao TSCĐ có được áp dụng nhất quán và hợp lý không, có tuân theo các quy định của Bộ tài chính (QĐ206) không? 1. Cập nhật các chính sách về kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ 2. So sánh tỷ lệ khấu hao Công ty đang áp dụng với tỷ lệ khấu hao của QĐ206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Nếu tỷ lệ khấu hao không phù hợp với quyết định trên thì tính toán để điều chỉnh cho phù hợp. B. Thực hiện các thủ tục phân tích sau để kiểm tra số dư TSCĐ 1. Xét xem các số liệu sau để xây dựng nên số ước tính kiểm toán đối với khấu hao TSCĐ: Số dư TSCĐ phát sinh tăng và giảm trong năm, số khấu hao năm trước, tỷ lệ khấu hao theo quy định của BTC. 2. Nếu cần thiết, phân tách các số liệu sử dụng để xây dựng số ước tính kiểm toán và số chi phí khấu hao đã hạch toán ở mức độ chi tiết để trợ giúp KTV đạt được độ tin cậy mong muốn. Xem xét các số phân tách chi tiết sau: theo phân loại của TSCĐ, theo kỳ kế toán theo phương pháp khấu hao... 3. Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được để tìm ra những chênh lệch trọng yếu giữa số ước tính kiểm toán và số báo cáo. 4. So sánh số ước tính kiểm toán với số báo cáo. Nếu số chênh lệch thực tế lớn có thể chấp nhận được thì phải tìm ra sự giải thích hợp lý cho số chênh lệch đó thông qua việc kiểm tra các chứng từ liên quan. C. Đánh giá kết quả kiểm tra của tất cả các bước trên 3. Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ (tuỳ chọn bước 2 hoặc 3) A. Xét xem các chính sách và thủ tục kế toán cho việc tính toán và ghi chép khấu hao TSCĐ có được áp dụng hợp lý, có tuân thủ các quy định của BTC và có nhất quán không? B. Chọn một số TS từ bảng tổng hợp TSCĐ (xem thủ tục tổng hợp 1) để kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ như sau: 1. Tính toán lại chi phí khấu hao và so với số phát sinh do khách hàng tính trong kỳ. 2. Đôi chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao luỹ kế với sổ Cái. 3. Xem xét những bút toán khấu hao lớn trong kỳ và đối chiếu với chi phí và sổ Cái liên quan, kiểm tra các chứng từ có liên quan nếu cần thiết C. Đánh giá kết quả kiểm tra. Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu 4. Kiểm tra việc trình này TSCĐ A. Xét xem các tài khoản TSCĐ được trình bày hợp lý theo các quy định của chế độ kế toán Việt nam không? 1. Phân loại tài sản phù hợp theo quy định của chế độ kế toán Việt nam 2. Phương pháp tính khấu hao phù hợp với chế độ kế toán Việt nam 3. Việc tính và trích khấu hao TSCĐ phù hợp với QĐ206/2003/QĐ-BTC 4. Thu thập những cam kết về mua tài sản (nếu có) 5. Thu thập các tài sản được thế chấp cầm cố (nếu có) 6. Thu thập các nghiệp vụ với bên thứ ba (nếu có) 5. Kiểm tra việc đánh giá lại TSCĐ A. Thu thập bảng tổng hợp các tài sản được đánh giá lại cuối kỳ và thực hiện các bước sau: 1. Xét xem tổ chức (cá nhân) thực hiện việc đánh giá lại TSCĐ có độc lập với đơn vị và đủ năng lực thực hiện việc đánh giá lại hay không? 2. Copy báo cáo đánh giá lại TSCĐ và bảo đảm rằng những ý kiến đưa ra trong báo cáo phục vụ cho việc đánh giá lại TSCĐ. 3. Đối chiếu phần chênh lệch tăng/giảm TS tới TK chênh lệch đánh giá lại tài sản II Xây dựng cơ bản dở dang A. Đầu tư XDCB 1. Thu thập danh mục các công trình đầu tư XDCB dở dang. Đối chiếu với sổ Cái và BCTC 2. Liệt kê các danh mục TSCĐ tạm tăng 3. Kiểm tra chọn mẫu việc ghi chép các công trình đầu tư xây dựng được duyệt quyết toán trong kỳ. Đảm bảo rằng chúng được ghi chép đúng kỳ và theo đúng quy định. 4. Các thủ tục kiểm toán khác B. Đánh giá kết quả của tất cả các bước kiểm tra trên -Chương trình kiểm toán TSCĐ vô hình và TS khác Các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết: 1. Kiểm tra sự thích hợp của việc hạch toán TSCĐ vô hình - Xem xét bản chất của các TSCĐ vô hình bằng cách soát xét các giấy tờ làm việc năm trước. - Xác định xem doanh nghiệp có áp dụng các chính sách và thủ tục hạch toán cho các chi phí trước hoạt động hoặc các chi phí dài hạn khác một cách nhất quán và phù hợp không. 2. Kiểm tra số dư tài khoản TSCĐ vô hình - Thu thập Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ vô hình trong kỳ. - Đối chiếu số đầu kỳ, cuối kỳ của nguyên giá với sổ cái, đối chiếu số chi phí hao mòn với Báo cáo kết quả kinh doanh. - Chọn mẫu các chi phí phát sinh tăng (giảm) trong kỳ và kiểm tra chứng từ kế toán và các văn bản phê duyệt có liên quan. Tính toán lại lãi (lỗ) và ghi giảm chi phí (nếu có) 3. Kiểm tra giá trị của các TSCĐ vô hình - Xem xét tính hợp lý và nhất quán của việc áp dụng các chính sách, tỷ lệ khấu hao TSCĐ - Đối với các mẫu đã chọn ở thủ tục 2: Xem xét tỷ lệ khấu hao, tiến hành tính toán lại chi phí khấu hao, đối chiếu tổng số khấu hao luỹ kế tới G/L - Xem xét liệu các chi phí năm trước hoạt động có được khấu hao một cách hệ thống và nhất quán không, trong mối quan hệ với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá lại kết quả kiểm tra. 4. Kiểm tra việc trình bày và phản ánh các tài khoản TSCĐ vô hình trên BCTC 5. Kiểm tra việc hạch toán các TSCĐ vô hình bằng ngoại tệ, xem xét việc hạch toán có phù hợp tỷ giá. Các sai sót tiềm tàng có liên quan và các thủ tục kiểm tra tương ứng: Stt Các sai sót tiềm tàng Nguyên nhân Thủ tục kiểm toán 1 Nguyên giá tài sản cao hơn thực tế - Tính hợp lệ: Ghi sổ nguyên giá TS nhưng chưa ghi nhận được TS (chi phí) thực tế - Ghi chép: Nguyên giá TS ghi sổ lớn hơn thực tế - Tính đúng kỳ: Nguyên giá TS ghi sổ kỳ này nhưng thuộc kỳ sau 1,2 2 2 2 Chi phí khấu hao cao hơn thực tế - Tính hợp lệ: Chi phí khấu hao tính toán không hợp lý - Ghi chép: Chi phí khấu hao ghi sổ cao hơn thực tế - Tính đúng kỳ: Khấu hao kỳ sau nhưng lại được ghi sổ kỳ này 3 3 3 3 Khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế - Tính hiện hữu: Số khấu hao không được ghi vào chi phí - Ghi chép: Gía trị khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế - Tính đúng kỳ: Khấu hao kỳ này nhưng ghi sổ chi phí kỳ sau 3 3 3 4 Số dư nguyên giá tài sản và khấu hao - Gía trị: Số dư tài sản và khấu hao không được đánh giá chính xác - Trình bày: Các số dư không được trình bày hợp lý 1,3 4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán là bước công việc quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các các bằng chứng đầy đủ và cần thiết làm cơ sở để đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của phần hành kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các bước công việc: Thực hiện thủ tục phân tích Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Thực hiện thủ tục phân tích Trên cơ sở các tài liệu được khách hàng cung cấp như BCĐKT, Bảng cân đối phát sinh tài khoản… KTV tiến hành lập Bảng phân tích theo nhóm tài sản chứa các chỉ tiêu về Nguyên giá và khấu hao TSCĐ như Bảng 2.1 Thông qua số liệu thu thập được, KTV tiến hành đánh giá tình hình biến động tăng - giảm TSCĐ trong năm: Việc đầu tư, mua sắm TSCĐ trong năm phải phù hợp về cơ cấu vốn, ngành nghề kinh doanh: TSCĐ giảm là do thanh lý, nhượng bán… và đã được ghi chép đầy đủ. Việc trích khấu hao phải theo đúng tỷ lệ đã đăng ký và phải bảo đảm nhất quán qua các năm. Biến động tăng - giảm về khấu hao TSCĐ trong năm phải phù hợp với biến động tăng - giảm về nguyên giá TSCĐ. Ngoài ra, KTV tiến hành so sánh giá trị TSCĐ giữa kỳ này với kỳ trước với quy mô, ngành nghề kinh doanh tại đơn vị. KTV HT đã lập bảng phân tích sơ bộ TSCĐ tại công ty A ngày 10/03/2010 Soát xét bởi NAT Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ TSCĐ tại Công ty A Khoản mục 31/12/2008 31/12/2009 Chênh lệch % Chênh lệch VND Ghi chú I. TSCĐ hữu hình 18.663.944.885 17.427.392.349 -7 (1.236.552.536) (1) 1. Nguyên giá 37.571.711.745 38.181.031.670 2 609.319.925 2. Khấu hao 1.890.776.686 20.753.639.521 998 18.862.862.835 II. TSCĐ vô hình 489.498.076 59.196.761 -88 (430.301.315) (2) 1. Nguyên giá 880.346.113 290.223.383 -67 (590.122.730) 2. Khấu hao 390.848.037 231.026.622 -41 (159.821.415) Tổng cộng 18.353.442.961 17.486.589.110 -95 -1.666.853.851 (1) TSCĐ hữu hình năm 2009 giảm so với năm 2008 có thể do thanh lý, nhượng bán. KTV cần tiến hành kiểm tra hồ sơ TSCĐ. Chú ý những TSCĐ tăng trong năm 2008 do mua sắm hoặc do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Kiểm tra Quyết định thanh lý, nhượng bán; biên bản thanh lý, nhượng bán… Tính toán lại khấu hao TSCĐ trong năm (chú ý tới nguyên giá tính khấu hao và thời gian trích khấu hao có nằm trong khung quy định không) (2) TSCĐ giảm do đã khấu hao hết. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Từ phân tích sơ bô ở trên, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết đối với khách hàng. Để xác định được số dư cuối kỳ, tính chính xác của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ có liên quan chặt chẽ. Đối với Công ty A, KTV cần kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ do mua sắm, do thanh lý, nhượng bán, sửa chữa lớn TSCĐ, đặc biệt lưu ý tới tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kiểm tra chi tiết tới các quyết định đầu tư, quyết toán…; Trọng tâm của bước công việc thực hiện: Kiểm tra tổng hợp số dư TK TSCĐ Các nghiệp vụ tăng TSCĐ; Các nghiệp vụ giảm TSCĐ; Kiểm tra khoản mục khấu hao TSCĐ *Kiểm tra tổng hợp số dư TK TSCĐ Công ty A là khách hàng năm thứ 2 ,số liệu kế toán năm trước đã được CACC kiểm toán nên KTV dựa vào số cuối kỳ trước đã được kiểm toán để đối chiếu với số dư đầu kỳ này. Ta lập bảng kiểm tra số liệu tổng hợp TSCĐ. Bảng 2.2 Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra số liệu tổng hợp TK 211 tại Công ty A CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317 Website: Email: Info@caccvn.net Client Công ty A Period 31/12/09 Controled by: NAT Subject TK 211 - TSCĐ hữu hình Pripared by: HT Bước công việc Kiểm tra số liệu tổng hợp Date: 13/03/2010 TK 211: TSCĐ hữu hình Số dư đầu kỳ: 37.571.711.745 (Ly) Phát sinh Nợ : 890.062.738 (*) Phát sinh Có: 280.742.613 (*) Số dư cuối kỳ: 38.181.031.870 (Ag) TK 213: TSCĐ vô hình Số dư đầu kỳ: 880.346.113 (Ly) Phát sinh Nợ: - (*) Phát sinh Có: 590.122.730 (*) Số dư cuối kỳ: 290.223.383 (Ag) Ghi chú: (Ly): Khớp với số dư cuối năm trên BCTC năm 2008 (*): Khớp với Bảng cân đối số phát sinh năm 2009 (Ag): Khớp với BCĐKT 31/12/2009 : Cộng dọc đúng Sau khi lập tờ tổng hợp số liệu TK TSCĐ, KTV tiến hành kiểm tra tình hình biến động tăng - giảm TSCĐ thông qua kiểm tra các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ và kiểm tra các bút toán hạch toán, thủ tục điều chuyển để ghi tăng hay giảm TSCĐ. Trước hết, KTV tiến hành lập Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong kỳ. *Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ Bảng 2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Tổng hợp số liệu TK 211 - Công ty A CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ - CACC Lô 16, D6, Khu Quận Ủy Thanh Xuân, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Tel: (84-4) 285 2318 Fax: (84-4) 285 2317 Website: Email: Info@caccvn.net Client Công ty A Period 31/12/09 Controled by: NAT Subject TK 211 - TSCĐ hữu hình Pripared by: HT Bước công việc Kiểm tra số liệu tổng hợp Date: 13/03/2010 Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiên vận tải Thiết bị, dụng cụ Tổng cộng I. Nguyên giá 1.Số đầu kỳ 13.238.450.680 15.346.598.509 7.125.864.106 1.860.798.450 37.571.711.745 2.Tăng trong kỳ 290.231.378 76.203.322 23.628.038 890.062.738 Mua sắm 468.050.493 23.628.038 491.678.531 Điều động 290.231.378 108.152.829 398.384.207 3.Giảm trong kỳ 280.742.613 280.742.613 Thanh lý 280.742.613 280.742.613 Số cuối kỳ 13.528.682.058 15.642.059.218 7.125.864.106 1.884.426.488 38.181.031.870 Đã KH hết 1.245.687.398 1.583.279.898 1.016.397.345 587.398.287 4.432.762.928 Chờ thanh lý 538.670.345 538.670.345 II. Hao mòn TSCĐ 1. Số đầu kỳ 6.938.845.098 8.283.256.745 3.365.174.809 320.490.208 18.907.766.860 2. Tăng trong kỳ 626.843.858 810.235.476 520.394.768 59.160.458 2.016.634.560 3. Giảm trong kỳ 170.760.899 170.760.899 Thanh lý 111.045.573 111.045.573 Khấu hao hết 59.715.326 59.715.326 4. Số cuối kỳ 7.565.688.956 8.922.731.322 3.885.569.577 379.650.666 20.753.640.521 III. Giá trị còn lại 1. Số đầu kỳ 6.299.605.582 7.063.341.764 3.760.689.297 1.540.308.242 18.663.944.885 2. Số cuối kỳ 5.962.993.102 6.719.327.896 3.240.294.529 1.540.308.242 17.462.923.769 Không sử dụng 165.489.497 165.489.497 Chờ thanh lý 198.258.016 198.258.016 Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm được thực hiện thông qua kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ có liên quan như hoá đơn (GTGT), hoá đơn bán hàng, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho, quyết định mua sắm, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao, thanh lý hợp đồng… nhằm khẳng định TSCĐ tăng lên trong kỳ là thực sự tồn tại. Ngoài ra, KTV tiến hành đối chiếu giữa số tiền ghi trên sổ sách kế toán với các chứng từ gốc nhằm khẳng định giá trị TSCĐ tăng trong kỳ có được ghi sổ chính xác theo nguyên tắc giá gốc hay không. Bảng 2.4: Trích giấy làm việc của KTV - Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ tại Công ty A CÔ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25523.doc
Tài liệu liên quan