Chuyên đề Lao động và việc làm của thị xã Cẩm Phả: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2006- 2011

MỤC LỤC

 Trang

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. 4

I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. 4

1. Lao động. 4

2. Sức lao động. 4

3. Nguồn lao động. 5

4. Lực lượng lao động. 6

5. Thị trường lao động. 7

6. Việc làm và thất nghiệp. 8

6.1 Việc làm và phân loại việc làm. 10

6.2 Thất nghiệp. 10

7. Giải quyết việc làm. 13

II- NHU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI. 13

III- Ý NGHĨA CỦA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CẨM PHẢ. 15

1. Về mặt kinh tế. 15

2. Về mặt chính trị xã hội. 18

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA THỊ XÃ CẨM PHẢ- TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA. 21

I- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI. 21

1. Đặc điểm tự nhiên. 21

2. Đặc điểm về kinh tế- văn hoá xã hội. 21

3. Đặc điểm dân số- nguồn lao động. 24

II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THỊ XÃ CẨM PHẢ- TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI. 28

1. Cơ cấu lao động. 28

1.1 Trước thời kỳ cải cách kinh tế. 28

1.2 Thời kỳ cải cách kinh tế đến nay. 28

2. Chất lượng lao động. 29

3. Tình hình thực hiện chính sách lao động- việc làm cho người lao động ở thị xã Cẩm Phả. 30

3.1 Thực hiện chính sách về việc làm và tuyển lao động. 32

3.2 Thực hiện chính sách về hợp đồng lao động. 33

3.3 Thực hiện chính sách đối với lao động nữ. 34

3.4 Thực hiện chính sách về Bảo hiểm xã hội. 35

3.5 Thực hiện các chính sách khác. 36

3.6 Những tồn tại trong việc thực hiện chính sách đối với người lao động. 37

4. Tình hình lao động chưa có việc làm. 40

5. Tình hình giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả. 40

5.1 Kết quả thực hiện giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả. 41

5.2 Kết luận về giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả trong những năm qua. 47

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THỊ XÃ CẨM PHẢ- TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI. 51

I- DỰ BÁO DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ CÂN ĐỐI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. 51

1. Dự báo quy mô dân số và khả năng cung lao động đến năm 2011. 51

2. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động. 51

3. Cân đối sử dụng lao động. 51

II- QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. 54

1. Quan điểm. 55

2. Mục tiêu giải quyết việc làm. 57

2.1 Mục tiêu chung. 57

2.2 Mục tiêu cụ thể. 57

2.3 Hướng phân bổ lao động và giải quyết việc làm vào các ngành kinh tế. 58

3. Nhiệm vụ giải quyết việc làm. 59

III- GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THỊ XÃ CẨM PHẢ. 60

1. Thực hiện có hiệu quả chiến lược Dân số- KHHGĐ. 61

2. Các giải pháp trong lĩnh vực đào tạo nghề. 62

3. Các giải pháp trong lĩnh vực lao động việc làm. 64

3.1 Phát triển thị trường lao động. 64

3.2 Thực hiện có hiệu quả dự án về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. 65

3.3 Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác giải quyết việc làm. 65

3.4 Hình thành và xây dựng trung tâm việc làm, tổ chức hội chợ, chợ phiên việc làm. 66

3.5 Phối hợp, phát huy nguồn lực xã hội hoá cho chương trình. 66

3.6 Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm. 66

3.7 Công tác đánh giá, chế độ thông tin, triển khai thực hiện. 67

4. Một số giải pháp khác của thị xã. 68

4.1 Mở rộng đa dạng hoá các hoạt động thương mại dịch vụ. 69

4.2 Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động. 69

5. Giải pháp chính sách hỗ trợ của Tỉnh, Chính phủ. 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lao động và việc làm của thị xã Cẩm Phả: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2006- 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội, Bảo hiểm y tế, điều kiện lao động và An toàn lao động, các chế độ phúc lợi về vật chất và tinh thần, chăm sóc sức khoẻ vv... Đồng thời cũng đã tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội cùng với việc thực hiện tốt các chính sách đối với lao động nữ. 3.4 Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội: Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm. Thời kỳ trước năm 1994 khi Bộ luật lao động và các chính sách về Bảo hiểm xã hội ra đời việc thực hiện giải quyết chế độ cho người lao động khi hết tuổi lao động về nghỉ chế độ hưu trí hoặc còn trong tuổi lao động nghỉ chế độ mất mức lao động, nghỉ thôi việc và các chính sách xã hội khác theo Nghị định 236/HĐBT ngày 15/8/1985 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) thực hiện còn lỏng lẻo, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp còn ỷ lại rất nhiều vào ngân sách Nhà nước, sự tham gia đóng góp còn rất ít. Kể từ khi Bộ luật lao động ra đời, tiếp theo đó Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Thông tư số 06/TT-LĐTBXH ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội hướng dẫn thi hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội, việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động từng bước được quản lý chặt chẽ. Trách nhiệm của các các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tham gia đóng góp cao hơn, bản thân người lao động cũng phải có tham gia đóng góp ( người sử dụng lao động tham gia đóng góp 15% Bảo hiểm xã hội, 3% Bảo hiểm y tế và người lao động tham gia đóng 5% Bảo hiểm xã hội ). Tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã kể từ năm 1995 cho đến nay trên cơ bản thực hiện rất tốt. Đã có 82% số lao động trong tổng số lao động có việc làm trên địa bàn tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế. Việc giải quyết chế độ hưu trí, thôi việc, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp được giải quyết kịp thời, đúng quy định hiện hành. Người lao động phấn khởi an tâm làm việc. 3.5 Thực hiện các chính sách khác: Ngoài việc thực hiện các chính sách với người lao động cơ bản đã nêu trên theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành của Nhà nước việc thực hiện các chính sách như: Khuyến khích lao động ở các cơ sở sản xuất ở địa phương; vay vốn theo dự án nhỏ; vay vốn theo chương trình viện trợ của các tổ chức nước ngoài; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; quản lý người nước ngoài ở Việt Nam; học nghề; thoả ước lao động tập thể; chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; giải quyết các tranh chấp lao động; lập sổ lao động; chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp phá sản; chính sách lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần; thực hiện huy động lao động nghĩa vụ công ích và chính sách sử phạt hành chính về hành vi vi phạm Pháp luật lao động. Phần lớn các các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân trên địa bàn đã tổ chức thực hiện tốt theo đúng quy định của Pháp luật, cùng với việc thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho người lao động thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các chính sách Pháp luật lao động giải quyết việc làm tạo mối quan hệ mật thiết giưã chủ sử dụng lao động và người lao động. 3.6 Những tồn tại trong việc thực hiện chính sách đối với người lao động: Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc thực hiện các chính sách lao động trên địa bàn thị xã vẫn còn những tồn tại đó là: - Việc thực hiện chính sách về lao động và tuyển dụng còn một số cơ quan, đơn vị chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động, việc xây dựng quỹ mất việc làm ở một số doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ. - Việc thực hiện Hợp đồng lao động ở một số các đơn vị, doanh nghiệp ( nhất là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ) thực hiện Hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động còn mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật. Phía người sử dụng lao động muốn lợi cho đơn vị mình do đó mặc dù công việc ổn định thường xuyên có thể kéo dài trên một năm nhưng chỉ ký kết Hợp đồng lao động theo hình thức khoán gọn, mùa vụ thời hạn 3 tháng một lần để nhằm chốn tránh việc tham gia đóng góp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chính sách đối với người lao động. Về phía người lao động một phần chưa nhận thức đầy đủ lợi ích lâu dài, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt là có việc làm, có thu nhập và tâm lý của một số ít lao động cho rằng làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân chỉ mang tính tạm thời nên không tham gia Bảo hiểm xã hội. Theo kết quả điều tra tháng 12 năm 2005 trên địa bàn thị xã có 118 doanh nghiệp tư nhân và trách nhiệm hữu hạn với trên 4.850 lao động đã thực hiện ký kết Hợp đồng lao động thì chỉ có trên 520 trường hợp ký Hợp đồng lao động từ một năm trở lên, số còn lại chỉ là Hợp đồng mùa vụ và thời hạn 3 tháng - 6 tháng. Và mới có 431 trường hợp tham gia nộp Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế. - Việc thực hiện chính sách tiền lương đối với người lao động của một số cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên địa bàn thực hiện chưa đầy đủ theo đúng các quy định của Nhà nước. Đơn cử như ngành cơ khí: Với lực lượng lao động trên 7.000 người song việc chi trả chế độ tiền lương cho người công nhân có nhhững thời kỳ chậm từ 1 đến 2 tháng, trong khi đó doanh nghiệp cũng chưa thực hiện được việc đền bù do trả lương chậm theo lãi xuất ngân hàng ( như quy định tại điều 6 Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ ). Việc thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ, phụ cấp làm đêm ( theo quy định tại Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 02/6/1993 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội ) một số đơn vị thực hiện chưa đầy đủ, chỉ tính tiền lương, thời gian làm thêm giờ như tiền lương, thời gian làm việc bình thường. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa xây dựng được tiêu chuẩn định mức, tiền lương, chỉ thực hiện chính sách trả lương khoán gọn. Lực lượng cán bộ làm công tác tại các phường xã theo quy định của Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 chế độ tiền lương thấp, cố định trong khi đó thời gian và công việc phải đảm nhiệm như cán bộ - công chức Nhà nước. - Việc thực hiện chính sách thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động một số doanh nghiệp ( phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ) vẫn thực hiện chế độ làm việc của người lao động là 48 giờ/tuần, thậm chí có doanh nghiệp còn thực hiện tới 56 giờ/tuần ( Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân trong công tác xây dựng cơ bản) Khi các cơ quan quản lý lao động trên địa bàn kiểm tra, kiến nghị thì các chủ doanh nghiệp đều trả lời rằng: " do thoả thuận giữa người lao động với doanh nghiệp "... Trong khi đó người lao động ít quan tâm tới vấn đề này, chủ yếu chạy theo thu nhập. - Việc thực hiện chính sách về An toàn lao động và Vệ sinh lao động một số các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động ít quan tâm tới điều kiện làm việc của người lao động, các thiết bị phục vụ cho công tác An toàn lao động và Vệ sinh lao động đã cũ, chậm được thay thế, Bảo hộ lao động cho người lao động thực hiện chậm, chất lượng chưa cao. Đối với người lao động ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy An toàn lao động kém, thiếu thận trọng trong quá trình thực hiện công việc, nặng về sản phẩm mà bỏ qua các quy trình An toàn lao động. Do đó tình trạng tai nạn lao động trên địa bàn thị xã hàng năm vẫn xảy ra ( Chỉ tính sơ bộ từ năm 1990 đến nay: Năm ít nhất trên địa bàn thị xã cũng xảy ra 68 vụ tai nạn lao động, năm nhiều nhất là 104 vụ, có những vụ trầm trọng làm chết người, điển hình như năm 2002 tại mỏ than Suối Nại nổ khí mê tan làm 5 người thiệt mạng ). - Việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ vẫn còn một số hạn chế đó là: Tâm lý chung của các đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn ít muốn sử dụng lao động nữ, việc chuyển đổi công việc cho lao động nữ phù hợp với điều kiện sức khoẻ chưa kịp thời, một số công việc mang tính nặng nhọc, độc hại thời gian làm việc của lao động nữ chưa được rút ngắn và chưa tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp cho lao động bồi dưỡng đào tạo nghề mới để chuyển đổi công việc. - Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã cũng còn tồn tại nhiều bất cập đó là: Một số các cơ quan, doanh nghiệp ( nhất là ngành cơ khí ) do quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do đó chưa đóng được Bảo hiểm xã hội ( phần do doanh nghiệp sử dụng lao động phải nộp ), nợ đọng kéo dài lên tới hàng tỷ đồng, do vậy khi người lao động đến tuổi nghỉ hTBXH ngày 19/5/1998 của liên Bộ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ( nay là Bộ Nội vụ ) - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh xã hội ban hành quy định cho cán bộ xã, phường, thị trấn được tham gia Bảo hiểm xã hội. Thời gian công tác trước đó được tính là thời gian công tác để tham gia Bảo hiểm xã hội, song khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, do văn bản chỉ quy định chung chung, không rõ ràng do đó cơ quan Bảo hiểm xã hội ở địa phương chưa thống nhất việc lập sổ Bảo hiểm xã hội cho lực lượng lao động này ( Đến nay trên địa bàn thị xã mới làm được 46,2% số cán bộ xã phường có sổ Bảo hiểm xã hội ) chính vì vậy cho đến nay một số cán bộ đã đến tuổi nghỉ chế độ hưu nhưng địa phương chưa giải quyết kịp thời được. Ngoài ra việc thực hiện một số chính sách khác đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động còn thiếu được sự quan tâm và chấp hành đầy đủ, còn mang mặng tính hình thức, chiếu lệ. Nhất là việc sử phạt hành chính về hành vi vi phạm Pháp luật lao động thực hiện chưa nghiêm, thiếu cương quyết và chưa đủ mạnh về quản lý Nhà nước về lao động. 4.Tình hình lao động chưa có việc làm. Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh mặc dù là một thị xã công nghiệp, có các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn đông, điều kiện địa lý, tự nhiên thuận lợi song lực lượng lao động chưa có việc làm vẫn chiếm tỷ lệ khá cao ( giai đoạn 1990 - 1995 tỷ lệ lao động chưa có việc làm chiếm 7,64%; giai đoạn 1995 - 2000 tỷ lệ lao động chưa có việc làm chiếm 7,15% và từ giai đoạn 2000 đến nay tỷ lệ lao động chưa có việc làm chiếm 6,85% ). Mặc dù đã giải quyết tích cực song hàng năm thị xã vẫn còn khoảng gần 7.000 lao động chưa có việc làm. Một phần do lực lượng học sinh tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Đào tạo nghề và phổ thông ra trường ( khoảng 4.500 người ), tăng từ các địa phương khác tới ( khoảng 3.000 người ), tăng do các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sắp xếp lại sản xuất dư dôi và hết thời hạn Hợp đồng lao động ( khoảng 5.000 người ). Như vậy với lực lượng lao động chưa có việc làm trên địa bàn thị xã hàng năm có trên 12.000 người, đây là một sức ép khá lớn về việc làm đối với địa phương. Biểu 4: Biến động lao động chưa có việc làm qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nguồn lao động chưa có việc làm Người 10.154 10.402 9964 10.340 9946 ( Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTB & XH thị xã ) Qua nguồn số liệu trên, năm 2001 số người chưa có việc làm là 10.154 người, năm 2005 giảm được 248 người và đến năm 2005 con số này là 394 ngưòi. Điều này, chứng tỏ việc làm cho người lao động tăng qua các năm. Các cấp, các nghành của thị xã đã đặc biệt chú ý đến người lao động, tạo thuận lợi cho người lao động tìm kiếm được việc làm thích hợp với khả năng và trình độ của mình. 5. Tình hình giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả. 5.1 Kết quả thực hiện giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả. Biểu 5: Kết quả giải quyết việc làm chia theo thành phần kinh tế Giai đoạn 1990- 2005 T ừ 1990-1995 T ừ 1995-2000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 SL % SL % SL % SL % SL % Số lao động được giải quyết việc làm 4.800 5.700 5.620 5.844 5.218 Theo ngành kinh tế quốc dân 1. Công nghiệp- Xây dựng 3.000 1.800 4.120 3.938 3.202 2. Tiểu thủ công nghiệp 1.000 1.610 525 613 3. Thương mại- DVDL 400 1.240 671 788 1.542 4. Nông- Lâm- Ngư nghiệp 320 580 98 115 91 5. Kinh tế hộ gia đình 80 450 206 390 383 (Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTB & XH thị xã) Đứng trước tình hình về lực lượng lao động chưa có việc làm trên địa bàn ngày càng đông. Trong những năm vừa qua Đảng bộ và chính quyền thị xã đã tích cực đề ra mọi biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động. Quá trình thực hiện đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: - Giai đoạn 1990 - 1995: Hàng năm đã giải quyết dược từ 4.5000 đến 5.000 chỗ làm việc mới cho người lao động, tập trung vào các ngành cụ thể như sau: + Các ngành Công nghiệp và xây dựng: 3.000 người chiếm 62,5%. + Các ngành Tiểu thủ công nghiệp: 1.000 người chiếm 20,83%. + Các ngành Thương mại và dịch vụ du lịch: 400 người chiếm 8,33%. + Các ngành còn lại: 400 người chiếm 8,33%. - Giai đoạn 1995 - 2000: Thời kỳ này trên địa bàn thị xã do thị trường tiêu thụ than bị co lại, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến một số doanh nghiệp phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất, lực lượng lao động bị dư dôi buộc phải chấm dứt số Hợp đồng lao động thời vụ dẫn đến lực lượng lao động chưa có việc làm ngày càng cao. Với nhiều biện pháp và cỗ gắng của chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị do đó thời kỳ giai đoạn này thị xã đã giải quyết được bình quân hàng năm gần 5.700 lao động, chủ yếu vào các ngành: + Các ngành Công nghiệp và xây dựng: 1.800 người chiếm 31,69%. + Các ngành Tiểu thủ công nghiệp: 1.610 người chiếm 28,35%. + Các ngành Thương mại, dịch vụ du lịch: 1.240 người chiếm 21,83%. + Các ngành Nông, lâm, ngư nghiệp: 580 người chiếm 10,21% + Kinh tế hộ gia đình: 450 người chiếm 7,92%. - Giai đoạn 2000 - 2002: Đây là giai đoạn địa phương đạt kết quả trong giải quyết việc làm đạt kết quả tốt, bởi lẽ địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục ký kết Hợp đồng lao động tạo việc làm cho gần 2.000 lao động, Hợp đồng mùa vụ đã hết thời hạn, thị xã tập trung giải quyết số lao động phát sinh khi đến độ tuổi. - Năm 2004 trên địa bàn thị xã đã giải quyết cho 5.844 lao động có việc làm được phân bổ chủ yếu vào các ngành như sau: + Các ngành Công nghiệp và xây dựng: 3.938 người chiếm 67,4%. + Các ngành Tiểu thủ công nghiệp: 613 người chiếm 10,48%. + Các ngành Thương mại, dịch vụ du lịch: 788 người chiếm 13,48%. + Các ngành Nông, lâm, ngư nghiệp: 115 người chiếm 1,97% + Kinh tế hộ gia đình: 390 người chiếm 6,67% - Năm 2005 trên địa bàn thị xã đã giải quyết cho 5218 lao động có việc làm, được phân bổ vào các ngành như sau: + Các ngành Công nghiệp và xây dựng: 3202 người chiếm 61,36%. + Các ngành Thương mại, dịch vụ du lịch: 1.542 người chiếm 29,55%. + Các ngành Nông, lâm, ngư nghiệp: 91 người chiếm 1,74% + Kinh tế hộ gia đình: 383 người chiếm 7,35%. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng song lực lượng lao động chưa có việc làm tính đến hết năm 2005 trên địa bàn thị xã vẫn còn tồn đọng gần 5,85% so với tổng số dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn. 5.1.1 Thông qua hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những hoạt động có khả năng thu hút lao động và có thể giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên trong 5 năm qua, các doanh nghiệp mới chỉ thu hút thêm được 10469 lao động; tình hình quản lý, sử dụng và sắp xếp lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã còn là vấn đề đáng quan tâm. Một số doanh nghiệp do làm ăn kém hiệu quả phải thu hẹp sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng người lao động không đủ việc làm, có việc thì làm, không có việc làm thì nghỉ. Nhìn chung việc thu hút lao động và sử dụng lao động ở các doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, phần lớn lao động của địa phương được thu hút để giải quyết việc làm là qua việc phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ như sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí, mộc dân dụng, sản xuất giấy, may, kính, giầy Biểu 6: Kết quả thực hiện giải quyết việc làm( 2001- 2005) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Nguồn lao động chưa có việc làm Người 10.154 10.402 9964 10.340 9946 2. Số đã giải quyết việc làm Người 5052 5387 5755 5844 5218 a. Theo giới tính Người Nam Người 2864 3125 3691 4002 3766 Nữ Người 2188 2262 2064 1842 1452 b. Theo ngành kinh tế Người - Công nghiệp và xây dựng Người 3295 2836 3524 3938 3202 - Nông, Lâm, Ngư nghiệp Người 162 145 85 115 91 - Thương mại, dịch vụ và ngành kinh tế khác Người 1595 2406 2146 1791 1925 c. Theo khu vực Người - Thành thị Người 4546 4740 5237 4967 4800 - Nông thôn Người 506 647 518 877 418 d. Theo loại hình khác Người - Đi bộ đội Người 140 160 200 200 230 - Vào Trung đại học Người 397 397 565 657 700 - Học nghề các trường Người 754 1050 1348 1148 1200 - Vào Doanh nghiệp nhà nước Người 560 1047 420 1740 1770 - Vào Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Người 1708 582 1572 420 650 - Sắp xếp việc làm tại chỗ Người 1493 1551 1650 1641 668 (Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTB & XH thị xã) Bên cạnh đó thông qua xuất khẩu lao động, các dự án quốc gia về việc làm, thu hút lao động vào các doanh nghiệp mà đã từng bước giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể như sau: 5.1.2. Thông qua thực hiện quỹ quốc gia về việc làm. Biểu 7: Kết quả giải quyết việc làm thông qua dự án quốc gia Năm Tổng số dự án cho vay Tổng tiền dự án Số người được giải quyết việc làm Năm 2001 8 450.000.000 59 Năm 2002 7 320.000.000 64 Năm 2003 12 1.120.000.000 187 Năm 2004 16 1.300.000.000 200 Năm 2005 10 1.600.000.000 196 ( Nguồn: Phòng Nội vụ L ĐTB & XH thị xã) Nguồn vốn cho vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao đời sống nhân dân; thúc đẩy phát triển các nghề truyền thống và các ngành nghề có giá trị kinh tế cao. Công tác cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm được quan tâm chú trọng. Các dự án vay vốn được thẩm định chính xác. Công tác kiểm tra đánh giá sau cho vay được thực hiện thường xuyên. Do vậy đa số các dự án cho vay đều đạt hiệu quả kinh tế thu hút được nhiều lao động, vốn được sử dụng đúng mục đích, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi thấp. Có thể nói trong nhiều năm qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã tạo ra nhiều chỗ việc làm mới. Cải thiện đáng kể điều kiện làm việc, đóng góp một phần đáng kể trong chương trình giải quyết việc làm ở địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ việc làm cho những người yếu thế trong xã hội. 5.1.3 Thông qua phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ tạo việc làm cho lượng lớn lao động nông thôn dư thừa đang tìm kiếm việc làm, cho số người thiếu việc làm có cơ hội làm thêm. Và đây cũng là biện pháp nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, khi đó hệ số sử dụng thời gian lao động được nâng lên, và giảm tỷ lệ thất nghiệp nói chung. 5.1.4. Thông qua công tác đào tạo nghề gắn với việc làm. Là công việc đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa nhu cầu sử dụng lao động và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong các đơn vị cũng như các ngành kinh tế của địa phương. Đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo đã dần được nâng lên: từ 15% năm 2001 lên 24,5% năm 2005. Ngoài ra, công tác đào tạo nghề cũng được thực hiện qua các chương trình khuyến nông, đầu tư giống mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng- vật nuôi nhằm giúp người lao động có thể tìm kiếm thêm việc làm hoặc đứng ra tổ chức sản xuất. Đây là một trong những nội dung cần được chú trọng bởi ở thị xã Cẩm Phả hiện nay số lao động nông thôn còn dư thừa nhiều, số người thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao( hệ số sử dụng thời gian lao động mới chỉ đạt ở mức dưới 80%). Trong khi đó người lao động nông thôn ít có điều kiện đầu tư để đi học nghề bởi thu nhập của họ quá thấp, đời sống còn khó khăn. Do vậy, hình thức trên có thể tạo điều kiện cho người lao động học nghề, nâng cao kiến thức, tay nghề tạo cơ hội tìm và tạo thêm việc làm. 5.1.5 Thông qua chương trình hợp tác lao động quốc tế đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Từ năm 2001 đến nay, xuất phát từ điều kiện chung: Chính phủ đã đẩy mạnh chương trình hợp tác lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cẩm Phả đã dần đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động: phổ biến rộng rãi qua phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện tư vấn thông tin về thị trường lao động nước ngoài, về pháp luật cho người lao động, qua đó người lao động có những nhận thức mới hơn về vấn đề này. Từ đó nhu cầu xuất khẩu lao động có thể tăng lên. Năm 2001 chỉ đưa được 87 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì đến năm 2005 đã có 568 ngưòi. Bằng các chính sách giải quyết việc làm cùng với các hình thức giải quyết việc làm trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn. 5.2 Kết luận về giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả trong những năm qua. 5.2.1 Thuận lợi: Từ năm 2001 đến năm 2005 đã tạo được 27256 chỗ việc làm mới, cải thiện đáng kể tình trạng thiếu việc làm của địa phương, năm 2005 hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 5,81 năm 2001 xuống còn 4%, tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Công tác thực hiên chương trình giải quyết việc làm, đào tạo nghề được triển khai rộng rãi đến các cấp, các ngành, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, do vậy khi chương trình được thông qua, công tác tổ chức triển khai được thực hiện nhanh chóng; Nhìn chung các dự án của chương trình được thực hiện có hiệu quả, người lao động đã có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, chất lượng việc làm được nâng lên, điều kiện làm việc cũng được cải thiện hơn, việc làm được tạo ra ổn định hơn, thu nhập của người lao động được tăng dần góp phần ổn định và cải thiện đời sống người lao động. - Các chương trình: chương trình vay vốn giải quyết việc làm; chương trình xuất khẩu lao động; chương trình xoá đói giảm nghèođã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện trên phạm vi toàn thị xã và đã thu được kết quả đáng khích lệ; hộ nghèo được giảm liên tục, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng thấp, nguy cơ tái nghèo nhỏ, đặc biệt không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện chính sách thấp không đáng kể. Các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng như ( BHYT, giáo dục, vay vốn ưu đãi v.v) - Trong thời gian qua ( giai đoạn 2001- 2005) cùng với thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của toàn thị xã, phòng lao động- Thương binh & xã hội đã triển khai thực hiện toàn diện các lĩnh vực của ngành với nỗ lực cao đã đạt và vượt một số chỉ tiêu kế hoạch về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xoá đói giảm nghèo v.vThực hiện tốt chính sách xã hội, phát huy trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, huy động được sự tham gia của cộng đồng xã hội, góp phần tích cực trong việc ổn định trật tự an toàn xã hội. Thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội của thị xã cũng như của ngành Lao động - Thương binh & xã hội. Nguyên nhân đạt được các thành tựu trên trước hết có sự quan tâm chỉ đạo của Thị uỷ, HĐND, UBND thị xã trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển đầu tư sản xuất tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống, giải quyết các vấn đề bức xúc về tạo việc làm, dạy nghề, xoá đói giảm nghèo. Hơn nữa quan điểm của một số ngành về công tác giải quyết việc làm, công tác xã hội đã có những chuyển biến, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn. Chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội trong toàn thị xã, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Sở Lao động - Thương binh & xã hội. 5.2.2 Khó khăn Trong thời gian qua, công tác Lao động - Thương binh & xã hội vẫn còn những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục giải quyết như: Tỷ lệ người lao động thiếu việc làm và chưa có việc làm còn cao, đây là áp lực lớn cho xã hội, là yêu cầy bức xúc đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành các cấp, cần có các biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề lao động việc làm ở từng phường, xã. Bên cạnh đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, nguy cơ tái nghèo vẫn còn, các tệ nạn xã hội còn diến biến phức tạp, tỷ lệ tái nghiện còn ở mức độ cao. Số lượng cán bộ biên chế trong lĩnh vực giải quyết việc làm và đào tạo nghề còn thiếu và năng lực cán bộ còn yếu, đặc biệt là ở các phường, xã. Mỗi phường, xã có bố trí một cán bộ theo dõi nhưng lại phải kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ nghiệp vụ tuy đã được nâng lên, song chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nguyên nhân của một số tồn tại trên đây là: + Mặc dù chính quyền địa phương phường, thị xã đã có nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề việc làm của nguời lao động, song trong chỉ đạo thực hiện còn chưa đồng bộ, chưa thường xuyên nên kết quả mang lại còn hạn chế, mặt khác do công tác cán bộ còn có những bất cập giữa số lượng cán bộ và khối lượng công việc, giữa đòi hỏi thực tế và năng lực cán bộ. + Một ngu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4565.doc
Tài liệu liên quan