Lời cảm ơn 1
Lời mở đầu 2
Phần I 3
Những vấn đề lý luận về lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính 3
a. Quy trình kiểm toán và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
I. Quy trình kiểm toán 3
II. Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính 4
B. Nội dung lập kế hoạch kiểm toán 5
I. Lập kế hoạch chiến lược 6
1. Khái niệm 6
2. Nội dung của kế hoạch chiến lược 6
2.1 Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng 6
2.2 Xác định những vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính 7
2.3 Xác định những rủi ro mà doanh nghiệp khách hàng gặp phải và ảnh hưởng của nó tới Báo cáo tài chính 7
2.4 Xem xét khái quát hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 8
2.5 Xác định những mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán 9
2.6 Xác định nhu cầu về sự phối hợp của các chuyên gia 9
2.7 Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện 10
2.8 Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán 11
II. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 11
1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 11
1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 11
1.2 Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng 13
1.3 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán 14
1.4 Hợp đồng kiểm toán 14
2. Thu thập thông tin cơ sở 16
2.1 Tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng 16
2.2 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung 17
2.3 Tham quan nhà xưởng 18
2.4 Nhận diện các bên hữu quan 18
2.5 Dự đoán nhu cầu chuyên gia bên ngoài 19
3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 19
4. Thực hiện các thủ tục phân tích 20
5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 23
5.1 Đánh giá tính trọng yếu 23
5.1.1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính 24
1. Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận: 25
2. Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót (không cố ý) hệ trọng: 25
5.1.2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính 27
5.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán 28
5.2.1 Rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR – Desire Audit Risk) 28
5.2.2 Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR – Inherent Risk) 29
5.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR - Control Risk) 30
5.2.3.1 Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc 32
5.2.3.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoản mục 33
5.2.4 Rủi ro phát hiện (DR – Detection Risk) 35
5.2.5 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 36
5.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán 37
1. Thiết kế các trắc nghiệm công việc 38
2. Thiết kế các trắc nghiệm phân tích 39
3. Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư 39
3.1 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang được kiểm toán 40
3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện 40
3.3 Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích. 40
3.4 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả m•n các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét 40
Phần II 42
Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán 42
A. một số thông tin về Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán 42
I. Sự hình thành và phát triển của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán 42
II. Cơ cấu tổ chức của Công ty AASC 49
III. quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện 51
B. thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán 52
I. Công việc thực hiện trước kiểm toán 52
1. Gửi thư mời kiểm toán 52
2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 53
3. Lựa chọn nhóm kiểm toán 57
4.Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng 58
II. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 61
1. Thu thập các thông tin về khách hàng để trợ giúp cho cuộc kiểm toán 62
2. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 65
3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 70
3.1 Tìm hiểu môi trường kiểm soát 72
3.2 Tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng 75
3.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát 79
4. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 87
5. Xác định mức trọng yếu 91
6. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên Báo cáo tài chính 96
6.1 Đưa ra nhận xét khái quát về các khoản mục trên Báo cáo tài chính 97
6.2 Đánh giá rủi ro đối với khoản mục trên Báo cáo tài chính. 99
6.2.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư của các khoản mục. 99
6.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính 102
Thủ quỹ 103
- Tạm ứng 105
6.2.3 Kết luận về rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện đối với các khoản mục 106
III. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể 107
1. Tổng hợp các rủi ro liên quan đên số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng 107
2. Xác định phương pháp kiểm toán 110
3. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết 112
Phần III 119
Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện bước lập kế hoạch kiểm toán tại công ty dịch vị tư vấn tài chính kế Toán và kiểm toán 119
I. Nhận xét chung 119
II. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC 121
1. Quy định về lập kế hoạch kiểm toán 121
2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 122
3. Đánh giá rủi ro 123
III. Một số ý kiến đề xuất đối với việc lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập dịch vụ kiểm toán độc lập của Việt Nam với quốc tế. 125
1. Vấn đề sử dụng sử dụng số liệu cho việc phân tích tổng quát trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. 125
Kết luận 126
129 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ của AASC thì họ sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi lại cho AASC một bản sao của thư mời kiểm toán đó. Sau khi nhận được bản sao do khách hàng gửi lại có kèm theo sự chấp thuận lời mời kiểm toán của AASC thì AASC sẽ thực hiện các công việc của một cuộc kiểm toán, mà giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán chính là việc lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán đó.
Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng đã chấp nhận dịch vụ kiểm toán của mình, AASC thực hiện một số công việc trước kiểm toán như sau:
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán (rủi ro chấp nhận hợp đồng).
- Lựa chọn nhóm kiểm toán.
- Thiết lập các điều khoản của hợp đồng.
2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Do kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có sự nhận thức và hiểu biết thấu đáo về kiểm toán. Hơn nữa, trong mỗi cuộc kiểm toán, luôn có khả năng kiểm toán viên không lường hết được mọi yếu tố tiềm tàng có thể xảy ra. Vì vậy, với thái độ thận trọng nghề nghiệp, AASC luôn cho rằng bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng đều có khả năng xảy ra rủi ro. Do đó, việc đánh giá ban đầu về rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán là bước công việc mà các kiểm toán viên của AASC luôn tiến hành trong mọi cuộc kiểm toán.
Rủi ro kiểm toán, theo quan điểm của AASC, là rủi ro mà khi việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ gây ra những hậu quả bất lợi cho kiểm toán viên hay làm tổn hại đến uy tín của Công ty.
Do việc đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, mặt khác việc đánh giá này mang tính xét đoán nghề nghiệp, nên Ban Giám đốc AASC thường sẽ cử ra một thành viên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toán, xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng.
Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin chung nhất về khách hàng như lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban lãnh đạo... để tiến hành xếp loại khách hàng vào một trong ba loại: khách hàng rủi ro ở mức thông thường, khách hàng rủi ro ở mức có thể kiểm soát được hay khách hàng rủi ro ở mức cao. Kết luận này được đưa ra căn cứ vào Bảng câu hỏi - Đánh giá ban đầu về khách hàng theo mẫu có sẵn tại Công ty.
Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức thông thường nếu:
- Hoạt động kinh doanh của đơn vị có thể đứng vững được và có triển vọng phát triển dài hạn.
- Doanh nghiệp có hệ thống tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả.
- Doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán ít thay đổi.
- Đơn vị có khả năng tuân thủ các yêu cầu Báo cáo tài chính về mặt thời gian.
- Đơn vị có bộ phận quản lý có năng lực chuyên môn, chính trực, bao gồm những nhà quản lý tài chính và kế toán thông hiểu tình hình kinh doanh và các quyết định của Ban Giám đốc.
Một đơn vị được coi là có rủi ro ở mức cao nếu: đơn vị có khả năng gây ra cho hàng kiểm toán phải chịu tổn thất một khoản tiền do vướng vào một vụ kiện với khách hàng, hoặc gây mất uy tín của hàng kiểm toán. Theo đó, Công ty không nên chấp nhận những đơn vị như vậy làm khách hàng của mình.
Một đơn vị được coi là có rủi ro ở mức kiểm soát được nếu rủi ro cao hơn mức thông thường nhưng chưa đến mức quá cao.
Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nếu khách hàng được đánh giá ở mức rủi ro thông thường thì kiểm toán viên có thể chấp nhận kiểm toán cho khách hàng mà không cần phải điều tra xem xét gì thêm. Còn khách hàng rủi ro ở mức kiểm soát được và rủi ro ở mức cao thì kiểm toán viên phải có những suy xét và cách xử lý thích hợp trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán.
Để minh hoạ cho nội dung của chuyên đề này, em xin được trình bày về việc lập kế hoạch kiểm toán Công ty liên doanh J-VNCanFood là một trong những loại hình doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu của AASC hiện nay.
Công ty liên doanh J-VCanFood là khách hàng thường niên của AASC, Ban Giám đốc của AASC quyết định cử Phó Giám đốc 1 tham gia vào cuộc kiểm toán này do Công ty liên doanh J-VCanFood là khách hàng có quy mô lớn nên đòi hỏi trách nhiệm cao của AASC về Báo cáo kiểm toán phát hành. Phó Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán, xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. Phó Giám đốc sẽ đại diện cho AASC tổ chức các buổi gặp và thảo luận trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng. Do đây là khách hàng thường niên của AASC nên các thông tin chủ yếu về khách hàng này đã có trong hồ sơ kiểm toán năm trước, do đó năm nay trong cuộc thảo luận với Ban Giám đốc khách hàng, người đại diện của AASC chỉ quan tâm tới những biến động lớn trong bộ máy quản lý, hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính và đặc biệt là các thủ tục, chính sách kế toán... của khách hàng, đồng thời yêu cầu Ban Giám đốc khách hàng cung cấp các Báo cáo tài chính của năm kiểm toán, có kèm theo báo cáo của Ban Giám đốc thể hiện trách nhiệm của Ban Giám đốc trong việc trình bày trung thực, hợp lý của thông tin trên các Báo cáo tài chính.
Thông qua việc xem xét lại thông tin về khách hàng trong hồ sơ kiểm toán năm trước, thảo luận trực tiếp với khách hàng và xem xét sơ bộ các Báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp cũng như các thông tin khác có liên quan đến khách hàng, kiểm toán viên đã rút ra các nhận xét ban đầu như sau:
Công ty liên doanh J-VCanFood là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ hộp được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1769/GP ngày 09/12/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đứng đầu Công ty liên doanh J-VCanFood là ông Seiko Teradaki, một thương gia Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và có nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực đồ hộp.
Năm 1996 Công ty liên doanh J-VCanFood được thành lập và đi vào hoạt động, ông Seiko Teradaki làm Giám đốc điều hành Công ty, ông là một người Nhật có phương pháp trong việc tiếp cận phần lớn các tình huống trong đời sống cũng như trong kinh doanh, có xu hướng tuân theo các quy định mà không linh hoạt trong việc thay đổi các quy tắc. Tuy vậy, ông cũng luôn tỏ ra khá thực tiễn và luôn kiên cường để thích nghi một cách từ từ với những ý tưởng và tình huống mới trong một thời gian dài. Ông đặc biệt quan tâm đến các hoạt động tài chính, kế toán với mong muốn các hoạt động này phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của đơn vị và cung cấp thông tin chính xác cho quản lý điều hành.
ở Việt Nam, lĩnh vực sản xuất đồ hộp tuy không còn mới mẻ nhưng có nhiều tiềm năng phát triển: Đất nước Việt Nam có đến 3200 km bờ biển kéo dài từ Bắc chí Nam và 100.000 ha ao hồ, 300.000 ha ruộng trũng. Đội ngũ thuyền viên của Việt Nam được đánh giá là có tay nghề cao, đội tàu có khả năng đánh bắt xa bờ cũng là một trong những lợi thế to lớn. Hơn nữa,Việt Nam có lực lượng lớn công nhân chế biến có kinh nghiệm, cần cù, chịu khó rất phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản dùng cho xuất khẩu. Đối tượng phục vụ chính của Công ty là nhu cầu ăn uống hằng ngày, vì vậy, ngoài yếu tố về chất lượng, giá cả, thị hiếu thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng quan trọng. Do vậy yêu cầu về sản phẩm của công ty hiện nay ngày càng khắt khe hơn. Mặt khác hàng tiêu dùng nội địa ngày càng phong phú do đến từ nhiều phía: hàng nhập ngoại, hàng sản xuất trong nước của nhiều công ty đầu tư và liên doanh của nước ngoài nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
Qua xem xét các Báo cáo tài chính do Công ty liên doanh J-VCanFood cung cấp cũng như phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán thấy rằng Công ty liên doanh J-VCanFood đang hoạt động có lãi và không có nhân tố nào ảnh hưởng tới tính liên tục hoạt động của Công ty cho đến thời điểm kiểm toán.
Sau khi xem xét phân tích, chủ nhiệm kiểm toán sẽ sử dụng hiểu biết của mình để trả lời một bảng câu hỏi do máy tính đưa ra. Căn cứ vào câu trả lời đối với một vấn đề cụ thể, đặc biệt là xét tầm quan trọng của vấn đề đó tới Báo cáo tài chính, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán. Rủi ro thấp nhất tương ứng với số điểm là 0 và cao nhất ứng với số điểm là 380. Chẳng hạn, tính trung thực của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc bao giờ cũng được quan tâm nhất. Nếu Ban Giám đốc thiếu trung thực, tạo ra những thông tin giả tạo trên Báo cáo tài chính khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được báo cáo từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại, rủi ro luôn được đánh giá ở mức cao.
Đối với Công ty liên doanh J-VCanFood, kết quả đánh giá rủi ro tổng quát về Công ty của kiểm toán viên AASC được lưu lại trên hồ sơ kiểm toán như sau:
Bảng số 3: Kết quả đánh giá rủi ro tổng quát
Khách hàng: Công ty liên doanh J-VCanFood
Tổng điểm : 38 điểm trên tổng số 380
Người thực hiện:
Nguyễn Quốc Hùng
Ngày:
Câu hỏi
Câu trả lời
1. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào?
Sản xuất đồ hộp.
2. Tình hình sở hữu của Công ty?
Công ty liên doanh do hai bên Việt Nam và Nhật Bản góp vốn.
3. Cơ cấu quản lý của khách hàng như thế nào?
Được tổ chức tốt.
4. Chính sách kế toán của khách hàng là gì?
(chú ý đến những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn, ghi nhận doannh thu quan trọng sau khi thực nhận tiền)
5. Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng xét trên khía cạnh chung nhất hoạt động như thế nào?
Hợp lý.
6. Quy mô của khách hàng? (Sử dụng giá trị tổng tài sản nếu khách hàng là một ngân hàng, một công ty bảo hiểm, công ty kinh doanh bất động sản; sử dụng doanh thu bán hàng hoặc tổng số bán ra nếu khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khác)
Doanh thu của Công ty liên doanh J-VCanFood ở mức thấp nhất và cao nhất qua các năm là: 75.000.000 - 375.000.000 đô la Mỹ.
7. Mức độ các khoản công nợ và tăng trưởng của Công ty?
Trung bình.
8. Quan hệ giữa Công ty và kiểm toán viên?
Rất tốt.
9. Khả năng Công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài sản ròng?
Thấp.
10. Khách hàng có ý định lừa dối kiểm toán viên không?
Công ty cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của kiểm toán viên.
11. Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả?
Thấp.
12. Năng lực của Ban Giám đốc điều hành vàơ Giám đốc tài chính?
Phù hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty.
13. Kiểm toán viên có băn khoăn gì về tính liên tục hoạt động của khách hàng không?
Không.
14. Khả năng khách hàng bị vướng vào vụ kiện nào đó?
Không có khả năng này.
Trên cơ sở kết quả đánh giá trên chủ nhiệm kiểm toán quyết định đánh giá Công ty liên doanh J-VCanFood được xếp vào nhóm khách hàng có rủi ro ở mức thông thường, do đó rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức trung bình và chấp nhận kiểm toán cho khách hàng này.
3. Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, căn cứ vào quy mô của Công ty khách hàng, khối lượng, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán AASC quyết định số lượng nhân viên tham gia thực hiện cuộc kiểm toán.
Nhóm kiểm toán tại AASC thường gồm từ 3 đến 5 người, bao gồm: một thành viên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm; một chủ nhiệm kiểm toán; một kiểm toán viên cao cấp và hai trợ lý kiểm toán. Nhóm kiểm toán thường được một thành viên của Ban Giám đốc tự chỉ định hoặc giao cho một trưởng phòng nghiệp vụ (hoặc trưởng phòng đào tạo) lựa chọn. Khi lựa chọn nhóm kiểm toán AASC thường chú ý lựa chọn những kiểm toán viên có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là tránh sự thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm.
Do đó, đối với khách hàng thường niên như Công ty liên doanh J-VCanFood, nhóm kiểm toán được lựa chọn là nhóm đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng này trong các năm trước.
Ngoài ra, Ban Giám đốc AASC còn thường xuyên giám sát chặt chẽ cuộc kiểm toán để giải quyết giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán.
4.Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng
Sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, đồng thời với việc lựa chọn nhóm kiểm toán, thành viên của Ban Giám đốc tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất về các điều khoản ghi trong hợp đồng, AASC sẽ soạn thảo một hợp đồng. Cụ thể như Hợp đồng kiểm toán với Công ty liên doanh J-VCanFood bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
Bên A: Công ty liên doanh J-VCanFood
Đại diện : Ông Lê Minh Hoàng
Chức vụ : Phó Giám đốc
Điện thoại : 84-4-5761043 Fax: 84-4-9853986
Địa chỉ : Số 54, Tây Sơn, Đống đa, Hà Nội.
Bên B: Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài Chính Kế toán và Kiểm toán
Đại diện : Ông Lê Đăng Khoa
Chức vụ : Phó Giám đốc
Điện thoại : 82-4-8241990/1 Fax: 82-4-8253973
Địa chỉ : Số 01 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội
Luật lệ và Chuẩn mực áp dụng: Cuộc kiểm toán được tiến hành theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam và quy chế về Kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam.
Nội dung các dịch vụ: Bên B sẽ cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2002 kết thúc ngày 31/12/2002.
Cuộc kiểm toán chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: dự kiến thực hiện từ ngày 25/11/2002 đến ngày 10/12/2002
Giai đoạn 2: dự kiến thực hiện ngay sau khi văn phòng Công ty liên doanh J-VCanFood lập Báo cáo tài chính, từ ngày 14/1/2003 đến ngày 14/2/2003
Trách nhiệm của AASC (bên B):
- Tuân thủ các Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành, quy chế kiểm toán độc lập tại Việt Nam ban hành theo Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994.
- Xây dựng và thông báo cho bên A nội dung chương trình và kế hoạch kiểm toán.
- Thực hiện kế hoạch theo đúng nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật. Đảm bảo cung cấp dịch vụ với sự nhiệt tình và chất lượng cao.
Biên bản kiểm toán, thư quản lý và Báo cáo kiểm toán: sau khi hoàn thành công việc kiểm toán bên B sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán nêu ý kiến và những vấn đề trình bày trong Báo cáo tài chính (bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh). Ngoài Báo cáo kiểm toán bên B sẽ gửi một thư quản lý đề cập đến những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kế toán và hệ thông kiểm soát nội bộ (nếu có) cùng ý kiến để hoàn thành công tác quản lý.
Phí dịch vụ kiểm toán và phương thức thanh toán: mức phí được tính dựa trên thời gian làm việc và cấp bậc của kiểm toán viên khi tham gia hợp đồng.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên, chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập kế hoạch về thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán và thông báo kế hoạch này cho nhóm kiểm toán và cho Công ty khách hàng (Công ty liên doanh J-VCanFood).
Bảng số 4: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Hà nội, ngày 10 tháng 12 năm 2002
Kế hoạch kiểm toán
- Căn cứ hợp đồng kinh tế số127/HĐKT ngày 17/07/2002 về việc kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2002 kết thúc ngày 31/12/2002 được ký kết giữa AASC và Công ty Công ty liên doanh J-VCanFood.
- Căn cứ quyết định số 45/QĐ ngày 18/07/2002 của Giám đốc Công ty AASC về việc thành lập nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng kiểm toán số 127/HĐKT.
Sau khi trao đổi với Công ty liên doanh J-VCanFood, chúng tôi dự kiến nhân sự và thời gian thực hiện hiện kiểm toán Báo cáo tài chính giai đoạn từ 01/01/2002 đến 21/12/2002 như sau:
1. Nhân sự
1. Ông Nguyễn Quốc Hùng
2. Ông Ngô Đạt Vinh
3. Bà Trần Thị Minh Tần
4. Ông Thế Đức
5. Bà Hoàng Tố Lan
: Chủ nhiệm kiểm toán
: Kiểm toán viên
: Kiểm toán viên
: Trợ lý kiểm toán
: Trợ lý kiểm toán
2. Dự kiến thời gian thực hiện
Giai đoạn 1: Thực hiện từ ngày 25/11/2002 đến ngày 10/12/2002.
Giai đoạn 2: Bắt đầu thực hiện khi Công ty liên doanh J-VCanFood hoàn thiện và cung cấp báo cáo tài chính cho nhóm kiểm toán, dự kiến từ ngày 14/1/2003 đến ngày 14/2/2003.
3. Nội dung thực hiện
Trên cơ sở Báo cáo tài chính và các tài liệu khác do Công ty liên doanh J-VCanFood cung cấp, nhóm kiểm toán sẽ kiểm toán các nội dung.
4. Dự kiến thời gian hoàn thành
- Tổng thời gian thực hiện công việc kiểm toán tại Công ty liên doanh J-VCanFood là 1,5 tháng.
- Thời gian lập Báo cáo kiểm toán: sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc công việc tại Công ty.
5. Kết qủa thực hiện
Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của Công ty liên doanh J-VCanFood
II. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Quy định của AASC về lập kế hoạch kiểm toán:
“Nhằm tuân thủ đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tăng cường sức cạnh tranh, Ban Giám đốc Công ty yêu cầu các phòng trước khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán dự án phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soát chất lượng để lấy ý kiến tham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lượng”. ( Văn bản nội bộ - Quy định của AASC về lập kế hoạch kiểm toán)
Theo đó, quá trình lập kế hoạch kiểm toán được AASC thực hiện qua các bước sau:
- Thu thập thông tin về khách hàng.
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
- Thực hiên các thủ tục phân tích sơ bộ.
- Xác định mức độ trọng yếu.
- Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đàu năm của các khoản mục trên Báo cáo tài chính
1. Thu thập các thông tin về khách hàng để trợ giúp cho cuộc kiểm toán
Việc thu thập các thông tin về khách hàng (bao gồm thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý) đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến việc định hướng cho công việc kiểm toán.Theo quy định của AASC, các tài liệu mà kiểm toán viên cần thu thập bao gồm:
1. Các thông tin chung: bảng kê đặc điểm của khách hàng, sơ đồ tổ chức, Ban Giám đốc, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên.
2. Các tài liệu pháp luật: điều lệ Công ty, giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký, hợp đồng liên doanh, bố cáo thành lập doanh nghiệp, biên bản họp đại hội đồng cổ đông, biên bản họp hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, nhiệm kỳ lãnh đạo, thay đổi ngành nghề kinh doanh, theo dõi vốn kinh doanh và thay đổi vấn kinh doanh.
3. Các tài liệu về thuế: quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản có liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế.
4. Các tài liệu nhân sự: thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội công nhân viên chức, hội đồng quản trị có liên quan đến nhân sự, biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp.
5. Các tài liệu kế toán: báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính, thư quản lý, chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp, các nguyên tắc kế toán đang được áp dụng.
6. Hợp đồng: hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê mướn dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác.
7. Các thủ tục: các quy định, nguyên tắc và thủ tục về bảo quản tài sản cố định tài sản cố định, bán hàng, mua hàng, ngân quỹ, nhân sự.
Đối với khách hàng mới: những thông tin trên được kiểm toán viên thu thập bằng cách trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc Công ty khách hàng, quan sát thực tế, gửi thư yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp, các thông tin có được từ bên ngoài...
Đối với khách hàng thường xuyên: kiểm toán viên cập nhật các thông tin về khách hàng trong hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời có sự cập nhật những thông tin mới trong năm hiện hành.
Công ty liên doanh J-VCanFood là khách hàng thường xuyên của AASC nên các thông tin về Công ty này được các kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán thu thập từ hồ sơ kiểm toán năm trước. Tuy nhiên để cập nhật những thay đổi mới nhất từ Công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ gửi cho khách hàng một thư yêu cầu cung cấp thêm những những tài liệu mới nhất có liên quan đến những thay đổi trong Công ty trong năm tài chính 2002 (thay đổi về ngành nghề kinh doanh, thay đổi về chế độ kế toán, thay đổi về nhân sự trong bộ máy lãnh đạo...).
Công ty dịch vụ tư vấn tài chính
kế toán và kiểm toán
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2002
Kính gửi: Hội đồng Quản trị
Ban Giám đốc Công ty liên doanh J-VCanFood
Căn cứ Hợp đồng kiểm toán số 127/HDKT ngày 17/07/2002 được ký kết giữa Công ty Tư vấn tài Chính Kế toán và Kiểm toán và Công ty liên doanh J-VCanFood về việc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty năm 2002 kết thúc ngày 31/12/2002.
Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán được tiến hành đúng thời gian và đạt kết quả tốt nhất, chúng tôi đề nghị quý Công ty cung cấp cho nhóm kiểm toán tiến hành cuộc kiểm toán này các tài liệu dưới đây trước ngày 25/11/2002 :
- Quy chế tài chính của Công ty (bản mới nhất).
- Báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 1/1 đến 30/9/2002.
- Biên bản họp Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc từ 1/1/2002 đến nay.
- Biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2001 của Công ty.
- Kế hoạch kinh doanh năm 2002 được Công ty phê duyệt chính thức.
- Biên bản đối chiếu công nợ năm 2002.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của quý Công ty.
Chủ nhiệm kiểm toán
Nguyễn Quốc Hùng
Sau khi đã nhận đủ tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán do khách hàng cung cấp, thu thập tài liệu cần thiết khác cộng với các thông tin thu thập từ hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm toán viên sẽ thảo luận về kế hoạch kiểm toán tổng quát cho cuộc kiểm toán.
Trong bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, các thông tin mà kiểm toán viên thu thập được sẽ đầy đủ và có hệ thống hơn các thông tin khái quát ban đầu, mà kiểm toán viên đã thu thập, để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát cho kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty liên doanh J-VCanFood, việc phân chia nhiệm vụ giữa các kiểm toán viên được thực hiện như sau:
Công việc kiểm toán
Người thực hiện
Thời gian thực hiện
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Tìm hiểu môi trường kiểm soát
- Tìm hiểu các chu trình kế toán
- Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
- Thực hiện các bước phân tích tổng quát
- Xác định mức độ trọng yếu
2. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Thu thập các hiểu biết cần thiết về hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng là một quá trình liên tục và tích luỹ, bao gồm việc thu thập, đánh giá các thông tin và đối chiếu các thông tin thu thập được với các bằng chứng kiểm toán và thông tin tại tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Các thông tin được thu thập trong giai đoạn lập kế hoạch thường sẽ được sửa đổi và bổ sung ở những giai đoạn cuối scủa cuộc kiểm toán khi mà chuyên gia kiểm toán và các trợ lý hiểu thêm về công việc kinh doanh.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, những hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng làm thành một khuân mẫu cho phép kiểm toán đưa ra được những xét đoán chuyên môn. Hiểu rõ hoạt động kinh doanh và sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ giúp kiểm toán viên lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán mọt cách hiệu quả.
Đối với khách hàng mới: hiểu biết về hoạt động kinh doanh của Công ty khách hàng sẽ được kiểm toán viên thu thập được thông qua việc trao đổi với Ban Giám đốc khách hàng, quan sát thực tế, xem xét các tài liệu, báo cáo quản trị nội bộ, các thông tin bên ngoài.
Đối với hợp đồng kiểm toán các khách hàng thường niên, kiểm toán viên phải cập nhật và đánh giá lại những thông tin tổng hợp trước đây, nhất là những thông tin trong các tài liệu làm việc của những năm trước, đồng thời kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục nhằm phát hiện ra những thay đổi phát sinh sau lần kiểm toán trước.
Những thông tin mà kiểm toán viên tìm hiểu để hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng là:
- Những nhân tố nội bộ có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng là chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức, mô hình tổ chức, hoạt động kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, Ban Giám đốc...
- Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng là những nhân tố ngành, mục tiêu kinh doanh, chiến lược kinh doanh...
Đối với Công ty liên doanh J-VCanFood, khách hàng thường niên, thì những thông tin về khách hàng này được kiểm toán viên thu thập từ Hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật những thông tin trong năm hiện hành. Trên cơ sở đó kiểm toán viên lập Bảng tóm tắt đặc điểm của Công ty theo mẫu có sẵn. Những thông tin này bao gồm:
Bảng số 5: Tóm tắt đặc điểm của Công ty liên doanh J-VCanFood
Công ty kiểm toán : AASC
Người lập:
Ngày:
Khách hàng: Công ty liên doanh J-VCanFood
Hoàng Tố Lan
25/11/2002
Năm tài chính: 2002
Người soát xét:
Ngày:
Nguyễn Quốc Hùng
25/11/2002
Tên đặc điểm của doanh nghiệp
1.Tên doanh nghiệp: Công ty liên doanh J-VCanFood.
2.Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
3.Hình thức pháp lý: Công ty liên doanh, các bên liên doanh gồm:
Bên Việt Nam: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Minh.
Bên Nhật Bản: Công ty trách nhiệm hữu hạn đồ hộp Tokyo
4. Lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất các chế phẩm từ rong biển như Agar- Agar và Alginat
- Sản xuất các chế phẩm đặc biệt từ nguyên liệu có nguồn tự nhiên như Dầu gan cá, Chitosan.
- Sản xuất kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi cho gia cầm gia súc và thuỷ hải sản.
- Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29671.doc