MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 3
1.1 KHÁI QUÁT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 3
1.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC KIỂM TOÁN 5
1.2.1 Gửi thư chào kiểm toán 5
1.2.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 8
1.2.3 Lựa chọn đội ngũ KTV 10
1.2.4 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược 11
1.2.5 Ký hợp đồng kiểm toán 19
1.3 THỰC TRẠNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ 20
1.3.1 Thu thập thông tin về khách hàng 20
1.3.1.1 Thông tin chung 20
1.3.1.2 Thông tin về HĐKD 21
1.3.2 Tìm hiểu về hệ thống KSNB 26
1.3.2.1. Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát 27
1.3.2.2 Tìm hiểu hệ thống kế toán 30
1.3.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát 35
1.3.3 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ BCTC 38
1.3.4 Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu 44
1.3.4.1 Đánh giá rủi ro 44
1.3.4.1.1 Rủi ro kiểm toán mong muốn 44
1.3.4.1.2 Rủi ro tiềm tàng 45
1.3.4.1.3 Rủi ro kiểm soát 47
1.3.4.1.4 Rủi ro phát hiện 48
1.3.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán 50
1.3.4.3 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục 51
1.3.5 Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra 53
1.4 THỰC TRẠNG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 54
1.4.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 55
1.4.2 Xác định mục tiêu kiểm toán 57
1.4.3 Xác định thủ tục kiểm toán 57
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 58
2.1 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 58
2.1.1 Những ưu điểm chung trong thực tế lập kế hoạch kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội thực hiện 58
2.1.2 Những tồn tại chung trong thực tế lập kế hoạch kiểm toán BCTC do Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội thực hiện 58
2.1.3 Nhận xét trong từng bước công việc 59
2.1.3.1 Các công việc thực hiện trước kiểm toán 59
2.1.3.1.1 Gửi thư chào kiểm toán 59
2.1.3.1.2 Hợp đồng kiểm toán 59
2.1.3.1.3 Lựa chọn đội ngũ KTV 60
2.1.3.1.4 Lập kế hoạch chiến lược 60
2.1.3.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 61
2.1.3.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 62
2.1.3.3.1 Mục tiêu kiểm toán trong chương trình kiểm toán 62
2.1.3.3.2 Thủ tục kiểm toán 63
2.2. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI 64
2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán BCTC 64
2.2.2 Những phương hướng hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán BCTC 66
2.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 67
2.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 67
2.3.2 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch chiến lược 68
2.3.3 Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch tổng thể 68
2.3.3.1 Phương pháp mô tả hệ thống KSNB 68
2.3.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát 69
2.3.3.3 Phân công công việc và phối hợp giữa các KTV 70
2.3.3.4 Đánh giá tính liên tục hoạt động của khách hàng 71
2.3.4 Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán 71
2.3.4.1 Hoàn thiện các thủ tục phân tích 71
2.3.4.1.1 Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính 72
2.3.4.1.2 Tăng cường phân tích xu hướng 73
2.3.4.1.3 Bổ sung thu thập và sử dụng thông tin trong phân tích 74
2.3.4.1.4 Tăng cường phân tích kết quả so sánh 75
2.3.4.1.5 Tăng cường sử dụng thông tin phi tài chính 76
2.3.4.1.6. Bổ sung thủ tục phân tích dòng tiền 76
2.3. 4.2 Thủ tục kiểm toán 76
2.3.4.3 Kiến nghị chung về chương trình kiểm toán 77
2.3.5 Nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán 78
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oản phải thu khác
6.426.805.296
2.024.670.206
4.402.135.090
217,42
4.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(1.502.387.999)
-
(1.502.387.999)
-
IV. Hàng tồn kho
148.078.151.027
60.633.818.617
87.444.332.410
144,22
V.TS ngắn hạn khác
14.875.533.001
21.930.670.209
87.444.332.410
398,73
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
37.800.000
-
37.800.000
-
2. Thuế GTGT được khấu trừ
195.000
3.387.000
(3.192.000)
(94,24)
3.TS ngắn hạn khác
14.837.538.001
21.927.283.209
(7.089.745.208)
(32,33)
B. TS DÀI HẠN
62.240.964.877
10.367.813.535
51.873.151.342
500,33
I.Khoản phải thu dài hạn
-
-
-
-
II.TSCĐ
9.910.200.497
7.157.622.376
2.752.578.121
38,45
1.TSCĐ hữu hình
8.566.756.556
6.901.733.073
1.665.023.483
24,12
Nguyên giá
12.574.315.895
9.125.125.467
3.449.190.428
37,80
Giá trị hao mòn lũy kế
(4.007.559.339)
(2.223.392.394)
(1.784.166.945)
-
2.TSCĐ vô hình
229.975.123
243.659.383
(13.684.260)
-
Nguyên giá
243.659.383
243.659.383
0
-
Giá trị hao mòn
(13.684.260)
-
(13.684.260)
-
3.Chi phí XDCB dở dang
1.113.468.818
12.229.920
1.101.238.898
90044,6
III. Bất động sản đầu tư
-
-
-
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
49.617.649.000
1.535.000.000
48.082.649.000
31324,2
V. Tài sản dài hạn khác
2.713.115.380
1.675.191.159
1.037.924.221
61,96
1.Chi phí trả trước dài hạn
2.713.115.380
1.675.191.159
1.037.924.221
61,96
TỔNG TÀI SẢN
353.763.623.608
113.097.604.488
240.666.019.120
212,79
NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu
Số cuối năm
Số đầu năm
Chênh lệch
Số tiền
%
A. NỢ PHẢI TRẢ
280.343.092.382
98.520.995.399
181.822.096.983
184,55
I.Nợ ngắn hạn
280.302.663.927
97.904.705.009
182.397.958.918
186,30
1.Vay và nợ ngắn hạn
67.803.707.687
13.152.110.749
54.651.596.938
415,35
2. Phải trả người bán
169.206.799.662
55.112.731.143
114.094.068.519
207,02
3.Người mua trả tiền trước
21.193.412.897
9.719.909.273
11.473.503.624
118,04
4.Thuế và các khoản nộp nhà nước
7.549.955.134
1.843.001.393
5.706.953.741
309,65
5.Phải trả người lao động
277.166.255
-
277.166.255
-
6.Chi phí phải trả
56.200.000
53.000.000
3.200.000
6,03
7. Các khoản phải trả phải nộp khác
3.077.292.962
16.899.377.772
(13.822.084.810)
(81,79)
8.Dự phòng phải trả NH
11.138.129.330
1.124.574.679
10.013.554.651
890,43
II.Nợ dài hạn
40.428.455
616.290.390
(575.861.935)
(93,44)
1.Phải trả dài hạn khác
2.450.000
-
2.450.000
-
2.Vay và nợ dài hạn
37.978.455
616.290.390
(578.311.935)
(93,83)
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
73.420.531.226
14.576.609.089
58.843.922.137
403,68
I.Vốn chủ sở hữu
73.197.959.784
14.576.609.089
58.621.350.695
402,16
1.Vốn đầu tư chủ sở hữu
51.609.380.000
10.000.000.000
41.609.380.000
416,09
2.Thặng dư vốn cổ phần
869.550.000
-
869.550.000
-
3.Quỹ đầu tư phát triển
2.511.450.000
2.511.450.000
-
-
4.Quỹ dự phòng tài chính
351.600.000
351.600.000
-
-
5.LNST chưa phân phối
17.855.979.784
1.713.559.089
16.142.420.695
942,04
II.Nguồn kinh phí khác
222.571.442
-
222.571.442
-
1.Quỹ khen thưởng phúc lợi
222.571.442
-
222.571.442
-
TỔNG NGUỒN VỐN
353.763.623.608
113.097.604.488
240.666.019.120
212,79
Bảng 1.3 Phân tích tình hình tài chính Công ty ABC
Đơn vị tính: Đồng
TT
Khoản mục
2008
2009
% so với DT thuần
2008
2009
1
Tổng TS
113.097.604.488
353.763.623.608
122,42
130,49
2
Nợ phải trả
98.520.995.399
280.343.092.382
106,64
103,41
3
NVCSH
14.576.609.089
73.420.531.226
15,78
27,08
4
DT thuần
92.381.213.979
271.100.477.879
100
100
5
GVHB
71.608.519.117
207.458.008.100
77,51
76,52
6
LN gộp
20.772.694.862
63.642.469.779
22,48
30,73
7
LN từ HĐKD
5.493.271.531
27.107.078.859
5,94
9,99
9
LN trước thuế
5.364.086.275
27.140.814.669
5,81
9,98
10
LN sau thuế
4.966.824.275
23.417.420.995
5,38
8,64
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Qua bảng phân tích trên KTV nhận thấy tổng tài sản của Công ty ABC cuối năm tăng so với đầu năm là 240.666.019.120 đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ doanh nghiệp có mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, khi xem xét vào các khoản mục cụ thể thì có những khoản mục có sự gia tăng một cách đáng kể như: khoản phải thu ngắn hạn, số cuối năm là 124.967.867.430 đồng, số đầu năm là 18.890.353.651 đồng. Tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động KTV nhận thấy, do đặc thù kinh doanh của Công ty ABC là kinh doanh mua bán ký gửi hàng hóa và kinh doanh gas, khí đốt do đó khoản phải thu cuối năm thường khá lớn tuy nhiên, sự biến động này là khá lớn nên cần phải tăng cường các thủ tục kiểm toán nhằm đánh giá tính có thật và đầy đủ của các khoản phải thu này.
Đồng thời, từ bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty ABC, các chỉ tiêu về hoạt động SXKD đều tăng về con số tuyệt đối cũng như tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, chứng tỏ tình hình SXKD của Công ty ABC là khá tốt, tuy nhiên các chỉ tiêu về nợ ngắn hạn, vay và nợ dài hạn đều gia tăng một cách đáng kể do đó cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến an ninh tài chính của doanh nghiệp.
1.3.4 Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu
1.3.4.1 Đánh giá rủi ro
Mục đích của việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm xác định bằng chứng kiểm toán cần thu thập được từ đó quyết định đến chi phí kiểm toán
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán của khách hàng được Công ty A&C thực hiện khi xem xét tính hoạt động liên tục của khách hàng. Thông qua việc tìm hiểu về HĐKD và hệ thống KSNB, KTV đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng có hữu hiệu hay không, nhận định những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của những rủi ro đó đến việc lập BCTC, đến từng khoản mục trên BCTC.
Khi thực hiện việc đánh giá rủi ro, KTV Công ty A&C quan tâm đến 4 loại rủi ro:
- Rủi ro kiểm toán mong muốn
- Rủi ro tiềm tàng
- Rủi ro kiểm soát
- Rủi ro phát hiện.
1.3.4.1.1 Rủi ro kiểm toán mong muốn
KTV của Công ty A&C ban đầu xác định một mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ BCTC dựa trên các yếu tố như: quy mô của Công ty khách hàng, số lượng người sử dụng BCTC, quy mô công nợ, khả năng thanh toán, tốc độ tăng doanh thu… và dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của KTV.
Qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính của 2 Công ty ABC và JQK, và để cho cuộc kiểm toán có hiệu quả cao, KTV đánh giá mức rủi ro kiểm toán mong muốn của toàn bộ BCTC là thấp.
Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn trên toàn bộ BCTC chỉ được lưu lại ở hồ sơ kiểm toán của một vài khách hàng lớn, còn hầu hết không được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán.
Biểu 1.13 Xác định rủi ro của Công ty ABC (trích)
Rủi ro của Công ty khách hàng
Rủi ro thị trường
Tình hình kinh tế thế giới 2009 vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi suy thoái, thị trường xuất khẩu của Công ty bị thu hẹp
Các công trình xây dựng chậm tiến độ khi không có vốn đầu tư
Rủi ro về tỉ giá
Tỉ giá VNĐ/USD liên tục tăng, một mặt làm gia tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu của Công ty, tuy nhiên đối với mặt hàng gas và khí đốt Công ty nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến giá vốn..
Rủi ro khác
Rủi ro do biến động giá cả các yếu tố đầu vào, rủi ro trong quá trình chào hàng, đàm phán ký kết hợp đồng, rủi ro thiếu thông tin thị trường, rủi ro chính trị…
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
1.3.4.1.2 Rủi ro tiềm tàng
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - VSA 400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” - “ Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mặc dù có hay không có hệ thống KSNB”
KTV Công ty A&C sẽ tiến hành thu thập số dư các khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà KTV coi là có khả năng xảy ra sai phạm. Cơ sở để KTV lựa chọn các khoản mục là:
Bản chất và quy mô của khoản mục
Các rủi ro được KTV nhận định trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Rủi ro kiểm toán được KTV xác định, khách thể kiểm toán có môi trường kiểm soát hoạt động không hiệu quả
Mức độ trọng yếu của số dư khoản mục đối với BCTC
Đối với Công ty JQK, KTV đánh giá thu thập thông tin và đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC. Còn đối với Công ty ABC thì được KTV mô tả thông tin trên giấy tờ làm việc về những biến động trong năm và thông tin từ hồ sơ kiểm toán năm trước.
Biểu 1.14 Đánh giá rủi ro tiềm tàng Công ty JQK
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Clients: Công ty JQK W.P.Ref.No.
Notes of Accounts: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên BCTC File No.
Year End: 31/12/2009
Đặc điểm của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông, mua bán vật tư xây dựng, sản xuất khai thác vật liệu xây dựng…Thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc có kinh nghiệm trong lĩnh vực HĐKD này
Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trong đó các bộ phận kinh doanh khác nhau có mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau, Công ty đã tạo được niềm tin với khách hàng nên tốc độ tăng trưởng thị trường là khá tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh thu các công trình của Công ty khi chưa có quyết toán mà chỉ có nghiệm thu khối lượng không được quy định cụ thể bằng văn bản. Do đó, KTV phải chú ý đến khả năng hạch toán doanh thu của Công ty chưa chính xác
KTV không nghi ngờ về tính liêm chính của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin theo yêu cầu của KTV
Bộ máy kế toán được tổ chức ổn định và có năng lực chuyên môn
Kết luận : Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC ở mức độ trung bình
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Theo biểu 1.12 KTV của Công ty A&C đánh giá rủi ro tiềm tàng của Công ty ABC cũng ở mức trung bình.
1.3.4.1.3 Rủi ro kiểm soát
Theo VSA 400 “ Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết được hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”.
Rủi ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế có tính bản chất của bất cứ hệ thống KSNB nào. Để có thể đánh giá được rủi ro kiểm soát KTV xem xét tính hợp lý của các quy chế kiểm soát cũng như kiểm tra việc tôn trọng các biện pháp kiểm soát. Khi không đánh giá và kiểm tra được như trên thì KTV sẽ giả định rằng rủi ro kiểm soát là cao.
Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc
+ Về phương pháp tiếp cận: Công ty A&C tiếp cận theo khoản mục
+ Về thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB: Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng, phỏng vấn nhân viên, xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của Công ty khách hàng, kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của Công ty khách hàng.
+ Về việc mô tả hệ thống KSNB: Công ty A&C sử dụng Bảng câu hỏi hệ thống KSNB
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoản mục
Theo VSA 400 “ Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, KTV và Công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu”
KTV của Công ty A&C sẽ tập trung vào các khoản mục có biến động lớn và nhận định có mức trọng yếu từ đó đưa ra nhận xét.
Do với cả 2 khách hàng ABC và JQK các KTV nhận định hệ thống KSNB được đánh giá ở mức trung bình nên tùy theo mỗi mục tiêu kiểm toán xác định KTV sẽ thực hiện đánh giá cụ thể rủi ro kiểm soát.
Bảng 1.4 Bảng tóm tắt đánh giá kết quả rủi ro kiểm soát Công ty ABC
Mục tiêu kiểm toán
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
Rủi ro thấp nhất
Rủi ro thấp
Rủi ro trung bình
Rủi ro cao
1. Tính đầy đủ
X
2. Chính xác cơ học
X
3. Tính có thật
X
4. Tính giá
X
5. Phân loại
X
6. Quyền, nghĩa vụ
X
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Bảng1.5: Bảng tóm tắt đánh giá kết quả rủi ro kiểm soát của Công ty JQK
Mục tiêu kiểm toán
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
Rủi ro thấp nhất
Rủi ro thấp
Rủi ro trung bình
Rủi ro cao
1. Tính đầy đủ
X
2. Chính xác cơ học
X
3. Tính có thật
X
4. Tính giá
X
5. Phân loại
X
6. Quyền, nghĩa vụ
X
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
1.3.4.1.4 Rủi ro phát hiện
Theo VSA 400 “Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và Công ty kiểm toán không phát hiện được”.
Tại Công ty A&C, rủi ro phát hiện được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR ), rủi ro tiềm tàng ( IR ), rủi ro kiểm soát ( CR ) theo mô hình sau
DAR
DR =
IR x CR
Vì ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mục trên BCTC nên rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng thay đổi theo đối với từng khoản mục.
Bảng 1.6 Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện của Công ty A&C
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
CR
Cao
Trung bình
Thấp
Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng
IR
Cao
Thấp nhất
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
Trung bình
Cao
Thấp
Trung bình
Cao
Cao nhất
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Thông qua mô hình trên, KTV của Công ty A&C áp dụng vào đối với khách hàng cụ thể:
Đối với Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty KTV đánh giá hệ thống KSNB ở mức Trung bình và rủi ro tiềm tàng ở mức Trung bình, do đó rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức trung bình.
Đối với Công ty JQK là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, do KTV không có căn cứ về kết quả kiểm toán năm trước và mức độ rủi ro tiềm tàng đối với toàn bộ BCTC được đánh giá ở mức độ Trung bình, rủi ro kiểm soát ở mức trung bình do vậy rủi ro phát hiện của Công ty ABC được đánh giá ở mức trung bình.
Như vậy, đối với cả hai Công ty trên do rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức Trung bình nên KTV sẽ tiến hành kết hợp các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản trong các bước tiếp theo nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán. KTV sẽ tiến hành chọn mẫu kiểm toán để thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp với số lượng các bằng chứng kiểm toán cần thu thập được xác định ở mức Trung bình.
Tại Công ty A&C, việc đánh giá các loại rủi ro trên toàn bộ BCTC sẽ được thực hiện đồng thời với việc đánh giá rủi ro đối với những khoản mục trọng yếu được chọn
1.3.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán
Theo VSA 320 – “ Tính trọng yếu trong kiểm toán”: “ Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. KTV phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp”
Là một thành viên của HLB international, nên Công ty A&C đã xây dựng được phần mềm nhằm đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC.
KTV nhập số liệu vào máy sẽ tự động in ra một bảng đánh giá mức trọng yếu dựa trên cơ sở cách tính đã được lập trình.
- Xác định mức trọng yếu (MTY):
Theo đó, mức trọng yếu sẽ là số nhỏ nhất trong các mức lựa chọn sau:
MTY = Min {(x% Lợi nhuận trước thuế), (y% Doanh thu), (z% Tài sản)}
Trong đó, Công ty A&C xác định các tỷ lệ như sau:
x = 5% -:- 10%
y = 0,5% -:- 1%
z = 0,5% -:- 2%
Việc xác định các tỷ lệ trên tùy thuộc vào từng khách hàng cụ thể vì vậy để đạt được chất lượng kiểm toán tốt nhất thì tại Công ty A&C các nhóm trưởng là người sẽ quyết định tỷ lệ để xác định mức trọng yếu, đây là người có nhiều kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ vững vàng đồng thời có sự hiểu biết tổng quát nhất về Công ty khách hàng.
- Mức độ sai phạm tối đa (SPM)
SPM = x % MTY
Trong đó: x = 50% -:- 70%
Qua kinh nghiệm thực tiễn và việc xét đoán rủi ro ở mức trung bình thì thông thường Công ty A&C chọn x = 50%. Do đó, giúp cho công việc đánh giá mức trọng yếu của KTV tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả về chất lượng
Trên thực tế các KTV của Công ty A&C bên cạnh sử dụng kết quả của chương trình đánh giá trọng yếu thì kinh nghiệm thực tiễn là một yếu tố quan trọng để xác định mức trọng yếu.
1.3.4.3 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục
Việc xác định mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục là cơ sở giúp cho KTV đưa ra những kết luận và xem xét các khoản mục đó có bị sai phạm nghiêm trọng hay không?
Việc phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục (Tm) được Công ty A&C quy định dựa theo mức độ sai phạm tối đa (SPM) như sau
Bảng 1.7 Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục tại Công ty A&C
Khoản mục
Phân bổ mức trọng yếu
Doanh thu và Chi phí
50% MTY
Công nợ
25% MTY
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
40% MTY
TSCĐ và đầu tư dài hạn
30% MTY
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Xác định mức sai phạm cần đưa ra bút toán điều chỉnh (SPD)
SPD = x % MTY
Trong đó: x = 5% -:- 10%
Sau khi xác định được mức trọng yếu thì trong thủ tục kiểm tra chi tiết, các KTV sẽ tiến hành kiểm tra 100% các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản có giá trị từ mức SPM trở lên hoặc giá trị lớn hơn mức trọng yếu phân bổ cho các khoản mục (Tm). Còn các chỉ tiêu còn lại thì các KTV sẽ chỉ kiểm tra chọn mẫu theo quy định của Công ty.
Biểu 1.15 Xác định mức trọng yếu áp dụng tại Công ty ABC
2. Xác định mức độ trọng yếu
2.1. Mức độ trọng yếu tổng thể (MTY)
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Mức trọng yếu
0.5%
1%
2%
5%
10%
LN trước thuế
27.140.814.669
1.357.040.733
2.714.081.467
Doanh Thu
271.100.477.879
1.355.502.389
2.711.004.778
Tổng tài sản
353.763.623.608
1.768.818.118
3.537.636.236
7.075.272.472
Theo đó:
- Mức độ tổng thể được chọn: MTY = 1.357.040.733
- Mức sai phạm tối đa tổng thể: SPM = 678.520.366
- Mức sai sót cần rút ra bút toán: SPD = 67.852.036
2.2. Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Tm)
Khoản mục
Phân bổ mức trọng yếu năm nay
Doanh thu và chi phí
50% SPM = 339.260.183
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
40% SPM = 271.408.146
TSCĐ và đầu tư dài hạn
30% SPM = 203.556.110
Công nợ
25% SPM = 169.630.091
2.3. Phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục
a, Kiểm tra 100%
- Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ có số tiền lớn hơn hoặc bằng()mức SPM
- Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ có số tiền lớn hơn (>) Tm hoặc nhỏ hơn (<) SPM.
- Các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản.
+ Đầu tư ngắn hạn
+ Tài sản cố định
+ Các khoản dự phòng
+ Vay dài hạn
+ Nợ dài hạn
+ Nguồn vốn kinh doanh
+ Lợi nhuận chưa phân phối
+ Thu thập bất thường và chi phí bất thường
+ Các tài khoản ước tính: chi phí trả trước, chi phí phân bổ.
b, Kiểm tra chọn mẫu: các chỉ tiêu còn lại trên BCTC theo quy định của Công ty
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
1.3.5 Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra
Trưởng nhóm kiểm toán sẽ lên kế hoạch phối hợp chỉ đạo công việc kiểm toán giữa các KTV trong quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng. Bên cạnh đó, trưởng nhóm xác định kế hoạch về việc giám sát và kiểm tra của Công ty A&C và đơn vị kiểm toán trong quá trình kiểm toán.
Biểu 1.16 Phối hợp chỉ đạo giám sát , kiểm tra tại Công ty ABC
IV. Phối hợp, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra
1. Thời gian
Kế hoạch năm nay
Ngày bắt đầu
Thời gian kiểm toán tại đơn vị (ngày)
Thời gian tổng hợp tại Công ty A&C (ngày)
Thời gian phát hành Báo cáo (ngày)
Kiểm toán sơ bộ
27/01/2009
05
-
-
Kiểm toán kết thúc
01/02/2009
05
10
05
2. Chứng kiến kiểm kê tại đơn vị
Nhân sự: Dương Thị Thủy Chức vụ: Trợ lý KTV
Nghiêm Khắc Đạt Chức vụ: Trợ lý KTV
Ngày bắt đầu :31/12/2009 Ngày kết thúc : 31/12/2009
Phương tiện đi lại
X
Tự đi Công ty Khách hàng
3. Yêu cầu nhân sự:
Thành phần
Kiểm toán sơ bộ
Kiểm toán kết thúc
Giám đốc
Trần Thị Quỳnh
Trần Thị Quỳnh
Trưởng phòng Kế toán
Lê Diệp Hồng
Lê Diệp Hồng
Giám đốc chỉ đạo
Nguyễn Thị Hồng Thanh
Nguyễn Thị Hồng Thanh
Trưởng nhóm Kiểm toán
Lê Văn Thành
Lê Văn Thành
KTV
Nguyễn Ngọc Dũng
Nguyễn Ngọc Dũng
Trợ lý KTV
Nghiêm Khắc Đạt
Nghiêm Khắc Đạt
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
THỰC TRẠNG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
Bước công việc cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty A&C là thiết kế chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập.
KTV sẽ lập chương trình sẵn cho từng khoản mục và tùy theo điều kiện, đặc điểm cụ thể của Công ty khách hàng mà KTV sẽ áp dụng chương trình kiểm toán một cách phù hợp.
Ý nghĩa của chương trình kiểm toán
- Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV cũng như hướng dẫn chi tiết cho các KTV trong quá trình kiểm toán.
- Chương trình kiểm toán là phương tiện giúp chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc được thực hiện.
- Chương trình kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện. Thông thường sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, KTV ký tên hoặc ký vắt lên chương trình kiểm toán liền với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành.
Các KTV thiết kế chương trình kiểm toán thành 3 phần đó là: khảo sát nghiệp vụ, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư
Khảo sát nghiệp vụ của Công ty A&C chủ yếu nhằm vào các mục tiêu của cơ cấu KSNB. Phương pháp luận 4 bước dưới đây được áp dụng mức đánh giá nhằm giảm bớt rủi ro kiểm soát khi được lập kế hoạch
Vận dụng các mục tiêu chi tiết của cơ cấu KSNB cho các loại nghiệp vụ đang được khảo sát
Nhận diện các chế độ và các thể thức kiểm soát đặc thù mà sẽ làm giảm bớt rủi ro kiểm soát từng mục tiêu KSNB
Đối với từng thể thức và hệ thống KSNB mà sự giảm bớt của rủi ro kiểm soát bị phụ thuộc do đó sẽ triển khai các cuộc khảo sát thích hợp
Đối với các loại sai số và sai quy tắc tiềm ẩn có liên quan đến từng mục tiêu KSNB, thiết kế các cuộc khảo sát chính thức thích hợp về nghiệp vụ, có xét đến nhược điểm của cơ cấu KSNB và các kết quả ước tính của các cuộc khảo sát.
Các trắc nghiệm phân tích
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của việc thực hiện các trắc nghiệm phân tích đó, KTV sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, qui trình còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản .
Các trắc nghiệm trực tiếp số dư
Để thiết kể các trắc nghiệm số dư cho từng khoản mục trên BCTC, KTV tiến hành theo phương pháp luận gồm các bước:
Bước 1: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán
Thông qua việc ước lượng và phân bổ ước lượng cho khoản mục KTV xác định mức sai số chấp nhận được của từng khoản mục. Sai số chấp nhận của khoản mục thấp hoặc rủi ro cố hữu cao đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán càng nhiều do đó các trắc nghiệm trực tiếp số dư càng được mở rộng và ngược lại.
Bước 2: Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu kỳ kiểm toán đang được thực hiện
Quá trình kiểm soát hiệu quả làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống và ngược lại.
Bước 3: Thiết kế và dự đoán kết quả các trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích
Kết quả của các trắc nghiệm công việc và phân tích sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư.
Bước 4: thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét.
Qua thực tế thu thập thông tin về khách hàng, công tác thực hiện kiểm toán tại hai Công ty ABC và Công ty JQK có sự khác biệt. Tại Công ty ABC, KTV sẽ tập trung vào các khoản mục chi phí, giá vốn còn Công ty JQK hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông, vật tư xây dựng việc ghi nhận doanh thu và hàng tồn kho là một vấn đề cần quan tâm.
Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
Khi một KTV đảm nhận kiểm toán một khoản mục thì việc đầu tiên mà KTV thực hiện là lập ra một danh mục các tài liệu cần thu thập và yêu cầu khách hàng cung cấp.
Các tài liệu thường bao gồm:
Bảng cân đối số phát sinh cuối cùng
Bản thảo BCTC
Các chính sách kế toán liên quan đến từng khoản mục
Bảng giải trình chênh lệch giữa số liệu và số liệu trên sổ sách
Bảng xác nhận số dư của ngân hàng, xác nhận công nợ của khách hàng và của các nhà cung cấp
Các sổ chi tiết
Sổ cái
Biên bản kiểm kê
Các giấy tờ khác có liên quan.
Biểu 1.17: Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Client: Công ty ABC
Prepared by:
Date:
Period ended: 31/12/2009
Reviewed by:
Date:
Subject: Chương trình kiểm toán – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Tài liệu yêu cầu cung cấp
Sổ cái.
Sổ kế toán chi tiết các tài khoản 4111, 4112, 4118 và 419.
Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận ĐKKD (ban đầu, đăng ký khi thay đổi).
Điều lệ Công ty
Sổ đăng ký cổ đông
Danh sách cổ đông trong đó phân nhóm: cổ đông Nhà nước, cán bộ công nhân viên, cổ đông bên ngoài, cổ đông chiến lược, nhà đầu tư nước ngoài,…
Các chứng từ, tài liệu liên quan đến tăng, giảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31571.doc